Powered By Blogger

TÀU CỘNG XÂM LƯỢC XIN CHỚ HUNG HĂNG!!! 

                                                   
                                   
                               


Các từ ngữ được dùng trong bài:
*Trung Hoa= Bắc Phương= nước Tàu truớc khi Mao nắm chính quyền 1949 = quân xâm lược bắc phương.
*Trung Cộng= Volksrepublik China= Tính từ khi Mao nắm chính quyền đến nay= quân xâm lược.= Tàu cộng.

Quân xâm lược chúng bay đừng bao giờ quên những nổi nhục thua trận tan tác trước quân dân Việt Nam và Nhật Hoàng trong quá khứ....

Giặc Tàu cộng xâm lược, các người phải nhớ rằng:

Trong chiều dài lịch sử 900 năm vừa qua, trong khi Việt Nam đánh bại mọi cuộc xâm lăng của Bắc Phương, thì ngay trên nước Tàu các người cũng đã từng người bị Kim, Mông, Mãn,Âu, Nhật chiếm đóng và thống trị.

Việt sử của con rồng cháu tiên từng có những trang sử rất oai hùng ghi lại dấu tích chiến thắng của tổ tiên. Qua đó, quân đội Đại Hán đã từng thãm bại trước quân dân Việt Nam 13 lần, và một lần bị quân Đại Việt đánh chiếm hai Châu Khâm và Châu Liêm sâu trong nội địa của quân Tàu: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=285815711568548&set=a.285815071568612.1073741937.100004203634759&type=3&theater

Quân Đại Hán đã hai lần thãm bại nhục nhã trước quân dân Nhật hoàng 2 lần, nhà Mãn Thanh và Trung Hoa đã bị người Nhật chiếm đóng và cai trị.

13 LẦN VIỆT TỘC ĐÁNH BẠI QUÂN XÂM LƯỢC BẮC PHƯƠNG

Lần thứ 1 : Năm 1218 trước Tây Lịch (TTL), ĐẠI THẮNG giặc ÂN, Đức PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG [Đọc bài 1108. Tộc Việt Thời Hùng 3, đoạn 4.2; và bài 1110. Việt và Tàu Thời Hùng 4A, phần 1].


                                                                     
                                  Tượng Phù Đổng Thiên Vương ( Thánh Gióng)

Lần thứ 2 : Năm 214 TTL, ĐẠI THẮNG giặc nhà TẦN [Đọc thêm Việt Nam Sử Lược, do Trần Trọng Kim, nxb Trung Tâm Học Liệu, Sàigòn 1971, q1, tr 18. - đọc bài 1111. Việt và Hoa Thời Hùng 4B-C, đoạn 3.3].

Lần thứ 3 : Năm 181 TTL, ĐẠI THẮNG giặc nhà TÂY HÁN [Đọc thêm Việt Nam Sử Lược, q1, tr 30; Việt Sử Toàn Thư, do Phạm văn Sơn, nxb Thư Lâm, Sgn 1960, tr 89]. [Về thủy thổ phương Nam, đọc bài 1113. Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam, đoạn 6.3]

Lần thứ 4 : Năm 40 DL, ĐẠI THẮNG giặc nhà ĐÔNG HÁN và TÁI CHIẾM TOÀN THỂ VÙNG ĐẤT VIỆT LẠC, Đức TRƯNG NỮ VƯƠNG [Đọc bài 1113. Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam. Đọc thêm Việt Nam Sử Lược, q1, tr 39-40].

                                         
                                                          
                                                                     Hai Bà Trưng

Lần thứ 5 : Năm 541 DL, ĐẠI THẮNG giặc nhà LƯƠNG, Đức LÝ NAM ĐẾ. [Đọc thêm Việt Nam Sử Lược, q1, tr 53-56].

Lần thứ 6 : Năm 938 DL, ĐẠI THẮNG giặc nhà NAM HÁN, Đức NGÔ QUYỀN. [Đọc thêm Việt Nam Sử Lược, q1, tr 66-68]. https://www.youtube.com/watch?v=TSua3TIZ6V8

Lần thứ 7 : Năm 981, ĐẠI THẮNG nhà TỐNG Lần 1, Đức LÊ ĐẠI HÀNH. [Đọc thêm Việt Nam Sử Lược, q1, tr 89-90].

Lần thứ 8 : Năm 1076, ĐẠI THẮNG nhà TỐNG Lần 2, Đức LÝ NHÂN TÔN, Danh Tướng LÝ THƯỜNG KIỆT. (Đọc thêm Vân Đài Loại Ngữ, do Lê Quý Đôn, (viết năm 1773 dl), nxb Tự Lực, Sgn 1974, tr 174-175, dẫn Nhị Trình Di Thư, do Trình Di, và Uyên Giám, do Hoàng đình Kiên).
                                       https://www.youtube.com/watch?v=7JFAg5x5OuI
                                      
                                        


Lần thứ 9 : Năm 1258, ĐẠI THẮNG giặc MÔNG CỔ Lần 1, Đức TRẦN THÁI TÔN. [Đọc thêm Việt Nam Sử Lược, q1, tr 126-128].

Lần thứ 10 : Năm 1284, ĐẠI THẮNG giặc MÔNG NGUYÊN Lần 2, Đức TRẦN NHÂN TÔN, Danh Tướng HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, in năm 1697 dl, quân Nguyên kéo qua 50 vạn và sáu tháng sau, chỉ còn 5 vạn rút về. [Đọc thêm Việt Nam Sử Lược, q1, tr 137-150; Việt Sử Toàn Thư, tr 246-248].

                                                                


Lần thứ 11 : Năm 1287, ĐẠI THẮNG giặc bắc phương MÔNG NGUYÊN Lần 3, Đức TRẦN NHÂN TÔN, Danh Tướng HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG. [Đọc thêm Việt Nam Sử Lược, q1, tr 151-161].

Lần thứ 12 : Năm 1428, ĐẠI THẮNG giặc nhà MINH, Đức LÊ THÁI TỔ. [Đọc thêm Việt Nam Sử Lược, q1, tr 217-234].

Lần thứ 13 : Năm 1789, ĐẠI THẮNG giặc bắc phương nhà MÃN THANH chỉ trong 5 ngày, Đức QUANG TRUNG. [Đọc thêm Việt Nam Sử Lược, q2, tr 130-134].

                                                            



Con số thiệt hại của bắc phuơng , chỉ kể những lần xua đại quân xâm lấn Nước Nam, dầu sách vở Tàu đã giấu bớt quân số vì bị thất trận, tổng số các đoàn quân xâm lăng Tàu đã có hơn 40 danh tướng, hằng ngàn đại tướng, và hơn 450 vạn quân sĩ. [Theo con số thông thường, tức là hơn 4.500.000 giặc]. Đang khi đó, kể cả dân số, tài nguyên, quân sĩ, phương tiện chiến đấu... dân ta không bao giờ tương xứng với quân Trung Hoa xâm lược. Nhưng bất cứ lần nào, Đại Việt cũng đại thắng !

TRUNG HOA LUÔN LÀ KẺ CHIẾN BẠI TRONG QUÁ KHỨ !!!!


                                                                  
Các tướng quân nhà Thanh Trung Hoa, khom lưng đầu hàng Đô đốc Nhật Sukeyuki Ito và các cố vấn Anh trong Hải Quân Nhật tại Trận Uy Hải Vệ (năm 1894).
 
Một điểm cần được lưu ý, tuy tình hình thay đổi theo từng thời gian, nhưng trong tất cả những lần xâm chiếm nước Tàu, từ quân Kim, đến Mông, Mãn... lần nào thực lực xâm lấn nước Tàu khổng lồ, kể cả dân số, lãnh thổ, sản lượng, kỹ thuật, chiến cụ, quân đội những nước nầy đều không bằng một phần mười của nước Tàu đương thời.

2 LẦN DÂN NHẬT ĐÁNH BẠI QUÂN NHÀ THANH

Lần thứ nhất:
Chiến tranh Nhật-Thanh (theo cách gọi ở Nhật Bản, tiếng Nhật: 日清戦争, Nisshin Sensō), hay Chiến tranh Giáp Ngọ ( tiếng tàu: 甲午戰爭, Jiǎwǔ Zhànzhēng) là một cuộc chiến tranh giữa Đại Thanh và Đế quốc Nhật Bản diễn ra từ 1 tháng 8 năm 1894 đến 17 tháng 4 năm 1895. Cuộc chiến tranh này đã trở thành biểu tượng về sự suy yếu của Đại Hán nhà Mãn Thanh và chứng tỏ sự thành công của quân dân về sức mạnh quân sự Nhật Bản dưới thời Minh Trị duy tân đất nước. Trong lần thua trận nầy nưóc Tàu phải nhượng lại phần phía nam tỉnh Liêu Ninh của Trung Quốc cũng như các hòn đảo của Đài Loan cho Nhật Bản. Nước Tàu bị buộc phải trả cho Nhật một khoản bồi thường chiến tranh là 200 triệu lượng bạc

Lần thứ hai:


                                                                   
                                                     Nhật chiếm đóng Trung Hoa 1937
                        
Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai (7-7-1937 đến 9-9-1945) là cuộc xung đột quân sự diễn ra chủ yếu giữa Trung Hoa dân quốc và Đế quốc Nhật Bản. Từ 1937 đến 1941, Trung Hoa đã tiến hành cuộc chiến với Nhật Bản với một số sự trợ giúp về kinh tế từ Đức, Liên Xô (1937-1940) và Hoa Kỳ. Sau khi Nhật Bản đánh chiếm Trân Châu cảng (1941), cuộc chiến Trung- Nhật trở thành một phần của CTTG II như là mặt trận chính của cuộc chiến được biết đến rộng rãi với tên gọi là Chiến tranh Thái Bình Dương. Chiến tranh Trung-Nhật lần 2 là cuộc chiến lớn nhất thế kỷ 20 tại châu Á. Hai quốc gia đã liên tục có xung đột chiến tranh từ năm 1931, nhưng vào đầu năm 1937 thì mới bắt đầu chiến tranh tổng lực và kết thúc vào năm 1945, khi Nhật Bản đầu hàng đồng minh. Cuộc chiến bắt nguồn từ chính sách đế quốc kéo dài hàng thập kỷ của Nhật Bản nhằm thống trị Trung Hoa về quân sự, chính trị và duy trì nguồn dự trữ về tài nguyên và các nguồn lực kinh tế khác đặc biệt là thực phẩm và nhân lực. Trước năm 1937, Trung Hoa và Nhật Bản đã có những cuộc đụng độ nhỏ lẻ bởi những cái gọi là “sự kiện”. Năm 1931, quân đội Quan Đông của Nhật xâm lược Mãn Châu sau sự kiện Mukden (sự biến 18-9). Và cái cuối cùng là sự kiện Lư Câu Kiều (cầu Marco Polo) năm 1937, đánh dấu sự khởi đầu cho chiến tranh tổng lực giữa hai bên.
Nhật Bản kiểm soát được khu vực trực tiếp xung quanh đường sắt Nam Mãn Châu, đạo quân Quan Đông của Nhật Bản tiếp tục xâm chiếm Mãn Châu (Đông Bắc Trung Hoa) vào năm 1931, sau các sự cố Phụng Thiên. Năm 1937, Nhật Bản đã sáp nhập lãnh thổ phía bắc của Bắc Kinh và, sau sự biến Lư Câu Kiều, một cuộc xâm lược toàn diện vào Trung Hoa bắt đầu. Nhật Bản có ưu thế quân sự khi phải phải đối đầu với một đội quân yếu ớt và mất tinh thần của Trung Hoa Dân Quốc cho phép quân Nhật có thể tiến quân nhanh chóng xuống bờ biển phía đông, dẫn đến sự sụp đổ của Thượng Hải và Nam Kinh (Nam Kinh, về sau là thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc) cùng năm. Người Trung Hoa bị thương vong rất nhiều trong cả quân sự và dân sự. Ước tính khoảng 300.000 thường dân đã thiệt mạng trong trong vụ Thảm sát Nam Kinh vào những tuần đầu tiên khi Nhật chiếm đóng Nam Kinh.

Sau trận chiến 1894, đế quốc Nhật chiếm toàn bộ Trung Hoa (1937-1945). Nhìn chung Nhật Bản chưa bao giờ thua Trung Hoa, nước lớn hơn gấp bội, trong tất cả các trận đánh từ thế kỷ 13 đến nay.

TÓM LẠI:
Quân xâm lược Tàu cộng, bọn bây nên biết cái gì của nước Nam, chúng bay không thể chiếm hữu được, đó là chân lý!! Nếu không bọn bây sẽ bị đánh tơi bời.

NAM QUỐC SƠN HÀ

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

dịch nghĩa:

Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời

TIẾNG NÓI CỦA QUÂN DÂN VIỆT NAM VỚI QUÂN XÂM LƯỢC LÀ:

“Đánh cho để dài tóc.
Đánh cho để đen răng.
Đánh cho nó chích luân bất phản.
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn.
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”

dịch nghiã:

Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó ngựa xe tan tác
Đánh cho nó manh giáp chẳng còn
Đánh cho nó biết nước Nam anh hùng có chủ.. "

(Vua QUANG TRUNG)


Bichthuy Ly
17.5.2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét