Powered By Blogger

 CỤ PHAN BỘI CHÂU
NGƯỜI ĐÁNH THỨC HỒN NƯỚC!!

                                                               
                                                      (ảnh minh hoạ cụ Phan Bội Châu)


Việt Nam đang trong một quá trình đổi mới chậm chạp và trộn lẩn với chệch choạc, lại đứng trước nguy cơ bị kẻ đã thống trị dân ta hơn 1000 năm thôn tính. Chúng đã in đường lưỡi bò lên hộ chiếu, cắt cáp tàu Bình Minh, bắt bớ, giết hại, cướp bóc tài sản của ngư dân chúng ta.
Vì thế nhiệm vụ của Thanh niên Việt Nam rất nặng nề. Tổ quốc chúng ta hôm nay không khác gì thời Cụ Phan Bội Châu sống, tức là bị Pháp đô hộ, là một sỉ phu trước nạn quốc phá gia vong, cụ đã dùng thơ văn của mình để đánh thức thanh niên và dân tộc. Để biết những thông điệp yêu nước của cụ, chúng ta hãy đọc qua thơ của cụ để thấy sự chia sẽ cụ với thanh niênra sao? "bài ca chúc tết thanh niên",

Dậy! Dậy! Dậy!
Bên án một tiếng gà vừa gáy,
Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng.
Xuân ơi xuân, xuân có biết hay chăng?
Buồn cùng sông, thẹn cùng núi, tủi cùng trăng.
Hai mươi năm lẻ đã từng chua với xót,
Trời đất may còn thân sống sót,
Tháng ngày khuây khoả lũ đầu xanh.
Thưa các cô, các chị, lại các anh:
Đời đã mới, người càng nên đổi mới.
Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội,
Xúm vai vào xốc vác cứu giang sơn.
Đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan
Dây thành bại quyết ghe phen liên hiệp lại.
Ai hữu chí từ nay xin gắng gỏi,
Xếp bút nghiên mà tu dưỡng lấy tinh thần.
Đừng ham chơi, đừng ham mặc, ham ăn,
Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa.
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ,
Mới thế này là mới hỡi chư quân!
Chữ rằng: Nhật nhật tân, hựu nhật tân...

Huế, 1927

“Nhật nhật tân, hựu nhật tân” là một bí quyết giúp tuổi trẻ luôn duy trì được nhiệt tình, ý chí trong sự theo đuổi những mục tiêu quan trọng. Khi liên tục nghĩ đến việc đổi mới xã hội, tuổi trẻ sẽ có những sáng tạo mới trong công việc và điều này luôn tạo ra nguồn hứng khởi khi dấn thân và tuổi trẻ sẽ không dể dàng bị khuất phục trước cường quyền.

Những gì Cụ Phan Bội Châu gởi gấm trong bài “chúc” Thanh niên 86 năm về trước vẫn hãy còn phù hợp và thời sự! Thanh niên Việt Nam hôm nay phải biết đặt lợi ích thiêng liêng của Tổ quốc, của Dân tộc lên trên hết, phải toàn tâm toàn trí vì Tổ quốc, cứu Dân tộc ra khỏi sự cai trị của tà quyền cộng sản, phải bảo vệ và lấy lại giang san do cha ông để lại, gồm các hải đảo, hải phận của tổ quốc mà bọn tay sai việt gian cs đã dâng hiến cho Tàu cộng.


                                                                    
                                                               Cụ Phan Bội Châu

Đọc lại “Bài ca chúc tết thanh niên” của Phan Bội Châu, chúng ta càng hiểu rõ hơn lòng yêu Nước nhiệt thành, sôi nổi của Phan Bội Châu, thanh niên VN càng ý thức sâu sắc hơn trách nhiệm rường cột của mình, thanh niên quyết không phụ lòng tin của cha ông, thanh niên quyết không hổ thẹn với các thế hệ Việt Nam mai sau.

Phan Bội Châu là nhà yêu nước và là một tác giả lớn đầu thế kỷ 20 của Việt Nam. Các tác phẩm Hải ngoại huyết thư, Việt Nam vong quốc sử, .. của ông có ảnh hưởng lớn tới nhiều thế hệ người Việt Nam yêu nước.

Phan Bội Châu (tên cũ là Phan Văn San), hiệu Hải Thụ, sau lấy hiệu là Sào Nam (và nhiều bút danh khác) sinh ngày 26-12-1867, quê ở làng Đan Nhiễm (nay là xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, Nghệ Tĩnh).

Lúc nhỏ, ông nổi tiếng thông minh. Sáu tuổi đã thuộc hết Tam tự kinh, bẩy tuổi đã hiểu kinh truyện, tám tuổi đã làm thông thạo loại văn cử tử. Mười ba tuổi, đi thi ở huyện đỗ đầu. Mười sáu tuổi, đỗ đầu xứ, nên cũng gọi là đầu xứ San.

Như vậy, điểm độc đáo, đặc sắc đầu tiên của Phan Bội Châu là ở ngay trong chỗ phương hướng đi tìm nguyên nhân mất nước: Khác với tất cả những bộ óc lớn nhất của dân tộc lúc bấy giờ, ông đi tìm nguyên nhân mất nước, nguy cơ dân tộc, không phải ở đâu khác mà là ngay từ trong văn hóa, từ văn hóa. Có thể nói không sợ sai: ông trước hết là một nhà văn hóa lớn, một con người coi văn hóa là nền tảng cơ bản nhất của xã hội, của số phận dân tộc. Đất nước mạnh hay yếu dân tộc thịnh hay suy trước hết là ở trong văn hóa, do văn hóa. Chỉ riêng điều này thôi, ông đã vượt lên tất cả những người cùng thời. Từ đó cụ Phan Bội Châu đả bỏ nhiều thời giờ và tâm trí vào việc đưa tư tưởng yêu nước của ông vào văn thơ.

Ảnh hưởng văn thơ của Phan Bội Châu, mà "hàng nghìn thanh niên đã cắt cụt tóc bím, vất hết sách vở văn chương cử tử cùng cái mộng công danh nhục nhã gắn trên đó, lìa bỏ làng mạc, nhà cửa vợ con, rồi băng ngàn lội suối, bất chấp mọi nỗi đói thiếu, nguy hiểm, khổ sở, để qua Xiêm, qua Tàu, qua Nhật mà học hỏi và trù tính việc đánh Tây" . Ngoài ra, cũng cần để ý là ảnh hưởng của Phan Bội Châu không chỉ giới hạn trong những thế hệ trưởng thành trong nửa đầu thế kỷ XX, mà ngay cả trong thời gian "đất nước phân kỳ", bất luận Nam Bắc, văn thơ Phan đã khơi dậy lòng yêu nước của không biết bao nhiêu thanh niên.

http://www.thivien.net/viewauthor.php?ID=254


TRONG HÀNG NGŨ CÁC SĨ PHU YÊU NƯỚC VÀO ĐẦU THẾ KỶ XX, CỤ PHAN BỘI CHÂU LÀ NGƯỜI ĐÓNG VAI TRÒ RẤT LỚN TRONG VIỆN THỨC TỈNH HỒN NƯỚC.
Thơ văn Phan Bội Châu có ảnh hưởng sâu rộng đối với người đọc không chỉ vì những dòng thơ Phan mang nhạc điệu trầm hùng thiết tha, khi rạo rực sôi nổi, mà cũng vì những gì Phan nói lên thường khơi dậy nỗi nhục mất nước và kích động những cảm xúc sâu xa của tình tự dân tộc.

Hôm nay, sơn hà nguy biến, những bậc sỉ phu như cụ Phan Bội Châu rất hiếm...nhưng may mắn thay Việt tộc chúng ta đã còn có hàng ngũ hậu duệ như Việt Khang http://www.youtube.com/watch?v=LpevdlPe5VA, Trần Vũ Anh Bình, v=GklmJjE3zTU, Tạ Phong Tần....Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha http://www.youtube.com/watch?v=d2vsW4xgDNk, họ đã không dùng thơ mà sáng tác nhạc và đem chính hành động yêu nước của mình để đánh thức HỒN NƯỚC như cụ Phan đã làm trước đây 86 năm.
Đất nước của dòng giống Lạc Hồng, lúc mạnh, lúc yếu, nhiều khi còn bị giặc xâm chiếm cả ngàn năm, "Song hào kiệt thời nào cũng có." Hình ảnh các thanh niên thanh nữ can trường bất khuất trước toà án cường và đã còn gởi tiếng nói của mình đến với những người Việt trên toàn thế giới.

Phương Uyên đã dõng dạc nói trong toà:
“Ông Hồ Chí Minh nói một năm bắt đầu từ mùa xuân, con người bắt đầu từ tuổi trẻ. Tôi là sinh viên có lòng yêu nước. Nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì mọi người trẻ sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền đất nước”.

Và Nguyên Kha nói: “Trước sau tôi vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống Đảng Cộng Sản, mà chống đảng thì không phải là tội”.

Đặc biệt nhất là em Phương Uyên dùng máu của chính mình, viết huyết thư “Tàu khựa cút khỏi Biển Đông” và “Đảng cộng sản chết đi”, chứng tỏ ý chí mạnh mẽ của một người trẻ tuổi Việt Nam, nêu cao tinh thần yêu nước chống ngoại xâm, chống độc tài toàn trị. Uyên và Kha đã đang truyền lại thông điệp yêu nước và đánh thức sự vô cảm của những bạn trẻ trong nước và trên khắp thế giới, sự đánh động đó đã nhận được sự hồi đáp xứng đáng của những người yêu nước trong mấy ngày qua.

Đại hoạ cho một dân tộc, khi một thể lực cai trị vỗ ngực tự xưng là “chính quyền” lại đàn áp, đánh đập, tra tấn những người yêu nước khi họ đòi công bằng xã hội, đòi độc lập tự do, đòi nhân quyền nhân phẩm cho thế hệ hôm nay và mai sau…đòi những gì tốt nhất cho tương lai của một dân tộc được sống và đáng sống.

Nhà nước cộng sản Việt Nam – các ông – hãy trả lời trước lịch sử với những bản án dày cộm đầy tội ác khi các ông tiếp tục hành hạ, trù dập, tàn sát những người yêu nước. Các ông là ai? cả nhân dân Việt Nam đang lên án các ông là “bán nước cầu vinh”, quả đúng qua nhiều, nhiều lần xét xử những thanh niên nói lên nhiệt tình yêu nước, đây là một minh chứng rõ ràng:



ĐẢNG CỘNG SẢN CHÍNH LÀ NHỮNG KẺ BÁN NƯỚC! NHỮNG TÊN TRẦN ÍCH TẮC CỦA THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH.
http://honhuhien.blogspot.de/2012/01/tran-ich-tac.html.



Hởi những bậc kẻ sỉ phu hôm nay, xin hãy cùng với những người trẽ Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Phương Uyên , Nguyên Kha khôi phục hồn nước để cứu lấy tổ quốc VN và giải thể đảng csVN.

                                       Bản nhạc "Việt Nam Tôi đâu" do Việt Khang sáng tác.
                                              

Minh Triet Nguyen, ngày 23.5.2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét