Powered By Blogger
 TỤC DỰNG NÊU ĂN TẾT
Cây nêu là một nét văn hóa đc thù thuần Việt,  một trong các tục lệ cổ truyền của nhiều dân tộc trong cộng đồng Việt tộc, là một nét đẹp tính thần cao quí, mang tính triết lý sâu sắc trong nền văn hóa của dân tộc. Trong tập tục của người Việt, đến ngày Tết, con cháu phải biết tìm mọi cách để về nhà ăn Tết, mừng tuổi ông bà cha mẹ. Nếu người đã lập gia dình ra ở riêng cũng đem con cái về thăm  và chúc Tết cha mẹ mình.. đi đâu mặc kệ đi đâu...đến ngày giỗ chạp phải mau mà về. Đây là một việc làm rất có ý nghĩa, thể hiện lòng hiếu thảo biết ơn sâu sắc của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, với những đấng sinh thành.Nói đến ngày Tết, nhất là thời xa xưa, thì không ai không nhớ đến câu tục ngữ:
Cu kêu ba tiếng cu kêu,
Trông mau tới Tết dựng NÊU ăn chè.
Ba tiếng cu kêu là sự nhắc nhở cho mọi người biết Tết sắp về, nên mau chuẩn bị mọi việc để đón xuân. Tết mang tính linh thiêng và là một lễ truyền thống rất quan trọng đượm mang tính gia đình đối với những người còn đang bận đi làm ăn xa quay về. Dựng nêu là biểu hiện quyền lực của mỗi gia đình trong làng xã ngày xưa. Mặc kệ người lớn lo âu chuyện cơm áo nợ nần. Bọn trẻ chỉ mong mau đến tết. Tiếng cu càng thúc, lòng con trẻ nôn nao đêm không ngủ được. Nhứt là đầu tháng mười âm lịch trở đi, nghe tếng cu gáy ngoài vườn, là tín hiệu của tết, đợi “dựng nêu ăn chè”
Thứ nhất nêu cao,
Thứ nhì pháo kêu.
Nếu ai có cây nêu cao là nhà đó giàu sang quyền quí. Tràng pháo nổ giòn và đều là báo hiệu điềm tốt cho gia chủ trong năm mới. . Tràng pháo nổ giòn và đều là báo hiệu điềm tốt cho gia chủ trong năm mới. Cho nên từ xa xưa, cứ mỗi độ xuân về, ngoài việc chuẩn bị cỗ bàn, làm bánh chưng, bánh tét, quét dọn nhà cửa, bàn thờ gia tiên sạch sẽ… ông bà chúng ta còn trồng cây nêu trước cổng nhà. Sự kiện này đã truyền đến ngày nay
           

Trồng cây nêu là tục lệ Tết phổ biến của người Kinh, Thái, Mường  cho đến Ba Na, Gia Rai... Trên ngọn nêu, người ta thường treo một túm lá dứa, lông gà, cành đa, lá thiên tuế, những chiếc khánh và con cá bằng đất nung, cùng một tán tròn bằng tre nứa dán giấy đỏ. 
Ngoài ra có nơi còn treo những chiếc đèn lồng, đèn xếp hoặc vài xấp tiền, vàng mã... Dù với dụng ý khác nhau, nhưng những vật treo đều tượng trưng cho mong muốn bảo vệ con người, tạo lập hạnh phúc cho con người. Ví như lá dứa để dọa ma quỷ (vì ma quỷ sợ gai), không cho chúng vào quấy phá. 
Những vật được treo trên cây nêu

Cây nêu đầu làng
Cái khánh đồng âm với “khánh” có nghĩa là “phúc”: năm mới đem lại hạnh phúc cho gia đình. Cành đa tượng trưng cho điều lành và tuổi thọ. Tiền vàng mã để cầu tài, cầu lộc. Lông gà là biểu tượng chim thần (một sức mạnh thiên nhiên giúp người). Cây nêu là một thông điệp về một tập tục trong ngày tết nguyên đán của chúng ta.
Cú kêu ba tiếng cú kêu
Cho mau tới Tết dựng nêu ăn chè
Chán xôi thì đã có chè
Để đòn bánh tét ta về hạ nêu

hay:

Cu kêu ba tiếng cu kêu
Kêu mau (Kêu cho) đến Tết, dựng nêu ăn chè
Dựng nêu thì dựng đầu hè
Để sân gieo cải, vãi mè ăn chung
Cây nêu thường được trồng ngay trước sân nhà mỗi dịp Tết Nguyên đán. Trên ngọn cây có treo nhiều vật dụng mang vừa mang ý nghĩa chủ quyền vừa mang ý nghĩa tâm linh xua đuổi ma quỷ và cầu mong một năm mới tốt lành. Cây nêu là một thân cây dài khoảng 5-6 mét, được “trồng” (cắm, dựng) trước sân nhà mỗi dịp Tết Nguyên Đán, trên ngọn cây được treo một vòng tròn nhỏ và nhiều vật dụng có tính chất biểu tượng , tùy theo địa phương, phong tục và dân tộc.
Cây nêu còn mang  ý nghĩa của cây vũ trụ nối liền đất với trời, là cầu nối giữa con người với các đấng siêu nhiên, gửi gắm vào đó những ý nghĩa nhân văn của đạo Việt cao đẹp. Cây nêu gắn liền với các tập tục về thờ cúng tổ tiên trong đạo Việt. Một nét văn hoá lâu đời có từ thời Văn Lang của các vua Hùng. 
Cây nêu thường được làm bằng thân một cây tre, vì  tre là biểu trưng cho tính chất, bản sắc riêng của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Tre là thể hiện cương nhu phối triển! Tre có thể uốn cong trước gió. Gió bão  mạnh cũng không làm tre đổ hay bật rễ. Cây tre là hình ảnh tượng trưng cho sự bất khuất oai hùng chống ngoại xâm của Việt tộc.
Trồng tre vào đầu năm mới để khẳng định tinh thần Việt Nam và trồng tre trước cửa nhà trong bảy ngày đầu năm còn là đánh dấu những ngày vui, hạnh phúc nhất trong năm, những may mắn mới với ước mong nhiều đổi mới hơn, nhiều thành đạt hơn.
Chiếu theo sách xưa "Gia Định Thành Thông Chí" của Trịnh Hoài Đức chép rằng: "Bữa trừ tịch (tức ngày cuối năm) mọi nhà ở trước cửa lớn đều dựng một cây tre, trên buộc cái giỏ bằng tre, trong giỏ đựng trầu cau vôi, ở bên giỏ có treo giấy vàng bạc, gọi là "lên nêu"... có ý nghĩa tảo trừ những xấu xa trong năm cũ", và căn cứ vào hai câu đối ngày tết, đó là:

Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ.
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh


Như thế, cho thấy cây nêu đã gắn liền với ngày tết từ lúc có bánh chưng xanh, tức và đời vua Hùng thứ bảy, tức Hùng Chiêu vương (雄昭王): 1631 - 1432 TCN (?). 
Cây nêu là một thân cây được người dân Việt  nói chung, bao gồm cả một số dân tộc thiểu số và người Kinh, đem trồng trước sân nhà mỗi dịp tết Nguyên Đán, trên ngọn cây đeo một vòng tròn nhỏ và treo nhiều vật dụng có tính chất biểu tượng tùy theo địa phương, phong tục, dân tộc.
Cây nêu được dựng với mục đích ban đầu, theo truyền thuyết, nhằm ngăn ngừa không cho quỷ từ biển Đông vào đất liền và bén mảng đến nơi người cư ngụ. Tuy nhiên, theo thời gian, theo địa phương, theo truyền thống và tập quán của từng điạ phương, từng  cộng đồng dân tộc, ý nghĩa của việc trồng cây nêu ngày Tết đã trải rộng và ngày càng mang nhiều ý nghĩa hơn.
Nguyên khởi cây nêu được dựng với ý nghĩa trừ ma quỷ. Theo thời gian, cùng với sự phong phú của các đồ lễ treo trên ngọn cây, cây nêu được coi là vật nối liền đất với trời. Ngoài ra cây nêu hàm chứa ý thức về lãnh thổ của Việt tộc. Nơi nào có cắm nêu là nơí đó có sự trú ngụ của con rồng cháu tiên, nếu xâm phạm sẽ bị khử trừ. Dựng nêu ngày tết bao gồm các dụng ý để trừ ma, quỷ, thờ phụng thần linh và vong hồn tổ tiên, tảo trừ những điều xấu xa của năm cũ, phân định ranh giới giửa ngưòi và ma, quỷ.

Cây nêu là một thân cây tre dài, thẳng, được dựng nơi trang trọng, rộng rãi; đầu thân tre được buộc một dải vải điều (màu đỏ) có ghi những lời cầu nguyện hoặc lời chúc năm mới, và một cái giỏ tre,. trong đó có đựng cau, trầu, rượu, hoặc một số phẩm vật khác theo phong tục từng miền. Cây nêu làm bằng tre, bởi vì cây tre có tính kiên định, dẻo dai, chịu đựng…và cũng là một trong những đặc trưng cho phẩm chất cao đẹp của dân tộc Việt
Dĩ nhiên cây nêu phải được chôn chặt và neo nhiều phía để tre đứng vững, khi đó tre chứng tỏ sự dẻo dai bền bỉ, dầu gió nhẹ hay mạnh, dù gió đông bắc hay tây nam, tre có nghiêng qua nghiêng về thì phần chính cây vẫn thẳng và cây không gãy. Người ta ví sự dẻo dai và vững chãi của tre như sức sống Việt tộc..
Tại miền Bắc Việt Nam cây nêu thường được người Kinh dựng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo quân về trời, với quan niệm rằng chính từ chính vì từ ngày này cho tới đêm giao thừa, vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy . 
Dựng cây nêu ngày Tết
TRUYỀN THUYẾT VỀ DỰNG NÊU
Ngày xưa Quỷ chiếm toàn bộ đất nước,còn Người chỉ làm thuê, và nộp phần lớn lúa thu hoạch cho Quỷ. Quỷ ngày càng bóc lột Người quá tay, và cuối cùng Quỷ tự cho mình hưởng quyền "ăn ngọn cho gốc". Người chỉ được hưởng rạ, tuyệt đường sinh nhai nên cầu cứu Đức Phật giúp đỡ. Phật bảo Người đừng trồng lúa mà trồng khoai lang. Mùa thu hoạch ấy, Người được hưởng không biết bao nhiêu củ khoai, còn Quỷ chỉ hưởng lá và dây khoai, đúng theo phương thức 'ăn ngọn cho gốc'.
Sang mùa khác, Quỷ lại chuyển qua phương thức "ăn gốc cho ngọn". Phật bảo Người lại chuyển sang trồng lúa. Kết quả Quỷ lại hỏng ăn. Quỷ tức lộn ruột nên mùa sau chúng nó tuyên bố "ăn cả gốc lẫn ngọn". Phật trao cho Người giống cây ngô (bắp) để gieo khắp nơi. Quỷ lại không được gì, còn Người thì thu hoạch cơ man là trái ngô. Cuối cùng Quỷ nhất định bắt Người phải trả lại tất cả ruộng đất không cho làm rẽ nữa.
Phật bàn với Người điều đình với Quỷ, xin miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn cây tre. Quỷ thấy không thiệt hại gì nên đồng ý. Khi đó Phật dùng phép thuật để bóng chiếc áo cà sa đó che phủ toàn bộ đất đai khiến Quỷ mất đất phải chạy ra biển Đông.

Do mất đất sống nên Quỷ huy động quân vào cướp lại. Trận đánh này bên Quỷ bị thua sau khi bị bên Người tấn công bằng máu chó, lá dứa, tỏi, vôi bột... và Quỷ lại bị Phật đày ra biển Đông. Trước khi đi, Quỷ xin Phật thương tình cho phép một năm được vài ba ngày vào đất liền viếng thăm phần mộ của tổ tiên cha ông. Phật thương hại nên hứa cho.
Do đó, hàng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán là những ngày Quỷ vào thăm đất liền thì người ta theo tục cũ trồng cây nêu để Quỷ không bén mảng đến chỗ Người cư ngụ. Trên nêu có treo khánh đất, có tiếng động phát ra khi gió rung để nhắc nhở bọn Quỷ nghe mà tránh. Trên ngọn cây nêu còn buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để cho Quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía đông và rắc vôi bột xuống đất trước cửa ra vào trong những ngày Tết để cấm cửa Quỷ.
Ngày 7 tháng Giêng triệt hạ, gọi là "hạ nêu" phàm những khoản vay mượn thiếu thốn trong thời gian ấy không được đòi, đợi ngày hạ nêu rồi mới được tiếp tục đòi

TRUY NGUỒN CÂY NÊU 
Rất nhiều bài viết về nguồn gốc cây nêu chung chung đều giống nhau và có hai khuynh hướng về nguồn gốc cây nêu:
1. Căn cứ vào câu đối được lưu truyền trong dân gian:
Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ.
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
Căn cứ vào hai câu trên, có một số tác gỉa cho rằng nguồn gốc của cây nêu có từ thời Hùng Vương thứ VI, tức có cùng thời với sự xuất hiện của bánh chưng -thời Hoàng tử Lang Liêu ?! Như vậy phong tục trồng nêu đã có trên 3000 năm ?! Nhưng 
2. Căn cứ vào truyền thuyết dựng nêu theo lăng kính Phật giáo, thi phong tục dựng nêu xuất hiện ở nước ta xuất hiện trên dưới 2000 năm, vì Phật Giáo được truyền đến Việt Nam cách nay khoảng 2000 năm, do nhà sư người Ấn Độ là Mahajivaka (Ma Ha Kỳ Vực) truyền bá đạo Phật vào Việt Nam năm 188 trước Công Nguyên nguồn: 
Với hai nguồn xuất xứ như vậy, cho nên, tới nay vẩn chưa ai có thể khẳn định chắc chắc là phong tục nầy của người Việt có từ bao giờ?

CÂY NÊU NƠI HỘI TỤ NIỀM TIN
Con cháu về cúng giỗ, lễ lạy bàn thờ gia tiên, thật là một điều hệ trọng về tính hiếu đạo của người dân Việt. Đến ngày Tết, con cháu cũng tìm cách về nhà để ăn Tết, mừng tuổi ông bà cha mẹ. Nếu người đã lập gia dình ra ở riêng cũng đem con cái về thăm  và chúc Tết cha mẹ mình.  
Song song đó, qua sự tích cây Nêu ngày tết cho chúng ta tìm thấy được tính nhập thế của đạo  vào đời, cứu khổ của đạo Đức Phật. Dù bất cứ thời đại nào, xã hội nào hay hoàn cảnh nào thì đạo Phật vẫn luôn  luôn gần gũi và đồng hành cùng với Việt tộc. Đặc biệt là  đi sâu vào đời sống thường nhật của con người để thấu hiểu và chia sẽ những khổ đau cũng như hạnh phúc của muôn người. Hình ảnh đức Phật, đấng cứu độ chúng sinh, tiếp xúc và chỉ dạy cho dân chúng cách đối phó với bọn quỷ, xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tín ngưởng và đời sống tâm linh của nhân dân cần phải được tôn trọng, phải song hành từng bước trong dòng sinh mệnh của Việt tộc. Duy vật biện chứng của cộng sản là một vũ khí thâm độc của đảng dùng để sói mòn tín ngưởng và tôn giáo một cách âm thầm và từ từ. Không đối phó được độc chiêu nầy của đảng, thì quốc nạn vô cãm hiện nay sẽ không bao giờ hoá giải được. Cộng sản từ lâu nay ra tay trù dập tôn giáo, phá nhà thờ, chùa chiền, đình làng, chiếm đất của tôn giáo hũy diệt đời sống tâm linh để tách rời tín ngưởng ra khỏi sinh hoạt hàng ngày của quần chúng, thực thi quyền yêu nước trong quỷ đạo đảng, yêu nước là yêu XHCN, yêu luôn đại ca của đảng, trung với thiên triều qua sự khống chế của các Viện Khổng Tử được thiết lập trong tương lai trên đất Việt. 
Chí sĩ, thanh niên, sinh viên, học sinh đâu? những người con của đất mẹ VN đâu? xin hãy tiếp tay khôi phục truyền thống đoàn kết đấu tranh của Việt tộc, để tháo gở các mắt xích do các đỉnh cao hôm nay đang trồng vào cổ nhân dân. Cộng sản còn nước mất, cộng sản mất đất nưóc sẽ trường tồn, đây là chân lý phải được tôn trọng trong giai đoạn hiện nay.

NGHỈ TẾT VÀ CÂY NÊU THỜI TRIỀU NGUYỄN:
Trong Ngự chế thivua Minh Mạng đã nhắc lại tục cổ: ngày 25 tháng chạp là ngày niêm ấn (không tiếp nhận văn thư), đó cũng là ngày dựng nêu; ngày 7 Tết là ngày khai ấn (tiếp nhận văn thư đầu năm mới, đóng dấu ấn), cũng là ngày hạ nêu. Có thể hiểu thời gian cây nêu ở giữa trời là thời gian nghỉ Tết; tuy nhiên triều đình không quy định như thế vì việc triều đình không ngưng nghỉ và chương sớ thì lúc nào cũng có; dầu vậy, vua Minh Mạng đã cho phép các Nha ( công sở) chọn ngày niêm ấn và khai ấn theo tục dân gian nói trên, và chỉ chọn một số ấn không cần thiết cho vào giỏ tre treo lên cây nêu, có tính cách tượng trưng để mừng xuân. Đến đời vua Tự Đức lại có đổi thay, năm Tự Đức thứ 29 (1876), có sớ tâu xin dựng nêu vào giờ Thân (15g-17g) ngày 30 tết, và hạ nêu vào giờ Thìn (7g-9g) ngày mồng 7 Tết. Sau đó có sắc chỉ lấy giờ Thìn ngày 30 và mồng 7 để cho dựng nêu và hạ nêu, lấy đó làm lệ không thay đổi nữa. Ngày nay việc dựng nêu và hạ nêu không còn tôn trọng như xưa vì sự thay đổi của xã hội, tiềm năng bức phá của kinh tế hàng giờ hàng ngày và sự tiến triển về trí tuệ của con người. Tuy nhiên ý nghĩa trong việc thượng nêu ngày tết là một công việc mang đầy tính nhân văn, vì bảo bọc che chở cho con người, cây nêu là một truyền thống tốt đẹp nếu như còn được bảo tồn đúng theo nhịp tiến văn minh của con người ngày nay. Chúng ta có thể coi như đó là một biểu tượng của nét văn hoá truyền thống của Việt tộc trong ngày tết.https://www.youtube.com/watch?v=MXOxp4dbLE0

PHONG TỤC DỰNG NÊU CỦA 
NGƯỜI DÂN TỘC Ở TÂY BẮC
Trong tâm thức của người dân Việt Nam dù là kinh hay người dân tộc, cây Nêu là biểu trưng cho sức mạnh tinh thần của dân tộc Việt chống lại sư một ức phản kháng của cái ác (quỷ dữ). Cây Nêu cũng biểu hiện quyền lực của mỗi gia đình trong làng xã ngày xưa:
Thứ nhất nêu cao,
Thứ nhì pháo kêu.          
Nếu ai có cây Nêu cao là nhà đó giàu sang quyền quí. Tràng pháo nổ giòn và đều là báo hiệu điềm tốt cho gia chủ trong năm mới.

Theo Trần văn Hạc, trong quan niệm của người Việt cổ nói chung và của nhiều dân tộc Tây Bắc nói riêng, cây nêu là biểu tượng của cây vũ trụ nối liền đất với trời, là cầu nối giữa con người với các đấng siêu nhiên, gửi gắm vào đó những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp.
Trong lễ hội “Mừng mùa măng mọc” của người Khơ Mú, tổ chức vào đầu xuân hàng năm. Trung tâm của ngày hội là “Cây cuốn hoa” được làm bằng một cây chuối non còn sống, cắm nhiều loại hoa có mầu sắc rực rỡ: Hoa đào hồng nhạt, hoa mận hoa mơ trắng tinh khôi, hoa vông đỏ rực, hoa mạ vàng tươi, hoa ban trắng ngần thơm ngát… chẳng khác nào như núi rừng Tây Bắc đầy sức sống thu nhỏ. Trên “Cây cuốn hoa” còn treo những hạt giống đan bằng nan tre nhuộm mầu xanh, đỏ và treo các hạt ngũ cốc: Ngô, thóc, đỗ… Các chàng trai, cô gái tưng bừng vây quanh, sôi nổi trong các điệu dân vũ truyền thống như: “Tăng bu”, “Tăng bẳng”, “Hưn mạy”… và cùng cất cao tiếng hát bài “Phôn xtốc” – Mưa rơi: “Mưa rơi cho cây tốt tươi, búp chen lá trên cành” - (dân ca Khơ Mú).
“Cây cuốn hoa” không chỉ mang bóng dáng cây vũ trụ, mà còn chuyên chở những ước mơ cháy bỏng của con người về một cuộc sống mãi mãi sinh sôi, ấm no, hạnh phúc và khát vọng chinh phục thiên nhiên, làm chủ cuộc sống.
Hội “Gầu tào” của dân tộc Mông, mà bản chất là cúng thần núi phù hộ cho cuộc sống yên lành và cầu tự cho những người hiếm muộn con, mong được thần núi ban cho con trai nối dõi. Vào dịp tết, gia chủ dựng cây nêu, thế là bản gần, xa đều biết ở đây có hội “Gầu tào”. Cây nêu làm bằng một cây tre cao to nhất bản, cũng có khi bằng một cây gỗ mọc độc lập. Trên cây nêu trang trí nhiều dải vải đỏ, những tập giấy bản, một quả bầu khô đựng nước, một cây khèn… Khi mọi người đến đông đủ, chủ nhà hát về nỗi khổ hiếm muộn con, kể về quá trình đi cầu xin thần núi và được thần núi ban phúc, cảm tạ thần núi, cảm ơn mọi người đã đến chúc phúc. Trai gái cùng mọi người còn được chung vui, thi tài với những trò chơi truyền thống như: Đua ngựa, múa khèn, thổi sáo, nẩy pao, hát dân ca… Kết thúc lễ hội, cây nêu được hạ xuống làm giát giường cho đôi vợ chồng hiếm muộn nằm.


Hội “Lồng tồng”, tức là hội xuống đồng của dân tộc Tày, Thái, thường tổ chức vào rằm tháng riêng, cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Một trong những nghi thức không thể thiếu là tung còn vòng. Đó là một cây nêu cao từ 10m đến 15m, trên ngọn có một vòng tròn bịt bằng giấy đỏ có đường kính chừng 60 cm. Người đến dự đều gắng tung còn trúng vào vòng tròn, vì cho rằng như vậy sẽ được may mắn cả năm. Quả còn của người Thái Tây Bắc mô phỏng “luông còn”,  tức rồng còn,  - mang ý nghĩa là hồn của cải. Quả còn to bằng nắm tay, khâu bằng vải mầu, hình vuông, trong có hạt ngũ cốc, muối ăn… có dây dài như thân rồng cùng các tua, mô phỏng tám tia nắng, chín tia mưa theo tín ngưỡng dân gian. Giữa trời xuân, quả còn mang những hạt giống bay lên chờ gieo xuống sinh sôi, ươm những mùa vui ấm no, hạnh phúc. Cây nêu ở đây không chỉ là cây vũ trụ, mà còn tượng trưng cho cái đích của những giá trị tốt đẹp, con người luôn khát vọng vượt mọi khó khăn vươn tới.
Xưa, khi trình độ hiểu biết của con người về tự nhiên còn thấp kém, thần thánh ma quỷ còn ám ảnh nặng nề trong cuộc sống thường ngày thì tục trồng cây nêu ngày Tết có giá trị đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh của người dân quê, giúp cho họ yên tâm, vui vẻ bước vào một năm mới với biết bao mong ước, không sợ ma quỷ tới quấy rầy. Ngày nay, sự hiểu biết  của con người được nâng lên, thì tục trồng cây nêu ngày Tết mang một ý niệm mới, là truyền thông của tiền nhân nhắc nhở con cháu phải ý thức được tinh thần đoàn kết và chủ quyền nơi đàn con Việt sinh sống. Cây nêu còn là sự kiện mở đầu cho một năm mới tốt lành, mở đầu cho hội vui xuân, dưới gốc cây nêu của làng với bao trò chơi dân gian diễn ra: đánh đu, võ thuật, thi vật, chọi gà, chơi cờ, thả thơ vv…Đây là tục lệ mang vẻ đẹp của truyền thống văn hóa làng xã có từ lâu đời, rất cần được giữ gìn trong xây dng một lối giáo dục về ý thức chủ quyền đất nước trước sự đe doạ của nạn ngoại xâm

CÂY TRE BIỂU TƯỢNG TÌNH ĐOÀN KẾT
Theo quan niệm của người phương Đông, tre, trúc tượng trưng cho mẫu người quân tử. Cứng mà mềm mại, đổ mà không gãy, lòng (ruột) rỗng không, biểu trưng cho tinh thần và khí độ an nhiên tự tại, không mê đắm quyền lợi, vật chất. Tre, trúc biểu lộ Việt tình của dân tộc VN, một dân tộc có tiết tháo, phẩm hạnh và kiêu hùng, ngoan cường nhưng hiếu hòa, độ lượng. Tre, trúc là một mãnh Hồn Việt luôn gắn bó với những thăng trầm của đất nước, là nét thanh bình một vẽ đẹp thiên nhiên cho làng mạc ...cho cuộc sống thôn quê. Tre, trúc ngày xưa còn là những vật chống đỡ ngoại xâm, tình đoàn kết môt lòng giết giặc giữ làng. Tre cùng được dùng làm cung tên, nõ là những vũ khí của Đại Việt đã từng được xử dụng để chiến thắng một quân đội hung hãn nhất của thế kỷ 13, đó là giặc Nguyên Mông. Tre đầu làng còn là nơi hội tụ khí thiêng của núi sông, nơi mà anh linh của tổ tiên thường về đây để bảo vệ sự trường tồn cho Việt tộc.


Thân tre thường đứng thẳng và cao mà không bị đổ là do thớ tre dẻo và thân tre mềm dễ lượn theo chiều gió. Với đặc tính phối hợp cương nhu để đón gió, thuận theo gió vừa đủ rồi ngạo nghễ vươn lên trở lại hình dáng cũ - một đặc tính độc đáo chỉ có nơi tre. Dưới những trận cuồng phong, tre mọc thành bụi không sống riêng rẽ một mình, vì thế chỉ chịu tróc gốc cả bụi chứ không bao giờ chịu gãy ngang thân...
Cây tre từ lâu đã là một biểu tượng của dân tộc Việt tộc, nó thể hiện tinh thần đoàn kết, sự cần cù chịu khó trong công việc hàng ngày và sự kiên cường bất khuất trong khó khăn gian khổ. Cây tre là hình ảnh của con người Việt Nam trên mọi chặng đường lịch sử, phẩm chất tốt đẹp của tre cũng chính là phẩm chất con người Việt Nam yêu nước, chí khí của tre mang ý nghĩa là theo đuổi mọi cuộc cách mạng dân tộc đến nơi đến chốn bất chấp thời gian, tâm hồn của tre là tâm hồn của triệu triệu đồng bào…
Do vậy, tre biểu hiện cho tính kiên cường, bất khuất, cần cù, kiên nhẫn và biết đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau của người dân Việt Nam, để cùng nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Cùng tự nhắc nhở nhau phải luôn cố gắng hơn nữa trong hành trình xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc của đời người. 
Tại miền Bắc Việt Nam cây nêu thường được người Kinh dựng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo quân về trời, với quan niệm rằng chính từ chính vì từ ngày này cho tới đêm giao thừa, vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy 

TRIẾT LÝ VỀ CHỦ QUYỀN NƠI CÂY NÊU
Cây nêu còn được gọi là cây chủ quyền vì nơi đâu có cắm nêu là xác định nơi đó đã có chủ, nó không khác nào bản tuyên ngôn độc lập của "Lý thường Kiệt (năm1019 – 1105). Nam quốc sơn hà nam đế cư". Lý thường Kiệt đã xác định được ranh giới giửa Đại Việt và Đại Hán. Cây nêu trong mang ý nghĩa là dùng để phân ranh giới giửa người và quỷ dữ. Nơi nào đã cấm nêu, thì quỷ không được bén mãng tới, không có một ai có thể xâm phạm, nếu như có ý đồ xâm phạm quấy phá thì sẽ bị đánh tơi bời, như Lý Thường Kiệt đã từng đánh bại quân Tống tơi bời.

Từ ngày cộng sản đặt ách thống trị trùm lên đất nước hơn nữa thế kỷ nay, không khác gì một bầy quỷ đang ra sức phá hoại sự yên tỉnh, gặm nhấm sự tự do, nhân quyền và dân quyền của người dân. Ngoài biển đông thì dòng họ bà con của quỷ đến từ bắc phương, gặm nhấm đất đai của tổ tiên ta. Quỷ từ trong và ngoài đang tận tình phá hoại đất nước và con người VN. Với học thuyết tam vô (vô gia đình, vô tổ quốc vô tôn giáo), bầy quỷ đã đang tính chuyện nới rộng biên giới lãnh thổ VN đến giáp Nga. Nếu như hôm nay con cháu Hùng Vương không biết bảo vệ chủ quyền đất nước, thì con rồng cháu tiên từ đây sẽ phài tập tành ăn xì dầu hàng ngày trong những bửa ăn truyền thống thay vì dùng nước mắm như bấy lâu nay. 
Dựng nêu cần phải được phục hồi để hồn Việt tồn tại, tinh thần đoàn kết đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước phát triển, một ý thức cao trong việc giử nước, đẩy lùi sự vô cãm đã từ lâu ngự trị trong tư duy của thanh niên, học sinh, sinh viên... đó là hàng ngũ rường cột cho mọi cuộc đấu tranh chống bất công xã hội, họ chính là những con người đi đầu trong mọi sinh hoạt cứu dân cứu nước. Cây Nêu ngày tết còn là hiện thân của tinh thần đoàn kết giử nước giử nhà, nếu như tập tục nầy bị thoái hoá, thì thông điệp giử nước của tiền nhân bị quên lãng. 
Hãy dựng nêu ăn tết! để báo, cho bầy quỷ dử biết ngày tàn của chúng sẽ đến và xác định lại chủ quyền của đất tổ từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau và Hoàng -Trường Sa.   
Cây nêu còn được gọi là cây chủ quyền, một thông điệp được của tiền nhân nhắc nhở vào mổi độ xuân về, ý thức cao trong trách nhiệm bảo vệ sự toàn vẹn đất nước. Một tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm rất tốt đẹp đã bị chủ thuyết cộng sản và đám Ba Đình ra tay phá vỡ từng mảng lớn, hầu xích hoá VN vào quỷ đạo của Tàu Cộng. Với âm mưu thâm độc về văn hoá, nên đảng đã ra lệnh cho các cơ phận tuyên truyền gia nô của đảng và các cơ sở Phật Giắo quốc doanh, từ bấy lâu nay đưa ra hàng loạt bài viết, diển giải sai ý nghĩa cây chủ quyền của Việt tộc.
Xin hãy vì tổ quốc VN nguy khốn, cất cao quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ , lãnh hải.... chúng ta phải chứng tỏ một lần cho bắc phương biết đến cái dũng của nhân dân VN. Không thể mãi mãi là một kẻ yếu hèn nhu nhược như đám đầu lĩnh Ba Đình!!

Đất nước VN nay là một mảnh dư đồ đã rách nát bởi những người vô lương chỉ biết cúi đầu trước kẻ thù. Một đám ăn hại tự phong là những đỉnh cao trí tuệ, đang phá nát quê hương nước ta, đưa đến việc làm kiệt quệ nền kinh tế quốc dân. Nay tên Thủ Tướng chích dạo phải bôn ba cầu xin sự giúp đở của Hoa Kỳ và các nước Tây Phương.

"Nay ta hát một thiên ái quốc

Yêu gì hơn yêu nước nhà ta

Trang nghiêm bốn mặt sơn hà

Ông cha để lại cho ta lọ vàng

Trải mấy lớp tiền vương dựng mở"

( Phan Bội Châu)

Hãy vì Độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước, vi sự trường tồn cho tổ quốc chúng ta, cháu con Hùng Vương phải biết gìn giử. Tà quyền cộng sản VN đã thiếu trách nhiệm trong việc giử gìn bờ cõi, nên chúng ta hãy cùng nhau đứng dậy để cùng với toàn dân trong ngoài nước cương quyết đuổi giặc Tàu ra khỏi bời cõi, giử vững chủ quyền của đất nước. Với Tàu cộng chỉ có QUYẾT CHIIÉN chứ không HOÀ không NHÂN NHƯỢNG được nữa.... càng nhịn chúng càng lấn lướt. Lịch sử trên 4000 năm đã là một chiều dày quá đũ về tính nết xấu xa của bọn xâm thực bắc phương.
“Cái nhà là nhà của ta
Công khó ông cha lập ra
Cháu con phải gìn giữ lấy
Muôn năm giữ nước non nhà

Hãy giống lên tiếng trống trận Tây Sơn để triệu tập Hội Nghị Diên Hồng năm Ất Mùi 2015, tập hợp  CHÍNH LỰC của Việt tộc, xin mọi người đừng nên vô cãm nửa trước cơn nguy biến hiện nay của đất nước. Chúng ta phải sống, để dân tộc chúng ta trường tồn, do đó hãy cùng nhau cất cao tinh thần yêu nước bằng tất cã những gì mà chúng ta có thể làm được trước tình hình biến chuyễn rất nhiều thuận lợi như hiện nay. Phải một lần tỏ thái độ cương quyết với cả nội thù csVN và ngoại thù Bắc Phương, để cho chúng biết tinh thần yêu nước của Việt tộc và quyết tâm bảo vệ sư toàn vẹn lãnh thổ biển đảo VN của nhân dân Việt Nam.
Dựng nêu ăn tết, để truyền đi thông điệp của tiền nhân nhắn nhủ với con cháu  về Việt tính, Việt tình  và TRUYỀN THỐNG DỰNG NƯỚC GIỮ NƯỚC OAI HÙNG CỦA TỔ TIÊN VI ỆT TỘC

Hình ảnh có trong bài viết  được sưu tầm trên Internet và mang tính minh hoạ!

LÊ KIM ANH 26/1/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét