Powered By Blogger

TRANG THƠ VIỆT QUỐC                                                              






           
                                                

Mỗi ngày tự dở lại một vài trang sử ra đọc thì mới thấy muôn vàn công lao của Tiền-nhân dựng và giữ Nước thiệt là khó khăn biết dường nào. Nghĩ đến trong lòng nghe thiệt là chua xót. Từ động cơ đó thúc đẩy chính lòng mình viết kể lại bằng văn vần một cách rất tóm lược và mong là được chia sẻ chung đối với mọi người còn quan tâm đến vận mệnh đất nước. Nhất là giới trẻ đã và đang nuôi trong lòng một hoài bảo trước sự thách thức của hoàn cảnh đất nước đang là thời hết sức nghiệt ngã:
Dở lại từng trang sử Quốc Dân
Nhìn kia! Sông núi nhỏ thêm dần
Nghe đau trải khắp buồng tim-não
Chẳng lẽ tới ngày đốt nén nhang...?
Hết lòng chân tình mà nói rằng, nếu mỗi năm đến ngày lễ lại tụ về cùng nhau hàn huyên tâm sự trong mỗi ngày giỗ thì có biết làm gì hơn so đối với xương máu của Tiền-nhân đã đổ ra non một thế kỷ rồi, mà cho đến giờ này nhìn lại đất nước vẫn nghèo đói, đời sống dân cư mỗi ngày thêm chật vật, văn minh thì mỗi ngày càng lùi lại và trở nên chậm tiến trên nhiều mặt đối với sự tiến bộ của nền văn minh trên cộng đồng thế giới. Còn đất nước mỗi ngày mỗi nhỉ hẹp dần, nếu không muốn nói sự hèn nhát của đảng cộng sản Ba Đình bị Hán cộng bao vây và không chế vì cộng sản Ba Đình rất hèn chỉ làm nhục dân tộc mà thôi.
Không phải chỉ có thế mà còn làm suy vi cả nền nhân chính và biến xã hội mỗi ngày càng truỵ lạc nữa là khác. Nền độc lập và chủ quyền quốc gia thì luôn luôn bị đe dọa từ phương Bắc (Hán cộng) sau cái goị là ''Hội nghị thành đô'' vào ngày 03 và 04.09.1990. Nếu mãi còn tiếp diễn như thế sẽ có ngày mất nước là chuyện dĩ nhiên không tránh được:

Chiến-sĩ Quốc Dân làm lịch sử
Quên mình tiếp nối bước Cha Anh
Đi đòi độc lập chung hoài bảo
Chết sống kề bên vẫn phải giành...

Càng quan tâm và nghĩ đến thì càng thấy như dần xa quê hương vì mỗi ngày tuổi càng cao sức khoẻ càng kém, thì chắc gì sẽ có ngày trở lại đặt chân lên quê hương cùng hàng trăm hàng triệu người dân từng đã đoạn đành bỏ nước ra đi sau Quốc-nạn 30.04.1975. Hàng trăm, hàng triệu người cùng đi chung trên chiếc thuyền đinh mệnh, hay có thể gọi là chiếc thuyền ''VONG QUỐC'', có chung một ước mơ cỏn con là được đặt chân xuống quê hương với sự tự hào một ''Văn hiến chi bang'' nhỉ!

Càng đọc mới thấy mình nhỏ bé
Mà sao không kể chuyện giang san
Những Người-bất-tử qua dòng sử
Khởi nghiã: Nay là Tám bốn năm.

                                                             

Gợi lại sự hy sinh cao cả của nhũng Chiến-sĩ Cách-mệnh Việt Quốc, thì tự biết thân phận mình rất nhỏ bé đối với quê hương xứ sở mà mình được hãnh diện đã trưỏng thành từ đó. Trừ khi mình có được một Cộng-đồng Tỵ-nạn Cộng sản Ngươỉ Việt trên thế giới nói chung, quốc gia mình cư ngụ và từng địa phương nói riêng đùm bọc nhau trong mọi hoàn cảnh trên quê hưong xứ người, thì hẳn nhiên là sẽ không còn nhỏ bé nữa! Và thậm chí không còn cảm nghĩ thấy xấu hổ so với Cộng Đồng Người Do Thái sau 2000 năm lưu lạc trên thế giới của người dân da trắng nhỉ!

Nhìn thấy người ta nhớ cổ nhân
Tính ra trên dưới một ngàn năm
Giặc Ngô độ hộ đâu đồng hóa
Bản sắc Rồng Tiên vẫn chính nhân:

Đất nước mà chính bản thân của từng thế hệ sinh ra và lớn lên dưới thời nưóc Việt Nam Cộng Hoà, mà chính bản thân của mỗi người học trò được dẫn dắt, tôi luyện để trưởng thành một người công dân đúng nghiã đối với quốc gia dân tộc là môn học: ''CÔNG DÂN ĐỨC DỤC'' từ lúc còn tiểu học. Và bên cạnh những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ..., và bài hát ru con của mỗi bà Mẹ Việt Nam mà tồn tại.
Trải qua từng thời đại từ thời dựng và giữ nước mà có một nền văn hóa lâu đời, một truyền thống bất khuất, nên trong bất kỳ thời đại nào, hay cuộc xâm lăng nào đều do từng thế hệ Tiền-nhân tự bảo vệ, dù thịnh suy nhưng độc lập không thể nào dững dưng mà tự mình đánh mất; hay vọng ngoại từ thế lực bên ngoài để giày xéo nòi giống và biến nền độc lập trở thành từng mảng, thì lịch sử hẳn nhiên xác quyết đó là cuộc xâm lăng từ thế lực ngoại nhân, chứ không thể vu vơ gọi là nội chiến được. Bởi vì do thế lực bên ngoài tác động và không thề dựa vào bất cứ từ sở luận nào, hay lối biện bác sự sai lầm từ cơ bản được?
Đôi dòng tâm tình trên, Nhất Tâm tôi xin chia sẻ những bài văn vần một cách tóm lược về một đảng Cách- mệnh Tiên phong, từ sau ngày Sinh Viên Nguyễn Thái Học đến gặp Va-ren, tên toàn quyền Đông Dương, trình với y bản điều trân về sự cải cách:
Nhất Tâm tôi xin trích đoạn trong tác phẩm: ''Nguyễn Thái Học; của tác giả Nhượng Tồng để thấy sự thật của tình thế đất nước vào lúc bấy giờ:
'' 1926
Trong hồi Âu chiến trước, nhà cầm quyền Pháp dụng tâm ru ngủ tinh thần dân tộc của ta bằng câu chuyện ''Việt Pháp đề huề!'' nhưng... như một câu nói chua của tôi hồi bấy giờ ''tay phải giơ ra nói đề huề, tay trái luồn xuống lần xưng móc túi''.
Ở Bắc Việt, họ mở ra tờ báo Nam Phong, lại lập ra hội Khai Trí Tiến Đức, để làm cơ quan cho chính sách ngu dân ấy!
Dân ta trúng kế hơn mười năm, thực dân được cao gối ngủ yên trên xướng máu của đồng bào ta!
Giấc ngủ ấy ngon lành đến năm 1925, chúng mới giật mình! ...Giật mình vì tiếng của Liệt-sĩ Phạm Hồng Thái ném bom toàn quyền Méc-lanh khi qua Sa Điện.
Các bạn thứ cho tôi, ở đây không phải chỗ để kể đầu đuôi câu chuyện ấy, chỉ biết rằng, vì việc đó mà chúng phải cố lùng bắt cho được nhà chí sĩ Phan Bội Châu ở ngoại quốc về, rồi chúng phái toàn quyền Va-ren sang. Va-ren là một lãnh tụ của đảng xã hội Đệ nhị Quốc tê nước Pháp. Ông tự xưng là tin đồ trung thành của Các Mác với Đô Rét! Rồi cài bài kèn đề huề đã hồ tịt lít kia lại được bị chiếm nước và bán nước phùng mang thổi lên cực kỳ náo nhiệt!
Tin vào chủ nghĩa xã hội, tin vào các đảng quốc tế, nhà lãnh tụ còn trẻ ngưởi non dạ của chúng ta mắc lỡm. Năm 1926, anh Học khi ấy còn học trong trường Cao đẳng xin vào yết kiến và đưa một chương trình yêu cầu cải cách lên Va-ren. Khi vào tiếp kiến, quan Toàn quyền xồm râu làm ra trò niềm nở ân cần! Nhưng khi ra, Anh được tụi mật thám xúm lại khám mình và dọa nạt! Anh chưa thất vọng, còn gửi cho Va-ren một bức thư điều trần nữa! Lần này khi bức thư không được trả lời. Và sau một hồi vơ vét cho nặng túi, sau khi ký thêm cho dân Bảo hộ mấy đạo nghị định thắt cổ, nào là cấm bán những gì cần dùng cho thuốc Bắc, nào rút cho thêm hẹp quyền ngôn luận, ông Va-ren liền cuốn gói về Tây!
Va-ren cút! Bát-ki-ê sang! Anh còn chưa nãn chí hoàn toàn! Hồi tháng 6 năm sau (1927), anh còn xin phép Thống sứ ra một tập tạp chí nửa tháng, lấy tên là Nam Thanh. Mục đích tạp chí là nâng cao trí, đức, thể dục cho nhân dân, khuyến khích họ bỏ lối thích danh hảo, thích làm quan mà chú trọng về nông, công, thương nghiệp.
Một cơ quan dạy khôn nhau như thế, lại chủ trương do một tay có chí khí, có nhiệt tâm, đời nào họ cho phép!
Thích làm quan, thích ông nọ, bà kia, chính là cái giây xích, giây thừng để xỏ vào mũi, khoác vào cổ những tên trí thức xứ này (thực dân Ba-đình-phủ dưới sự khống chế của thực Hàn cộng cũng dùng thủ đoạn tương tự như thục dân Pháp, đã non một thế kỷ (1954-2014)- Huỳnh Nhất Tâm) đặng sai làm ngựa, làm trâu, nếu không phải làm trành, làm chó! Còn nếu đồng bào ta lại biết hiệp lực nhau mà mở mang thực nghiệp, thì tư bản Pháp cỏn hòng gì chiếm lĩnh được kinh tế? Lũng đoạn được lợi quyền? Tuy nhiên, cái thâm ý ấy khi nào chúng chịu nói ra! Chúng không cho Anh mở báo, lấy cớ rằng Anh đã gian trá trong sự để chỗ ở. Trong giấy Anh để là 56 phố Hàng Quạt. Nhưng thục anh ở chung với nhóm Nam Đồng Thư Xã, một nhóm có tư tưởng bài xích chế độ thực dân.
Nhưng đâu có phải thế! Hồi ấy anh ở Hàng Quạt thật! Chảng qua Anh hay đi lại với tụi tôi thế thôi.''
Và cũng từ đó đảng Cách-mệnh Tiên-phong ra đời vào đêm Gíang Sinh 25-12-1927; Khởi-nghĩa 10-02-1930 tức năm Canh Ngọ. Và cuối cùng viết lên trang Huyết-sử 17-06-1930.
Một cách tóm lược theo sử liệu của các nhà văn hóa, sử gia để lại, là một kho tàng và cũng là một tài sản tinh thần vĩ đại lắm đối với Việt-tộc, mà Nhất Tâm tôi xin chia sẻ có thè gọi là TRANG THƠ VIỆT QUỐC:

                                                       
                                     

MÁU NỞ HOA


Tưởng nhớ Tiền-nhân vì Độc-lập

Xã thân: Lập Đảng cứu sơn hà.
Đưa dân thoát khỏi vòng nô lệ
Cách mệnh chưa thành máu nở Hoa.
Vĩnh Nhất Tâm 24-12-2010
ÐÓA HOA MÁU
Dân Lạc Việt từ thời lập quốc
Trải qua bao chiến cuộc thăng trầm.
Vẫn sừng sững mấy ngàn năm,
Vang lừng một cõi, cháu con Lạc Hồng...
Thực dân Pháp ngông cuồng tự đại,
Đâu khác chi vô lại một loài.
Sáu mươi năm, một chuỗi dài,
Người người sau trước quyết bài thực dân.
Vì bạo ngược, vô luân quá độ
Đày dân ta khốn khổ vô cùng.
Máu da nhuộm thắm non hùng,
Ngọn cờ Độc Lập vững vàng một phương.
Dân tộc Việt trước phường thảo khấu,
Đã bao phen tranh đấu không ngừng.
Ví như Thư Xã Nam Đồng,
Quyết vì đại nghĩa cho tròn chí nhân.
Nguyễn Thái Học trái tim quả cảm,
Gặp Va-ren trao bản điều trần:
Bao nhiêu nguyện vọng tối cầ,
Mở mang dân trí, canh tân nước nhà.
Nhưng bọn chúng dần dà kiếm chuyện,
Dở thêm trò đê tiện hại dân.
Đúng là một lũ thực dân,
Xiết dân càng chặt, mọi phần khắt khe.
Vì dân tộc nhất tề lập chí,
Cùng anh em tính kỹ trước sau.
Cuối năm Hai Bảy (1927) bắt đầu,
Nam Đồng Thư Xã quyết trao tấm lòng.
Lập nên Đảng trong vòng bí mật,
Ðánh thực dân, vốn thật manh tâm.
Phải cách mệnh, mới canh tân,
Chung lòng giành lại giang sơn của mình.
Nhân dịp lễ Giáng-Sinh trần thế
Đảng Quốc-Dân tuyên thệ ra đời
Thế thiên hành đạo cứu người
Diệt loài cường bạo, người người cùng đi.
Thực dân Pháp chỉ vì trục lợi
Dân nguyện lòng không đội trời chung
Quyết tâm một trận thư-hùng
Dẹp quân xâm lược, đuổi phường thực dân.
Sau vụ giết Ba-gianh bại lộ
Pháp bắt đầu truy tố lung tung
Trùng trùng mật thám vây lùng
Bắt người vô tội hành hung đủ điều.
Đảng tới lúc đối đầu trực diện
Từ trung-ương cho đến hạ tầng
Lo cho kế hoạch chu toàn
Định ngày khởi nghĩa đuổi quân tham tàn.
Mọi dự liệu sẵn sàng tử chiến
Quyết hoàn thành tâm nguyện non sông
Mang dân ra khỏi cùm gông
Ngọn Cờ Cách-Mệnh sáng hồng lửa thiêng.
Ngày khởi nghĩa dậy miền đất Bắc
Mười tháng Hai (10-2), cờ phất tung bay
Khắp trên tất cả kỳ đài
Đất rung, núi chuyển, trời lay, biển gào.
Máu Cách-mệnh tô cờ Độc-lập
Hoa Tự-do rộ khắp ba Miề.
“Không thành công cũng thành nhân!”
Di ngôn Thái Học góp phần biểu dương.
Dân tộc Việt một lòng nối chí
Tuốt gươm thiêng, hùng khí: không hàng
Ngày Yên-Bái, nhắc dân gian
Nghiêng mình ngưỡng mộ một trang anh-hùng.
Lên máy chém ung dung, tự tại
Người từng người sắc thái oai-phong
Mười Ba Thủ Cấp Anh Hùng
Máu hồng lai láng đã phun pháp trường.
Gương chính khí can trường, bất khuất
Đầu từng người lần lượt rơi theo:
“Việt-Nam vạn-tuế!’’ tung hô
Mười Ba Dũng Sĩ ghi vào sử xanh.
Dù chí lớn chưa thành đại nghiệp!
Cứu muôn dân trên khắp ba Miền
Lương dân thống khổ triền miên
Thực dân đô hộ: xích xiềng, máu, xương.
Gương bất-khuất con Hồng, cháu Lạc
Trang sử Thiêng ghi tạc lòng son
Gương xưa: bất khuất, trường tồn!
Thời nay không để nước non suy tàn!
Vĩnh Nhất Tâm 17/06/2000
HỒN YÊN BÁI
Yên Bái vọng vang một góc trời
''Lời Thề Non Nước'' sẽ khôn nguôi
Muôn đời trang sử: “Thành Nhân” ấy!
Thế hệ theo sau sẽ đáp lời.
Nối nghiệp Cha Ông quyền tự chủ
Giang hà một cõi Bắc liền Nam.
Không vì danh lợi làm tôi tớ
Ngụy sử như Hồ - bán nước Nam.

Vĩnh Nhất Tâm 17/06/2000

                                         
                                   


                                                       

NHỚ NGÀY VIỆT QUỐC RA ĐỜI

1
Nhớ ngày Vìệt Quốc (*) ra đời
Nam Ðồng Thư Xã... một lời chung thân (*)
Quyết tâm lập đảng Quốc Dân:
Cứu nguy xã tắc, cứu dân khốn cùng...
2
Tám mươi năm (*) những tấm lòng
Cùng Tâm Thức Việt tiếp dòng sử xanh (*)
Biết bao chí sĩ đấu tranh
Noi gương bất khuất hùng anh thuở nào.
3
Nước Nam độc lập chưa nào?
Theo sau thảm họa...giặc Tàu lấn xâm
« Tằm ăn dâu » của đất liền (*)
Biển Ðông dậy sóng ... chẳng yên? Ðau lời!
4
Ngàn năm không đội chung trời
Trường Sơn còn đó, vẫn còn Nam bang
Chủ quyền lãnh hải rõ ràng (*)
Còn con dân Việt, Trường Hoàng (*) còn kia!

Vĩnh Nhất Tâm 25.12.07

                                     

Chú thích :
(*) Việt Nam Quốc Dân Ðảng hai cách viết tắt là V.N.Q.D.Đ hay Việt Quốc. Sinh ra đời vào ngày 25.12.1927.
(*)Trong cuốn sách Nguyễn Thái Học có đoạn ghi rằng : « Anh Học khi ấy học trường Cao đẳng Thương mai. với các anh em Cao đẳng, bọn « Nam đồng thư xã » chúng tôi thường liên lạc để làm các việc tuyên truyền , hợp với
mục đích của chúng tôi. Ví dụ như truy điệu : cụ Phan Tây Hồ, cụ Lương Văn Can ; mở các lớp dạy cho anh em lao động học biết chữ quốc ngữ (các lớp học này, mở tại các trường tư trong các đô hội như Hà nội, Hải phòng, Nam định.
Học sinh được phụ cấp bút, giấy. Sau bị nhà cầm quyền Pháp cấm chỉ). Vì thế chúng tôi quen với anh Học và sự đi lại mỗi ngày một thêm thân . Ðến cuối
năm 1927, thì Anh cùng anh Mịch lên ở hẵn với chúng tôi. Chúng tôi đã trở nên những người « Ðồng xu cuối cùng » . Nghĩa là « còn cùng ăn, hết cùng nhịn ! » (Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống)
(*) 1927- 2007
(*)Tâm Thức Việt : những người đồng chí hướng cho Dân Chủ, Tự Do và Ðộc Lập của Nguyễn Thái Học vẫn tiếp tục nối bước theo di ngôn của Ông:
« Chúng tôi chắc đi chết đây ! Các anh sống lại, cứ công nào việc ấy nhé! Cờ độc lập phải nhuộm bằng máu ! Hoa tự do phải tưới bằng máu! Tổ quốc còn cần đến sự hy sinh của con dân nhiều nữa ! Nhiều nữa! Rồi thế nào cách mệnh cũng có hengày thành công »
(*) Trong nước cảnh đồng hóa đã nhan nhãn ở trường học, là một điều hết sức nguy hiểm và có thể đưa đến nạn vong quốc nếu toàn dân không thức tỉnh
(*) Theo công hàm của Phạm Văn Đồng gửi cho Chu Ấn Lai xác nhận Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc lãnh hải Việt Nam. Ðó là cách trả nợ gián tiếp cho Hán Cộng về chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa thuộc lãnh hải của Tổ tiên Việt Nam
(*) Trường Sa và Hoàng Sa


ĐẠI TANG YÊN BÁI 17.06.1930

                                                   



Lễ Tưởng-niệm - Mười tháng Hai - Khởi-nghĩa
Góc trời Nam vọng lại tiếng chung lòng.
Đem máu mình tô điểm dải non sông,
Cờ-độc-lập nhuộm thêm màu Huyết-sử.
Tiếp sự nghiệp Trưng Vương: Nền Tự-chủ,
Ơ vào đầu thiên kỷ đuổi xâm lăng.
Đã từng làm Đông Hán đến hoang mang
Hán quang Vũ phải liền năm khó ngủ.
Nay, con cháu vì Tự do, Dân-chủ,
Mười tháng Hai, trời se lạnh vào xuân.
Những Con-người Bất-tử vẫn bền gan,
Quyết khắc phục để thu về lãnh thổ.
Thật oan nghiệt! Sách còn ghi lại rõ:
Cùng giống nói đánh Pháp cứu giang sơn.
Mà Đông-đương Cộng-sản đảng tranh hơn,
Báo cho Pháp bằng truyền đơn tố cáo!
Nguyễn Thái Học nghe: Đảng -viên trình báo ,
Ông: -không tin đảng cộng sản cam tâm.
Giúp thực dân để giết hại ''anh em'',
Nhưng thực tế còn tớm hơn thế nữa!
Cùng nòi giống, không thể nào như rứa!
Chung một lòng đuổi bọn giặc ngoại xâm.
Cứu đồng bào và giành lại giang san,
Dân một giống khi gịặc thù cướp nước.
Bậc Lãnh-tụ đặt nước nhà lên trước ,
Không bao giờ xem nhẹ nghĩa anh em.
Lòng bao dung như một bậc thánh hiền,
Chính là ánh Hào-quang thời Yên Bái!
Ngày-khởi-nghĩa, Mười tháng Hai thất bại,
Nhưng muôn đời là tiếng vọng non sông.
Lúc sơn hà nguy biến một lòng chung,
Không danh vọng... vì quyền riêng phe phái!

Huỳnh Nhất TâmNgày 10.02.năm 1990 tức là Mồng một Tết năm Quý Tỵ.

  * "Trong những giờ phút quan trọng ấy, cán bộ ĐDCSĐ rải truyền đơn khắp nơi tố cáo VNQDĐ tấn công Bắc Kỳ, cô Giang cầm tờ truyền đơn trao cho Nguyễn Thái Học xem, Nguyễn Thái Học đập bàn thét to:
-''Tôi không tin! Vì có thể nào anh em cộng sản lại có thể hành động như thế được!''. Theo sách ''Việt Nam Quốc Dân Đảng - Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại 1927-1954''. (Tác giả Hoàng Văn Đào, trang 108).
* Phần chữ nghiêng là ý của vị Lãnh-tụ Nguyễn Thái Học, tức là Đảng Trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng nghĩ như thế.

VỊ ANH HÙNG BẤT TỬ

                                                                   

Nguyễn Thái Học, vị anh-hùng bất tử!
Như thái dương ngời sáng dãy non hùng.
Người ra đi viết lên trang huyết sử,
Tỏ uy-linh giống cháu Lạc, con Hồng.
Một dân tộc mấy ngàn năm từng trải,
Một trời Nam bừng sáng dậy muôn trùng.
Dù cho phải chịu đầu rơi, máu chảy,
Tiếc chi thân khi dân tộc khốn cùng!
Tay bị trói, chân mang còng xiềng xích,
Ra pháp trường vẫn phong thái hiên ngang.
Dù cách-mệnh chưa hoàn thành chủ đích
Nhưng niềm tin, ý chí đã “thành nhân”
Vĩnh Nhất Tâm 17/06/2000

                           

MÀU CỜ YÊN BÁY

                                                               
                        Trên cùg là cớ VNCH, bên trái phía dưới  là cờ nghĩa quân trong ngày khởi nghĩa, 
                                                             bên mặt là cờ VNQDĐ               

Vào dịp Tết, Tám Mốt (83) năm về trước,

Mười Tháng Hai, Ngày Việt Quốc (*): Sử ghi:
-Cờ Khởi Nghĩa tung bay miền Đất Bắc,
Quyết một lòng cứu đất nước lâm nguy.
Nối nghiệp lớn của giống nòi, nước Việt
Những Anh Hùng Yên Bái, đất phương Nam.
Thật vĩ đại, nối chân dòng bất khuất!
Không chung trời với bọn giặc xâm lăng.
Máu yêu nước, viết lên trang huyết sử,
Cả sơn hà vọng lại trống Mê linh.
Đuổi giặc Hán, lập nên nền Tự Chủ,
Đã trở thành chân lý: một-niềm-tin.
Cờ Yên Bái, ngàn sau lưu Huyết-sử:
Vì giống nòi, vì dân tộc hy sinh.
Chính di-ngôn là niềm-tin-bất-tử (*)
Đem máu mình trang trải nỗi điêu linh.
Cuộc Khởi Nghĩa dẫu chưa thành ước vọng
Lúc Đoạn Đầu rạng khắp ánh hào quang.
Khi Nhật Nguyệt hòa chung dòng máu nóng,
Cả đất trời, soi sáng cõi Nam bang.
Đó là sự kết tinh từ văn hiến
Trải bao đời vì nước của Tiền-nhân
Cờ Yên Bái mãi ngàn năm bất biến,
Là tấm gương thế kỷ đã “Thành Nhân”.
Gương bất khuất nối theo nhau bất tận
Khi sơn hà gặp phải nạn xâm lăng.
Mấy ngàn năm còn lưu trang di hận,
Không thể nào quên được đức Hùng anh.
Dòng Việt-tộc đã rõ ràng sau trước
Mảnh dư đồ hòa da thịt, máu xương.
Từng thế hệ luôn xã thân vì nước
Không thể nào đồng lõa với tai ương.
Hết phương bắc tới phương Tây xâm lược
Chuỗi thời gian ngót thế kỷ đau thương.
Nguyễn Thái Học nối chân người đi trước
Hai năm (*) hơn, thế bắt buộc chung đường.
Máu Cách Mệnh, Mười Tháng Hai chứng tỏ,
Đã rõ ràng về triết Việt xưa nay:
Nền Độc Lập phải trở về nguyên chủ,
Chưa đời nào chịu nhận giặc cầu may (*).

Vĩnh Nhất Tâm 17/06/2011


(*) Việt Nam Quốc Dân Đảng
(*) « Chúng tôi chắc đi chết đây ! Các anh sống lại, cứ công nào việc ấy nhé! Cờ độc lập phải nhuộm bằng máu ! Hoa tự do phải tưới bằng máu! Tổ quốc còn cần đến sự hy sinh của con dân nhiều nữa ! Nhiều nữa! Rồi thế nào cách mệnh cũng có ngày thành công »
Di ngôn của Nhà Cách Mệnh NGUYỄN THÁI HỌC
(*) 25/12/1927-10/02/1930
(*) Ám chỉ Trần Kiện đời Trần, ...; Lê Chiêu Thống cuối đời Hậu Lê, Hồ Chí Minh và đồng bọn thời Ba-đình-phủ, quy thuận và rước giặc về và thỉnh một di sản ngoại nhân và trắng trợn phản bội tiền nhân và nhờ kẻ thù truyền kiếp để phá nát giang sơn.
(*) Ý của tác giả muốn biểu thị lãnh thổ phải trả lại cho dân tộc từng là chủ quyền của lãnh thổ đó từ thời nguyên thủy.

                                                         



HÀO QUANG YÊN BÁI (17.06.1930 - 17.06.2012)

                                     

Trang Huyết-sử là hào-quang Yên Bái!
Trước bạo cường vẫn con cháu hùng-anh.
Vì giống nòi đem máu viết sử xanh,
Giành độc lập, cứu dân và xã tắc.
Cờ Yên Bái tạc ghi trong sử sách
Từng lớp người Việt Quốc: Chết vì dân (1).
Dương ngọn cờ Dân-chủ quyết chung thân,
Dù phải thác trong phút giây khắc nghiệt (2).
Vị lãnh đạo trước những giờ khẩn thiết,
Nghe Cô Giang trình báo: - Có truyền đơn.
Ghi rõ ràng: - …Quốc Dân Đảng tấn công,
Nguyễn Thái Học thét to: “…Không thế được!”
Giờ đã điểm: Hy sinh vì dân nước!
Việc không thành là tiếng vọng về sau
Giống Tiên Rồng từng trang sử khắc sâu
Sự hưng phế là nguồn căn triết đạo.
Chết vì nước là tấm gương Quốc-đạo
Giống Lạc Hồng lập quốc thuở khai thiên
Nối tiếp nhau: Việt-lịch mấy ngàn niên
Nguồn văn hóa đã rõ ràng Nam Bắc (3).

Vĩnh Nhất Tâm 17.06.2012

(1) “Đền nợ nước
Pháp thành lập một Hội đồng Đề hình để xử các nghĩa quân VNQDĐ. Rất nhiều đảng viên VNQDĐ bị chung thân khổ sai, một số tự sát và bị hành hình như sau:
• Ngày 11 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Khắc Nhu đập đầu tự sát trong ngục thất ở Hưng Hóa.
• Ngày 8 tháng 3 năm 1930, Đặng Văn Lương, Đặng Văn Tiệp, Nguyễn Thanh Thuyết, Ngô Hải Hoằng bị xử chém tại Yên Bái.
• Ngày 17 tháng 6 năm 1930, Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị xử chém tại Yên Bái.
• Ngày 18 tháng 6 năm 1930, Nguyễn Thị Giang dùng súng tự sát ở gốc cây đề làng Thổ Tang, tỉnh Vĩnh Yên nay là tỉnh Vĩnh Phúc.
• Ngày 7 tháng 9 năm 1930, Đỗ Thị Tâm nuốt giải yếm tự sát trong ngục thất ở Hà Nội. Khi ấy cô được 18 tuổi.
• Ngày 22 tháng 11 năm 1930, Nguyễn Văn Toại và 4 đồng chí bị xử chém tại Phú Thọ.
• Tháng 12 năm 1930, Đoàn Trần Nghiệp, hay Đặng Trần Nghiệp, tức Ký Con, và 6 đồng chí bị xử chém tại trước cổng nhà tù Hỏa Lò tại Hà Nội.
• Ngày 23 tháng 6 năm 1931, Trần Quang Diệu, Vũ Văn Giáo, Trần Nhật Đồng và một số đồng chí bị xử chém tại Hải Dương.
• Ngày 23 tháng 6 năm 1931, Lê Hữu Cảnh bị hành hình trước cổng ngục thất Hỏa Lò Hà Nội.
• Năm 1936, Sư Trạch tự sát tại ngục thất ở Guyane thuộc Pháp.
• Không rõ tháng năm, Lương Ngọc Tốn, Nguyễn Văn Nho, Nguyễn Quang Triều, Nguyễn Minh Luân, Nguyễn Trọng Bằng, Phạm Văn Khuê bị hành hình trước ngục thất Hỏa Lò, Hà Nội.
Sau khi hành quyết một số lãnh tụ và nghĩa quân của VNQDĐ tại Yên Bái, Pháp cho chôn chung một mộ tại thị xã Yên Bái, cách ga xe lửa độ một cây số, và cho lính canh giữ đến cuối năm 1930. Năm 1945, quân đội VNQDĐ chiếm đóng Yên Bái, cho trùng tu mộ phần của 17 vị anh hùng và lập đền thờ kỷ niệm. [3][7] Khu mộ này sau được nhà nước Việt Nam trùng tu và xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.
Trong cuộc hội thảo ngày 24 tháng 12 năm 2003 tổ chức tại quê hương ông các nhà khoa học đã tôn vinh Nguyễn Thái Học là Anh Hùng Dân Tộc” (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
(2) Nguyên văn trong sách: “Việt Nam Quốc Dân Đảng - Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại 1927-1954” của Cụ Hoàng Văn Đào chép rằng:
“Trong những giờ phút nghiêm trọng ấy, cán bộ ĐDCSĐ rải truyền đơn khắp nơi, tố cáo V.N.Q.D.Đ. sắp tấn công Bắc Kỳ. Cô Giang cầm tờ truyền đơn trao cho Nguyễn Thái học xem, Nguyễn Thái Học đập bàn thet to:
- “ Tôi không tin! Vì có thể nào anh em cộng sản lại có thể hành động như thế được!”
(3) Chỉ phương Bắc (Hán Mông Mãn); Chỉ phương Nam là Việt-tộc.


                                                   

Vĩnh Nhất Tâm



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét