Powered By Blogger
BỨC TƯỢNG THƯƠNG TIẾC

                                                          


                                       





 Tiếc thương mặc cho mưa nắng bão bùng
Ngồi lì trên đá anh hùng kiên gan
Súng anh hạ xuống trên đùi
Anh ngồi tư thả ngậm ngùi tiếc thương
Mắt anh hướng ở trời xa
Như là tiếc nhớ một thời liệt oanh
Anh là đại diện bao người
Hy sinh gục ngã tan thành bụi tro
Ghi ơn giữ nước giữ nhà
Người đời tạc tương anh ngồi nghỉ ngơi
Đến nay thế cuộc đổi dời
Tượng anh giật xuống xoá tan một thời
Dù rằng nơi ấy trống không ,
Người người vẫn nhớ Tượng Người Tiếc Thương .
(TN)


Bức tượng rất hồn; được đặt năm 1966 ở Nghĩa trang quân đội VNCH, cách thủ đô Sài gòn khoảng 30 km về hướng bắc.

Bức tượng danh tiếng nầy đã bị cộng phỉ giựt sập khi chúng chiếm miền nam. Hôm nay tôi xin ghi lại vài nét về bức tượng nầy để làm tài liệu tham khảo cho hậu duệ VNCH và các bạn trẻ cần tìm hiểu về nhừng kỷ vật của chiến tranh.

VỊ TRÍ CỦA NGHĨA TRANG BIÊN HÒA

Hình chụp nghĩa trang quân đội từ vệ tinh
Những ngôi mộ nằm trong nghĩa trang

 Nghĩa trang Quân Đội tọa lạc trong khu vực giữa xa lộ Biên Hòa và Quốc lộ số 1. Đối diện nghĩa trang, bên kia xa lộ là ngọn đồi thoai thoải với phong cảnh xanh tươi và thơ mộng. Hướng Tây Bắc nghĩa trang và cách đó không xa, gần Quốc lộ số 1 có một dòng suối mà dân địa phương gọi là suối Lồ Ồ, hai bên bờ suối cây lá xanh tươi, dòng nước rất trong chảy rì rào róc rách quanh năm trên lòng đáy có nhiều sỏi đá đủ màu sắc. Bên cạnh bờ suối là những đường mòn quanh co mà nơi đây những cặp tình nhân thích ngồi tâm tình ân ái dưới những cành cây xanh mát. Tai vùng nầy người dân địa phương cũng có xây những hồ tắm rất đẹp với nước suối thiên nhiên trong sạch. 

Đi dọc theo Quốc lộ 1 và bên phải chúng ta sẽ nhìn thấy núi Châu Thới, trên đỉnh núi có một ngôi chùa cổ kính nhỏ nhưng rất xinh, mà nơi nầy hồi thuở còn đi học chúng tôi thường cưỡi xe đạp lên đó ngắm cảnh, vào lúc nghỉ hè. Xa hơn nữa, phía Nam sông Đồng Nai là một dãy đồi xanh nằm uốn khúc như hình rồng nếu chúng ta ngồi trên máy bay trực thăng nhìn xuống, và phía đầu Đông của dãy đồi có một cái mỏm trông giống như rồng há miệng, cho nên người Hoa gọi là hàm rồng. Theo khoa nghiên cứu Thiên văn Địa lý thì đây là vùng đất tốt để xây dựng nghĩa trang nên người Triều Châu đã lập nghĩa địa rất lớn tại cái hàm rồng nầy.

Những nơi kể trên kể cả Nghĩa Trang QĐBH là danh lam thắng cảnh của quận Dĩ An và cũng là nơi hẹn hò của những cặp tình nhân và du khách đến chiêm bái và thưởng ngoạn. Xa lộ nầy dẫn đến cây cầu bắt qua sông Đồng Nai, chạy xuyên qua phía Nam tỉnh lỵ Biên Hòa rồi đi ra biển Vũng Tàu. Biên Hòa trước kia được gọi là Trấn Biên, nổi tiếng là một tỉnh miền Đông hiền hòa, xứ địa linh nhân kiệt. 



                     


"Bức tượng "Thương Tiếc" là một trong những tác phẩm điêu khắc vĩ đại nhất, lộng lẩy nhất và linh thiêng nhất của dân tộc Việt. Nó là chân dung đích thực nhất của những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã ngã xuống ngoài chiến trường. Nó là biểu tượng hoàn hảo nhất của những người chiến binh đã vì nước mà bỏ mình. Nó là pho thần tượng sống nhất, đẹp nhất, nghệ thuật nhất, ý nghiã nhất, truyền cảm nhất và gần gũi nhất."

Bức tượng sinh động như là một hình ảnh của người chiến sĩ thật, được đặt cạnh xa lộ Biên Hoà, đường vào nghĩa trang Quốc Gia Biên Hòa, là chốn an giấc nghìn thu của hằng vạn chiến sĩ QLVNCH, đã hy sinh bản thân, gia đình mình, để ngăn chống lại cuộc xâm lăng của cộng sản đệ tam quốc tế. Tất cả muôn đời trong dòng lịch sử Việt, những chiến binh ' vị quốc vong thân, còn ai xứng đáng hơn họ?

Được thành lập vào năm 1965, giữa một khu đất rộng, nằm trên một ngọn đồi thấp , khoảng giữa xa lộ Biên Hòa-Sài Gòn. Khi VNCH bị cưỡng chiếm, trong nghĩa trang có hơn 16.000 mộ phần (8000 mộ đã xây xong), gồm đủ mọi binh chũng, thành phần, từ hàng binh sĩ tới cấp tướng. Ðã có 8 vị tướng lãnh được chôn tại đây (Tướng Trí, Hiếu, Ánh, Soạn, Ðổng, Phước..)

Bức tượng Thương Tiếc mới đầu cũng thực hiện bằng xi măng cốt thép được đặt trên bệ cao lối vào nghĩa trang. Ngày 16.08.1968 được giải đặc biệt của Tổng tư lệnh tối cao Quân đội VNCH. Ngày 01.11.1968 làm lễ khánh thành. Cuối năm 1969 pho tượng Thương Tiếc được thay chất liệu, phải đúc bằng đồng với y phục nguyên mẫu lại uy nghi trên bệ.

Ngày khánh thành Tượng đài Thương Tiếc có "Hô Thần Nhập Định", có Lễ Nghi Quân Cách trang nghiêm cùng đầy đủ các giới chức Quân, Dân, Cán, Chính ở Thủ đô và các Tỉnh về tham dự. Lễ dâng hương lên Đài Chiến Sĩ Trận Vong; khói tỏa nghi ngút như mây bay lên trời xanh rồi kết lại những làn mây trắng theo gió lang thang đi khắp núi đồi sông biển của 4 vùng chiến thuật để đón anh hồn chiến hữu mà xác thân nhất đán còn lưu lạc ở hốc núi ven rừng, ở góc vườn bờ ruộng... về đây: Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà.

TÁC GIẢ NGUYỄN THANH THU
                                 


Tác giả Nguyễn Thanh Thu và quán cà phê của ông hiện nay tại Gia Định

Tác gỉa Nguyễn ThanhThu người bên tay mặt

Trước cổng vào nghĩa trang có một bức tượng đồng người lính ngồi trên tảng đá, ôm súng thương, nhớ đến những người bạn đã nằm xuống. Đó là, bức tượng Thương Tiếc do điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu thực hiện. Bức tượng đồng có chiều cao 9 thước, sau ngày 30/4/75 đã bị bạo quyền Việt cộng gian ác giật sập, phá hủy. Ông là một cựu Đại Úy Quân Lực VNCH, từng giãng dạy tai trường Mỹ thuật Gia Định trước năm 1975. Sau khi cộng sản cưởng chiếm miền nam ông bị đi cải tạo 8 năm .




Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu cho biết trong nhiều tác phẩm. Ông cảm tuỏng thấy danh dự nhứt trong sự nghiệp của mình là tác phẩm “Ngày Về”. Tác phẩm này, diễn tả hình ảnh người chiến binh trở về từ chiến trường được người hậu phương choàng vòng hoa chiến thắng. Tác phẩm “Ngày Về ” của Nguyễn Thanh Thu đã được giải nhứt trong Ngày quốc khánh 26 tháng 10 năm 1963 về Văn Học Nghệ Thuật dưới thời Đệ Nhứt Cộng Hòa của TT. Ngô đình Diệm. Và tác phẩm thứ hai là Thương Tiếc, thời đệ nhị VNCH của TT. Nguyễn văn Thiệu.
                                     


Tượng thương tiếc trước và sau 1975

Tâm tình của tác giả Nguyễn Thanh Thu

Hi
ện nay ông đang sống với gia đình tại địa chỉ:
Nguyễn Thanh Thu, 76/68 Nguyễn Thượng Hiền, Phường 1, Quận Phú Nhuận. TP. Sài Gòn. Điện thoại: 51.51.320. (Quán café Tượng Đá).

HUYỀN THOẠI VỀ TƯỢNG THƯƠNG TIẾC

Pho tượng Thương Tiếc tự nhiên lại có huyền thoại, huyền sử lạ lùng do cư dân ở gần nghĩa trang truyền tụng rằng: "đêm đêm có người lính mệt mỏi đi vào nhà họ xin nước uống. Anh lính hiền lành rất trẻ này tay vẫn cầm chắc súng, uống nước xong là đi như sương như khói. ..". Dân thương lái và tài xế chở rau Đalat về Saigon cứ đến gần Tượng Đài thì hình như xe có trục trặc phải ngưng lại hoặc chính chủ hàng, chủ xe hay tài xế muốn nghỉ ngơi và họ rất thích thú được trao tặng "người chiến sĩ ấy" những sản phẩm của núi đồi Lâm Viên. Mỗi buổi sáng lính của Đại đội Chung Sự lại phải đến từng ngôi mộ để lượm đi nào là xu hào, bắp cải .. còn lạnh hơi sương Đalat. Chả ai biết được tại sao đêm đêm lại có rau Đalat được đặt ở trên mộ và chỉ trên mộ lính mà thôi.

                                                                               
 Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là một nơi chốn thiêng liêng để ghi nhớ công ơn các Chiến Sĩ vì Nước hy sinh, nơi đây đã từng tiếp đón Nguyên Thủ Quốc Gia cùng các Vị Tướng Lãnh cao cấp trong QLVNCH đến dâng hoa và thắp nhang tưởng niệm…rồi Lịch Sử sang trang, qua bao “thăng trầm” biến đổi nơi đây đã dần đi vào hoang vắng, mộ bia cái còn, cái mất…phần đông những mộ phần không người thân chăm sóc, lạnh lẽo, hoang tàn…và những hàng cây được trồng xen kẻ vào các dãy mộ, mỗi ngày, mỗi lớn dần lên gần như che khuất những hàng mộ nằm bên dưới…tuy đã lên đây nhiều lần để thắp nhang , tưởng nhớ nhưng sao lòng vẫn thấy xót xa, thương tiếc điều gì đó nên kính mượn hai chữ THƯƠNG TIẾC của Bức Tượng do Điêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thu sáng tác và người ngồi làm mẫu cho Bức Tượng đó cũng là một người Lính Nhẩy Dù và Anh ấy cũng đã hy sinh trong cuộc hành quân của đơn vị sau đó, vừa Thương lại vừa Tiếc !!!

  Khi bọn cộng phỉ đã chiếm được miền nam vào tháng tư năm 1975, những công trình xây cất xinh đẹp và thanh nhã của chế độ cũ đều bị quân Cộng sản phá hủy. Như bức tượng TQLC ở trước tòa nhà Quốc Hội và pho tượng “ Tiếc Thương ” ở nghĩa trang Quân Đội cũng đều bị bọn chúng giựt sập, đài Tưởng niệm nơi nghĩa trang cũng bị hủy hoại, những mồ mả của các anh hùng tử sĩ cũng bị bọn chúng giầy xéo. Biết bao nhiêu thân nhân của những người đã hy sinh vì tổ quốc rất đau lòng xót dạ bởi cảnh tàn phá dã man nầy.

Củng kể từ đó, nghĩa trang quân đội Biên Hòa được giao cho Quân khu 7 thuộc Bộ Quốc phòng việt cộng quản lý. Tháng 11.2006, Thủ tướng csVN Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 1568/QĐ - TTg, chuyển khu nghĩa trang sang sử dụng vào mục đích dân sự. Hiện nay nghĩa trang được đổi tên thành Nghĩa trang Nhân dân Bình An do Công ty Công trình công cộng thị xã Dĩ An quản lý (trực thuộc UBND thị xã Dĩ An). 

Tôi tin tưởng rằng khi nhắc tới Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa lòng những người chiến sĩ già còn sống sau cuộc chiến và thân nhân các tử sĩ VNCH, mọi người đều cảm thấy bùi ngùi thương tiếc hàng trăm ngàn Chiến Sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Miền Nam Tự Do.

NẾU NHƯ NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN MUỐN THAY ĐỔI CÁCH NHÌN CỦA NGƯỜI MIỀN NAM VỀ SỰ HOÀ GIẢI CỦA NGƯỜI GỌI LÀ BÊN THẮNG CUỘC, THÌ NÊN CHO ĐỒNG BÀO TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC THẤY ĐƯỢC VIỆC LÀM THỰC TÂM CỦA NGƯỜI THẮNG CUỘC:

1/ Dựng lại Bức Tượng Thương Tiếc và đặt trên bệ vào đúng vị trí nguyên thuỷ. Bức tượng này đang bị VC cất giấu.Nếu như đã bị phá huỹ, thì hãy để tác giã Nguyễn Thanh Thu làm lại bức khác, ông vẩn còn sống.

2/ Trả lại sự tôn nghiêm cho nghĩa trang bằng cách giải toả tất cả những xây cất lấn chiếm trái phép và trả lại diện tích nguyên thủy của nghĩa trang.

3/ Tu bổ và phục hoạt cảnh quan tổng thể nguyên thủy của nghĩa trang nầy, như tình trạng trước năm 1975.

4/ Xoá bỏ tất cả những xây cất phụ của VC đang làm biến dạng mô hình nguyên thủy của nghĩa trang.

5/ Trùng tu như nguyên thủy tất cá các kiến trúc đã bị phá hoại. Phải giữ nguyên cái tên Nghĩa Dũng Đài, không được đổi tên là Đài Tưởng Niệm.

6/ Xoá bỏ cái tên bất chính: nghĩa địa An Bình và trả lại cái chính danh lịch sử của nghĩa trang là Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà .


Có như thế thì người miền nam và các cựu chiến sĩ VNCH, có thể sẽ có cái nhìn thoáng hơn về người cộng sản vào thời điểm nầy. Đừng như tên Nguyễn Thanh Sơn, tới vái lại tại nghĩa trang với phong cách ăn mặc, như một tên vô học, đi tháp hương tại một nơi trang nghiêm bằng cái áo thun vàng. Hình tượng nầy chỉ nói lên một màn trình diển chính trị hơn là thật tâm trong tinh thần hoà giải với bên thua cuộc và đồng bào miền nam VN. 

TƯỞNG NHỚ NGHĨA TRANG BIÊN HÒA

Về thăm Nghĩa trang một chiều gío lộng,
Khung trời xưa chìm đắm ngủ say.
Xa lộ Biên hòa cuồn cuộn gío bay,
Biển đời ai oán, nỗi sầu chứa chan !

Ôi, DŨNG KHÍ ĐÀI âm cảnh mơ màng,
Linh hồn 30,000 Nghĩa sĩ, ngỡ ngàn bơ vơ !
VÀNH KHĂN TANG đẫm lệ sương mờ…
GƯƠM THIÊN lạnh lẽo, ngẩn ngơ gío chiều !

Anh LÍNH TIẾC THƯƠNG, thân ngả bệ xiêu,
Vì thương đồng đội chịu nhiều trái ngan !
ÂM DƯƠNG cách biệt đôi đàng…
Màng đen tội lỗi, bàng hoàng Thần linh.

Bao mầm non trai trẻ, cõi vô hình
Là nơi nương tựa, nghĩa tình nước non.
Niềm tin, sự sống, con cháu Lạc Hồng
Tự do, Hạnh phúc…non sông ba miền.

Với người sống, ỷ thế cậy quyền,
Buồn người khuất mặt..nhãn tiền không sai !
Dòng đời thác nước đổ mau,
Sông sâu ,Biển rộng…một màu trong xanh

(không biết tên tác gỉa)

Phần Tham Khảo:

1. Về tác gỉả Nguyễn Thanh Thu: http://batkhuat.net/tl-buoctuong-thuongtiec.htm

2.Tổng lãnh sự Mỹ thăm Nghĩa trang Quân đội Biên Hoà
http://www.chimbaobao.com/?p=8375

3.Trùng tu Nghĩa Trang Quân đội Biên Hoà 
http://www.youtube.com/watch?v=gns5d-ErHJ0

4. Cách hướng dẩn vào nghĩa trang QĐBH, tức nghĩa trang Bình An ngày nay.
http://www.youtube.com/watch?v=F437eTipPu0

5.Nghiã trang quân đội Biên Hoà ( phần 1)
http://www.youtube.com/watch?v=oMiXnVZwhJQ

6. Nghiã trang quân đội Biên Hoà (phần hai)
http://www.youtube.com/watch?v=n95brPlDD4w

7. Video về Nghĩa trang Quân Đội VNCH ( lể truy điệu chiến sĩ trận vong ngày quân lực 19.6)

8. Video về Nghiã trang
https://www.youtube.com/watch?v=x_eEqEm9C-M

Người viết không quên thắp nén hương lòng dâng lên các anh hùng tữ sĩ của quân lực VNCH đã nằm xuống vì tự do và hạnh phúc cho nhân dân miền nam VN trưóc năm 1975.


Trịnh Khánh Tuấn, ngày 1.9.2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét