Powered By Blogger
TRẦN VĂN BÁ NGƯỜI NGƯỜI HẬU DUỆ VNCH NỐI NGHIỆP CHA 


Trần Văn Bá cùng các bạn học ở Lycée Yersin, tại Đà-lạt, năm 1964, góc mặt dưới là
di ảnh ông Trần Văn Văn thân phụ anh Trần Văn Bá.

Anh là một thanh niên phi thường với tấm lòng yêu nước nhiệt tình, Trần Văn Bá đã can đảm từ bỏ tất cả tương lai và sự nghiệp của mình để  từ Pháp trở lại quê hương, hoạt động chống kẻ thù ngay giữa lòng địch trong lúc cả triệu người Việt đang tìm đường vượt biên trốn chạy Cộng sản.
Người sinh viên Trần văn Bá là  một thanh niên can đảm, không hèn nhác sợ sệt trước bạo quyền cộng sản. Khi bị bắt tại Việt Nam, Trần Văn Bá  không bào chữa chạy tội, không van xin, không cam kết hứa hẹn, không phản bội lý tưởng, phản bội đồng đội và tổ quốc mà can đãm ra tòa lãnh án tử hình.
 lòng yêu nước không bao giờ cũ
là hành trang nặng gánh dọc thời gian…
lịch sử đã qua
như dấu mực nằm khô trên giấy
không phải để khắc mối hận thù
mà để đừng bao giờ lặp lại nỗi đau quá khứ…
( Ngọc Bái)

Nếu như ngày 17/6/1930 người sinh viện Cao Đẳng Thương Mại Nguyễn Thái Học Hà Nội, đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng hiên ngang bước lên máy chém của thực dân Pháp, anh bước đi thật thanh thãn lên máy chém, vừa đi vừa ngâm bài thơ bằng tiếng Pháp:



"Mourir pour sa patrie,
"C'est le sort le plus beau
"Le plus digne... d'envie...

Dịch thơ:
Chết vì tổ quốc
Cái chết vinh quang
Lòng ta sung sướng
Trí ta nhẹ nhàng
Thì nửa thế kỹ sau vào ngày 8/1/1985,  người sinh viên Cao Học Kinh Tế của trường  đại học Nantes Phápđã tiếp nối tinh thần của yêu nưóc của anh hùng Nguyễn Thái Học,  nhận bản án tử hình của tập đoàn bán nước csVN, không xin ân xá, không kháng án, chấp nhản bản án do kẻ thù phán quyết. Anh Trần văn Bá, khí khái giống như anh hùng dân tộc Nguyễn thái Học, anh tâm tình với các chiến hữu của anh như sau:

Trích câu nói từ bức thư (*) của Trần văn Bá viết từ Sàìgòn ngày 6/6/1982:
 Con đường tôi chọn rất chông gai, nhưng dù sao tôi cũng phải đi đến cùng, không thể chấp nhận một sự sai lệch hay chùn bước

Bản chất hai vị anh hùng nầy đều giống nhau, nợ nướctinh yêu đàng bào là trên hết, họ coi cái chết tựa lông hồng. Tinh thần Trần Văn Bá là tinh thần xả thân tranh đấu cho nền tự do và tự chủ nước nhà, chống lại sự áp đặt của cộng sản quốc tế qua tên đồ tể tay sai hồ chí minh. Người sinh viên Trần văn Bá là hình ảnh của người sinh viên Nguyễn Thái Học của thập niên 20 (dầu thế kỷ 20) đại diện cho thế hệ trẻ luôn gắn bó với nền độc lập tự do của đất nước, sự hạnh phúc của toàn dân với đầy đũ nhân và dân quyền.

Tiểu sử Trần văn Bá

"Mất niềm tin là mất tất cã" Trần văn Bá




Trần Văn Bá, sinh ngày 14 tháng 5 năm 1945 tại Sa Đéc,Việt Nam, là con trai thứ của dân biểu Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Văn. Ông Văn từng tham gia chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945 và là Tổng trưởng Kinh tế và Kế hoạch vào năm 1949 của chính quyền Quốc Gia Việt Nam.

Sau khi cha bị bọn việt cộng ám sát vào ngày 7 tháng 12 năm 1966 tại Sài Gòn Ông Trần Văn Bá rời quê nhà sang Pháp du học. Ông tốt nghiệp Cao học kinh tế, chuyên về Chính trị Kinh doanh năm 1971 và làm trợ giảng tại Đại học Nantes (Nanterre), và từng là chủ tịch của Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Paris từ năm 1973 đến 1980.

Năm 1972 ông dẫn đầu một phái đoàn sinh viên Việt Nam tại Châu Âu trở về thăm viếng và ủy lạo chiến sỹ Việt Nam Cộng hòa để tạo sự thông cảm giữa những sinh viên du học và quân cán chính của Việt Nam Cộng hòa trong chương trình "Nối Vòng Tay Lớn".

Ngoài việc giảng huấn hàng ngày, TVB xông xáo hoạt động thanh niên, tổ chức trại hè Nối Vòng tay lớn 1973, và cổ động trí thức thành tài về nước phục vụ. Năm 1972, Bá đắc cử chủ tịch Tổng hội sinh viên VN, giữ chức này bốn khóa, cổ võ xây dựng công đồng, chống tuyên truyền của cộng sản Hànội...Tháng 4.1975, Sàigòn thất thủ. Mất tòa Đại sứ, mất Câu lạc bộ, mất trụ sở, Ban chấp hành Tổng hội sinh viên rút về ngoại ô Paris, trên lầu 6 của một chung cư, đường Maréchal Joffre. Giới người Việt ở Pháp hoang mang tột độ.



Ngày 30 tháng tư, trong cảnh hỗn loạn, Bá (30 tuổi) giữ bình tĩnh, chạy đến Phòng lãnh sự VNCH, đại lộ de Villiers Paris. Ông Đại sứ tự ý giải nhiệm. Tòa Đai sứ tuyên bố đóng cửa chính thức ngày thứ sáu. Nhưng Tổng hội sinh viên vẫn tồn tại, đưa lưng gánh vác một gia tài tủi nhục. Với một số bạn, Bá phụ đốt các hồ sơ, cấp phát chứng thơ cần thiết cho kiều bào, chuyển sách vở, phim ảnh vể những điểm mật của Tổng hội sinh viên. Bá tuyên bố: “Sinh viên tiếp tục đấu tranh. Hãy giúp chúng tôi!” Tới phút chót, lúc 6 giờ chiều, Đại sứ Nguyễn Duy Quang trao cho Bá một ngân phiếu khiêm nhượng, tiền dư bạc thừa, quỹ đen, quỹ đỏ. Sáng thứ hai, khi đại diện của Tổng hội ra băng để lãnh thì trương mục của Sứ quán đã đóng từ tuần trước!

Bá không nản chí, luôn luôn đứng đầu mũi dùi. Dù thiếu phương tiện, dù bị hăm dọa từ mọi phía. Tổng hội sinh viên cắn răng hoạt động. Tết 1976, Bá và các bạn tổ chức biểu tình đả đảo Hà Nội tại Salle de la Mutualité với khẩu hiệu “Ta Còn Sống Đây!” Tổng hội xoay qua đón tiếp, giúp đỡ và ủy lạo – với tiền ít nhưng lòng nhiều! – các đợt sóng thuyền nhân đầu tiên. Bá chỉ huy, tổ chức, anh chinh phục mọi người  tân tụy hết mình, làm việc bất kể giờ giấc, cắt liên lạc với mẹ, anh và chị sống tại Paris. Anh sống để thật xứng đáng với cách sống của một người anh hùng như cụ Nguyễn an Ninh đã  diển tã qua bài thơ:

Sống 
Sống mà vô dụng, sống làm chi
Sống chẳng lương tâm, sống ích gì?
Sống trái đạo người, người thêm tủi
Sống quên ơn nước, nước càng khi.
Sống tai như điếc, lòng đâm thẹn
Sống mắt dường đui, dạ thấy kỳ
Sống sao nên phài, cho nên sống
Sống để muôn đời, sử tạc ghi 

Năm 1977, khi Phạm Văn Đồng viếng Paris, Bá và các bạn xuống đường, đánh lộn bằng gậy, gộc, cây, búa với phe Việt kiều cộng sản, Tây cộng và sinh viên ngoại quốc thiên cộng, đông hơn. Kết quả: cuộc triển lãm và hội thảo CS tại cư xá sinh viên quốc tế đường Jourdan phải hủy bỏ. Vì lý do an ninh.



Sau nhiều năm chuẩn bị, ngày 6 tháng 6 năm 1980 ông âm thầm trở về nước để bí mật tranh đấu với mục đích lật đổ bạo quyền csViệt Nam và ông TVB đã tham gia " Mặt trận Thống nhất các Lực lượng Yêu nước Giải phóng Việt Nam" do ông Lê Quốc Túy là chủ tịch, ông Mai Văn Hạnh là chủ tịch quốc ngoại, các ông Huỳnh Vĩnh Sanh và Hồ Tấn Khoa làm đồng chủ tịch quốc nội. Ông Trần Văn Bá được cử làm tham mưu và ông Lê Quốc Quân phụ trách lực lượng vũ trang trong nước.

CHÙM ẢNH ANH BÁ NƠI CHIẾN KHU



Chiều 11.9.1984, có tin Trần Văn Bá bị bắt với (cựu phi công) Mai Văn Hạnh tại Minh Hải trong lúc công tác, trên chiếc xe hơi của một cán bộ cao cấp CS. 


Từ ngày 14-18/12/1984, tại Nhà Hát lớn Saigon, trụ sở của Hạ viện cũ thời quốc gia, Tòa án Nhân dân Tối cao - sắp xếp như một trò hề công lý, một vở tuồng cải lương - tuyên xử TVB và 20 can phạm khác thuộc" Mặt trận Thống nhất các Lực lượng Yêu nước Giải Phóng Việt Nam" về tội “phản bội tổ quốc, chống phá cách mạng”. Các “chiến lợi phẩm tịch thu được từ các kháng chiến quân” được triển lãm ở nơi đây.

Trong bản cáo trạng, công tố viện Trần Tế cho biết: ngay từ đầu tháng giêng 1981 cho đến tháng 9.1984, cơ quan an ninh Nhà nước đã phát hiện được “mười toán gián điệp” xâm nhập vào VN. Tổng cộng 119 người, bị bắt giam hoặc giết chết.

Cá nhân Bá bị truy tố về tội đã chỉ huy, từ 1981 cho đến tháng 9.1984, đưa nhiều nhóm kháng chiến xâm nhập VN, và vận chuyển vũ khí đạn dược vào VN.

Tại phiên Tòa, Hồ Thái Bạch bị đàn áp bằng dùi cui khi lớn tiếng phản đối. Huỳnh Vĩnh Sanh bị bịt miệng khi hô to “VN Cộng hòa muôn năm!” Sau bốn ngày diễn trò bịp bợm, Tòa tuyên án:

1) Tử hình: Trần Văn Bá, Mai Văn Hạnh, Huỳnh Vĩnh Sanh, Lê Quốc Quân và Hồ Thái Bạch
2) Chung thân: Trần Nguyên Hùng, Tô Văn Hườn, Hoàng Đình Mỹ.
3) từ 8 đến 20 năm tù: 13 kháng chiến quân còn lại.

Anh Trần văn Bá và các thành viên trong Mặt Trận Thống Nhất
 các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam trước toà án VC ngày 14/12/1984



Sau phiên toà kết án anh Bá, nhiều cuộc biểu tình xảy ra ở ngoại quốc để phản đối nhà cầm quyền cộng sản, Đức Giáo hoàng và Tổng thống và Thủ tướng Pháp cùng nhiều nhân vật chính trị và tôn giáo đđu đồng loạt lên tiếng.

 Mười bốn hội đoàn thanh niên tại Đan Mạch, Đức, Thụy sĩ, Bỉ và Pháp cũng đồng loạt xuống đường tố cáo và lên án trò hề xét xử anh  Trần Văn Bá của Hà Nội. Sau khi anh Bá bị tuyên án tử hình, ông Trần Văn Tòng, anh của Bá, phối hợp một Ủy ban quốc tế để tranh đấu cho các tội nhân. Lễ cầu an được tổ chức khắp nơi.

Dưới áp lực quốc tế, nhà cầm quyền Việt nam đổi án tử hình của hai can phạm có Pháp tịch là Mai Văn Hạnh và Huỳnh Vĩnh Sanh thành khổ sai chung thân.

Trần văn Bá (mặc dù mang sổ thông hành Pháp), Lê Quốc Quân và Hồ Thái Bạch bị hành quyết tại khám đường Thủ Đức ngày 8.1.1985. Một thông cáo vắn tắt của Nhà nước cộng sản cho biết tin này. Xác của các anh Trần văn Bá, Hồ Thái Bạch và Lê Quốc Quân không giao trả lại cho gia đình.

Trên 3.000 đồng bào VN biểu tình tuần hành tại Paris ngày 10.1.1985 từ Maison de la Radio, quận 16, đến trước sứ quán Việt cộng để tỏ sự căm phẫn với bạo quyền Hànội.

Vụ án Trần văn Bá và chiến hữu của ông làm sống lại khí phách của vụ Yên Báy năm 1930. Đây có thể được coi như là vụ Yên Báy năm 1985 . Năm 1930, sinh viên Nguyễn Thái Học kháng thực dân,  thọ án tử hình vì chống Pháp thống trị VN. Ngày nay bản án kết tội anh Trần văn Bá chống độc tài cộng sản, ghê tởm hơn nhiều. Anh hùng thời đại mới, người hậu duệ Trần Văn Bá đã là hạt giống tốt của VNCH. Anh đã không không hy sinh vô bổ. Tấm gương yêu nước nồng nàn của anh Bá được ghi vào sử xanh và là hình ảnh tiêu biểu cho các thế hậu duệ VNCH trong mọi không gian và thời gian


Tại Liège, Bỉ, đã có một mộ bia tưởng niệm dành cho ông. Ở Falls Church, Virginia, có một con đường mang tên ông.





Tiến sĩ Lee Edwards, chủ tịch Sáng hội Tượng đài Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản trên thế giới, phát biểu với đài Á Châu Tự Do về trường hợp ông Trần Văn Bá:

"Sau khi tham khảo ý kiến đồng sự, bạn hữu và những người quen trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, Sáng hội nhất trí chọn Trần Văn Bá là trường hợp tiêu biểu của sự tranh đấu đòi tự do để trao tặng huy chương cho ông."

Thân nhân ông Trần Văn Bá đã được thông báo và được mời đến nhận huy chương Tự do Truman-Reagan trong buổi lễ được tổ chức tại đại sứ quán Hungary ở thủ đô Washington, D.C. vào chiều ngày 15 tháng 11 năm 2007 http://levantrung.wordpress.com/bbc-news/

Một nén nhang của tuổi trẻ Hải Ngoại dâng lên hương hồn anh hùng kháng chiến quân Trần Văn Bá trong mùa tưởng niệm lần thứ 20 ( 8/1/2015) ngày mà bọn việt gian cs đã hành hình một chiến sĩ quốc gia trong lúc dấn thân tìm hạnh phúc tự do cho Việt tộc.


Tuổi trẻ VN s tiếp nối công trình dang dở của anh trong việc mưu tìm một dự án chính trị thích hợp cho Việt tộc, để VN sớm minh châu trời đông. Nguyện cầu hồn thiêng của anh hùng Trần Văn Bá hộ trì cho tuổi trẻ VN sớm thành công trong việc quang phục đất nước.

LỬA TRẦN VĂN BÁ VẪN TIẾP TỤC CHÁY

(kỷ niệm mùa giổ anh hùng kháng chiến quân của Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nuớc 8.1.1985-2015)

Đầu năm nhớ anh Trần Văn Bá

Năm Bính Ngọ một ngày cuối dương lịch
Anh xa lìa đất mẹ lắm đau thương
Quyết một lòng tiếp sự nghiệp phụ thân
Anh thầm hẹn một ngày về bảo quốc

Ất Mão niên đau nỗi hờn vong quốc
Nhìn non sông rên xiết dưới cùm gông
Tết Bính Thìn anh hẹn với toàn dận
Còn Sống Đây, Ta sẽ về phục quốc

Rồi lặng lẽ anh lên đường dấn bước
Quyết thề không sống kiếp ly hương
Xa ấm no, tìm đói khổ trong bưng
Anh nhất quyết dâng đời cho lý tưởng

Anh phải đi tìm đường về trong nước
Cùng toàn dân tranh đấu giữa quê hương
Mưa phải từ lòng đất mẹ mưa lên
Để rơi xuống hoa tự do, dân chủ

Tháng 9 tám mươi tư ngày đại dương nổi sóng
Minh Hải đau lòng nhìn đứa con yêu
Cùng thế giới ngậm ngùi, đau xót
Khi biết anh rơi vào cảnh rủi rong

Tháng mười hai, một phiên tòa bịp bợm
Bầy thú hôi tanh đội lốt luận anh hùng
Phút sau cùng vẫn khí phách hiên ngang
Anh thà chết không cúi hàng, nhận tội

Tám tháng Giêng ngày đất trời sụp tối
Thế giới bàng hoàng, cả nước xót xa
Trần Văn Bá oai phong đền nợ nước
Đem máu hồng tô thắm sử Việt Nam.

Trần Văn Bá tên anh lời hiệu triệu
Chí hiên ngang là ngọn đuốc linh thiêng
Dẫn dắt chúng tôi thế hệ tiếp chân anh
Nuôi chí lớn ngày về khôi phục nước
Chúng tôi nguyện luôn hướng về tổ quốc
Thề diệt cộng sản tội đồ, bán nước, buôn dân
Không khiếp nhược trước bạo tàn, áp bức
Quên thân mình cho phúc lợi toàn dân
Tuổi trẻ Việt Nam nguyện noi gương Trần Văn Bá
Sẽ sống sao cho xứng với lòng tin
Của bậc anh hùng đã dấn bước hy sinh
Coi nhẹ cái chết, dân mình cho lý tưởng
Trần Văn Bá muôn đời là ngọn đuốc
Tỏ rạng ngời trang sử Việt ngàn năm
(Thơ Lữ Anh Thư)


(*) Phụ bản bức thơ của Trần Văn Bá


Sàigòn ngày 06/06/1982
[……….]
Đã 2 năm trôi qua tôi không có tin thơ gì thăm mấy chú cả. Chắc được thơ nầy của tôi mấy chú sẽ ngạc nhiên lắm phải không ? Độ nầy gia đình mình ra sao ? Chắc mấy chú cũng lu bu lắm thì phải.
[…] như thế nào rồi, vẫn còn phong độ như những năm nào hay đã rửa tay gác kiếm, dừng bước giang hồ để trở vế với mái ấm gia đình, vợ con thân yêu.
Phần tôi thì cũng bình thàn thôi, cực thì có, nhưng tôi vẫn trọn vẹn với con người tôi, với quê hương nghèo đói. Con đường tôi chọn rất chông gai, nhưng dù sao tôi cũng phải đi đến cùng, không thể chấp nhận một sự sai lệch hay chùn bước.
Mấy cô độ nầy ra sao [ …] và còn nhiều cô nữa kể không hết. Cho tôi có lời thăm họ nhé.
Mấy chú ạ, đã trải biết bao nhiêu cam go, tôi thành thật nói với mấy chú rằng đừng nên tin bọn người đã bỏ nước ra đi, đừng để ai lợi dụng lòng hăng say của tuổi trẻ. Mấy ông chánh trị gia ở Pháp, ở Mỹ, mấy ông Tướng không làm gì được đâu. Không còn người dân nào trong nước còn có thể tin họ được. Lực lượng của mấy ông ấy chỉ có cá nhân của họ, còn bao nhiêu đều là rỗng  toét, không có gì ngoài hơn là bịp bọm, tôi nói như vậy vì trước hết là lời của một người biết được một số việc ở đất nước mình, nơi mà tôi đang sinh sống vất vả.
Tôi đã nghe nói vế phong trào nầy rồi đến nhân vật khác, tất cả đều chỉ là tin đồn và tin đồn mà thôi. Nếu có gì mới lạ thì chắc chắn là không phải họ làm nên cơm cháo đâu.
Tôi tin rằng mấy chú hiểu tôi và tin rằng tôi nói thật tình với mấy chú. Tôi tin rằng đất nước mình một ngày nào đó, không xa lắm sẽ tự do và hòa bình, và đó là thành quả của anh em ở trong nước chứ không phải do một số người lưu vong làm nên.. Mấy chú cứ tin chắc như vậy, mấy chú sẽ không lầm đâu.
Thôi lời ít nhưng tình thật đậm đà, thăm tất cả anh em mạnh. […] có qua cứ cho tụi nó xem thư nầy. Cảnh giác anh em nghe mấy chú.
Nhớ nhiều
T.B.  […] những gì tôi nói với […] có sai không, tôi đã có nói việc đó từ đầu và những gì mình làm chung chỉ có mục đích là không cho ai lợi dụng mình. […..] tôi có gởi thơ thăm cả.

Trần Văn Bá




 Anh đã nằm xuống cho một quê hương khốn khổ, Anh đã nằm xuống cho trọn giấc mơ mà Anh vẫn thường ấp ủ, Kháng chiến phải thật sự phát xuất từ quê nhà…, Anh đã ra đi, đã lội qua Biển Đông để vá trời lấp bể, Để câu nói của Anh “ mưa sẽ từ dưới đất mưa lên" có gía trị như là một định hướng tốt cho một cuộc cách mạng dân chủ hiện nay. Hoa máu của anh đã nở trong lòng quê hương VN. Tuổi trẻ hậu duệ VNCH đã đi vào lịch sử một cách hào hùng. Tinh thần Trần văn Bá, được thệ hệ hậu duệ VNCH hôm nay thắp sáng, để vinh danh khí phách của một anh hùng, thà chết chứ không cúi hàng, nhận tội.  


Trần Văn Bá tên anh lời hiệu triệu
Chí hiên ngang là ngọn đuốc linh thiêng
Dẫn dắt chúng tôi thế hệ tiếp chân anh
Nuôi chí lớn ngày về khôi phục nước
Chúng tôi nguyện luôn hướng về tổ quốc
Thề diệt cộng sản tội đồ, bán nước, buôn dân

Anh Trần Văn Bá và các chiến hữu của Anh là những đứa con yêu của Tổ Quốc Việt Nam, là niềm tự hào của Cộng Đồng Người Việt hải ngoại và đồng bào trong nước. Sự ra đi của Anh và các chiền hữu của Anh đã để lại nhiều thương tiếc không nguôi cho biết bao người. Anh linh người hậu duệ VNCH và các chiến hữu của Anh hòa nhập vào Hồn Thiêng Sông Núi Việt Nam, với những anh hùng liệt nữ vị quốc vong thân đi trước....Anh đã ra đi, đã lội qua Biển Đông để vá trời lấp bể....làm viên gạch lót đường cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên  Cái chết của anh đã là một vinh dự cho hàng ngũ hậu duệ VNCH. Anh đã chọn cái chết để lưu thanh sử.


Chết sao danh tiếng vẫn còn hoài
Chết đáng là người đủ mắt tai
Chết được dựng hình tên chẳng mục
Chết đưa vào sử chứ không phai

Chết đó, rõ ràng danh sống mãi
Chết đây, chỉ chết cái hình hài
Chết vì Tổ quốc, đời khen ngợi
Chết cho hậu thế, đẹp tương lai.
( Nguyễn an Ninh 1943)

Trong mùa gi đầu năm  2015, hàng ngũ hậu duệ VNCH tại hải ngoại đốt nén tâm hương gởi đến người chiến sĩ phục quốc Trần văn Bá và các chiến hữu của anh trong niềm kính mến và thương tiếc vô biên. Tổ quốc VN hậu cộng sản đời đời ghi ơn!!

Tài liệu và hình ảnh được sưu tầm trên Internet, chân thành cám ơn tác gỉa các bức ảnh.

Nguyễn thị Hồng hậu duệ VNCH 
kính bái anh hùng Trăn văn Bá và các chiến hữu của anh!
 CHLBĐ những ngày cuối năm 2014