Powered By Blogger
              MÙA XUÂN CHIẾN SĨ    
                                                                     

Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ, một sinh hoạt của quân dân miền Nam trước năm 1975, có thể coi đó là một truyền thống Tết quân đội, để người dân chia sẻ những gian nguy nhọc nhằn với người chiến sĩ VNCH, đó là những con em của mình đang phải chống lại với quân Cộng sản Bắc Việt.


Xưa ở miền nam nhà nào cũng có con trai nhập nhũ, vì thế cứ đến gần Tết dân miền nam khắp nơi tổ chức “Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ” để hỗ trợ cả tinh thần lẫn tài chánh cho các  gia đình binh sĩ. Vào những năm trước năm 1975, sau “Tết Tây” là khắp các tỉnh thị miền Nam với những khẩu hiệu “Vui Xuân không quên ơn các chiến sĩ” được dựng lên nhắc nhở mọi người bổn phận của mình. Không cầm súng ra trận để ngăn chặn bọn cộng sản xâm lược miền Nam được thì cùng góp tay nhau ân cần gửi đến những người chiến sĩ đang xông pha ngoài mặt trận để bảo vệ an ninh cho người dân miền Nam được an vui mà hưởng cái Tết vốn là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc VN mang đậm chất nhân văn. 

Tết đến không chỉ là vui chơi hưởng thụ mà còn là dịp để con cháu nhớ đến ông bà tổ tiên, nhớ đến công lao giữ nước như Kỷ niệm chiến thắng Ðống Ða, hay còn gọi là Tết Quang Trung của mùa xuân Kỷ Dậu 1789 của tiền nhân trong chống giặc xâm lăng và nhớ đến những người chiến sĩ VNCH đang còn di hành trên khắp 4 vùng chiến thuật, để duy trì an ninh cho hậu phường khi chuá xuân về. 

Thế nên, nơi hậu phường hình ảnh người chiến sĩ là những bày tay đang xây đắp cho mùa xuân miền nam được tươi đẹp hơn và mang nụ cười đến cho mọi người trong suốt những mùa xuân trong chiến tranh. Trước sự hy sinh đó,  người dân không thể nào bỏ quên hình ảnh người chiến sĩ đang xây đắp tự do, xây mùa xuân mới trên quê hương VN. 


Mừng xuân tôi không quên đó đây 
Bàn tay ai đang đắp xây 
Ơ bàn tay mang bao niềm vui tới khắp nơi 
Bao chiến sĩ lớp lớp trên vai 
Bước đi non cao sông dài 
Người là nắng tươi trong mùa xuân mới 
(Chiến Sĩ Của Mùa Xuân!
Tác giả: Y Vân & Xuân Tiên)


                                                                       
Người lính VNCH ngoài tiền tuyến “nếu mai (rừng) không nở anh đâu có biết xuân về hay chưa” (nhạc Trần Thiện Thanh) cảm thấy thật ấm lòng khi từ Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ những tấm lòng người hậu phương gói ghém qua những gói quà nhỏ đã đến tận những tiền đồn hẻo lánh cho người lính được “ăn Tết.”


Chiến chinh từ xưa đến nay, dầu xảy ra bất cứ ở đâu đều gây nên nhiều đau khổ, tang tóc. Chuyện cha xa con, vợ xa chồng, gia đình ly tán là chuyện không thể tránh được. Bên cạnh những mất mát về vật lực cũng như tài lực, người dân và nhất là những người lính trận chẳng những đã hy sinh máu huyết của mình, đã bị tổn thương và trở thành phế binh mà đôi khi còn phải bỏ mạng để cho bà con, thân nhân và đồng hương được sống. Vì thế mơ ước quê hương thanh bình là ước mơ của mọi người, từ Quân Cán Chính cho tới phó thường dân, học trò… Nhạc sĩ Hoài Linh và Tấn An đã mượn lời ca tiếng hát chuyển đạt nỗi niềm của những chàng trai khoác áo chiến y vừa mới từ biên cương trở về thăm người yêu ở hậu phương với lời cầu chúc đầu năm chân thành, rất nồng nàn :

Ngày đầu Xuân chúc non nước thanh bình,
Ngày mồng hai chúc cho lứa đôi mình.
Và mồng ba anh chúc cho đôi mắt em xinh,
Má em hồng cho nét Xuân mãi trong lòng anh.
Từ ngoài biên anh vừa về đến, đôi lời trìu-mến chân thành chúc em ...
Đầu Xuân xin chúc Quê hương yên bình Thành đô đến nơi đồng xanh,
Ý lành nước non vươn màu xanh mới đón Xuân thắm trong niềm vui.
Đầu Xuân Lính Chúc



CHIẾN SĨ CỦA MÙA XUÂN



Mừng xuân tôi không quên đó đây
Bàn tay ai đang đắp xây
Ơ bàn tay mang bao niềm vui tới khắp nơi
Bao chiến sĩ lớp lớp trên vai
Bước đi non cao sông dài
Người là nắng tươi trong mùa xuân mới

Mừng xuân tôi không quên bóng anh
Từ lâu bao nhiêu mến thương
Ơ tình thương hai ta cùng lo giữ quê hương
Tay súng thép cứng giữa non xanh
Bước anh đi trên nhịp đàn
Có chim hót vang cho vui lòng anh

Mừng ngày nắng chói mừng đời sống mới hai ta cùng say
Mừng từ bóng núi mừng về khắp lối bốn hướng chung vui
Mừng câu hát dâng vơi đầy
Mừng muôn ý thơ xây đời
Mừng lên cây súng tương lai bàn tay

Mừng xuân tôi không quên chốn xa
Người đi trong muôn sắc hoa
Ơ cành hoa thương yêu đầy sương gió bao la
Sau tấm áo lớn sắc cây xanh
Khắp quê hương hay rừng già
Biết bao mến thương dâng trong mùa hoa
                             


                                                Mùa Xuân Đó Có Em Đan Nguyên

Người chiến sỉ VNCH có được 20 mùa Xuân, trong đó chỉ vỏn vẹn 4 mùa xuân là đầm ấm, hạnh phúc và thanh bình với gia đình trong những năm đầu của hiệp định Genève 1954.
Đó là những mùa Xuân Dân Tộc đích thực trong thuyền thống nhân văn của mấy ngày đầu năm của miền Nam VN.



Trong khi mọi người ở hậu phương, từ thôn quê đến Thành phố đang chờ đón nàng Xuân, chờ đợi Giao Thừa về để đốt pháo mừng năm mới thì có rất nhiều người lính trận của Quân lực VNCH không có được diễm phúc này. Nhạc sĩ Nguyễn văn Đông đã mượn lời nhạc phát họa nên một khung cảnh buồn, đơn lẻ mà khi tiếng hát được cất lên chúng ta không thể nào quên được hình ảnh người lính đang đồn trú nơi rừng sâu giữa lúc Quê hương còn chinh chiến :

Đón Giao Thừa một phiên gác đêm.
Chào xuân đến súng xa vang rền.
Xác hoa tàn rơi trên báng súng.
Ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá rơi.
(Phiên Gác Đêm Xuân của Nguyễn văn Đông)


                                       

Bao nhiêu năm đã qua đi, người lính VNCH xưa từng ít khi được hưởng Tết trong không khí đoàn tụ của gia đình, nay cho dù có phải ở ngoài nước, yên ấm với người vợ hiền chung thủy, với những đứa con có đứa đã theo nghiệp binh đao như cha anh, nhưng vẫn không quên được những giây phút giao mùa trong Ðêm Trừ Tịch nơi chiến trường xưa, xúc động trước chiếc bánh còn ấm hơi người hậu phương, trước lá thư kín 4 trang giấy học trò của người em gái hậu phương chưa một lần gặp mặt. Chỉ còn biết nhìn mai nở mà nhớ đến xuân, nhớ đến người yêu bé nhỏ....nhớ những đêm giao thừa, nhìn ánh hoả châu rơi thay pháo hoa chào nàng xuân đến. 


Bốn mươi mốt năm đã qua, nhưng không khí “Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ” vẫn còn là hình ảnh đậm nét trong lòng một thế hệ mà nay đều đã trọng tuổi. Những “người em gái hậu phương,” những cô nữ sinh trinh trắng, những cô thôn nữ dịu hiền trên khắp đồng ruộng miền nam cặm cụi viết từng lá thư, gom góp từng đồng bạc quà sáng, tất tả trong các chợ Tết để mong có được một chút quà Tết cho những người lính chiến VNCH, người yêu của mình  “Xuân này anh (con) không về” có được chút hơi ấm gia đình nơi tiền đồn heo hút hay trấn giữ trận địa mà địch quân lúc nào cũng có thể vi phạm lệnh hưu chiến,  để người dân VN được hưởng cái Tết trong thanh bình, nghe được tiếng pháo ròn tan thay vì “đêm đêm phải nghe tiếng đại bác” như nhà văn Nhã Ca đã viết. Xuân đến với người lính xa nhà đôi khi ở tiền đồn....trong rừng sâu, nhớ đến mẹ già nhưng đành hẹn đến mùa xuân sau.....sẻ về thăm mẹ hiền.

Những người lính ấy, có thể là người anh trong gia đình, người em vừa ra khỏi cổng trường trung học, người yêu chưa kịp cưới, người chồng vừa “cưới nhau xong là đi”... Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ là một hộp thư lớn gom góp biết bao ân tình giữa người hậu phương với người nơi tiền tuyến.

Khi Hồ chí Minh nhận lệnh của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản bành trướng Chủ Nghĩa Cộng Sản, năm 1959 họ Hồ đã cho thiết lập đường mòn Hồ Chí Minh, tức đường Trường Sơn, để đem quân và vũ khí vào miền Nam VN, thực hiện bước đầu mộng nhuộm đỏ toàn vùng Đông Nam Á. Và đến năm 20.12.1960 khi công cụ ngoại vi của Cộng Sản Bắc Việt ra đời, thì chiến cuộc tại miền Nam bắt đầu leo thang...mải đến ngày 30.4.1975.

Thời gian nầy những người chiến sỉ VNCH phải ghì chặt tay súng vào những ngày đầu năm, để giữ nét thanh bình về cho nhân dân miền Nam. Họ đã hy sinh dáng xuân của ngày đầu năm mới, để bảo vệ sự ấm áp cho đồng bào mình trong lúc mai vàng nở rổ và khoe sắc trên khắp nẻo đường đất nước.


Người lính VNCH rày đây mai đó, tung hoành khắp 4 vùng Chiến thuật. Khi được nghỉ phép trở về nhà để mong tìm gặp lại nàng Xuân, người yêu, nhưng định mệnh nghiệt ngã làm họ chỉ còn biết tiếc thương những mùa Xuân đã đi qua. 

Bước sông hồ như đắm như mơ.
Trở về đây khi gió sang mùa.
Mong ước tìm cô gái Xuân xưa, cho vơi bao niềm nhớ.
Có ngờ đâu Xuân vắng người thơ.
(Đón Xuân này nhớ Xuân xưa của NS Châu Kỳ)


Nhìn lại tất cả mùa Xuân từ năm 1954 đến năm 1975, thì người chiến sỉ cộng hoà mất mát rất nhiều những mùa xuân dân tộc, vì tình nước trên trên tình nhà, tình yêu thương đồng bào ruột thịt đang bị dày xéo trước giặc xâm lược từ phương bắc. 

MẬU THÂN, MÙA XUÂN TÀN KHỐC CỦA CHIẾN TRANH

Một mùa xuân đáng nhớ nhất trong đời người lính VNCH, đó là muà xuân Mậu Thân năm 1968. Vào năm này, cộng sản Bắc Việt đề nghị với phía VNCH là đôi bên đình chiến trong 3 ngày tết nguyên đán, để binh sĩ có dịp xả hơi về thăm gia đình và ăn Tết.... 

Theo thường lệ hàng năm vào dịp Tết, Cục Tâm lý Chiến mở chiến dịch Chiêu hồi và tổ chức Cây mùa xuân chiến sĩ khắp nơi hoặc trong các quân y viện cho các thương bệnh binh và các trại gia binh khắp nơi trên 4 vùng chiến thuật. Nhiều đoàn thể phụ nữ và học sinh khắp nơi đã hưởng hứng cây mùa xuân chiến sĩ do Cục Tâm lý Chiến/TCCTCT tổ chức, nhiều đoàn văn nghệ thuộc biệt đoàn VN/TƯ cũng tham gia. Cây mùa xuân chiến sĩ được tổ chức long trọng khắp nơi.



Năm đó tại riêng tại Sài Gòn, Đại Tá Văn Văn Của, Đô Trưởng Sài Gòn Gia Định đã có sáng kiến đưa rừng hoa Đà Lạt, Lái Thiêu, Hóc Môn về chợ hoa đường Nguyễn Huệ trong ngày 30 tháng giêng 1968, cũng là ngày 30 tết.  Sài gòn như ngày hôi của nam thanh nữ tú trong dịp xuân về. Những hình ảnh chiến tranh tạm vắng trong mấy ngày cận tết Mậu Thân với dân Sài Gòn. 

Đến nửa đêm giao thừa, tiếng pháo ròn rã khắp nơi trộn lẩn với tiếng súng của cộng quân, cộng sản lợi dụng tiếng pháo giao thừa để nổ súng vào QL.VNCH, theo lệnh của hồ chí minh, phá bỏ lệnh đình chiến, tấn công vào khắp các thành phố miền nam VN, mà chúng gọi là Tổng tấn Công Tết Mậu Thân 1968.  Các chương trình  của đài phát thanh lúc đó vẩn phát thanh thường lệ các chương trình đón xuân. Tới sáng mồng một tết, dân sài Gòn mới nghe ông Kỳ lên tiếng trên đài Phát Thanh Quân Đội kêu gọi quân nhân các cấp trở về trình diện đơn vị- Ông Thiệu,lúc đó đang còn ăn tết nơi nhàvợ ở Mỹ Tho. Từ 1968, vào những lúc xuân về là người chiến sĩ VNCH phần lớn không còn được ăn tết với gia đình, chỉ còn ở lại đơn vị hoặc phải hành quân để lùng địch phá hoại mùa xuân yên tỉnh của nhân dân miền nam.                                                        


Để bù đắp phần nào những mùa xuân đã mất trước 1975 và sau 1975 trong các trại tù cải tạo. Tôi, người lính già xa quê hương, xin mượn những ca khúc với chủ đề xuân, đễ gợi ấm lại hương Xuân của những người cựu chiến sỉ các cấp của quân lực VNCH, đang còn hiện diện khắp nơi trên quê hương VN hay đang còn nơi nào đó ở Hải Ngoại.


Mừng xuân Bính Thân 2016, không quên nhớ về các thương phế binh, cô nhi quả phụ tử sỉ VNCH đang còn sinh sống cơ cực tại quê nhà, kính chúc các chiến hữu trong tình Huynh đệ chi binh, anh chị, em..các cháuhậu duệ, một năm mới đầy sức sống và niềm tin vững chắc vào ngày toàn thắng của người Việt tự do trên quê hương VN.

Ngày hộị của dân tộc chắc chắn không còn xa nữa, t
ất cã chiến hữu chúng ta sẻ có dịp cùng nhau nâng cao "ly rượu mừng" chúc sức khoẻ... mừng mùa xuân tộc đoàn tụ trong không khí dân chủ tự do .

Những dịp Xuân về,  là những dịp đốt nén hương lòng, tưởng nhớ đến công ơn của các chiến sỉ VNCH đã vị quốc vong thân trong các mùa xuân của nền đệ nhất và đệ nhị Cộng Hoà. Nhớ đến các chiến sĩ HQ.VNCH đã hy sinh trong trong trận hải chiến Hoàng Sa vào những ngày cận xuân Giáp Dần 1974 ( 19.1.1974).


BÀI ĐỌC THÊM:

MÙA XUÂN CHIẾN-SĨ
http://www.trinhnu.net/van/97843


Nhớ về những mùa Xuân chiến sỉ năm xưa...
Trinh Khanh Tuan(6/6/2014) viết lại ngày 1.2.2016
                                                     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét