Powered By Blogger
"TINH THẦN TRẦN HUY PHONG" 
VÕ SƯ CHƯỞNG MÔN ĐỜI III  VOVINAM-VIỆT VÕ ĐẠO

Chưởng môn Vovinam-Việt Võ Đạo (1986-1990)

Võ sư Trần Huy Phong sinh ngày 28-12-1938 tại Huyện Quần Phương Trung, quận Hải Hậu, tỉnh Nam Định (Hà Nam Ninh), Bắc Phần. Tên thật là Trần Trọng Bách, sau đổi thành Trần Quốc Huy. Ông là con thứ tư trong một gia đình gồm bảy anh chị em. Thân phụ, cụ Trần Văn Bảng (1898-1975) và thân mẫu cụ Trần Thị Nhạn (1913-1993).http://vovinamworldfederation.eu/vi/vovinam-viet-vo-dao-vi/cac-ngoi-sao-vovinam-vvd/vs-tran-huy-phong.html


Ông sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống võ học từ thế kỷ thứ 12, vốn và hậu duệ đời thứ 27 của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1230-1300) .


Chưởng môn Vovinam-Việt Võ Đạo (1986-1990)
1960-1964 : Thay thế sư tổ, lãnh đạo môn phái.
1964-1967 : Phụ tá Chưởng môn, Trưởng Ban Huấn luyện kiêm Trưởng Ban Nghiên kế
1967-1973 : Tổng đoàn trưởng Tổng đoàn Thanh niên Vovinam Việt Võ Đạo.
1973-1975 : Tổng cục trưởng Tổng cục Huấn luyện Vovinam Vìệt Võ Đạo Việt Nam, Chủ tịch văn phòng phát triển Vovinam-Việt Võ Đạo Quốc tế
1986-1990 : Chưởng môn Vovinam Việt Võ Đạo
1996-1997 : Sáng lập viên Hội đồng võ sư và Tổng Liên đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Thế giới.


Ông lớn lên trong thời điểm Việt Nam vẫn còn trong ách đô hộ của người Pháp, nhưng nhờ sống tại đất tổ họ Trần, nên được bảo vệ và đào luyện theo truyền thống võ học của gia tộc. Hàng ngày, ông được ông là Trần Văn Khiêm (1879-1949), dậy châm cứu, luyện võ, lập trận, cỡi trâu, chèo thuyền, đấu vật, cỡi ngựa, học binh pháp và nghệ thuật dụng người (lãnh đạo, chỉ huy). 

Chính nhờ thế, ông là người có chí cao, có tinh thần bất khuất, có tư cách lãnh đạo, có thiên tư hào hiệp, có tính rộng lượng, có nhân cách phóng khoáng và luôn vươn tay cứu đời.

Là một người Việt Nam yêu nước cao độ, cố võ sư Trần Huy Phong đã vận động các Tôn giáo, các hội đoàn, tổ chức đảng phái và các nhân sĩ uy tín thành lập Ủy Ban Vận động Dựng Đền Thờ Quốc Tổ năm 1970 để vận dụng tinh thần dân tộc chống chủ nghĩa CS ngoại lai, vô thần đang lăm le nhuộm đỏ Việt Nam. Ngoài ra, cố võ sư Trần Huy Phong còn chủ trương đưa Vovinam vào Thế Vận Hội để giới thiệu môn võ của dân tộc Việt. 

Sau ngày cộng sản  chiếm miền Nam, Võ sư Chưởng môn Lê Sáng, Võ sư Trần Huy Phong và một số võ sư khác phải vào tù. Một số võ sư khác tham gia các tổ chức phục quốc tranh đấu chống lại bạo quyền CS. Năm 1980, võ sư Trần Huy Phong ra khỏi tù và được võ sư Lê Sáng lúc còn bị giam trong ngục tù cộng sản, ủy quyền làm Chưởng môn lãnh đạo môn phái. Biết không thể phát triển môn phái trong chế độ CS nên Võ sư Phong đã âm thầm tổ chức các chuyến vượt biên để các võ sư, các huấn luyện viên ra nước ngoài xây dựng và phát triển môn phái. 


KẾ HOẠCH THIÊN ĐÔ CỦA VÕ SƯ TRẦN HUY PHONG



Đến ngày hôm nay, môn phái Vovinam có mặt khắp nơi trên thế giới với những thế hệ võ sinh mới sẽ đóng góp cho công cuộc cứu quốc và kiến quốc Việt Nam. Vào thời điểm sau khi cộng sản chiếm miền nam năm 1975. Ngày 27-5-1975, Võ Sư Chưởng Môn bị cầm tù, sau đó ít lâu VS Trần Huy Phong cũng bị cộng sản cho vào tùGiữa năm 1980 Võ sư Trần Huy Phong nguyên là Tổng cục Trưởng Tổng Cục huấn luyện đã được tại ngoại. Sau 13 năm, qua nhiều trại giam từ: Chí Hoà, Thuận Hải, Phú Khánh, Xuân Phước, Xuân Lộc.... Ðến năm 1988, trước tết âm lịch mấy ngày võ sư Chưởng Môn Lê Sáng được trả tự do. 

Sau khi được tự do, ông vẫn tiếp tục công việc huấn luyện và đào tạo môn sinh trong bóng tối và tổ chức đưa hàng trăm võ sư, huấn luyện viên, vượt biên ra hải ngoại tìm tự do và phát triển môn phái. Chính nhờ thế mà ngày nay, môn phái đã có rất nhiều các võ sư cao cấp hiện đang lãnh đạo và tiếp tục phát huy Vovinam-VVĐ tại các quốc gia như : Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc Đại Lợi, Âu Châu...Năm 1988 ông lại bị cộng sản bắt vào tù lại vì tổ chức vượt biên cho các võ sư của môn phái. Xin xem chuyện kể về võ sư Trần Huy Phong trong những năm bị tu tội trong tác phẩm Đèn Cù:http://www.vinadia.org/den-cu-tran-dinh-tap-2/den-cu-2-chuong-29/


Đến năm 1990, bên ngoài VN-tình hình chính trị thế giới đã bước sang khúc quanh mới trong hệ thống các nước anh em Xã Hội Chủ Nghĩa bị rã băng, trong nước thì nền kinh tế quốc dân đang ở mức chạm đáy thung lũng, cô đơn trong cộng đồng thế giới, tập đoàn mafia csVN mới đưa ra chiến lược đổi mới toàn diện để không bị thế giới bõ rơi sau lưng. Vovinam được hoạt động công khai trở lại tại miền nam. Với chiến lược đổi mới toàn diện đất nước đặt dưới tấm bảng chỉ đường của các đỉnh cao trí tuệ là quốc doanh toàn bộ các tổ chức dân sự và thành lập một số cơ sở quốc doanh khác đề làm một quỷ đạo an toàn cho đảng cộng sản VN. Vovinam Việt Võ Đạo là một tổ chúc cũng giống như các tổ chức tôn giáo trên toàn quốc, đều chung một số phận, là được đặt vào tầm ngắm của đảng cộng sản.


Năm 1994 khi thấy tình hình chín mùi mọi cơ sở VVN ở miền nam VN đã hoạt động lại điều hoà, cộng sản liền ra quyết định 176 để chi phối toàn bộ hoạt động và trực tiếp nắm quyền điều hành của môn phái VVN, song song đó VC cho phát triển VVN-VVĐ rộng ra trên khắp các địa bàn miền bắc. Tổng cục Thể dục Thể thao CHXHCNVN đã ngang nhiên thành lập một Ban Điều Hành cho VoViNam Việt Võ Đạo toàn quốc bằng quyết định 176 được ký ngày 29/04/1994 bởi Phó Tổng cục trưởng là Mai văn Muôn, theo đó thì Trưởng ban là ông Trương quang Trung, chức vụ là phó Vụ trưởng Vụ TDTT quần chúng, Tổng thư ký Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền là Trưởng ban. Đó là việc tóm thâu VVN-VVĐ thành một cơ sở quốc doanh đặt dưới sự điều hành của đảng cộng sản.

Trước nguy cơ thôn tính môn phái của cộng sản, năm 1996 võ sư Trần Huy Phong đã xuất ngoại và kêu gọi các võ sư khắp 5 châu họp tại Paris thành lập Tổng Liên Đoàn Vovinam Việt Võ Đạo (World Federation Vovinam Vietvodao) và Hội đồng Võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo thế giới (World Council of Masters). Chính nhờ việc làm này của võ sư Trần Huy Phong mà ngày nay Vovinam Việt Võ Đạo chính thống đã phát triển và tồn tại trên 18 nước, hàng chục Liên Đoàn Quốc gia và hàng nghìn môn sinh ViệtNam và ngoại quốc luyện tập VVN-VVĐ trên khắp thế giới. Ước mơ hoài bão lý tưởng cao đẹp về việc thiên đô của cố võ sư Trần Huy Phong chưa thành tựu viên mãn thì cơn bạo bệnh đã khiến môn phái chúng ta mất đi một võ sư một đời cống hiến cho môn phái và dân tộc.  http://vovinamworldfederation.eu/vi/hoi-dong-vo-su-the-gioi/thuong-hoi-dong-vo-su-hdvstg.html




Võ sư Trần Huy Phong có dòng máu yêu nước di truyền từ Trần Hưng Đạo Đại Vương nên tiềm tàng một tinh thần yêu nước cao độ. Vì thế võ sư Trần Huy Phong rất chú trọng đế việc đưa tinh thần yêu nước chống ngoại xâm truyền thống của Việt tộc từ ngàn xưa, nên sau khi Hội Đồng Võ Sư được thành lập năm 1964 tại sài gòn, ông đã bắt tay vào việc huấn luyện và soạn thảo các văn kiên quan trọng để đặt nền móng phát triển môn phái.

Ngoài việc soạn thảo các qui lệ và chương trình chuyên môn cho môn phái cùng với một số cá võ sư cao đẳng khác, ông còn soạn thảo đạo sống « Năm Tu Bốn Tiến » cho chương trình Võ Đạo Hóa công chức hành chánh toàn quốc và Chứng minh "Tính dân tộc của Việt Võ Đạo" nhằm phát huy tinh thần yêu nước của giới trẻ  và công chức miền nam VN trước năm 1975.

Võ sư Trần Huy qua đời, không phải chỉ có môn sinh Vovinam thương tiếc và kính trọng cố võ sư Trần Huy Phong mà cả dư luận rộng rãi trong và ngoài nước cũng biểu lộ nồng nhiệt lòng cảm phục đối với ông và cũng xem ông như một biểu tượng của những giá trị cao đẹp nhất của cả một giai đoạn lịch sử vô cùng khó khăn của dân tộc Việt nam. Cố võ sư Trần Huy Phong đã “biểu tượng cho một nhân cách sáng ngời và quả cảm trong suốt 40 năm qua khi ông tận tụy cuộc đời mình vì lý tưởng Quốc Gia,  dân tộc, dân chủ cho đất nước Việt nam”. 

Thế nên, Đại hội Vovinam Viêt võ đạo Thế giới năm 1998 tại Hoa Kỳ đã vinh danhTinh thần Trần huy Phong” là một biểu tượng cao đẹp tuyệt vời sẽ mãi mãi làm rạng danh môn phái, là nguồn sáng rực rỡ - soi đường cho mọi thế hệ môn sinh Vovinam Việt võ đạo.



TRÒ  BỊP BỢM TRONG VIỆC VINH DANH CHƯỞNG MÔN ĐỜI III CHO VS TRẦN HUY PHONG.

Chính vì tinh thần quốc gia dân tộc của ông mà cộng sản đã tiếp tục không vinh danh chức vụ chưởng môn đời III của môn phái Vovinam. Cộng sản trong nhiều năm qua đã có những hành động phá bõ lịch sử môn phái tính từ đời chưởng môn Lê Sáng cho đến sau này. Tuy nhiên vì truyền thống của môn phái, vì Việt Võ Đạo Tinh của các môn sinh, nên việc xoá đi võ sử VVN đã gặp khó khăn, võ đường các nơi vẩn thường xuyên duy trì ngày giổ của các vị chưởng môn đã quá cố.

Từ khi Vovinam Quốc Doanh  ra đời với cái tên là Hội Đồng Chưởng Quản Môn Phái vào năm 2010, cộng sản đã dùng những võ sư đảng viên cộng sản nằm vùng trước năm trước năm 1975 để điều hành HĐCQ-MP.
Đây là một đoạn trích từ cơ quan truyền thông của csVN trong chiến lược quốc doanh VoViNam và xoá bõ lịch sử môn phái VVN-VVĐ của csVN:
"Vovinam phát triển càng đông, càng rộng nói chung ai cũng vui nhưng mục đích "thể thao hoá Vovinam" mới là việc chủ đạo của Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch. Điều này làm một số võ sư tiền bối, những môn sinh cựu trào sẽ bị hụt hẫng vì những sự kiện thay đổi mau lẹ.
Chỉ 10 năm nữa một thế hệ lãnh đạo mới của các tổ chức liên đoàn Vovinam tại Việt Nam, nắm vận mệnh là những quan chức thể thao thuần tuý, những võ sư xôi thịt, những kẻ cơ hội - háo dánh. Khi đó tên tuổi các võ sư tiền bối có thể sẽ bị gạt ra bên lề của lịch sử mới của Vovinam (không phải Vovinam Việt Võ Đạo) kể cả những cái tên Lê Sáng, Trần Huy Phong....Lúc đó nhắc đến Vovinam, thế hệ sau này có chăng chỉ còn nhớ cái tên cụ Nguyễn Lộc mà thôi.

Trích nguồn: Được đăng trong "Trái tim Việt Nam Online", ngày 31/12/2008, lúc thầy Lê Sáng còn sống http://ttvnol.com/threads/thay-chuong-mon-le-sang-ko-duoc-quyen-quyet-dinh-thang-cap-hong-dai-vovinam.443377/page-2

HỘI ĐỒNG CHƯỞNG QUẢN (HĐCQ) MÔN PHÁI

Danh sách các thành viên lãnh đạo Hội đồng chưởng quản
1. Chánh chưởng quản- Nguyễn Văn Chiếu-Võ sư đảng viên nằm vùng trước 1975
   Nguyên Trưởng phòng TDTT Quận 8,Chủ tịch hội Việt Võ Đạo Tp/HCM
   Phó chủ tịch Liên đoàn Vovinam VN, Phó chủ tịch Liên đoàn Vovinam Quốc tế
2.Chánh sự Kế thống & Nhân lực - Võ Văn Tuấn, Võ sư đảng viên nằm vùng trước 1975
   Nguyên Kỹ sư trưởng, Sở Xây dựng Tp/HCM, Võ sư (nghỉ sinh hoạt Môn phái từ 1975-2007)
3.Chánh sự-Nguyễn Chánh Tứ, Võ sư đảng viên nằm vùng trước 1975
   Nguyên Thiếu tá Công an Tp/HCM,Phó giám đốc khách sạn Phú thọ (khách sạn của Thành ủy), Tổng thư ký Hội Việt Võ Đạo Tp/HCM.
4.Chánh Sự-Trần Văn Mỹ, Võ sư đảng viên nằm vùng trước 1975
   Phó chủ tịch Hội Việt Võ Đạo Tp/HCM.
5.Chánh Sự-Mai Văn Hiệp, Võ sư đảng viên nằm vùng trước 1975
6.Chánh vụ Lễ nghi & Kỹ thuật - VS Nguyễn Văn Sen, nghĩ tử của VS Lê sáng
  Nguyên Phó chủ tịch Hội Việt Võ Đạo Tp/HCM.
7.Chánh vụ Văn phòng-Nguyễn Tôn Khoa
   Võ sư (nghỉ sinh hoạt Môn phái từ 1975-2007)
Chánh vụ Văn phòng
8.Chánh vụ Khảo thí & Kiểm tra-Nguyễn Văn Vang,Võ sư
9.Chánh vụ Tài chính &Vật chất-Trần Đa,Thương gia
   Võ sư (nghỉ sinh hoạt Môn phái từ 1975-2007)


Như chúng ta thấy  9 người trong HĐCQ-MP, 5 người là đảng viên cộng sản nằm vùng, 2 người nghĩ sinh hoạt với MP nhiều năm, một người từng bị võ sư Lê Sáng trục xuất khỏi MP.

Với chủ trương đó, nên cộng sản, qua bàn tay lông lá của các tay sai trong môn phái, luôn tránh né bằng đủ mọi cách để không vinh danh chức vụ chưởng môn đời III của võ sư Trần Huy Phong- nằm trong chiến lược của cộng sản nhằm xoá bõ  võ sử của môn phái VoViNam. 

CỘNG SẢN DỰNG KỊCH BẢN VINH DANH CHƯỞNG MÔN ĐỜI III

Trước áp lực của các môn sinh trong và ngoài nước nhũng tay sai của cộng sản trong buổi lễ giổ của Võ Sư Mạnh Hoàng và Trần Huy Phong vào ngày 20.12.2015 vừa qua, đã dựng một kịch bản rất khôi hài là treo một băng rôn ( banner) trên tường nơi buổi lễ tại tổ đường, rồi chụp hình, tuyên bố rình rang trên FB, đó là đã vinh danh chức vụ chưởng môn đời III của võ sư Trần Huy Phong trước tập thể(?).

Không một văn bản nào của Liên Đoàn VVN/VN của cộng sản nói về việc này. Võ sư Nguyễn văn Chiếu, người cầm đầu đám quốc doanh cũng không có mặt trong buổi lễ, không một truyền thông nào của cộng sản nào đưa tin, không một văn bản nào của cộng sản đề cập đến việc này ngoài sự chứng giám của vài võ sư tay sai trong cái gọi là HĐCQ-MP Quốc doanh. 

Hài kịch lố bịch nầy đã hạ màn, và một số hình ảnh buổi lễ về cái gọi là vinh danh chưởng môn đời III, cố Vs Trần Huy Phong được đưa lên FB ngày 21.12.2015. Bọn cộng sản đã không ngần ngại làm trò hề - chỉ bằng vào một băng vải viết vài chử như phía dưới đây để gọi là vinh danh trước môn phái (?). Thật ra những người nầy chỉ vì bã danh lợi mà bán rẻ tình sư môn và phản bội lại môn phái, cam tâm phá bõ võ sử VVN-VVĐ chính thống. 

Băng vải treo trong tổ đường ngày 20.12.2015
.
Các nhân sự trong lễ giổ của cố võ sư Trần huy Phong ngày 20/12/2015, một người trong BTC bận đ bà ba đi lễ giổ của VS Chưởng Môn.
(không một võ sư nào bận võ phục)
Các võ sư bận võ phục trong lễ giổ Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng - 27.09.2015
Thành phần BTC tham dự lễ giổ và vinh danh chưởng môn
 đời III Vs Trần huy Phong, không một ai bận võ phục. Đây là tinh thần tôn sư trọng đạo của các vs Quốc doanh ??

So sánh hình trên với hình dưới để thấy sự khác biệt về tinh thần tôn sư trọng đạo của các võ sư quốc doanh trong HĐCQ-MP

xem tiếp video lễ giổ của Chưởng môn Lê Sáng, bên dưới:

Nhìn vào những hình ảnh lễ giổ của chưởng môn đời II Lê Sáng và đời III Trần Huy Phong để thấy rõ bộ mặt giả tạo của HĐCQMP-MP và trò hề của cộng sản trong việc vinh danh chức vụ của chưởng môn Trần Huy Phong. Một hình thức lừa gạt các môn sinh trong nước và hải ngoại. 

Đúng là trơ trẻn! võ sư vc nằm vùng, Chánh Chưởng Quản Nguyễn Văn Chiếu mới vừa được cộng sản đeo cho bạch đai ngày 20.9.2015, tương đương với Chưởng môn của VVN-VVĐ chính thống. Thế nên, Chưởng môn VVN quốc doanh của cộng sản sao lại có thể đến hành lễ với Chưởng môn Vovinam Trần Huy Phong?, một võ sư mà cộng sản đã từng lên án và đã 2 lần bắt bõ tù vì dạy võ cho nguỵ quân và nguỵ quyền, sau 1975

Muốn việc vinh danh có giá trị thật sự thì Liên Đoàn VVN quốc doanh trong nước phải có một văn bản chính thức vì HĐCQ-MP không đũ tư cách để làm lễ vinh danh này. Lý do: HĐCQ-MP là một công cụ làm tay sai cho cộng sản, được thành lập lén lút bất hợp lệ trong một phòng nhỏ của bệnh viện với những võ sư đảng viện cộng sản được chỉ định, nơi Chưởng Môn Lê Sáng đang điều trị trong những ngày sắp qua đời, ở tuổi già 91 ( theo sự tiết lộ của một võ sư Cao Đẳng hiện đã ngưng sinh hoạt).

Các môn sinh VVN-VVĐ cần nên biết về Quyết định thành lậpHĐCQ-MP được ký ngày 31.3.2010, là lúc mà Chưởng môn Lê Sáng bị tước hết quyền lãnh đạo môn phái, kể từ năm 1994Nên dù có chử ký của chưởng môn Lê Sáng về việc thành lập HĐCQMP, trên thực tế văn bản nầy hoàn toàn không có giá trị về mặt Pháp lý.

Tuy không có quyền ký một văn bản thăng đai cho các môn sinh trong môn phái từ sau 1994, nhưng cộng sản vẩn để Chưởng Môn Lê Sáng điều hành MP, một hư danh về hành pháp, giống như các nước quân chủ còn tồn tại đến ngày nay, Vua hay Nữ Hoàng chỉ là một biểu tượng của quốc gia, nhưng quyền quyết định đều nằm trong tay Thủ Tướng.

Muốn thật sự công nhận chức vụ Chưởng môn đời III của võ sư Trần Huy Phong một cách danh chính ngôn thuậnthì phải có một văn bản của Liên Đoàn VVN-VN thông báo đến các cơ sở VVN trong và ngoài nước. Không thể vinh danh chỉ bằng cái băng rôn (banner) treo trên tường, rồi có vài người trong HĐCQ-MP mặc thường phục đến tham dự, đọc tiểu sử của cố võ sư Trần Huy Phong, chụp hình rồi đưa lên  FB để chứng minh là có vinh danh cho cố chưởng môn Trần Huy Phong (?) nhằm hạ bớt nhiệt nơi các  các môn sinh chính thống nơi Hải Ngoại. Trò hề này của cộng sản đã lổi thời, chẳng những không thể  được xoa dịu được dư luận trong nước và Hải Ngoại, mà con làm cho các môn sinh VVN chính thống khinh bỉ hơn về một hình thức lừa đảo của tập đoàn tay sai của cộng sản VN đang có mặt trong hàng ngũ VVN quốc doanh trong nước.

Hành động này của quý vị sẻ làm linh hồn của Võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc, Võ sư Lê Sáng  hổ thẹn và rơi nước mắt,  vì những hành vi bá đạo với môn phái VVN. Mấy mươi năm qua, quy vị đã dựa vào quyền lực của cộng sản, học lấy tư tưởng đại bịp của hồ chí minh, qúi vị đã và đang là những phản đồ của môn phái và đang tiếp tục bôi tro trét trấu vào môn phái VVN.

Bất cứ một chế độ nào rồi cũng chỉ tồn tại chừng mực trong một thời gian nào đó trong lịch sử không bao giờ có một chế độ chính trị nào trường tồn mải với thời gia ngoài tổ quốc và dân tộc 
Vovinam Chính thống, không khuất phục trước tà quyền đương nhiên sẽ trường tồn, tiếp tục đi tới và sẻ có chổ đứng xứng đáng trong lòng dân tộc.Tà dứt khoát không thể thắng chánh!!  Đến khi đó tên tuổi của những phản đồ như quý vị sẽ được ghi chép lại trong võ sử Vovinam.

TÓM LẠI:

Trong hơn 40 năm gắn bó cùng môn phái, võ sư Trần Huy Phong đã hy sinh cuộc sống cá nhân để dành trọn cuộc đời mình chung tay góp sức đưa môn phái VVN từ những ngày còn non trẻ trên đất Sài Gòn đến giai đoạn phát triển rộng rãi và mạnh mẽ đến nhiều nước ở châu Âu. Hiện nay, rất nhiều học trò của thầy vẫn đang tiếp tục công cuộc quảng bá VVN ở trong và ngoài nước. Ham thích đọc sách báo, tuy trầm tính nhưng quyết đoán, tác phong làm việc nghiêm túc, nhưng vẫn cởi mở, gần gũi và thường giúp đỡ mọi người, võ sư Trần Huy Phong đã tạo sự cảm mến trong lòng nhiều thế hệ võ sư, huấn luyện viên và môn sinh VVN. Qua những đóng góp cho môn phái, thầy đã được võ sư Chưởng môn Lê Sáng phong tặng Hồng đai đệ ngũ cấp (tương đương đai đen 10 đẳng) từ năm 1989 và là người có đẳng cấp cao nhất trong môn phái VVN, sau võ sư Chưởng môn Lê Sáng. 

Vào ba năm cuối đời – Từ 1994 đến 1997, võ sư THP vừa nỗ lực làm việc vừa can đảm chống chọi với căn bịnh Kahler hiểm nghèo; thầy đã vĩnh viễn ra đi trong tâm thái bình an vào lúc 19 giờ 35 phút ngày 13 tháng 12 năm 1997 (Nhằm 14 tháng 11 năm Đinh Sửu) tại nhà riêng ở Thanh Đa, quận Bình Thạnh, Việt Nam và được hỏa táng vào sáng 18 tháng 12 năm 1997 tại Bình Hưng Hòa… Năm 2001 di cốt thầy được an vị tại Bửu Thành Tự số 245 Hòa Hảo – Trần Nhân Tôn thay vì để tại tổ đườngĐó là một hành động sáng suốt của gia đình võ sư THP, để đám cộng sản trong VVN, không làm hoen ố thanh danh của ông.  

Bài liên kết:

1. Vovinam một con đường hai lối rẻ:
http://lybichthuy.blogspot.de/search/label/VOVINAM%20VI%E1%BB%86T%20V%C3%95%20%C4%90%E1%BA%A0O%20%20M%E1%BB%98T%20CON%20%C4%90U%E1%BB%9CNG%20HAI%20L%E1%BB%90I%20R%E1%BA%BC

2. Vovinam trong dòng sinh mệnh dân tộc:
http://kimanhl.blogspot.de/search/label/VOVINAM%20TRONG%20D%C3%92NG%20%20SINH%20M%E1%BB%86NH%20D%C3%82N%20T%E1%BB%98C

3.Chủ thuyết Tâm Thân, một vũ khí chống cộng của võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc:
http://kimanhl.blogspot.de/search/label/CH%E1%BB%A6%20THUY%E1%BA%BET%20C%C3%81CH%20M%E1%BA%A0NG%20T%C3%82M%20TH%C3%82N%20M%E1%BB%98T%20V%C5%A8%20KH%C3%8D%20CH%E1%BB%90NG%20TH%E1%BB%B0C-C%E1%BB%98NG%20C%E1%BB%A6A%20V%C3%95%20S%C6%AF%20S%C3%81NG%20T%E1%BB%94%20NGUY%E1%BB%84N%20L%E1%BB%98C

4. Bài nói chuyện của Ông Phạm Trần Anh, Ủy viên Thường vụ Tổng Đoàn Thanh Niên VVN-Việt Võ Đạo Việt Nam năm 2012, nhân ngày giỗ VS Trần Huy Phong và VS Phùng Mạnh Chử tại Võ Đường Hoa Lư Little Sài Gòn  (Cali.) do VS Cao niên Nguyễn Văn Đông tổ chức năm 2012: https://www.facebook.com/phamtran.anh.96/posts/437173759811771?fref=nf

Nguyễn Thị Hồng, 30/12/2015
Quân lệnh : Thi hành trước, Khiếu nại sau ! NN Lê Đình An

Huy hiệu Người Nhái

Năm 1965, 10 Người Nhái được tuyển chọn theo lệnh của BTL/HQ/P3. để phối hợp với Seals Team Mỹ trên Đệ Thất Hạm Đội để trắc nghiệm khả năng Người Nhái Việt Nam do HQ. Trung úy Liên Đội Trưởng Phan Tấn Hưng hướng dẫn.

Toán NN được phi cơ Hoa Kỳ đưa ra phi trường Chu Lai và Trực Thăng H-34 của Hải Quân Hoa Kỳ đưa ra Hạm Đội 7 đang hành quân di chuyển trong vùng. Chúng tôi được thả xuống một Hộ Tống Hạm vào lúc 5 giờ chiều. Tất cả đều vào họp trong phòng Hành Quân của Chiến hạm để nghe lệnh hành quân. Sau buổi họp Trung úy Hưng họp chúng tôi lại và cho biết nội dung buổi họp không đúng với tinh thần Văn Thư của BTL/HQVN/P3. Vì theo Lệnh Hành Quân Hoa Kỳ thì NN Việt Nam chỉ có nhiệm vụ Thông Dịch Viên đi theo các toán Thám Sát và các đơn vị TQLC đổ bộ để thông dịch cho dân chúng Việt Nam mà thôi ! Trung úy Hưng vào phòng Vô Tuyến trên tàu đánh công điện về BTL/HQ/P3. báo cáo chi tiết buổi họp và xin chỉ thị BTL/HQ/Phòng 3, Người Nhái có nên nhận công tác nầy hay không ? Khoảng nửa giờ sau NN chúng tôi nhận được công điện của BTL/HQ/ phòng 3 trả lời vắn tắt : "Thi hành trước khiếu nại sau".

Công tác Thám sát vùng Việt Cộng kiểm soát.

10 NN chúng tôi chia ra làm 5 tổ, mỗi tổ 2 người, tôi và Thượng sĩ Lê Quán chung một tổ. Bên TQLC Hoa Kỳ cũng thành lập 5 toán Thám Sát, chúng tôi sát nhập 5 tổ vào 5 toán TQLC nầy.

Trong lúc đó Chiến hạm loại AP đang trực chỉ đến địa điểm công tác với tốc độ khoảng 40 đến 50 Hải lý/giờ. Chúng tôi được hướng dẫn đến phòng ăn và sau đó thì ra boong tàu để xem chiếu phim (Phim ảnh mới đang trình chiếu các rạp tại Hoa Kỳ.)

Trước giờ đến điểm công tác, tất cả các toán công tác đều tập họp kiểm điểm nhân số và dụng cụ, vũ khí và máy truyền tin. v.v... Được biết Toán Thám Sát TQLC Hoa Kỳ cũng là thành phần ưu tú được huấn luyện rất kỹ như NN, chỉ khác về kỹ thuật hoạt động chuyên ngành mà thôi.

Một giờ khuya Chiến hạm tắt đèn lặng lẽ dừng lại điểm đổ bộ là vùng Đầm Môn Thượng, các chiếc xuồng cao su đen của các toán thả xuống nước. Toán chúng tôi gồm có 7 TQLC và 2 người NN chúng tôi, Quân phục nón và giày vải ngụy trang, súng M18 ngắn nòng gắn phóng lựu M.72. Xuồng cao su trang bị máy đẩy hãm thanh nhẹ nhàng rời khỏi Chiến hạm tiến vào bờ. Trên xuồng dựng một chiếc dầm bọc giấy bạc để trên Chiến hạm theo dõi bằng hồng ngoại tuyến, tất cả đều nằm rạp trên xuồng. Khoảng 20 phút sau chúng tôi vào gần đến bờ, tất máy đẩy xuồng, tất cả đều lăn nhẹ xuống nước và lội đẩy chiếc xuồng vào bờ, trong bóng đêm đen như mực chúng tôi lập vòng đai an toàn trên bờ biển im lặng để nghe động tịnh, sau đó đâm thủng xuồng cao su,đào lỗ trên cát để chôn xuồng và máy đẩy, lấp cát lại và xóa dấu chân trên cát bằng nhánh cây. Đâu đó xong xuôi toán di chuyển lần vào trong sâu, chúng tôi vượt nhiều đồi cát khoảng 3 giờ sau mới đến địa điểm trên một ngọn đồi cách bờ biển vài cây số. Trưởng Toán báo cáo về trung tâm hành quân trên Chiến hạm để lấy tọa độ.

Chúng tôi lập vòng đai trên đồi cát có nhiều cây chồi để theo dõi một ấp dưới chân đồi do Việt Công kiểm soát, trời bắt đầu hừng sáng. Dân trong ấp tản ra khỏi hàng rào bao quanh ấp để lo việc đồng áng, chúng tôi nằm im lặng quan sát đến 11 giờ trưa chúng tôi thấy có 2 người dân đi vòng từ phía sau đồi cát mà chúng tôi đang ẩn núp, họ phát giác dấu chân còn sót lại vì đêm tối chúng tôi không thể thấy để xóa hết được, họ vội vã chạy về ấp... Chúng tôi biết đã bị lộ rồi. Trưởng toán cấp tốc gọi máy báo cáo về Trung Tâm Hành Quân và ra lệnh rút ra bãi trống. Sau khi lập vòng đai an toàn xong thì bốn chiếc trực thăng vừa bay đến, hai chiếc võ trang bay vần vũ để yểm trợ còn hai chiếc đáp xuống bãi đáp xuống rước chúng tôi rồi bay lên cùng hai chiếc kia trực chỉ ra Đệ Thất Hạm Đội đang di chuyển ngoài khơi. Hai chiếc võ trang thì bay về hàng không mẫu hạm; còn hai chiếc chở chúng tôi bay theo cùng tốc độ của Chiến hạm đang di chuyển và bắt đầu thả dụng cụ máy móc truyền tin xuống trước.

Trực Thăng H-34 lâm nạn...

Khi bao dụng cụ thả xuống gần tới boong tàu, bỗng một ngọn sóng to ào tới làm cho Chiến hạm chao đi trong lúc chiếc trực thăng chở chúng tôi bị hụt gió rớt xuống biển. Nước biển ào tràn vào sàn chiếc trực thăng, chiếc trực thăng cố gắng bốc lên nhưng vẫn còn là đà trên mặt biển vì còn vướng bao dụng cụ truyền tin nặng gần 300 ký lô... May mắn đã xảy đến là nhờ anh Xạ thủ tiếp viên phi hành đã kịp thời ấn nút điều khiển bỏ bao dụng cụ truyền tin xuống biển nên chiếc trực thăng từ từ bay lên cao khỏi mặt nước. Toán công tác chúng tôi thở phào vì vừa thoát hiểm. Phi hành đoàn có lẽ cũng quá sợ nên không dám thả chúng tôi nữa nên bay về Hàng không Mẫu hạm Iwojima để đổi toán chúng tôi qua chiếc trực thăng khác. Chiếc trực thăng thay nhiệm vụ thả chúng tôi xuống Chiến hạm cũng gặp trở ngại hụt gió mấy lần mới thả xuống được hết chúng tôi. Lê Quán cười và nói với tôi nếu chiếc trực thăng nầy mà rớt chìm thì tụi mình chắc chắn phải chết vì mấy anh Mỹ nầy to xác như con trâu nó quậy không cũng đủ chết trong phòng rồi.

Sự việc xảy ra như là phép mầu của đấng vô hình đã cứu sống chúng tôi trong đường tơ kẻ tóc.

Tham dự cuộc thực tập đổ bộ trận địa chiến vĩ đại của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại Đầm Môn Thượng và Hạ miền Trung Việt Nam.

Hàng Không Mẫu Hạm IWOJIMA là loại chở quân đổ bộ bằng Trực Thăng phần nhiều là loại H-34 và các loại khác. Trên boong tàu lúc nào cũng sẵn sàng cất cánh khoảng 30 đến 40 chiếc, một số xếp cánh quạt được neo chặt vào boong tàu, tầng hầm kế chứa đầy trực thăng có 4 bàn nâng để đưa trực thăng lên trên boong. Mẫu hạm có 8 tầng hầm chứa khoảng 4,000 TQLC túc trực và 1,200 Thủy thủ đoàn.

10 NN chúng tôi được chia ra cho 10 cánh quân đổ bộ bằng trực thăng, tất cả ăn sáng sau đó tập Trung đội ngũ trên boong tàu. Quang cảnh chiến tranh hiện lên như cuộc đổ bộ của Thế chiến thứ 2 trong phim "Ngày Dài Nhất (Le Jour Le Plus Long)".
Người nhái QL.VNCH

Cuộc điều quân vĩ đại bắt đầu, khoảng 7 giờ sáng 2 chiếc L-19 bay lượn thả truyền đơn vào vùng sắp hành quân, tiếp theo là đợt oanh kích của hàng trăm phản lực cơ gồm nhiều loại từ Đệ Thất Hạm Đội bay vào dội bom ào ạt, Oanh tạc cơ vừa dứt dội bom thì khoảng trên 20 tàu chiến đang sắp hàng dọc theo bờ biển, các họng súng lớn chĩa vào đất liền, chia đều trên một diện tích rộng khoảng 3 cây số bắt đầu nổ súng, Trên mặt biển khói tỏa mịt mù lẫn với tiếng hải pháo vang dội làm cho mặt biển cũng rung chuyển từng hồi... Nhìn vào bờ nguyên một vùng cây dừa dọc theo bờ biển đang bị hải pháo bắn vào từng lớp từng lớp đọt dừa bị bứt đứt ngọn văng đi tứ tung...

Trên không : Phần đổ bộ bằng trực thăng chở TQLC bay lên từng đợt vần vũ trên không chờ đợt các đợt kế tiếp, hàng trăm trực thăng đang chờ đúng giờ bay vào đổ quân trong đó có 10 NN chúng tôi,

Dưới nước : Từng đợt tàu gồm các loại đổ quân như LCVP, LCM, LCU.v.v... cặp vào hông Mẫu hạm để chở quân, các loại Thiết vận xa M 114, Chiến xa sơn pháo 177 ly v.v... cũng quây quần chờ đợi trên mặt biển.

Đúng giờ đổ quân tất cả trên trời và dưới nước đều trực chỉ vào bờ khoảng cách chừng 3 cây số. Tất cả các cánh quân đồng lúc tiến vào, trong lúc đó đợt hải pháo cũng vừa chấm dứt. Tất cả lực lượng đổ bộ đã tràn lên bờ, từng tràn tiểu liên của lực lượng đổ bộ bắn ra để cướp tinh thần kẻ địch. Trong khoảnh khắc lực lượng đổ bộ đã chiếm toàn vùng. Các Thiết giáp sơn pháo 177 ly tiến đóng trên các cao điểm của vùng hành quân...

Tôi theo chân một Đại đội TQLC xâm nhập vào làng. Chúng tôi thấy nhà cửa đều vắng lặng không một bóng người. Trong lúc đang lục soát các nhà bổng nghe tiếng la vang của toán TQLC Mỹ...Tôi nhìn thấy toán lính Mỹ đang chĩa súng toan bắn và ném lựu đạn vào một miệng hầm che kín dưới rặng tre. Tôi vội chạy đến giơ tay khoát cản lại hành động của toán lính Mỹ và ra dấu để tôi làm việc nầy, tôi đến bên miệng hầm với khẩu súng lục P38 thủ trong tay, tôi hô to : "Bà con ở trong đó hãy ra khỏi hầm mau lên, nếu không ra thì sẽ bị ném lựu đạn vào hầm thì chết hết... " Tôi chờ đợi và lập lại hai ba lần lời kêu gọi... thì thấy có người đàn bà đang bồng đứa con nhỏ trong tay bò ra và các người khác tiếp tục bò ra theo cho đến hết. Tôi nhảy xuống hầm bò vào trong để kiểm soát...Toán lính Mỹ đã hiểu ý tôi nên mỗi khi lục soát có hầm hố lính Mỹ đều gọi tôi đến, tôi làm như căn hầm lần đầu cho đến hết khu vực trách nhiệm của Đại Đội, có nhiều căn hầm được phát giác. (Trong lúc cấp bách, tôi đã làm một việc hết sức nguy hiểm cho tánh mạng của tôi, vì nếu không làm như vậy thì sẽ giết hại dân lành..!)

Tôi tập trung khoảng một trăm người dân làng vừa từ dưới các hầm lên tất cả đều là đàn bà con nít và các cụ già. Tôi hỏi dân làng thanh niên trai tráng ở đâu ? Dân làng cho biết là vì sợ bị bắt cho nên thanh niên, thiếu nữ đều chạy lên núi lánh nạn... Sau khi khám xét xong, cho dân làng ngồi tập trung lại một chỗ, để chờ lục soát hết nhà cửa...

***

Đời sống người dân giữa vùng lửa đạn.

Tôi tìm lời an ủi : "Xin bà con yên tâm. Quân đội đồng minh tới đây là có ý giúp đỡ cho bà con, đánh đuổi Việt Cộng ra khỏi làng chớ không phá hại tài sản của dân làng đâu xin bà con đừng sợ v.v..."

Tôi thân mật trò chuyện với dân làng... Họ cho tôi biết tình hình đời sống nơi đây rất vất vả, ban ngày thì lính Quốc Gia kiểm soát nhưng ban đêm thì VC lại về thu thuế v.v... Tôi hỏi sao bà con không ra Thành phố hay thôn xóm do Quốc Gia bảo vệ để được yên tâm mà lo làm ăn ? Dân làng cho biết nơi đây là nơi tổ tiên lập nghiệp đã nhiều đời nên họ không muốn rời xa nơi chôn nhau cắt rún...

Tôi ngồi buồn im lặng hồi tưởng lại nơi quê làng Linh Xuân Thôn của tôi ngày xưa... Khoảng năm 1945-46 khi tôi được năm hay sáu tuổi. Vì là thời Pháp cai trị, đời sống thật khó khăn, người anh thứ ba của tôi anh đã theo bước tiền nhân vào bưng biền kháng chiến chống Pháp, còn lại ở nhà Ba tôi và người anh thứ hai. Nhà tôi cách chợ Thủ Đức khoảng ba cây số... Mỗi lần lính Công an Pháp ngoài chợ Thủ Đức vào bố ráp để bắt đàn ông, thanh niên tình nghi đem về nhốt lại để điều tra hoặc đem đi ra cầu Bình Lợi bắn chết rồi xô xuống cầu thủ tiêu.

Một anh ở cách nhà tôi khoảng 300 thước, anh là Y tá làm việc chung với người anh thứ ba của tôi tại Ban Hành Thiện chùa Cao Đài giúp đỡ dân chúng quanh vùng, anh cũng bị bắt chung với một số thanh niên trong làng. Đêm hôm sau bọn Công an đem tất cả thanh niên đó trói tay ra sau lưng đem ra cầu Bình Lợi bắn bỏ không điều tra cần hay xét xử. Anh Y tá nghĩ trước sau gì cũng chết nên liều mạng nhảy xuống sông anh bị bắn theo trúng nơi cánh tay. Anh cố nín thở lặn xuống sâu một khoảng xa rồi trồi lên thở, nhờ trời tối bọn Công an Pháp không thấy, cũng may là anh biết lội nên anh thả trôi theo dòng nước và tấp vào bờ.…

Gia đình anh hay tin tất cả đều bị bắn và thả xác trôi sông... Cả nhà đều than khóc... không biết làm sao tìm xác của anh... Khoảng 2 ngày sau nửa đêm anh Y tá về gõ cửa nhà, khi đó cả nhà mừng vui và bà con cả xóm đều đến thăm anh, anh ẩn núp trong nhà vài hôm sau để dưỡng thương. Sau đó anh trốn xuống Saigon và mở phòng Y tá sinh sống.…

Mỗi lần hay tin Công an tới như vậy, ba và anh tôi cũng như dân làng đều chạy trốn, lẫn tránh dưới các hầm được ngụy trang kín đáo và chờ cho công an Pháp rút lui rồi mới chun ra khỏi nơi ẩn trốn... Đời sống lầm than của gia đình tôi thời đó so ra cuộc sống khổ sở lo sợ của dân làng nơi đây có khác gì đâu ?!... Đồng cảnh tương thân, tôi cảm thấy thương dân làng nơi đây, chiến tranh thật tàn nhẫn đối với người dân lành bị kẹt giữa hai làn đạn bạn và thù họ đều không thể tránh được...

Nhưng chiến tranh là như vậy đó...!

Một ông già khoảng năm mươi tuổi đang ngồi trong đám giơ tay lên cao ngoắt tôi lại gần ông nói với tôi là ông cần trở lại nơi hầm núp để lấy giấy tờ vì hồi nãy sợ quá ông đã quên mang theo... Tôi nhìn ông qua cặp mắt dò xét, thấy ông thành thật năn nỉ nhờ tôi giúp cho... Tôi đến bên Quân nhân Mỹ báo cho anh biết tôi đưa ông già nầy đi. Tôi và ông đến miệng hầm, tôi đứng chờ ông già chun vào hầm trong giây phút thì ông già chun ra và leo lên hầm trên tay ông đang bưng một chiếc nón lá đựng đầy phía trong nón và được phủ lên chiếc khăn lông, ông đến trước mặt tôi dỡ chiếc khăn lông ra cho tôi xem. Tôi thấy trong chiếc nón lá đựng đầy ắp những bó giấy bạc năm trăm đồng, ông ta lấy hai bó giấy bạc đưa cho tôi và nói : "Tôi xin tặng ông chút ít gọi là cám ơn ông đã giúp đỡ..." Tôi vội đẩy tay ông ra từ chối và nói tiền nầy là của ông tôi không lấy đâu. Tôi hỏi ông già tại sao ông mang theo nhiều tiền vậy ? Ông và tôi vừa đi về chỗ tập trung ông vừa giải thích : Ông là thương gia ở Qui Nhơn thỉnh thoảng ông vào đây để mua dây đai để chở ra chợ bỏ mối lại, vừa nói ông vừa chỉ tay về hai chiếc ghe chài đang đậu trên dòng sông phía trong bờ biển. Ông nói ông rất cám ơn tôi, thực sự ông rất lo sợ nhưng khi ông được nghe tôi tiếp chuyện với dân làng, ông bớt sợ và tin tưởng lòng thành thật của tôi... Nhưng ông đâu có biết lòng tôi đang xúc động vì thời gian và không gian xa xưa đang diễn lại trong bối cảnh hiện tại nầy...

Trưa ngày hôm đó, sau khi lục soát nhà trong vùng trách nhiệm xong, dân làng được về nhà và phải ở trong nhà không được ra ngoài. Còn Đại đội TQLC Mỹ tiếp tục thực tập các đội hình trên các thế đất đồi, núi, khe suối.v.v... Đến 6 giờ chiều chúng tôi được lệnh rút ra bờ biển chỉ để lại các chốt bảo vệ, khi ra đến bờ biển chúng tôi được chia ra từng toán mười tới mười lăm người dọc dài theo bờ biển. Tất cả cởi bỏ vũ khí và quần áo chỉ còn lại quần lót để chuẩn bị tắm, tôi đang ngẩn ngơ vì lấy làm lạ thì thấy một đoàn Trực thăng hàng trăm chiếc bay vào và hạ thắp xuống cách mặt khoảng tám đến mười thước trên đầu chúng tôi đậu lại và bắt đầu xả các vòi búp sen nước ngọt xuống như mưa để cho chúng tôi tắm... Khoảng mười phút sau thì đổi toán thay nhau tắm. Về phía Trực thăng cũng thay nhau khi hết nước thì bay về Hàng không Mẫu hạm lấy nước... Khoảng một giờ sau tất cả đã tắm xong chúng tôi trở lại vùng trách nhiệm đào hố cá nhân để ẩn mình chờ đợi. đến khoảng 2 giờ khuya thì được lệnh rút quân, chúng tôi trở về Mẫu hạm chấm dứt cuộc hành quân.

Ngày hôm sau chúng tôi được đưa về boong Hàng không Mẫu hạm để xem cuộc thao diễn Hải chiến qua các đội hình với hàng trăm Chiến hạm đủ loại...

Chấm dứt chuyến công tác mười bốn ngày với Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ trên Thái Bình Dương, chúng tôi được Trực thăng Hải quân Hoa Kỳ đưa vào đất liền, và Quân xa chúng tôi đưa về Căn Cứ Hải Quân thành phố Qui Nhơn.

Nhận xét riêng của tôi : 

Sức mạnh về quân sự qua cuộc hành quân đổ bộ Trận Địa Chiến nầy thật khó có lực lượng nào có thể chịu đựng hoặc chống đỡ nổi... Nhưng tiếc thay cuộc chiến Việt Nam lại thuộc về loại Du Kích Chiến lấy ít đánh nhiều và biến dạng lấy không làm có và lấy có làm không, (như tại những vùng bất an ninh ban ngày Quốc Gia kiểm soát, ban đêm bị Việt Cộng khống chế).

Là một Quân đội giàu có, Quân nhân Mỹ đã phung phí Quân dụng một cách bừa bãi. Trong cuộc đổ bộ nầy tôi đã thấy người lính Mỹ trước khi hành quân đã mang theo rất nhiều trang bị mà không cần ghi vào sổ kiểm tra Quân dụng nên họ đã mang theo quá nhu cầu cần thiết của cá nhân mình v.v... Một người lính mang theo trên mình trên bốn - năm mươi kílô thì làm sao mà di chuyển nhanh và đi xa được ? Vì vậy mà khi lên bờ phải di chuyển qua bãi biển và đồi cát khoảng chừng gần ba cây số, mà một số lính Mỹ đã phải bỏ vung vãi theo đường đi nào là áo giáp chống đạn, bidon nước kể cả các băng đạn 30 viên...

Khi về đến đơn vị, vài ngày sau HQ Thiếu úy Nguyễn Văn Tư xin Sự Vụ Lệnh BTL/HQ cùng vài NN trở ra vùng biển vừa công tác để tìm kiếm các máy đẩy xuồng hãm thanh do toán Thám sát TQLC Mỹ đã chôn giấu dưới cát trên bờ biển, để đem về bảo trì để sử dụng cho những công tác về sau... (Vì LĐNN không có những máy móc đắt tiền nầy.)
NN Lê Đình An

Vị Mặn Quê Hương ghi lại 29/12/2015
Áo yếm -Di sản Trang Phục của VN 

Hình ảnh những cô gái thướt tha trong tà áo dài duyên dáng từ lâu đã trở thành biểu tượng của Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn lại quá trình phát triển lịch sử trang phục dân tộc, Việt Nam không chỉ có áo dài mà còn có áo yếm - thứ trang phục không thể thiếu của người con gái xưa.


Ngày xưa áo yếm thường chỉ được gọi với cái tên nôm na là cái yếm, đó là thứ trang phục đã có từ bao đời nay và vẫn còn giữ được cho đến ngày hôm nay. Yếm là một thứ trang phục nội y không thể thiếu của người phụ nữ Việt xưa. Nó là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, được dùng để che ngực.

Không chỉ vào chốn cung đình với các mệnh phụ công nương, cái yếm còn ra ruộng đồng "dầm mưa dãi nắng" với người nông dân và cùng với chiếc áo tứ thân, cái yếm theo chị em đến với hội đình đám, góp phần tạo nên bộ "quốc phục" của quý bà thời xưa.

Khi xưa ở với mẹ cha
Một năm chín yếm xót xa trong lòng
Từ khi em về nhà chồng
Chín năm một yếm, em lật trong ra ngoài.


Một số nhà nghiên cứu cho rằng chiếc yếm được ra đời là để tôn lên cái lưng ong vốn được xem là một nét đẹp của người phụ nữ trong văn hóa Việt Nam. 

Theo quan niệm truyền thống của người Việt, một cô gái đẹp là phải có cái lưng được thắt đáy nhỏ nhắn như cái lưng ong. Người Việt xưa cho rằng những cô gái với cái lưng ong không chỉ mang một dáng hình đẹp mà còn có đầy đủ tất cả những đức hạnh của một người vợ, người mẹ.

Đàn bà thắt đáy lưng ong
Đã khéo chiều chồng lại khéo nuôi con.


Cái yếm xuất hiện trong cuộc sống của người dân Việt Nam không biết tự lúc nào và mãi tới đời nhà Lý (Thế kỷ 12) cái yếm mới "định hình" về cơ bản. Theo dòng lịch sử, cái yếm không ngừng biến đổi, nâng cao tính thẩm mỹ qua những lần cải tiến.


Thuyền anh ngược thác lên đây
Mượn đôi dải yếm làm dây kéo thuyền.

Ở gần mà chẳng sang chơi
Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu.
Mồng tơi chẳng bắc được đâu
Em cởi dải yếm bắc cầu anh sang




Ở thế kỷ 17, cái yếm vẫn chưa có sự thay đổi lớn lao về hình thức. Thế kỷ 19, cái yếm có hình vuông vắt chéo trước ngực, góc trên khoét lỗ làm cổ, hai đầu của lỗ, đính hai mẩu dây để cột ra sau gáy.



Nếu cổ tròn gọi là yếm cổ xây, cổ nhọn đầu hình chữ V gọi là yếm cổ xẻ, đít chữ V mà xẻ sâu xuống gọi là yếm cổ cánh nhạn. Bước sang thế kỷ 20, áo yếm càng được sử dụng phổ biến với nhiều kiểu dáng và mẫu mã phong phú.

Dành cho người lao động có yếm màu nâu dệt bằng vải thô. Người lớn tuổi mặc yếm màu thẫm. 

Con gái nhà gia giáo mặc yếm nhiều màu, trang nhã và kín đáo. Loại yếm "ỡm ờ", màu sặc sỡ, cổ cắm sâu trễ quá bờ ngực, "thách thức" chỉ dân "trời ơi" dạng Thị Mầu mới mặc. Thời kỳ "cách tân" này, cổ yếm thường được "dằn" thêm ba đường chỉ để "bảo hiểm" hoặc may viền lằn vải, thêu hoa cặp theo đường biên cổ.


"Em đeo giải yếm đào
Quần lĩnh áo the mới
Tay cầm nón quai thao".




Em thắt làm chi giải yếm tơ
Sao không thả lỏng để anh nhờ
Rắc rối cho đời thêm cái gút


Gỡ mãi xuân tàn tóc bạc ph
ơ


Một loại yếm hay được các cô gái sử dụng nữa là "yếm đeo bùa". Gọi là yếm đeo bùa bởi người mặc chúng thường để xạ hương vào trong túi vải nhỏ đeo cạnh yếm, đó chính là thứ vũ khí vô cùng lợi hại của các cô gái thời xưa...

Không chỉ vậy, chiếc yếm còn làm nên những câu chuyện tình yêu vô cùng độc đáo. Xưa, các cô gái khi hẹn hò người mình yêu thường "ém" một miếng trầu trong chiếc yếm của mình, dân gian gọi đó là "khẩu trầu dải yếm". Có lẽ không có thứ trầu nào "linh thiêng" hơn loại trầu dải yếm này. 


Để trở thành "quốc phục" của quý bà quý cô trước khi chiếc áo dài ra đời, đi kèm với cái yếm là chiếc áo cánh khoác ngoài không cài cúc.

Khi ra ngoài bên ngoài chiếc yếm phải có thêm chiếc áo dài, chiếc váy lưỡi trai bằng lĩnh, dải lụa đào hoặc màu mỡ gà thắt ngang lưng, cái xà tích bạc lủng lẳng, bộ "độ nghề" ǎn trầu bên phía cạnh sườn, chân mang dép.

Gió xuân tốc dải yếm đào
Anh trông thấy oản sao không vào thắp hương.


Chưa hết, phục trang ra đường còn phải kể đến là hai chiếc khǎn đội đầu: khǎn nhiễu (quấn bên trong) và khǎn mỏ quạ (trùm bên ngoài). Nếu đúng dịp hội hè đình đám các cô gái thường trang bị thêm cho mình chiếc nón quai thao, tóc vấn cao cài lược.

Suốt chiều dài lịch sử, cái yếm đã đi vào "giấc mơ" của biết bao thế hệ mày râu. "Trời mưa lấy yếm mà che - Có anh đứng gác còn e nỗi gì?". Đáp lại, các nàng cũng chẳng vừa: "Ước gì sông hẹp tày gang - Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi".


Hỡi cô mặc áo yếm hồng
Đi trong đám hội có chồng hay chưa?...

Cô kia yếm trắng lòa lòa
Lại đây đập đất trồng cà với anh.
Bao giờ cà chín cà xanh
Anh cho một quả để dành mớm con.


Cho đến câu nhớ nhung, mong đợi của kẻ xa quê

Mình về mình có nhớ chăng
Ta về như lạt buộc khăn nhớ mình.
Ta về ta cũng nhớ mình
Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao


Cái yếm là thứ trang phục vừa kín đáo, vừa... “ỡm ờ” một cách nghệ thuật và độc đáo. Chả thế mà Thị Mầu nói với chàng nô: "Gió xuân tốc dải yếm đào - Anh trông thấy oản sao không vào thắp hương!"...
Hay như thơ Hồ Xuân Hương:

Lược trúc lỏng cài trên mái tóc,
Yếm đào trễ xuống dưới nương long.
Ðôi gò Bồng đảo sương còn ngậm,
Một lạch Đào nguyên suối chửa thông.


Cuộc cách mạng yếm xảy ra vào thế 20 khi các kiểu áo Tây phương xâm nhập vào Việt Nam với sự ra đời của rất nhiều kiểu yếm và áo ngực mới lạ. Trang phục du nhập vào có tính tiện dụng hơn hẳn nên Yếm không còn được sử dụng rộng rãi nữa, yếm thường chỉ được dùng cùng với các trang phục cổ trong các dịp lễ hội truyền thống. 



Ngày nay chiếc yếm đã được cải tiến gọi là áo yếm để dùng cho các em gái mới lớn. Áo yếm dùng mặc trong có hai dây đeo lên vai thay vì trước đây chiếc yếm có hai dây buộc quanh cổ và hai dây bên buộc ngang lưng... nhưng chiếc áo yếm ngày xưa vẫn xứng đáng là một di sản trang phục của Việt Nam.




Đàn ông đóng khố đuôi lươn
Đàn bà mặc áo hở lườn mới xinh

(Ca dao)




Mặn mà môi thắm má hồng
Em vào ca hát giữa dòng trời mây
Yếm đào theo gió vờn bay
Quai thao che mặt bàn tay thon mềm.


Hội lim đến hẹn lại lên...
Thuyền trôi xuôi bến êm đềm thuyền xuôi...
Trai tài gái sắc sánh đôi
Còn em buông mãi những lời hát ca...

Bây giờ giã hội...mình ta
Đừng theo em nhé để mà...bén duyên
Hẹn rằng đến hội lại lên
Tìm em cô gái dịu hiền...năm xưa...




Vị Mặn Quê Hương tổng hợp và ghi lại 29/12/2015