Powered By Blogger
MỘT BÀI THƠ CỦA CỤ PHAN BỘI CHÂU ĐỀ TẶNG THƯỢNG THƯ NGÔ ĐÌNH DIỆM

Tổng Thống Ngô Đình Diệm được  5.721.735 phiếu tín nhiệm

Bài thơ nầy cụ Phan Bội Châu viết khi hay tin ông Diệm từ quan, ngày 12 tháng 7 năm 1933, ông Diệm đệ đơn lên Hoàng Đế Bảo Đại xin từ chức. Việc từ quan của chí sĩ Ngô Đình Diệm đã làm chấn động Triều Đình Huế và Chính Phủ Pháp thời đó.
Sau khi dứt khoát từ bỏ quan trường, ông Diệm lui về nhà làm dân thường. Sau này khi được Hoàng Đế Bảo Đại chấp thuận, ông Diệm về dạy học tại trường Providence Huế.
Trong khi lui về dạy học, ông Diệm âm thầm nghiên cứu các sách vở và thường xuyên liên lạc với các nhà ái quốc như Cụ Kỳ Ngoại Hầu Cương Để, Cụ Phan Bội Châu và những nhà ái quốc cách mạng chống Pháp, hiện đang hoạt động tại Nhật Bản và trong nước, để mưu cầu dành Độc Lập Tự Do cho đất nước.

Cụ Phan Bội Châu không hề quen biêt gì với ông Ngô Đình Diệm khi cụ sáng tác bài thơ Vô Đề thứ 5 đăng trên báo Tiếng Dân vào năm 1933 đê tặng cho ông Diệm. Cụ xác nhận là Cụ làm bài thơ này vì “tôi cũng có lòng khen” tức là khen ngợi ông Ngô Đình Diệm đã “không tiếc gì đến danh lợi nữa”. Vì vậy cho nên Cụ đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ ông quan trẻ chỉ đáng hàng con cháu mình mà tình nguyện xin làm người đánh xe ngựa cho ông ta.

                                  

Nhân viên Bộ Ngoại Giao VNCH đều phải bận Quốc Phục trong các ngày lễ


Dinh Gia Long bị quân đão chính tấn công vào ngày 1.1.1963


Ngày giổ cụ Diệm 2.11.1971 tại Sài Gòn


Bài thơ của cụ Phan Bội Châu sáng tác tặng cho ông Ngô Đình Diệm vào năm 1933, được đăng lần thứ nhất trên báo Tiếng Dân 27-12-1933 chỉ có 7 câu ( bị kiểm duyệt) và lần thứ nhì trên báo Ánh Sáng chỉ còn có 6 câu. Phải đợi cho đến năm 1957, tạp chí Văn Đàn của ông Phạm Đình Tân tại Sài Gòn mới đăng lại bài thơ này với đầy đủ nguyên văn 8 câu thơ như sau:

Ai biết trời Nam hãy có người,
Sịch nghe tưởng ngỡ sấm bên tai.
Lông hồng coi nhẹ vàng muôn lượng,
Ngôi quý xem dường dép nửa đôi.
Phơi tỏ cùng trời gan đỏ chói,
Nhá nhem thây kệ mắt đen thui.
Ví chăng kịp lúc làm vai vế,
Sau ngựa Châu xin quất ngọn roi.


Sau khi cụ Phan Bội Châu qua đời, ông Ngô Đình Diệm thay thế Cụ làm lãnh tụ Phong Trào Cường Để. Như vậy thì cho đến năm 1935, năm năm trước ngày tạ thế, Cụ Phan Bội Châu chưa hề gặp gỡ và cũng chưa hề chuyện trò lần nào với ông Ngô Đình Diệm, cái cảm tình của Cụ dành cho ông Diệm trong bài thơ này cũng không bị “vứt đi” vì ông Diệm không hề trở lại làm quan cho triều đình Bảo Đại. Không những cảm tình với ông Ngô Đình Diệm không hề bị mất đi mà có lẽ càng tăng thêm là đằng khác vì sau khi Cụ từ trần thì ông Ngô Đình Diệm lại trở thành người lãnh đạo Phong trào Cường Để do chính Cụ Phan Bội Châu đưa sang Trung Hoa và Nhật Bản vào năm 1906. Trong phiên tòa của Hội Đồng Đề Hình Pháp xử tội Cụ tại Hà Nội ngày 23 tháng 11 năm 1925, Cụ Phan đã khẳng định Kỳ Ngoại Hầu Cường Để là lãnh tụ của Cụ:
“Ông Cường Để là người chủ mà tôi chỉ là người giúp việc. .. Họ đổ cho tôi là người chủ sự, chẳng qua là họ nghe tôi ra ngoài viết báo làm sách, ai ai cũng biết, vã nếu những người ấy có quả thật là người trong đảng của tôi đi nữa thì đầu đảng của tôi là ông Cường Để, chủ sự tất tự ông Cường Để chớ sao lại tự tôi?”
 

                              
Di ảnh cụ Phan Bội Châu

Cụ Phan Bội Châu tạ thế vào cuối năm 1940 và chỉ mấy năm sau đó thì ông Ngô Đình Diệm được tôn lên làm lãnh tụ Phong trào Cường Để. Chính nhân vật đứng hàng thứ nhì trong phong trào này là Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ cho biết như sau ( nguồnhttp://ngodinhdiem.net/ChinhTri/NDD/CuPhanONgoDinh.html)

ÔNG DIỆM ĐÃ LÀM EISENHOWER PHẢI KÍNH PHỤC

Củng cần nhắc lại, vào tháng 6 năm 1954, ông Ngô Đình Diệm nhận sự ủy nhiệm toàn quyền về hành chánh và quân sự của Quốc Trưởng Bảo Đại. Nói là để cứu nước, nhưng ông về với tay không, quốc khố trống rỗng, tình hình an ninh cũng như chính trị rối bời như mớ bòng bong. Vừa ngồi vào ghế thì đất nước bị chia hai. Quân quyền nhốn nháo như buổi chợ chiều. Sáu mươi ngàn quân viễn chinh Pháp còn lại, tìm mọi cách xui giục các phần tử thân Pháp chống phá ...



 Trong lúc dân tình hoang mang hốt hoảng, lòng người ly tán thì Chính phủ phải vừa phòng ngự tại vĩ tuyến 17 vừa diệt trừ cộng sản nằm vùng, vừa thống nhất lực lượng quân sự từ các giáo phái võ trang vừa phải lo cuộc sống cho một triệu người di cư từ miền Bắc……

Trước một tình trạng hầu như tuyệt vọng này, các nhà quan sát thời thế uy tín hàng đầu thế giới, lạc quan nhất cũng không ngần ngại quyết đoán: Miền Nam Việt Nam chỉ có thể sống còn được tối đa là sáu tháng.

Nhưng với lòng dũng cảm phi thường, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm trong thời gian không đầy hai năm đã biến đổi hẳn tình hình Việt Nam từ hỗn loạn vô chính phủ, thành ổn định, trật tự với tân chế độ Cộng Hòa có kỷ cương, có pháp luật... Trước kết quả thần kỳ này, Tổng Thống Hoa Kỳ Eisenhower đã phải công khai thán phục, gọi ông Diệm là “Người của phép lạ!”. Ông Diệm cũng được tạp chí Time chọn là người của năm.


Tổng Thống Eisenhower đã chính thức mời Tống Thống Ngô Đinh Diệm viếng thăm Mỹ quốc vô cùng trọng thể. Đích thân Tổng Thống Eisenhower ra tận chân thang máy bay nghinh đón ông, là một sự kiện hi hữuhttp://nuocvietphuongnam.blogspot.de/2013/07/xem-hoa-ky-on-tiep-hai-cach-tong-thong.html



Tổng Thống Ngô Đình Diệm viếng thăm nước Mỹ 8.5.1957
Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm được Tổng Thống Eisenhower ra tận máy bay nghinh đón 


Tổng Thống Hoa Kỳ mở quốc yến chào mừng ông và Quốc Hội đã mời Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa đến nói chuyện trước Lưỡng Viện. Tổng Thống Hoa Kỳ có mặt trong buổi nói chuyện này.
Tôi tin rằng qúy vị nghe tới đây hẳn đã liên tưởng tớ sự khác biệt về chuyến công du nước Mỹ mới đây của chủ tịch nước cộng sản Việt Nam, Trương Tấn Sang. Không có sự dàn chào toán nghi lể dành cho thượng khách, không có thảm đỏ, không có Obama ra đón tại phi trường....


TIẾT TRỰC TÂM HƯ NỀN TẢNG TƯ DUY CỦA NGÔ ĐÌNH DIỆM


Cờ hiệu “Tiết trực tâm hư” của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm.


                               



Dinh Tổng Thống Ngô Đình Diệm ( Dinh Toàn Quyền Pháp cũ)



Chử ký và con dấu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm

 Dưới chính thể Đệ nhất Cộng hòa, tất cả các khuôn dấu của chính quyền các cấp, kể cả khuôn dấu của Tổng thống đều có hình khóm trúc xum xuê. “Khóm trúc” (hoặc đoạn, khúc giữa hai mắt tre) là hình ảnh của tiết tháo “Tiết trực tâm hư”, có nghĩa là ngay thẳng, vì dân vì nước, không xiên xẹo ; tâm có nghĩa là lòng thì trống rỗng, không có gì riêng tư cho bản thân. “Tiết trực tâm hư” tượng trưng cho tấm lòng của người quân tử. Cụ Ngô Đình Diệm trị quốc theo cung cách của người quân tử nên lấy khóm trúc làm biểu tượng, làm lời nhắc nhở cho công chức.

Có lẽ vì bản tính chính trực quang minh của cụ Diệm ( Thể hiện qua Quốc huy nền Đệ Nhất Cộng Hòa là Bụi Trúc "Tiết trực tâm hư") là khắc tinh với sự gian manh xảo quyệt của Hồ Chí Minh, và Hồ Chí Minh đã thấy được sự thất bại sẽ đến với hắn nếu ông Diệm còn nắm chính cương ở Miền Nam, nên Hồ chí Minh đã tìm mọi cách loại trừ cụ, âm mưu sát hại cụ để trừ hậu hoạn cho chế độ Cộng Sản Vô Thần .

Tứ bề thọ địch, một nghịch cảnh đến với nền cộng hoà son trẻ. Vì quyền lợi của Mỹ và đám phản tướng VNCH, nên chúng đã cấu kết ra tay sát hại người chí sĩ suốt đời tận tuỵ với tổ quốc và dân tộc. Thương thay cho số phận của một bậc minh quân trong bối cảnh của phong kiến và cộng hoà với sự ngu dốt đám phản tướng hám danh, không biết đặt quyền lợi đất nước trên quyền lợi cá nhân..


                           
Ngày quân đão chính tấn công vào dinh Gia Long 1.11.1963

 
NHỚ NGÔ CHÍ SĨ

Chí Sĩ quên mình với núi sông
Vì dân vì nước chẳng hề không
Cộng hòa khai lối giòng Dân Việt
Tiên tổ truyền lưu giống Lạc Hồng
Diệt Cộng bài Phong nạn giặc Bắc
Đồng minh kết hữu tình Tây Đông*
Trời ơi ! Oan nghiệt ai mưu giết
Giữa buổi nhiễu nhương đục lẫn trong


(TỐ NGUYÊN )

MỘT NÉN HƯƠNG LÒNG DÂNG LÊN CHÍ SĨ NGÔ ĐÌNH DIỆM
MUÔN ĐỜI TƯỞNG NHỚ BẬC HIỀN MINH, NGƯỜI KHAI SÁNG NƯỚC VIỆT NAM CỘNG HOÀ.

Trịnh Khánh Tuấn, ngày 7.8.2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét