Powered By Blogger

HOA HỌC TRÒ ( HOA PHƯỢNG)                              

                                                          

Chùm phượng vĩ
Tác giả: Hương Xuân

Sài Gòn đó với chùm hoa phượng vĩ
Thật lâu rồi mà sao vẫn chưa quên
Để trong em còn mãi những muộn phiền
Ngày tháng cũ, hồn nhiên tà áo trắng

Đời như thể chút nắng chiều bảng lảng

Để khi buồn kỷ niệm cũ trào dâng
Em ngồi đây lặng ngắm ánh trăng tàn
Mà giọt lệ chợt rơi nhòa mi ướt...
....
Gần mùa thi anh luôn luôn nhắc nhở
- Nè nhỏ ơi ! Ráng học chớ ham chơi
- Lúc vào thi, nhỏ có một mình thôi
- Anh đâu thể làm bài dùm cho nửa...
.....
Anh nơi đâu từng ngày em khao khát
Làm chùm hoa phượng vĩ thắm sân trường
Làm lá me bay mãi trải mênh mông
Sân trường cũ cùng người xưa sánh bước...

Riêng tác giả Hoàng Thụy thì ví von “Tên em chói chang” như màu hoa phượng?
...
Em là hoa phượng
Sao em chỉ nở
Một lần năm xưa?
Cánh hồng tuổi thơ
Nhuộm anh nỗi nhớ
Sắc hè chói chang…
Hoa phượng vẫn nở
Mỗi bận hè sang
Mùa sau mùa trước
Sắc hè chói chang…
Nhưng người đâu thấy?
Sắc hoa đang cháy
Trên bầu trời xanh!


                                             

Phượng vĩ là biểu tượng gắn liền với tuổi học trò, do mùa nở hoa của nó trùng với thời điểm kết thúc năm học, mùa chia tay của nhiều thế hệ học trò. Do vậy, nó gắn liền với nhiều kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò, vì thế còn được gắn cho nó tên gọi "hoa học trò".
Phượng hay  phượng vĩ (vỹ), xoan tây, điệp tây (danh pháp hai phần: Delonix regia) (họ Fabaceae), là một loài thực vật có hoa sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Tên gọi trong tiếng Hán của nó là 鳳凰木 (phượng hoàng mộc), 金鳳 (kim hoàng). Tên thông dụng trong tiếng Anh là: Flamboyant, Royal poinciana và Mohur tree.
Tên khoa học Delonix regia thuộc họ Caesalpiniaceae. Cây thân mộc mềm, đường kính thân cây 60-80cm,tán lá rậm hình dù cành nằm ngang dể bị sâu đục rổng có thể cao hơn 10m nhưng sống không quá 50, 60 năm. Lá kép lông chim hai lần. Tuy lá nhiều nhưng tầng trên không che khuất nắng của tầng dưới nên tàng cây mát dịu và trong sáng. Hoa màu đỏ, cam, mộc thành chùm, mỗi đóa hoa có 5 cánh – 4 cánh xòe và một cánh mọc chỉ thiên. Hoa nở rộ từ tháng 4 đến tháng 6 ở Việt Nam.
Tên "phượng vĩ" là chữ ghép Hán Việt -- "phượng vỹ" có nghĩa là đuôi của con chim phượng. Đây có thể là một hình thức đặt tên gọi theo cảm xúc vì các lá phượng vỹ nhất là các lá non trông giống như hình vẽ đuôi của loài chim phượng.
                                                                  


                                                                 

NGUỒN GỐC

Phượng vĩ có nguồn gốc từ Madagascar, tại đó người ta tìm thấy nó trong các cánh rừng ở miền tây Malagasy. Nó được con người trồng ở rất nhiều nơi, ngoài giá trị là cây cảnh, nó còn có tác dụng như một loài cây tạo bóng râm trong điều kiện nhiệt đới, do thông thường nó có thể cao tới một độ cao vừa phải (khoảng 5 m, mặc dù đôi khi có thể cao tới 12 m) nhưng có tán lá tỏa rộng và các tán lá dày dặc của nó tạo ra những bóng mát. Trong những khu vực với mùa khô rõ nét thì nó rụng lá trong thời kỳ khô hạn, nhưng ở những khu vực khác thì nó là loài cây thường xanh.

Tại Việt Nam, phượng vĩ là biểu tượng gắn liền với tuổi học trò, do mùa nở hoa của nó trùng với thời điểm kết thúc năm học, mùa chia tay của nhiều thế hệ học trò. Do vậy, nó gắn liền với nhiều kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò, và vì thế người ta gắn cho nó tên gọi "hoa học trò". Phượng vĩ được người Pháp du nhập vào trồng khoảng những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. Hiện nay Phượng vĩ là loài cây phổ biến của Việt Nam được trồng rộng rãi từ Bắc vào Nam trên vỉa hè, công viên, trường học....

Hoa phượng đỏ như lửa nên người Pháp gọi phượng là flamboyant. Trong tiếng Pháp, flamboyant cũng có nghĩa là sáng chói, sáng rực, sáng ngời, sáng quắc, lòe loẹt, rực rỡ. Tất cả các định nghĩa ở trên cũng có nghĩa là màu sắc của hoa phượng. Kể ra, tạo hóa không những vừa nhiệm mầu mà lại còn nhân đạo. Giả tỉ màu trời, màu nước sông không xanh mà đỏ chói, cây lá không xanh mà toàn màu lửa thì chói mắt ngươi biết bao nhiêu! Màu xanh là màu dịu, làm cho mắt người ta dịu lại, thoải mái khi nhìn trời, nhìn sông, nhìn cây, lá. Tuy vậy, trong màu xanh mênh mông của nước, của trời, của cây lá, bỗng hiện lên hai hàng phượng đỏ, nổi bật trên nền xanh. Sự tương phản của màu, giữa xanh và đỏ làm cho người ta chú ý, thích thú. Cái đẹp của phượng là ở màu đỏ và cũng ở chính sự tương phản của màu sắc.



                                                                 
                                                                        

Phượng vĩ cũng là loại được trồng khá phổ biến tại khu vực Caribe.Tại Hoa Kỳ, nó được trồng ở khu vực Florida, thung lũng Rio Grande ở miền nam Texas, các sa mạc ở Arizona (đến tận Tucson) và California, Hawaii, Puerto Rico, quần đảo Virgin và Guam. Nó là loài cây biểu tượng chính thức của quần đảo Bắc MarianaPhượng vĩ được coi là đã thích nghi với thủy thổ ở nhiều khu vực mà người ta trồng nó, và bị coi là loài xâm hại tại Australia, một phần là do các bóng râm cũng như bộ rễ của nó đã ngăn cản sự phát triển của nhiều loài thực vật bản địa mọc dưới tán lá của nó. Nó cũng được tìm thấy tại Ấn Độ, tại đây người ta gọi nó là gulmohar, hay tại Việt Nam. “Quả phượng vĩ được sử dụng tại khu vực Caribe trong vai trò của bộ gõ âm nhạc với tên gọi shak-shak hay maraca. “Mùa nở hoa“ Phượng vĩ nở hoa từ khoảng tháng 4 đến tháng 6, tùy theo khu vực.
                                                           



HOA PHƯỢNG TÍM

                                       

Con Đường Phượng Tím 

( Miên Thụy)

Con đường phượng tím chiều nay đổ

Bóng lá che nghiêng một góc đời
Nghe trong cõi nhớ niềm xa xót
Chợt thoáng hiện về dấu yêu ơi

Con đường phượng tím muà hạ đỏ

Nhắc nhở trong em kỷ niệm sầu
Phượng tím có là hoa phượng nhớ
Khung trời một dạo luyến lưu nhau

Con đường phượng tím chiều nay khóc

Thương lối năm xưa dáng nhỏ gầy
Thương những cuộc tình màu tang tóc
Chinh chiến qua rồi vẫn chưa phai

Con đường phượng tím hàng cây vắng

Tình yêu như thuở mới vào đời
Xin cho được trọn lần sau cuối
Phượng Vỹ còn hồng nét đôi mươi


                                                                 
                                                                 

Đà Lạt, Mỹ,  Ba Tây, Úc hay Âu Châu ...có loại hoa phượng màu tím
Phượng tím là một loài cây gỗ nhỏ có hoa xanh tím, lá kép hai lần, nên có vẻ giống cây phượng vĩ. Loài cây này đã được du nhập vào Đà Lạt từ những năm đầu thập kỷ 70.
Phượng tím có tên khoa học là Jacaranda acutifolia thuộc họ Bignoniaceae, còn có các tên khác là J. mimosifolia (giống lá trinh nữ) hay J. ovalifolia (lá hình trứng). Cây phượng tím có thể cao 3-10 m, đường kính tán lá 3-7 m. Từng cành lá dài 40-50 cm, tán lá tha thướt nên ít ảnh hưởng đến tầng cỏ phủ gốc. Hoa hình ống, dài 4-5 cm, có lông tơ, mọc thành từng chùm. Thời gian từ nụ hoa nở đến khi tàn rụng kéo dài 3-5 ngày, các hoa chùy ở đầu cành lại tiếp tục nở ra nên cây có hoa nở thường xuyên trong vòng 4-5 tháng.

Phượng vĩ không xa lạ gì với người Âu Châu nhất là trên những con đường làng gần miền nam nước Pháp, trong thành phố dọc theo hai đường củng có trồng rất nhiều loại cây nầy...nếu ai có dịp đi thăm nước Pháp trong mùa hè, nếu đi bằng xe hơi trong nước Pháp trên những con đường xuyên tỉnh, sẽ nhìn thấy những hàng cây cây phượng đỏ thật đẹp chạy dọc theo hai bên đường.

HOA PHƯỢNG VÀNG

Ảnh đẹp hoa phượng vàng vẻ đẹp đặc biệt cho mùa hè. Tuổi học trò thường gắn liền với sách vở, ghế đá sân trường đặt biệt là hoa phượng đỏ. So với hoa phượng vĩ truyền thống, hoa phượng vàng cũng xuất phát từ họ đậu. Nó có tên gọi khác là kim phượng. Không như phượng vĩ kim phượng chỉ ra hoa theo chu kì 4-5 năm một lần.: http://suutamanhdep.blogspot.de/2013/06/anh-ep-hoa-phuong-vang-mua-he.html#pages/2
                                                   
                                                                  
                                                                 
Phượng hoa vàng

Phượng có hoa vàng nữa đấy
Chớ nhầm hoa phượng đỏ, giống nhau!

Ôi mùa vàng vàng - màu vàng của nắng

Ai tưng cầm đôi cánh trên tay
Đều ngỡ phượng vàng là nhuỵ thắm
Nhiều loài hoa khó sống đất này

Đỏ và Vàng, màu nào thì đẹp?

Đứng trước phượng, lắm người phân vân
Riêng tôi thấy phượng như có phép
Mỗi màu hoa một sắc thiên thần

(thơ Lý Hoài Xuân)


                                                               
                                       

DƯỢC TÍNH CỦA PHƯỢNG VĨ :
(Bài viết của Nguyẽn Thanh Vân, http://duocthaothucdung.blogspot.de/2012/12/cay-phuong-vi-cay-iep-flamboyant.html)

Mô tả thực vật :

Cây Phượng vĩ là cây đại mộc, có vỏ trắng, mịn, nhánh xéo, lá có dạng như lá dương sỉ, rụng vào mùa khô. Cây có thể vượt quá 15 m cao. Chia nhiều nhánh rộng, hợp thành một tán cây có hình dạng như chiếc dù nhìn từ xa khi trổ hoa đỏ trông rất đẹp.
Lá, lớn với 2 lần kép, thứ diệp 20 – 40 cập, mang 10 đến 20 tam diệp, phiến tam diệp nhỏ không lông, chung quanh cuống lá, dài khoảng 30 đến 50 cm dài, xếp trên một mặt phẳng, phiến lá chét hình thuôn 18 đến 30 cặp, dài khoảng 1,5 cm dài, nhìn chung thì một lá Phượng tổng cộng có khoảng 800 đến 2400 lá chét, có lá bẹ chung quanh cuống lá, 3 – 6 lá chét.
Lá rụng vào mùa khô và xuất hiện vào mùa mưa.
Hoa, phát hoa tản phòng, sặc sở, to, khoảng 12 cm đường kính, màu đỏ hay vàng, cánh hoa có cọng, tiểu nhụy 10, chỉ cao 4 cm rời nhau, thòng ra ngoài phất phơ như cái đuôi, 4 cánh hoa màu đỏ mỏng, cánh hoa thứ 5, đứng thẳng, dày, màu cam nhạt có đốm vân trắng hoặc vàng gọi là cờ, có vị chua chua ăn được, trẻ em Viện Nam thường ăn vào mùa hoa phượng nở, tất cả 5 cánh đều có dạng hình muỗng, bìa phiến gợn sóng, trẻ em Việt Nam thường ăn khi mùa Phượng nở rộ.
Trái, rất to, dẹp, cứng, dài 20 đến 60 cm, rộng 4 đến 5 cm. Trái phóng thích hạt vào mùa thu nhưng vẫn ở trên cành đến mùa đông. Hột, dài, đen, có vân nâu, rất cứng. Bộ phận sử dụng :Hoa, lá, thân và vỏ.
                                                             

Thành phần hóa học và dược chất :

● Truy tìm thành phần hóa thực vật cho được :
- những stérols,
- triterpénoïdes,
- hợp chất phénoliques,
- và flavonoids.

Đặc tính trị liệu :

● Delonix regia (Fabaceae), lá cây điệp hay cây phượng vĩ trong y học dân tộc Bangladesh dùng để chữa trị :
- bệnh tiểu đường diabète,
Nhưng mãi cho đến ngày nay, không có một nghiên cứu nào được thực hiện để hỗ trợ cho sự sử dụng này.
Một nghiên cứu thực hiện trên dung dịch trích từ lá Phượng vĩ trong méthanol, chứng minh có lợi ích trong việc giảm lượng đường huyết trong chuột gia tăng đường huyết.

● Lá phượng vĩ Delonix regia có hoạt động :
- chống viêm activité anti-inflammatoire.
Trong thí nghiệm trên bột của lá phượng vĩ, dung dịch trích với éthanol trong máy trích  Soxhlet. Dung dịch trích trong éthanol sau khi kiểm chứng sơ bộ hóa thực vật phytochimique  cho thấy sự hiện diện của :
- stérols, hợp chất phénolique ,
- triterpénoïdes,
- và flavonoïdes.
Hoạt động chống viêm được nghiên cứu thí nghiệm trên chuột bị phù thũng ở chân của chuột, với kỹ thuật cấy dưới da ( cotton pellet ) dạng hạt với nhiều nồng độ khác nhau, cho thấy dung dịch của lá phượng vĩ có một hoạt động quan trọng :
- chống viêm anti-inflammation trong tất cả mô hình thí nghiệm so với những nhớm đối chứng

● Trong nghiên cứu 5 hợp chất :
- lupéol (1),
- epilupeol (2),
- β-sitostérol (3),
- le stigmastérol (4)
- và p-méthoxybenzaldéhyde (5) đã được phân lập từ éther de pétrole và các phân đoạn của  dichlorométhane của dung dịch trích trong méthanolique vỏ của thân cây Delonix regia.
Truy tìm hoạt động chống vi khuẩn trên những trích chất khác nhau được thực hiện bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa…..
Kết quả xét nghiệm sinh học cho thấy các hợp chất trích từ Delonix regia có tính :
- cường toan,
- hoạt động kháng khuẩn,
- và gây độc tế bào.
Kinh nghiệm dân gian :
▪ Cây Phượng vĩ, hiện nay chưa thấy có những tài liệu nhiều về sử dụng y học trong dân gian ở những nước Châu Á…..
▪ Tại Bangladesh, trong y học truyền thống sử dụng để :
- Chữa trị bệnh tiểu đường diabètes.
▪ Rể tác dụng hạ nhiệt theo dân gian Việt Nam.

 Nghiên cứu :

● Chống vi trùng Antibactérien :
Delonix regia là một trong 12 dược thảo nghiên cứu cho hoạt động kháng vi khuẩn.
Những dung dịch trích cho thấy dung dịch trích của phượng vĩ có tính kháng vi khuẩn nhất trong số 12 cây dùng nghiên cứu. Những vi khuẩn nhạy cảm nhất là Bacillus subtilis, tiếp đến là Staphylococcus epidermidis.
● Chống viêm Anti-inflammatoire:
Nghiên cứu đánh giá hoạt động chống viêm của lá, dùng một carragénine gây ra chứng phù nước của chân chuột và mô hình “ cotton pellet granuloma ”.
Kết quả cho thấy một hoạt động quan trọng chống viêm trong cả 2 mô hình.
● Thành phần Hoa / phénols và flavonoïdes:
Nghiên cứu để uớc tính hàm lượng hợp chất phénolique toàn phần và flavonoïdal của những bông hoa Phượng vĩ.
Những kết quả cho thấy rằng những bông hoa Phượng chứa lượng quan trọng hợp chất :
- phénols,
- và flavonoïdes,
với hàm lượng phénolique toàn phần cao hơn nhiều so với hàm lượng flavonoïdal.
● Bảo vệ gan  hépatoprotecteur / gây độc tế bào cytotoxiques :
Nghiên cứu dung dịch trích trong éthanolique phân lập được 3 stérols gồm :
- stigmastérol,
- ß-sitostérol,
- và 3-O-gucoside,
- một triterpéniques (acide ursolique)
và 4 flavonoïdes :
- quercétine,
- quercitrine,
- isoquercitrine,
- và rutine,
Thêm một acide amine.

Những kết quả cho thấy một hoạt động :

- gây độc tế bào chống lại dòng tế bào ung thư gan cho người  (HepG2).
Nghiên cứu cũng cho thấy :
- một hoạt động bảo vệ gan chống lại với sự thiệt hại gan gây ra bởi  CCl4-, do đặc tính làm sạch những gốc tự do của các flavonoïdes.
● Chống bệnh tiểu đường Antidiabétique:
Nghiên cứu một trích xuất trong méthanolique của lá phượng vĩ, thữ nghiệm ở chuột gây ra bởi chất glucose hyperglycémiques cho thấy một hoạt động quan trọng :
- hạ đường máu hypoglycémique do đường uống.
● Hạt của chất nhầy Graine de mucilage / Tablet Binder:
Hạt của cây Phượng chứa glucomannose. Một chất nhày Mucilage thu được từ những hạt đã được sử dụng trong bào chế những viên nang thuốc tiêu carbonate de calcium.
Kết quả cho thấy chất nhày trong nội nhũ lấy từ hạt có đặc tính sử dụng.
Ứng dụng :

▪ Kỹ nghệ nuôi ong apiculture :

Hoa của Phượng vĩ cung cấp những nguyên liệu cho những con ong mật.
▪ Chất gom hay chất nhựa résine :
Thân cây phượng vĩ cho những chất nhựa đặc hòa tan trong nước cho màu vàng hay nâu đỏ, được tìm thấy trong những kỹ nghệ dệt hay thực phẩm.
▪ Vỏ :
Có đặc tính để chữa bệnh.
▪ Môi sinh cây cảnh :
Dùng để trang trí thành phố, đường và làm bóng mát
( sưu tầm tổng hợp)

Nguyễn Thị Hồng
8.6.2014

                                                   
                                                               

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét