Powered By Blogger
 NĂM MÙI NÓI CHUYỆN DÊ



Theo tài liệu trong Bildschromik der Welt Geschichte của nhà xuất bản Coventgarden dẫn chứng loài Dê Bezoarziegen có cách dây 50 000 năm.  Thời đồ đá loài người săn bắn dê làm thực phẩm.  Dê sống trên đồi núi hoang giả tại : Á Châu, Âu Châu và Phi Châu. 

 là loài động vật thuộc họ Bovidae (họ nầy có khoảng 137 loài như trâu, bò, dê, cừu v.v...). Dê là loài động vật nhai lại, chân có móng. Dê có một bộ lông tơ mịn bao phủ khắp người. Bộ lông có thể chỉ có một màu hoặc nhiều màu, thường là màu đen, xám, trắng, nâu... Lông dê dài ngắn tùy theo loài và tùy theo các địa điểm địa lý khác nhau mà chúng sống, ví dụ như những loài dê sống ở vùng nóng thì lông ngắn và thưa, còn những loài dê sống ở vùng lạnh thì lông dài và rậm hơn (như ở các vùng đồi núi hoặc những nơi cao hơn mực nước biển ).
Ở đa số các loài dê thì giống đực có sừng còn giống cái thì không. Sừng dê có nhiều hình dáng (cong ngược về phía sau, thẳng đứng, uốn cong hình trôn ốc...), dê cái và dê đực đều có râu.

Tùy thuộc vào từng giống, dê cái nặng từ 10kg cho tới 100kg. Dê đực to lớn hơn, thường nặng từ 13,5 đến 130kg. Dê đực có một hàm râu và hàm râu sẽ rậm hơn, dài hơn cùng với thời gian. Dê là loài vật dễ gần, hoạt bát, tò mò và độc lập. Chúng rất thông minh, thậm chí có thể nhanh chóng học được cách tháo dây mở cửa chuồng. Dê thích và giỏi leo trèo, chạy nhảy, trườn để chui qua hàng rào. Chúng có thể nhảy vọt qua rào cao trên 1,5m.
Thịt dê hiền, ngon, tất cả các bộ phận trong cơ thể đều ăn được nhưng quý nhất vẫn là bộ ngọc dương và bốn móng , được làm món tiềm thuốc bắc trong tứ linh hội, rất bổ dương, tráng thận. 
Dê nhà VN hiện gồm ba giống : dê bổn xứ không rõ xuất xứ, dê Ấn Độ do người Pháp và Ấn mang vào VN từ đầu thế kỷ XX và dê Mông Cổ mới nhập cư từ đầu thập niên 90. Về vóc dáng và trọng lượng, dê VN nhỏ hơn dê Ấn và Mông Cổ, hiện được nuôi để lấy lông dệt len làm mền và quần áo chống lạnh.. Ngoài ra còn có dê nhà lùn Camerun, dê sừng xoắn (Capra Folconeri) và dê núi (Capra Ibex Sibirica), tuy sống trên núi cao nhưng vẫn mang tập tính gần giống dê nhà.
Riêng loài tương cận với dê, có họ Cừu gồm Cừu bờm (Ammotragus Lervia) và cừu rừng (Ovis Musimon). Linh Dương (Oryx) thuộc nhóm móng chẳn, cùng họ với dê, cừu, hươu, nai.. sống trên các thảo nguyên Á,Phi, có tài nhịn uống nước nhiều ngày như lạc đà và sơn dương. Hiện có Linh dương Gazella, L inh dương ngựa, Linh dương Canna, Linh dương Ấn Độ, Linh dương Tía, Linh dương cao cổ.. tất cả đều là những loại thú quý hiếm hiện nay. Cuối cùng là Sơn Dương vốn được coi như tổ tiên của loài dê nhà, gồm có Sơn dương Gnou, sơn dương Salga, thịt sơn dương ngot và mềm nhưng quý nhất vẫn là huyết tươi giống như ngọc dương của dê nhà, chữa trị được nhiều chứng bệnh ngặt nghèo của con người.
   
Tuổi thọ trung bình của dê vào khoảng 10-12 năm. Theo Hiệp hội Dê sữa Mỹ, kỷ lục sống thọ thuộc về một con dê cái có tên rất kêu: Aphrodite của xứ England. Sở dĩ chủ nhân lấy tên của nữ thần sắc đẹp và tình yêu đặt cho con dê của mình, là vì theo thần thoại Hy Lạp, nữ thần Aphrodite lúc nào cũng có một đoàn tùy tùng gồm toàn dê. Aphrodite của xứ England thọ 18 tuổi tính theo lịch của loài người.

  Dê được nuôi nhằm mục đích trước tiên là lấy sữa. Trung bình một con dê cái cho khoảng 3-4 lít sữa/ngày. Lập kỷ lục lượng sữa vắt được hàng năm cao nhất là một con dê giống Toggenburg được gia đình Katrina Western ở Chico (bang Texas, Mỹ) nuôi. Kỷ lục này được ghi nhận trong sách Kỷ lục Guiness là 4.068kg sữa trong 365 ngày, tức gấp đôi mức trung bình đối với dê nuôi.

  Bình thường, thời gian cho sữa của một con dê được tính theo công thức tuổi thọ trừ ba năm. Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ. Sách Kỷ lục Guiness ghi nhận con dê cái Baba của gia đình Freund-Nelson (Northport) là con dê có thời gian cho sữa dài nhất trong lịch sử. Qua đời ngày 13/10/1995 trong lúc đang được chủ vắt sữa, con Baba sống được 16 năm. Tuy nhiên, nếu quy đổi ra năm dê theo công thức mà các nhà khoa học sử dụng (1 năm người bằng 8 năm dê), tuổi của Baba là 112. Chào đời năm 1979, hơn 1 năm sau Baba bắt đầu cho sữa và suốt gần 15 năm sau đó nó cho sữa mỗi ngày không nghỉ. Sau khi Baba chết, gia đình Freund-Nelson tổ chức một lễ hỏa táng rất trọng thể. Dù sao 5 đứa con của gia đình này đã lớn lên nhờ bầu vú của Baba.

CON DÊ TRONG TÍN NGƯỠNG

Dê là một trong những thần vật được người Ai Cập sùng bái vì sự đóng góp quan trọng của dê đối với đời sống con người. Một số dân tộc khác lại dùng dê làm vật tế thần. Người Ai Cập dùng dê dâng cho các ác thần để thay thế cho con người.

Trong Thiên Chuá Giáo, hình ảnh con chiên, con dê rất gần gũi với người Do Thái từ mấy ngàn năm nay. Đức chúa Giêsu chào đời trong máng cỏ tại một hang có nhiều dê, chiên, lừa... thở hơi ấm. Ngoài ra, hình ảnh con chiên, con dê hy sinh, nhận lãnh làm của đền tội cho dân Do Thái không một lời than van thực ra là hình ảnh của chúa Giêsu gánh nhận trên vai mọi tội lỗi của nhân loại, như lời tiên tri Isaia đã nói trước 700 năm: "Người đã gánh mọi tội ác, mọi yếu đuối trên mình". Cũng chính vì sự so sánh này mà hàng ngày các giáo dân thường cầu nguyện "Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng tôi..."

Trong 12 con giáp, con dê (Mùi) là con vật đứng vào hàng thứ 8, trước khỉ và sau ngựa. Dê tên chữ là Dương.Dê vốn là con vật miền núi, được thuần hoá nên có thể nuôi trong nhà. Hình ảnh con dê gây được những ấn tượng với người đời một cách khó quên. Đặc biệt của loài dê là dê đực hoặc dê cái đều có râu và có sừng, bản chất hiền lành và tràn đầy sinh lực.

Tháng Giêng đầu năm, các thầy tế dâng lên thần linh một con dê và một con chó để cầu cho mưa thuận gió hòa và mọi người được sạch tội. Da dê sau đó được chia ra từng mảnh nhỏ để các chàng trai mang trong mình như lá bùa giúp mùa màng tươi tốt. Phụ nữLa Mã cũng tìm đủ cách để chạm được tay vào miếng da dê tế thần vì họ tin tưởng rằng làm như vậy sẽ sinh nở dễ dàng hơn. Vì vậy, sau hội Lupercania, nhiều đôi trai gái nên duyên nhờ miếng da dê.
CON DÊ TRONG THƠ CA

Con dê trong thơ ca mang nhiều tiếng xấu do người đời gán cho một cách vô tội vạ, vì con vật và con người khác nhau. Con vật vô tri sống theo dục tính, còn con người có lý trí sống theo đạo đức. Lấy hình tượng con vật mà nói về con người hoặc ngược lại, chỉ là một lối ẩn dụ.
Con dê vốn ngoan ngoãn, hiền lành, có sức sống mãnh liệt sung mãn. Thịt ngon, sữa tốt. Thật ra, con dê dễ thương hơn là đáng ghét như con người đã có thành kiến từ lâu trong dân gian.

Người ta ăn thịt dê quanh năm, nhưng tết đến xuân về, món dê cũng được chọn là một thực đơn quí. Thịt dê làm được nhiều món ngon và bổ không thua gì thịt bò, thịt heo.
Tuy đứng sau con ngựa, nhưng con dê cũng biểu tượng sự sung túc, mang nhiều sức sống sung mãn, đem lại cho người đời sự ấm no, hạnh phúc:

 Năm Ngọ, mã đáo thành công
 Năm Mùi, dê béo, rượu nồng phủ phê

 (Vè miền quê)


Dê béo là dê thịt ngon nhất, một món ăn khá hấp dẫn được kể một trong ba cái thú vị mà con người ca ngợi, không ai là không thèm khi nói đến. Tuy nó thiên về vật chất quá, nhưng cũng là người trần mắt thịt, chớ có ai là Tiên, là Phật đâu:

Thế gian, ba sự khôn chừa
 Rượu nồng, dê béo, gái vừa đương tơ.
 
(Ca dao)

Người ta cũng thường liên hệ giữa con dê và người có máu dê. Bà con thường chỉ trích và cảnh cáo những kẻ già đa tình hay sàm sỡ một cách bừa bãi, có ngày gặp tai nạn:


Dê sồm ăn lá khổ qua
Ăn nhiều sâu rọm, chết cha dê xồm.
 
(Vè)



Thói dê của những người tình ái lung tung không chính chắn bị người đời nguyền rủa khá nặng nề.
                       
 Phụng hoàng đậu nhánh sa kê
 Ông thần không vật mấy thằng dê cho rồi.
 
(Ca dao)



Dê nuôi để ăn thịt và lấy sữa. Ngoài ra, người ta còn dùng dê để kéo xe thay cho ngựa và trâu bò. Dê kéo xe, thì những ai đọc tập thơ "Cung oán ngâm khúc" của Ôn Như hầu Nguyễn Gia Thiều, đều nhớ đến những câu

 Phải duyên hương lửa cùng nhau
 Xe dê lọ rắc lá dâu mới vào...
 
(Cung oán ngâm khúc)



Khi Nam Kỳ mất vào tay giặc Pháp, cũng có tác giả làm  thơ truyền khẩu "Con dê" nhằm chỉ trích bọn tiểu nhân làm tay sai cho giặc. Bởi nặng đầu óc nô lệ, nên chúng cam lòng cúi đầu để mặc tình giặc thao túng:

Giống nai sao lại tiếng bê hê
Đứng lại mà coi vốn thiệt dê
Đực cái cũng râu không hổ thẹn
Vợ chồng một mặt hết khen chê
Sớm phơi bốn móng sân Tô Vũ
Chiều gác đôi sừng cửa Lý Hề
 Bởi nó sợ trâu kia dớn dác
 Cam lòng chịu buộc lịnh vua Tề

Dê tức là gần gũi o bế, tạo hiểu biết kích thích cho nhau. Dê là thuộc tính của đàn ông, trái lại đàn bà cũng biết dê đấy chứ, nhưng không bạo dạn như đàn ông.Chữ de vào ca dao, nó khá hay vừa tượng hình, vừa tượng thanh, đầy sức quyến rũ:

Cam sành lột vỏ còn the
Thấy em còn nhỏ anh dê để dành.
 (Ca dao)


Trong "Hịch tướng sĩ" của Trần Hưng Đạo kể ti bọn sứ giả nhà Nguyên (Trung Hoa) sang nước ta hống hách, nên có đoạn viết tã như sau:

Cú diều uốn lưỡi thấp cao
Bẻ bai triều bệ xiết bao nhục nhằn
Tuồng dê chó tưởng rằng đắc thế
Chốn triều đình ngạo nghễ vương công
 
(Hịch tướng sĩ)



THƠ TRÀO PHÚNG VỀ CỤ DÊ

Bánh Mì Phải Có Batê.
Đàn ông phải có máu dê trong người.

Trộm nghĩ...
Làm trai thiết nghĩ phải dê, 
Không dê người nói “bê đê” khó xài. 
Tính dê phát triển dài dài, 
Nhát dê phải chịu những ngày cô đơn. 
Lỡ dê con gái giận hờn, 
“Anh này dê quá… vô duyên hổng thèm”. 
Dê phải giữ vững tinh thần, 
Trở thành dê chúa cuối cùng có đôi. 
Con trai dê phải dê rồi, 
Dê không sàm sỡ cho đời thêm tươi. 
Hãy dê mặc kệ ai cười, 
Cứ dê cố gắng thì trời sẽ thương. 
Chẳng dê con gái sẽ buồn, 
Dê theo nghệ thuật thẳng đường mà đi!
[Hỏi đáp] -  Tại sao đàn ông có máu dê? - 2757
Nghê thuật dê!

Đờn ông hay có máu dê
Không nhiều thì ít rất mê đờn bà
Càng đẹp mấy chã không tha

Bám theo sát cháy hết ga trổ tài
Tán hưu tán vượn nói dai
Nói dài nói dỡ nói hoài mà ghê
Dù cho các nàng có chê
Tìm đủ mọi cách rủ rê thơ tình
Lì lợm cứ bám nịnh xinh
Có ngày ăn guốc bực mình vì dê

(thi sĩ Van Cay Bui)

Dê bị làm ngơ

Cám ơn bài viết con dê
Ôn lại kỷ niệm trở về tuổi xanh
Một thời lẫn quẫn lanh quanh
Trước cổng trường nữ thân anh đứng nhìn
Thả dê gẹo gái anh xin
Địa chỉ nơi ở làm tin anh tìm
Hồi hộp xanh mặt rung tim
Em thẹn từ chối im lìm làm ngơ

(Van Cay Bui)
Ảnh đẹp về râu dê

ỔI MÁU CỤ DÊ.

Mấy ngày vừa qua về quê
Bạn bè chiêu đãi thịt Dê
Thịt Dê uống với rượu đê (đế)
Nhậu say quên cả lối về
Trời mưa dai dẳng dầm dề
Áo quần ướt đẫm lê thê
Lạc đường ra ngủ bờ đê
Suốt đêm nửa tỉnh nửa mê
Tự nhiên cảm thấy phê phê
Nhớ cô gái góa nhà kề
Chuyện tình lận đận phu thê
Mới vừa bị gã chồng chê
Lòng buồn bất chợt tê tê
Thịt Dê biến thành máu Dê...
Giật mình nghĩ đến hiền thê
Máu Dê biến khỏi người Dê.
Hôm nay nhất định quay về
Nếu không cả đời… ngủ đê
Đọc xong các bạn đừng chê
Nam nhi đồng cảm… hề hề
Nữ nhi bảo đồ… già Dê
Thật tình thấy cũng quê quê
Đành thôi cứ tạm như huề
Tại vì câu chuyện… trong mê.
(Tư Lang Thang)

Tết con dê 

Chém cha cái tết con dê 
Chồi non lộc biếc bốn bề tả tơi 
Dê già quen thói ăn chơi 
Tiền chùa thoải mái dê cười chào xuân (ST)
Già dê.
Già mà dê gọi là già dịch.
Già mắc dịch thường là già dê.
Cở nào hắn củng si-mê.
Già trẻ lớn bé không chê đứa nào.
Đứa nào …mặc kệ đứa nào!
Của Trời ban bố làm sao chối từ.
( Hoàng Minh Phú)

THỊT DÊ-TƯƠNG GỪNG
(Nhật Tiến)

Thịt dê chấm vơi tương gừng
Ăn xong khí thế phừng phừng như...dê
Vợ rằng : Món ấy tuyệt ghê
Ngày mai ta lại thịt dê...tương gừng
Để rồi ta lại phừng phừng
Ngày ngày ta lại tương gừng...thịt dê
Đêm về vợ mới tỷ tê :
Mình ơi em khoái thịt dê...tương gừng
Để rồi ta lại phừng phừng
Ngày nào ta cũng tương gừng ...thịt dê
Đêm nào vợ cũng rủ rê :
Mình ơi nữa nhé thịt dê...tương gừng.


Thư ký sếp làm thơ
Sếp tôi là thuộc nhóm máu…
dê Thấy thư ký đẹp cứ nhăm nhe,
Nay ăn, mai uống, đi khách sạn.

Đô đỏ đô xanh, lúc xuống xe 
Bụng ỏng thôi rồi ôm con nhé, 
Thấy bị dối lừa mắt đỏ hoe 
Ôi, sếp của tôi là như vậy, 
Bị còng số 8 hết be be.(ST)

Tuổi mùi tâm sự… 

Sinh ra đã “nhận” chính danh… 
Dê! Dẫu mấy tu thân khó liệu bề… 
Miệng lưỡi trần gian: chông - mác nhọn 
Ngôn từ thiên hạ: sắc gươm - lê. 
Kìa Thìn lắm đứa tài chui rúc 
Nọ Hợi nhiều tên giỏi rủ rê…! 
Muôn nỗi… xin đừng căn cứ giáp 
Rằng Dê, tôi chẳng chút nào… dê…! (ST)

CON DÊ TRONG KI TÔ GIÁO

Dê là một trong những thần vật được người Ai Cập sùng bái vì sự đóng góp quan trọng của dê đối với đời sống con người. Một số dân tộc khác lại dùng dê làm vật tế thần. Người Ai cập dùng dê dâng cho các ác thần để thay thế cho con người.
Vào thời cổ La Mã, trong lễ hội Lupercalia cử hành vào ngày 15 tháng giêng đầu năm, các thầy tế dâng lên thần linh một con dê và một con chó để cầu cho mưa thuận gió hòa và mọi người được sạch tội. Da dê sau đó được chia ra từng mảnh nhỏ để các chàng trai mang trong mình như lá bùa giúp mùa màng tươi tốt. Phụ nữLa Mã cũng tìm đủ cách để chạm được tay vào miếng da dê tế thần vì họ tin tưởng rằng làm như vậy sẽ sinh nở dễ dàng hơn. Vì vậy, sau hội Lupercania, nhiều đôi trai gái nên duyên nhờ miếng da dê.
Trong Ki Tô Giáo, hình ảnh con chiên, con dê rất gần gũi với người Do Thái từ mấy ngàn năm nay. Đức Chúa Giê Su chào đời trong máng cỏ tại một hang có nhiều dê, chiên, lừa... thở hơi ấm. Ngoài ra, hình ảnh con chiên, con dê hy sinh, nhận lãnh làm của đền tội cho dân Do Thái không một lời than van thực ra là hình ảnh của chúa Giêsu gánh nhận trên vai mọi tội lỗi của mhân loại, như lời tiên tri Isaia đã nói trước 700 năm: "Người đã gánh mọi tội ác, mọi yếu đuối trên mình". Cũng chính vì sự so sánh này mà hàng ngày các giáo dân thường cầu nguyện "Lạy Cha Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng tôi..."
Hình ảnh con chiên, con dê rất gần gũi với người Do Thái từ mấy ngàn năm nay. Đức chúa Giêsu chào đời trong máng cỏ tại một hang có nhiều dê, chiên, lừa... thở hơi ấm. Ngoài ra, hình ảnh con chiên, con dê hy sinh, nhận lãnh làm của đền tội cho dân Do Thái không một lời than van thực ra là hình ảnh của chúa Giêsu gánh nhận trên vai mọi tội lỗi của nhân loại, như lời tiên tri Isaia đã nói trước 700 năm: "Người đã gánh mọi tội ác, mọi yếu đuối trên mình". Cũng chính vì sự so sánh này mà hàng ngày các giáo dân thường cầu nguyện "Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng tôi...". Trong Kinh thánh còn cho thấy dê chính là vật cưng của Quỷ Satan (Baphomet).

Trong các kinh Cựu ước và Tân ước có đề cập đến hình tượng hai con dê dùng để hiến tế. Con thứ nhất là con dê tạ tội tức là con dê bị giết để tạ tội với Chúa, còn con dê thứ hai là con dê gánh tội là con dê bị yểm trù mọi tội lỗi của người Do Thái trút lên nó rồi đuổi nó vào sa mạc. Cả hai con dê đều liên quan đến nghi thức hiến tế và được đề cập rất cụ thể, từng chi tiết và sống động trong các tài liệu của Kitô giáo. Trong kinh Cựu Ước: Dê được nhắc đến trong kinh Cựu ước 
TRONG VĂN HOÁ PHƯƠNG DÔNG
Trong văn hóa phương Đông với thuyết 12 con giáp thì dê là con giáp đại biểu cho địa chi Mùi - một chi quan trọng, mang những ý nghĩa triết lý và nhân văn sâu sắc. Giờ Mùi kéo dài từ 13 đến 15 giờ, thời gian mở đầu buổi chiều, con người vừa ăn trưa xong, đang thanh thản nghỉ ngơi và sung mãn bước vào buổi lao động mới. Trong 12 con giáp, Dê được xem là biểu tượng của tính ôn hòa, thuần hậu nhưng cũng không kém phần nhanh trí. Dê là một trong những thần vật được người Ai Cập sùng bái vì sự đóng góp quan trọng của dê đối với đời sống con người. Một số dân tộc khác lại dùng dê làm vật tế thần. Người Ai Cập dùng dê dâng cho các ác thần để thay thế cho con người


Ở Trung Hoa có nhiều điển tích gắn liền với con dê, chứng tỏ nó gần gũi trong cuộc sống của người Trung Hoa, nổi tiếng thì có điển tích Dương xa (tức xe dê kéo), cụ thể là vua Tấn Võ Đế của Trung Hoa thường dùng xe dê kéo đi mỗi đêm trong cung cấm, hễ dê dừng ở cửa phòng cung phi nào tức đêm ấy nhà vua sẽ ngủ với cung phi đó. Nên hàng trăm cung phi mỗi đêm tìm lá dâu non loại lá mà dê háu ăn rồi đặt trước cửa phòng để xe dê dừng lại. Nhưng không được vua đến tìm thú vui, thì người cung nữ cảm thấy cô đơn lạnh lẽo.
CON DÊ TRONG VĂN HOÁ VIỆT


Dê còn được lấy làm đối tượng cho hàng trăm câu ngạn ngữ, phương ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao sinh động, dân dã mà thâm thuý. "Bán bò tậu ruộng mua dê về cày" mỉa mai cách thức làm ăn trái khoáy, không biết tính toán hoặc việc bỏ vật hữu ích để chuốc lấy thứ chẳng ra gì. "Cà kê dê ngỗng" đánh giá sự kể lể tản mạn, dài dòng, huyên thuyên những chuyện lặt vặt, vớ vẩn. "Chăn dê uống tuyết" ngầm chỉ nghị lực cao, sẵn sàng chịu đựng lâu dài đói khổ, thiếu thốn, tủi nhục để giữ vững lòng trung thành hoặc thực hiện mục tiêu cơ bản của mình. "Máu bò cũng như tiết dê" nhìn nhận coi hai chuyện, hai sự việc, sự vật chẳng khác gì nhau mấy về mọi phương diện. "Giàu nuôi chó, khó nuôi dê, không nghề nuôi ngỗng" là kinh nghiệm về thời điểm chăn nuôi những con vật có ích cho điều kiện kinh tế của bản thân, gia đình hoặc xác định, lựa chọn những hoạt động phù hợp với năng lực, hoàn cảnh v.v...
Dê là loại động vật được thuần dưỡng từ rất sớm, sử dụng phổ biến, liên tục, lâu dài, mang giá trị vật chất đa dạng và mật thiết, nên dê cũng tạo giá trị tinh thần phong phú ảnh hưởng đến tâm linh và đời sống văn hóa nghệ thuật của người Việt Nam. Đối với người Việt Nam, dê cũng tạo ra giá trị tinh thần phong phú, ảnh hưởng sâu rộng đến tâm linh và đời sống văn hoá nghệ thuật của người Việt Nam. Nó là một trong sáu con vật nuôi thông dụng nhất trong Lục súc gồm Dê, chólợnngựatrâu và một trong ba thứ lễ vật đặc biệt để cầu cúng, tế dâng thánh là tam sinh gồm dê, lợn,  trong sự kết hợp thiên can với địa chi để tính thời gian và chu kỳ phát triển, dê nhập hệ lịch can chi 12 con vật, là biểu tượng chi Mùi
Sách Lĩnh Nam Chích Quái ở chương đầu tiên, về họ Hồng Bàng, đã kể lại rằng từ thời xa xưa, người Việt trong hôn nhân, đã biết giết trâu, dê làm đồ lễ, con dê đã được nuôi làm gia súc và sử dụng vào việc tế lễ. 

Vào giữa thế kỷ 16, trong bài Đào Nguyên Hành thì Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan đã tả cảnh nông thôn Việt Nam là 

Trâu bò, gà lợn, dê ngan
Đầy lũ đầy đàn, rong thả khắp nơi.

 Vào thời nhà Nguyễn, con dê chỉ được sử dụng trong việc tế lễ: 

Dê vốn thật thuộc loài tế lễ
Để hòng khi tế thánh tế thần
Hễ có việc lấy dê làm trước
Dê dâng vào người mới lạy sau


Theo Ðại Nam thực lục Chính Biên, dưới triều đại vua Minh Mạng, mùa Ðông năm Minh Mạng (1836) thứ 17, nhà vua sai mua 220 dê đực và 100 dê cái, chọn 20 con dê đực giao Tể sinh làm lễ vật tế lễ Nam Giao, đặt tại đàn Thượng có thịt dê ướp dương hải.
Dê cũng là hình ảnh tiêu biểu đi vào thơ văn Việt. Trong tác phẩm Hịch Tướng sĩTrần Hưng Đạo cũng có nhắc đến hình ảnh con dê và coi đó là biểu hiện của bọn sứ giả Mông Cổ chỉ bằng loài dê chó nhưng hống hách, ngạo mạn:

 Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình
Đem thân dê chó mà ngạo mạn tể tướng

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu có câu gởi phần tâm sự và lời chê trách người cộng tác với thực dân, làm tay sai dày xéo dân tộc khổ đau vì nô lệ:

 Hai vầng nhật nguyệt chói loà
đâu dung lũ treo dê bán chó
Mùi tinh chiên vấy đã ba năm
 ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.



Nhà thơ Bùi Giáng cũng có một thời kỳ chính ông cũng một thời chán đời về mua dê và chăn dê ở quê nhà, núi đồi Quế Sơn tỉnh Quảng Nam, trong khoảng từ (1945 đến 1952), ông đã có bài thơ cảm khái trong đó mô tả về loài dê.

Trời núi đồi ngây ngất nhảy dê nhanh
Thôi từ nay tha hồ em mặc sức
Nhảy múa tung sườn núi vút dòng khe
Thôi từ nay tha hồ em mặc sức
Vang vang lên đồi núi giọng be be
Ngẩng đầu lên! dê ơi anh thong thả
Ðeo vòng vào em nghển cổ cong xinh
Ngẩng đầu lên! đây lòng anh vàng đá
Gửi gắm vào vòng mây nhuộm tơ duyên...



Hồ Xuân Hương 

Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ 
 Lại đây cho chị dạy làm thơ 
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa 
 Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa

 hay thi phẩm Cung oán ngâm khúc của văn thần Nguyễn Gia Thiều có câu 

Phải duyên hương lửa cùng nhau 
 Xe dê lọ rắc lá dâu mới vào

Trong ca dao, văn học dê cũng hiện lên sinh động: 
Người ta tuổi Ngọ, tuổi Mùi
Em đây luống những ngậm ngùi tuổi Thân !!
Trẻ em nhà quê khi chơi trò dung dăng dung dẻ thường thuộc lòng bài đồng dao vui nhộn 
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Cho Cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp.
Hay những câu thơ như:
Ru em buồn ngủ buồn nghê
Con tằm chín đỏ, con dê chín mùi (muồi) 
Con tằm chín đỏ để lại mà nuôi
Con dê chín mùi làm thịt em ăn.
Nhà vua Lê Thánh Tông đã có hai bài Vịnh Tô Vũ, trong Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập cũng có nói về loài dê:
Biển bắc xuân chầy dê chẳng nghén
Trời nam thu thẳm nhạn không thông
Hình ảnh dê trở nên sinh động, gần gũi hơn qua những trò chơi và lễ hội truyền thống. Nếu như ở phương Tây, có trò chơi đếm cừu thì ở Việt Nam có trò bịt mắt bắt dê rất vui vẻ, Trò chơi này thường được tổ chức trong các ngày vui (Hội đầu xuân, trung thu..) hoặc các cuộc chơi thể thao văn hoá dân dã, với cách khác nhau tùy thuộc đối tượng tham dự. Đối với trẻ con, trò chơi này là thú vui hồn nhiên, nhưng đối với các cô cậu thanh niên, thiếu nữ là một dịp để tiếp cận, đụng chạm về thể xác vui đùa với nhau, vượt qua ranh giới nam nữ của phong kiến
Giả vờ bịt mắt bắt dê
Để cho cô cậu dễ bề... với nhau.
Tranh dân gian Việt Nam về cảnh bịt mắt, bắt dê
Trong nghệ thuật, trong tranh bức vẽ hai dê qua cầu diễn tả hai chú dê húc nhau, giữa chiếc cầu cong do chẳng con nào chịu nhường đối phương hay còn gọi là bạng nhau. Bức Mẹ con nhà dê là sự âu yếm của dê mẹ đối với dê con hiếu động. Mô tả đặc sắc nhất là bức bịt mắt bắt dê của làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh) Vẽ cảnh chú dê vừa chạy trốn vừa ngoái nhìn đôi thanh niên nam nữ mặt bịt kín đang lần mò tìm bắt nó
DÊ ƠI LÀ DÊ
Dê là một con vật khá nổi tiếng trong văn hóa Việt Nam không những trong ngôn ngữ thông dụng hàng ngày mà dê cũng còn len lỏi vào văn chương để được tồn tại với văn học sử. Dê rất bình dân và được chứng nhận sự hiện diện của khắp mọi giới tuy không lấy gì làm vinh hạnh lắm. Những tiếng dê cụ, dê già, râu dê, dê xồm không đem lại vẻ vang cho người được phong tặng. Nhưng thực ra con dê có tội tình gì đâu! Nó chỉ làm theo thiên tính và theo sứ mệnh của Trời phú cho. Sứ mệnh là truyền giống và thiên tính là mạnh được yếu thua. Con dê mạnh nhất sẽ là dê đầu đàn, được quyền hưởng thụ tất cả “Tam cung lục viện”, được quyền truyền lại nòi giống khỏe mạnh. Cụ dê nào già yếu lẩm cẩm, anh dê trẻ nào chưa đủ tinh khí thì chịu khó đi chơi chỗ khác. 


Ngoài ra dê cũng được đi vào thành ngữ không kém gì những con vật được cưng chiều khác. Một vài ví dụ thông dụng như
Máu dê thể hiện khả năng sinh dục mạnh mẽ; các cô nói anh ấy "dê quá".  Người Mỹ cũng nói: Let go you randy old goat !  To get someboy’s goat.
 Mười dê chín người chăn: Hình dung lãnh tụ hay quan đông hơn là dân. Như ruột dê: Cái gì khó khăn chật hẹp, cong queo. 
 Nuôi dê được cắt lông: Chịu khó làm việc thì được thu lợi ( lông dê dùng làm bút rất tốt ). 
 Đuôi dê ngắn không đủ che . . . đằng sau: Việc làm quá sức mình. 
 Dê khoác áo cọp: Mượn oai kẻ khác để dọa nạt, đánh lừa người. 
 Ném chó bằng bánh bao nhân thịt dê: Cái gì đưa ra không bao giờ lấy lại được. 
 Nộp dê cho sói: Đưa vào cõi chết hay tìm đến sự nguy hiểm. 
 Sói nuôi dê: Không phải có mục đích tốt. 
 Mất dê được bò: Rủi mà may. 
Giàu nuôi chó, khó nuôi dê, không nghề nuôi ngỗng" Chứng tỏ nuôi dê không tốn kém, không cần chuồng trại, các vùng núi chỉ cần thả dê sống trên núi đồi không tốn thực phẩm
"Máu bò cũng như tiết dê" Dù hai thứ tiết khác nhau người ta ăn tiết canh dê không ai ăn tiết canh bò.  Câu trên ám chỉ con người không rõ ràng trong các vần đề.
Dương chất hổ bì " Chất là chất dê, da là da cọp. Dùng bề ngoài loè loẹt, giả dối để lừa bịp che đậy thực chất xấu xa bên trong.
 Thực ra dê rất ngây thơ hiền lành và đem lại nhiều lợi ích vô cùng. Ở những xứ lạnh miền núi xa xôi, nếu không có thịt dê, sữa dê, áo da dê, người ta không thể qua mùa đông dễ dàng. Một số làng mạc nhỏ vùng núi tuyết cao, dê còn được dùng ôm ngủ để truyền sức nóng cho người trong những đêm đông giá rét đệm rơm không đủ ấm. 
Về tự nhiên, với bản tính giao phối và sinh sản rất mạnh nên dê được gán cho hình tượng của sự dâm đãng và thô tục, điều này là điểm tương đồng trong nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Chính vì khả năng sinh lý của mình, con dê gắn liền với nhiều thành kiến. 
Người ta hay dùng từ thói dê khái quát bản tính ham chinh phục người khác giới hay sự dâm tiện, dê cụ hay dê già chỉ kẻ rất dâm đãng, dê xồm cũng có nghĩa tương tự.
Râu dê mô tả bộ râu rậm, dài, hơi cong và cũng là hình ảnh khêu gợi, tiếng kêu be be của con dê đôi khi cũng gợi lên tiếng cười dâm dật,  (ai đó) còn là từ chỉ hành vi sàm sỡ người khác. người Việt Nam thì gọi là dê xồmdê cụdê giàdê gáimáu dê. Ở Việt Nam, những người sinh vào năm dê đều mang tuổi Mùi, hình ảnh một con dê cụ: 
Tuổi Mùi là con dê chà/
Có sừng, có gạc, râu ra um sùm
hay:
Người ta tuổi Ngọ, tuổi Mùi
Em đây luống những ngậm ngùi tuổi Thân !!
Trong văn chương và trong văn hóa Việt nam, hình ảnh con dê thường bị nhìn dưới một khía cạnh châm biếm. Vì con dê đực có khả năng truyền giống rất mạnh, nên người ta thường ví những ông có máu thích lang chạ trong vấn đề tình ái và tình dục với biệt hiệu Dê xồm. Tục ngữ Việt nam có câu:
 Bươm bướm mà đậu cành bông
Ðã dê con chị, lại bồng con em.
 Những "ông dê xồm" này bị người đời coi khinh, vì họ không theo khuôn phép thuần phong mỹ tục. Cho nên tục ngữ Việt nam mỉa mai những người này là:
 Phượng hoàng đậu nhánh sa kê
Ông thần ổng hổng vật mấy thằng dê cho rồi.
 Người ta cũng thường liên hệ giữa con dê và người có máu dê và thường chỉ trích và cảnh cáo những kẻ già đa tình hay sàm sỡ một cách bừa bãi, có ngày gặp tai nạn:
 Dê sồm ăn lá khổ qua
Ăn nhiều sâu rọm, chết cha dê xồm

ỔI MÁU CỤ DÊ.

Mấy ngày vừa qua về quê
Bạn bè chiêu đãi thịt Dê
Thịt Dê uống với rượu đê (đế)
Nhậu say quên cả lối về
Trời mưa dai dẳng dầm dề
Áo quần ướt đẫm lê thê
Lạc đường ra ngủ bờ đê
Suốt đêm nửa tỉnh nửa mê
Tự nhiên cảm thấy phê phê
Nhớ cô gái góa nhà kề
Chuyện tình lận đận phu thê
Mới vừa bị gã chồng chê
Lòng buồn bất chợt tê tê
Thịt Dê biến thành máu Dê...
Giật mình nghĩ đến hiền thê
Máu Dê biến khỏi người Dê.
Hôm nay nhất định quay về
Nếu không cả đời… ngủ đê
Đọc xong các bạn đừng chê
Nam nhi đồng cảm… hề hề
Nữ nhi bảo đồ… già Dê
Thật tình thấy cũng quê quê
Đành thôi cứ tạm như huề
Tại vì câu chuyện… trong mê.
(TƯ LANG THANG)

ABC VỀ DÊ (DƯƠNG)

Dê to lớn có quốc tịch Pháp là ; Đại Tây Dương
Dê không thích đánh nhau gọi là ; Thái Bình Dương
Dê nghèo, thiếu may mắn là ; Dương Cực
Lịch nhà nghèo là ; Dương Lịch
Hai con dê cao hứng là ; Dương Dương Tự Đắc
Oai phong của dê la ; Dương Oai
Dê đi nước ngoài là ; Xuất Dương
Cuộc đới của dê là ; Dương Thế
Dê không mặc aó là ; Dương Trần
Đàn dê chơi là ; Dương Cầm
Tiếng của dê là ; Âm Dương
Dê không ngay thẳng là ; Dương Gian
Dê hay nghỉ ngơi goị là ; Dương Suy
Dê mạnh khoẻ goi là ; Cường Dương
Dê ngôì xe lăn goị là ; Liệt Dương 
Dê đi lộn phòng là; Lạc Dương
Dê thích bay nhảy là; Dương Quí Phi (Sử Trung Hoa)
Hết tính 35 là; Dương Tiêu (Cô Gái đồ Long)
Nổi dê bất tử; Dương Hóa (Thần Điêu Đại Hiệp)
35 hết cỡ thợ mộc là; Dương Quá
Bến thả dê (Đi ngủ đò tại ); Bến Tầm Dương (Tên Địa phương)
Biển có nhiều dê tắm là; Hải Dương (Tên Địa phương)
Dê đực là; Nam Dương
Dê gian xảo Dương Gian
Chỗ Dê cho xả uế Dương Môn (Tên Địa phương)
Dê không ân hận là Dương Bất Hối (Cô gaí đồ long )
Biển có nhiều dê thả bộ Hải Dương 
Cầm Dê; dương cầm
Võ Dê; Dương thế
Bài Dê; dương bản
Dê đen; dương ô (che dù)
Tính 35; dương tính
Dê buổi meo (trước khi ngáy đèo); dương mai
Dê uýnh lộn ; dương đông kích tây
Dê điên nặng ; dương điện
dê trong triều đình ; dương cung (Tử vi)
dê lớn; đại dương
dê mộng du; du dương
dê nằm mơ ; miên dương
Dê ẻo ẻo như thục nữ là; Dương liễu
Bộ vó 35; Dương oai
Dê nhưng lòng trong sạch; Dương Khiết Tâm (Anh Hùng Xạ Điêu)
Dê chỉ định; Dương xỉ (thảo mộc)
dê mắt lồi; dương mắt ếch (Tục ngữ)
dê yếu xịu chịu thua ; Hàng Dương (Tên Địa phương)
Râu dê là; Hàm Dương (Tên Địa phương)
Ngọc của ông thầy; Dương Châu (Tên Địa phương)
Túi đựng đạn của dê; Ngọc Dương 
Bình về dê; Bình Dương
Dê quá cỡ thợ mộc là; Thái Dương
Vẽ dê; Sơn dương
Dê chưa đủ; Thiếu Dương (Tử vi)
Con gái của Dê quá xá là; Thái Dương Thần Nữ
Dê hồi hộp là; Hồi Dương
Chín dê ngồi luyện chưởng; Cửu Dương Chân Kinh!
dê xã hội đen; tà dương
dê bị lạnh; đông dương
dê bị mất hứng; tịch dương

Mang máu dê; Dương cưu
Dương Xa, được truyền khẩu như sau : Thời xa xưa vào đời nhà Tấn bên Tàu, có vua Vũ Đế là một trong những vua có nhiều cung phi mỹ nữ nhứt, không biết mỗi đêm chọn ai để chung vui, nên bèn sắm một chiếc xe khảm vàng ngọc rất sang trọng do một đoàn Dê kéo cho vua đi một vòng trong cung thành, xe này được đặt tên Dương Xa, hễ xe Dê này ngừng nơi nào, thì vua sẽ nghỉ đêm nơi đó. Các cung phi mỹ nữ biết ý nhà vua, nên trước cửa phòng thường treo lá Dâu, để cho Dê đến ăn, bởi vì loài Dê bên Tàu thích ăn lá Dâu, còn ở Việt Nam loài Dê lại thích ăn lá Sua Đủa hơn. Có phải chăng, từ đó hễ nói đến con Dê thường gọi ông thầy?
DÊ TRONG KHOA TƯỚNG MẠO
Theo sách tướng, người tuổi Dê rất nho nhã hiền lành. Có việc gì cũng làm chu đáo nếu cần. Có chí cầu tiến, giao thiệp dễ dãi. Tính nhẫn nại, lắm khi kiên cường và không lộ, nên nếu chỉ nhìn bề ngoài thì rất dễ lầm.
 Trong hôn nhân, tuổi Dê kỵ tuổi Tý(chuột) Ngưu (trâu), Tuất (chó), mà thích hợp với tuổi Mão( mèo), Mã (ngựa), Hợi (heo). Theo mệnh tướng học thì trong ngũ quan, “ Dương Nhãn” là mắt dê, nghĩa là tròng hơi đen có lẫn ít vàng nhạt, thần không rõ. 
Những người có mắt dê này dù nhận gia tài để lại cũng không hưởng thụ được. Tuổi già nghèo khổ, nên cần phải tu tâm dưỡng tánh.
 Người có “ Dương Khẩu” là mồm dê, có hai vành môi mỏng dính, khóe môi trễ xuống. Lúc uống nước táp như chó là tướng bần tiện và hung ác. ”Hồ Dương Tỵ” là mũi dê lớn. Lan Đài Đình Úy cũng lớn. Sơn căn không lộ thì sống lâu, giàu có của cải rất nhiều. Sách Châu Công giải mộng nói rằng, mộng thấy dê đi như heo là có người đến thăm. Mộng thấy cỡi dê trên đường, là phát tài. Mộng thấy dê lợn cắn nhau là khẩu thiệt, mộng thấy giết dê là hung, mộng dê mẹ đẻ dê con là đại kiết. 
TÍNH DƯỢC CỦA DÊ
 Trong Trung dược có vị thuốc “Dương Ai” sinh ra trong dạ dầy của dê, hình tròn lớn nhỏ không nhất định. Truyền thuyết nói rằng vật ấy do dê ăn bách thảo mà kết thành nên cũng được gọi là “ Bách Thảo Đơn”
Về thực vật có một giống hoa rất đẹp tên là Dương Đề Giáp. Hoa này cùng loài với hoa Phụng Hoàng Mộc, cả hai đều có năm cánh. Mặc dầu hoa màu hồng rất xinh đẹp nhưng chỉ vì mang tên Dương Đề Giáp nghe không được cao quý lắm, và mầu phấn hồng cũng thanh đạm nên ít được người lưu ý. 
Tiết dê pha rượu giải độc, bổ huyết, trị chóng mặt, nhức đầu. 
• Gan dê làm sáng mắt. Gan dê có nhiều sinh tố A. Những người bị chứng dại manh, đêm tối nhìn không rõ, ăn gan dê để bổ huyết, làm sáng mắt, cũng là một món thuốc quý. Người già mắt yếu kém, đêm tối mắt mơ hồ nhìn không rõ nên ăn thường luôn. Người trẻ dùng cũng giúp cho lúc về già khỏi yếu mắt . 
• Dịch hoàn dê trợ dương. Người thần kinh suy nhược, bất lực, thiếu tinh khí nên không con, ăn dịch hoàn của dê sẽ tăng thêm khí lực. Người đau dạ dày ăn bao tử dê dạ dày sẽ lành mạnh. Theo Trung y, sữa dê cũng là một thức uống quan trọng, dễ tiêu hóa hơn sữa bòø, sữa dê cũng được dùng làm rượu. Rượu sữa dê là một thứ rượu được chế từ thuở dân du mục còn lang thang khắp nơi. Thịt dê là thức ăn thuộc ôn dương, có nghĩa chỉ tính chất ấm nóng, nếu người già yếu bị chứng hư lạnh, sau khi ăn thịt dê, toàn thân sẽ thấy ấm áp. 
• Sách Trung y cổ xưa ghi rằng “Thịt dê bổ nguyên dương, trị hư nhược, có thể làm thuốc bổ, để thân thể mạnh thêm”. Sách cũng ghi rằng: “ Thịt dê có thể giúp đầu não minh mẫn, tiêu trừ mệt nhọc và hàn lãnh, cường tráng vị trường, ích khí, làm tâm thần bình tĩnh. Trong các sách nấu thịt dê để làm món ăn bổ do sách cổ ghi chép lại thì món thịt dê tần thông dụng nhất. Tần là chưng cách thủy. Cách làm: 
• Cho vào bát thịt dê xắc lát, cùng chung với Đương quy, Long nhãn nhục (long nhãn khô) vài lát gừng, đổ rượu trắng xăm xắp. Đậy nắp, chưng cách thủy độ một tiếng đồng hồ. 
• Sừng dê dùng làm thuốc trị nhức đầu, đau đầu và trẻ con bị dương phong. Về mùa hạ những lúc nóng nực, người ta hay cảm thấy bực bội, gắt gỏng, trẻ em cũng đâm ra sinh chứng quấy. Nếu cảm thấy đầu nặng khó chịu có thể do can hỏa thịnh sinh ra uất kết. Trường hợp này món ăn Linh dương ty nấu với thịt nạc chung với thuốc Câu Tất là món thích hợp giải nhiệt. Câu tất có thể thanh can hỏa, bình can. Linh dương ty là sừng dê cạo mỏng, sách Trung y ghi sừng linh dương có tác dụng bình can, thu cân, định phong rất công hiệu. Các bài thuốc Trung y hay dùng Linh dương giác ty để thanh can hỏa, tán phế nhiệt, minh nhãn mục. Và mặc dầu sừng dê tính hàn, nhưng mỗi tháng chỉ dùng một hai lần, mỗi lần độ một liều thì không sợ quá độ. 
• Cách nấu Dương linh giác rất giản dị. Mua một tiền Dương linh giác ty (1 tiền = 3.60 gr ) bỏ vào bao vải, 4 tiền Câu Tất. 30 gr. thịt nạc, vài trái táo đỏ. Nấu lửa nhỏ độ một giờ rưỡi, uống một bát nước canh này thì sẽ hết nóng nảy gắt gỏng. Sừng dê vụn nấu xong có thể rửa sạch để khô, dùng lại, mỗi bao dùng ba lần mới hết chất thuốc. 
Thật ra cho tới nay các tính dược của dê đều bị ảnh hưởng từ văn hoá Tàu: "ăn gì bổ nấy..." nên người viết cũng cần cảnh báo là không nên quá tin tưởng vào các bài thuốc của người Hoa mà lạm dụng, từ đó sẽ gây hại đến sức khoẻ.

Những dược thảo mang tên Dê/Dương


*Cà Dái dê còn gọi cà tím tên khoa học / Solanum melongena họ cà Solanaceae chứa chất violanin.
*Dương Ðề / Rumex wallichii  họ rau Polygonaceae. Rễ và lá chứa anthraglucosid.
*Dâm Dương Hoắc/ Herba epimedii, thuộc họ Hoàng liên gai Berberidaceae.
*Cây Sừng Dê/Semen Strophanthididivaricati  còn gọi là dương giác nữu, đương giác ảo chứa  các chất Glucosid.
*Dương Ðề Thảo/ Emilia Sonchifolra họ cúc Compositae
*Dương San Hô/ Euphorbia tithymaloides họ thầu dầu Euphorbiaceae
*Dương Xuân Sa/ Amomun Villosum họ gừng Gingberaceae chứa saponin.

THỊT DÊ VỚI PHỤ NỮ 

• Phụ nữ khí huyết không đủ, ăn thịt dê, gan dê có công dụng bổ trung ích khí. Các bà sinh đẻ xong hư nhược, mồ hôi chảy không ngừng, dùng thịt dê, Đương qui, Hoàng thị, Sinh cương, nấu chung ăn sẽ mạnh. Nếu sữa ít nấu thịt dê với Mộc thông như canh, ăn sẽ có nhiều sữa. 
• Tiết dê pha rượu giải độc, bổ huyết, trị chóng mặt, nhức đầu. 
• Gan dê làm sáng mắt. Gan dê có nhiều sinh tố A. Những người bị chứng dại manh, đêm tối nhìn không rõ, ăn gan dê để bổ huyết, làm sáng mắt, cũng là một món thuốc quý. Người già mắt yếu kém, đêm tối mắt mơ hồ nhìn không rõ nên ăn thường luôn. Người trẻ dùng cũng giúp cho lúc về già khỏi yếu mắt . 
Các năm Mùi  trong lịch sử
Quý Mùi (503): Ngày 12/9/503 là ngày sinh của Lý Bôn ( ? - 548), tức Lý Bí, quê ở Long Hưng. Tháng 1- 542, Lý Bí kêu gọi dân chúng khởi nghĩa chồng công quân Lương. Thứ sử Tiên Tư khiếp sợ bỏ chạy về nước. Tháng 2-544, Lý Bí xưng Lý Nam Đế. Niên hiệu là Thiên Đức, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên. Triều Tiền Lý khới nghiệp từ đấy.

Tân Mùi (791): Năm 766, Phùng Hưng (761-802) quê Sơn Tây cùng anh em là Phùng Hải và Phùng Dĩnh phất cờ khởi nghĩa chống lại nhà Đường. Cuộc chiến đấu kéo dài 20 năm (766-789). Đến năm Tân Mùi (791), Phùng Hưng cùng các tướng chiếm được thành Tống Bình (Hà Tây), được tôn hiệu là Bố Cái Đại Vương.

Kỷ Mùi (1019): Năm sinh của Lý Thường Kiệt (1019-1105). Năm 1061, ông được cử vào trấn giữ vùng núi Thanh Nghệ hiểm trở. Năm 1077, quân Tống đem 10 vạn quân, 1 vạn ngựa chiến, cùng 20 vạn dân phu sang xâm lược nước ta. Quân giặc bị quân dân ta đánh chặn ngay từ cửa Ải Lạng Sơn. Ngày 18/1/1077, quân Tống tiến đến bờ Bắc sông Cầu và bị chặn lại hơn 2 tháng. Đến đúng lúc giặc Tống bị dồn vào tính thế khốn quẫn tại sông Như Nguyệt (Bắc Ninh), Lý Thường Kiệt ra lệnh quân dân Ðại việt tấn công, giặc Tống thua rút quân về nước.

Đinh Mùi (1427):  quân Đại Việt chém tướng Liễu Thăng ở núi Mã Yên và hơn 1 vạn quân giặc. Tướng Vương Thông hết hy vọng vào viện binh đã xin đầu hàng. Ngày 10/12/1427, Lê Lợi(1385-1433) và Nguyễn Trãi (1380-1442) cho Vương Thông đến "Hội thề Đồng Quan" chúng xin hứa không bao giờ xâm lược Đại Việt nữa.

Năm Ất Mùi (1595): Sau khi đánh bại quân nhà Mạc, Trịnh Tùng (?- 1623) khôi phục cố đô Thăng Long vào năm 1592. Năm Ất Mùi (1595), Trịnh Tùng bắt đầu tổ chức bộ mày cai trị theo quy mô của bậc đế Vương. Từ đấy bắt đầu thời kỳ vua Lê – chúa Trịnh.

Kỷ Mùi (1859): Pháp đánh chiếm Gia Định, Trương Định (1820-1864) tổ chức khởi nghĩa chống giặc ở Gò Công, Tân An, đựơc triều đình Huế giao chức lãnh binh.

Đinh Mùi (1907): Thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục tại phố Hàng Đào, do việc vận động của Phan Chu Trinh(1872-1926) với các nhà Nho tiến bộ. Ông Lương Văn Can(1854-1927) làm Hiệu trưởng, giám học là ông Nguyễn Quyền và một số nhà trí thức; học giả nổi tiếng

Ất Mùi (1955): Theo Hiệp định Geneve ký ngày 20/7/1954, quy định ngày 24/4/1955, quân đội Pháp rút khỏi Quảng Ninh, ngày 13/5/1955 rút khỏi Hải Phòng cho đến ngày 16/5/1955.. Và các năm Ðinh Mùi(1967); Tân Mùi (1991) và Quý Mùi (2003), Ất Mùi (2015 )...

Ðinh Mùi(1967): Việt cộng tàn sát dân thiểu số ngày 5 tháng 12 năm 1967, một cuộc tàn sát 252 dân Thượng  rất tàn bạo và đẩm máu nhất của chiến tranh Việt Nam thời đó đã xảy ra tại làng Dắk Sơn 

Và những Mùi  năm sau biến cố 30/4/1975 là Tân Mùi (1991) và Quý Mùi (2003), Ất Mùi (2015 )...
DÊ TRONG ẪM THỰC
Dê thuộc hỏa tính cương, vì thế lúc mùa đông giá rét, người miền núi thích ăn thịt dê để chống khí lạnh. Thịt dê qúi hiếm, giá đắt nên có kẻ gian tham đánh lừa bán thịt chó giả làm thịt dê để được giá cao. Vì thế mới có câu “ Treo đầu dê, bán thịt chó”. Dê rất sợ nước, sợ mưa và sợ ẩm ướt. Nếu chuồng dê không cao ráo sạch sẽ thì dê hay bị chứng bịnh phong thấp và chết ngất. Theo Trung y người ốm hoảng hốt thất thần, sùi bọt mép, la hét như dê kêu gọi là chứng “ Dương vựng” hay bị trúng Dương Điều Phong.
Trung và lão niên dương khí yếu kém, suy nhược, nên thường ăn thịt dê, nấu theo những cách như sau: 
• 1.Dùng củ cải trắng chưng cách thủy cùng với thịt dê để khử bớt mùi tanh. Nấu hai thứ đều chín xong, bỏ củ cải, cho thịt thăn heo và hột Kỷ tử chưng cách thủy độ nửa tiếng đồng hồ. 
• 2. Cách thứ hai: Thịt dê thái mỏng, nhúng tái. Lúc ăn uống rượu ngâm táo đỏ. Có thể ăn kềm với các thứ rau tía tô, rau thơm, rau mùi . 
• 3. Cách thứ ba: Thịt dê, Kỷ tử, Hoài sơn, chưng cách thủy để làm món ăn bổ mùa đông. 
• 4. Cách thứ tư: Dịch hoàn của dê, tần chung với thịt dê, mỗi ngày ăn một lần để bổ túc tinh lực cho lão niên, trung niên.
Ở nước ta hiện nay, có hai giống dê khá phổ biến. Dê ta có hình vóc nhỏ, cao chừng 50cm, nặng trung bình khoảng 20kg, lông nhiều màu sắc (thường là màu vàng), tai đứng rất linh hoạt. Còn giống dê lai thì mình dài, cao chừng 70cm, nặng khoảng 40kg, mắt sâu và mí thường húp lên, tai to và cúp, lông  màu trắng, khoang trắng vàng, trắng nâu hay trắng đen. 
Thịt dê được coi là đặc sản của Việt Nam với các món: tái dê, lẩu dê, nem dê, thịt dê hầm, thịt dê nướng, dê nhựa mận, thịt dê quay, sốt vang... Mỗi món ăn đều qua các cách nấu nướng khác nhau và có hương vị riêng của nó nhưng điều quan trọng là phải khử được mùi hôi khó chịu ở dê. Dê đực hay dê cái đều có tuyến xạ (ở hai bên gốc sừng, sát ngay bờ phía sau) tiết ra mùi hoi riêng biệt để tìm nhau. Mùi hoi này rất khó ngửi, nếu đã nhiễm vào thịt rồi thì nấu nướng món gì cũng không sao ăn được. Muốn khử mùi hoi đó, người ta thường cho dê uống rượu mạnh rồi đuổi nó chạy quanh cho dê kêu to và thở mạnh để tháo mồ hôi ra càng nhiều càng tốt, rồi mới cắt tiết. Sau đó, cắt đầu dê để riêng mổ moi nội tạng ra, nhét các thứ lá chát và thơm vào bụng dê, như lá sung, lá ổi, lá sả, khâu kín lại bằng dây thép rồi đem thui. Tốt nhất là thui bằng rơm. Dê càng già (nhất là dê đực già) thì càng phải làm kỹ mới khử được mùi hôi của nó. Sữa dê cũng là thức ăn ngon và bổ. Một con dê cái tốt giống được ăn uống đầy đủ có thể cho 900 lít sữa mỗi năm. Ấn Độ có giống dê có thể cho hơn 6 lít sữa hàng ngày. Ở nước ta có thể vắt ở mỗi con dê cái trung bình nửa lít sữa trở lên một ngày tuy cho sữa còn ít nhưng sữa đặc sánh, béo hơn và có mùi vị thơm ngon hơn.
MÓN DÊ CỦA TỪ HY THÁI HẬU
Bà Từ Hi Thái Hậu, đời nhà Thanh Trung Hoa, khoản đãi phái đoàn sứ thần thuộc các quốc gia Tây Phương, nhân dịp mừng Xuân Canh Tý 1874. Tiệc được chuẩn bị 11 tháng 6 ngày trước, có 1750 người phục vụ, tốn kém 98 triệu hoa viên thời bấy giờ tương đương 374 ngàn lượng vàng ròng, gồm 400 thực khách và kéo dài suốt 7 ngày đêm bắt đầu giờ giao thừa Tết nguyên đán năm Canh Tý.
Đó là món Sơn Dương Trùng (Sơn dương là Dê núi, trùng là con dòi).
Tương truyền rằng: dưới thời nữ Hoàng Ðế Cixi (1835-1908) gọi là Từ Hi Thái Hậu (Tz’u-hsi), ngay từ rằm tháng 2 Kỷ Hợi (1873), mỗi tỉnh của Trung Hoa tiến cử 10 đầu bếp giỏi nhất của mình về kinh thành soạn thảo thực đơn.  Sau gần hai tháng chuẩn bị, các đầu bếp thống nhất một thực đơn gồm 140 món. Trong đó có 7 món đặc biệt " Sơn dương trùng" là một trong bảy món ăn đặc sản độc đáo...
Bà Tây Dương Thái Hậu xuống chiếu sai các thợ săn chuyện nghiệp tỉnh Hồ Bắc vào rừng phải tìm cho được một cặp Sơn Dương thật lớn. Sau thời gian băng rừng trèo núi cả tháng ở Thiểm Tây, đoàn thợ săn mới bắt được ba cặp Sơn Dương, trong số có ba con cái đều mang thai, nên được Bà Từ Hi Thái Hậu, trọng thưởng 50 lượng vàng mỗi con. Dê núi (Sơn Dương) sau đó được thả trong một khu vườn rộng đầy cỏ non xanh tốt. Cỏ lạ nuôi dê có được chất bổ dưỡng gan thận được vận tải đến mỗi ngày từ Vân Nam và Quảng Tây, cỏ này tên là “Đông Trùng Hạ Thảo” bởi mùa Hạ cỏ mịn như nhung còn sang mùa Đông thì trong cỏ quí có dược tính cùng với cỏ non, lá cây thuốc …nên sinh con khỏe mạnh và to lớn khác thường.
Đầu bếp làm thịt 14 con Dê Núi tuổi chưa quá hai tháng, cạo lông, bỏ hết tim gan phèo phổi rồi cho mỗi con vào thùng gỗ để ngâm rượu quí và nước gừng trong một ngày.
 Ngày thứ hai mang ra, rồi bỏ ngâm chúng nó vào thùng sữa tươi và nước sâm nhung khác.
 Ngày thứ ba dùng dùi vàng để đâm xuyên lủng qua gương sen và cuống hoa quỳ trắng (Phan Bạch Quỳ = Hoa Sen trắng của Đại Hàn thường nở vào mùa Đông) để cắm hoa vào mình Sơn Dương rồi tiếp tục ngâm như vậy đến ngày thứ mười thì tự nhiên xuất hiện lúc nhúc những con dòi trắng nõn. 
Đầu bếp lấy dòi ấy chế biến thành món ăn sơn dương trùng, món này trị các bịnh bán thân bất toại, tê liệt và lao phổi đại tài. 
Một só món ăn dân gian về dê khác tiêu biểu như:
LẨU DÊ

Nguyên liệu cho món ăn này

+ 500g thịt dê nạc.
+ 100g mỡ phần.
+ 100g dừa già nạo sợi.
+ 100g hành củ tươi.
+ 50g mè trắng.
+ 100g đậu phộng.
+ 300g giá.
+ 3 quả dưa chuột muối.
+ 3 chiếc bánh đa mè.
+ 2 quả khế chua.
+ 1 lít nước dùng gà hoặc heo.
+ Nước mắm, đường, bột ngọt, giấm, gừng, ớt, chanh, rau thơm, rau ngổ, ngò gai, lá chanh.

Cách nấu lẩu dê ngon

- Thịt dê lạng mỏng, thái to bản, ướp tiêu + muôi + bột ngọt + nước cốt dừa đặc. Cho vào đĩa, rắc gừng thái chỉ lên trên, dừa miếng thái mỏng. Mỡ phần luộc chín thái chỉ.
- Bánh đa nướng giòn, mè, đậu phộng rang bỏ vỏ, giã nhỏ.
- Giá nhặt rửa sạch, dể ráo.- Hành củ tươi nhặt sạch, chẻ đôi.
- Khế thái mỏng.- Dưa chuột muối thái quân cờ.
- Lá chanh thái chỉ.- Các loại rau thơm nhặt rửa sạch.
 Đem giá trộn đường + giấm + ớt để 5 phút, đổ ra rổ, để ráo.- Cho vào chậu trộn với mỡ phần, bột ngọt, nước cốt chanh, đậu phộng, lá chanh, mè, trộn đều như nộm.- Cho vào đĩa, xung quanh để khế, rau thơm;- Khi ăn lấy lẩu cho nước dùng vào, nêm muôi cho vừa. Đổ thêm nước dừa vào, đun sôi.- Ăn đến đâu thì nhúng thịt dê đến đấy cùng với bánh đa, các loại rau, dừa.
Cách nấu lẩu dê ngon mà mình đã nói nãy giờ là phương pháp ít ai biết lắm bạn nhé, nhiều lắm cũng chỉ là vài người bạn của mình. Bạn hãy thử và cảm nhận sự khác biệt trong cách làm lẩu dê của mình nhé. Chúc bạn thành công và ngon miệng với món lẩu dê
NHỮNG QUÁN LẨU DÊ NGON NHẤT SÀI GÒN


DÊ NƯỚNG SA T
Nguyên liệu: - Chọn mua 250gr thịt dê. Thịt dê ngon là loại thịt nhìn bên ngoài có màu đỏ, sáng bóng, thớ thịt đều và chắc, sờ thấy mềm mịn, không dính tay và không có mùi lạ. - Rượu trắng, gừng tươi. - 10 củ sả tươi, một ít vừng sống. - Chao (đậu phụ đã lên men), tỏi xay, ớt tươi, đường trắng, bột nêm, dầu ăn. - Rau sống: tía tô, hung quế, dưa chuột đã rửa sạch. Cách chế biến: 1 Công đoạn đầu tiên và quan trọng nhất đó là phải khử mùi hôi của thịt dê. Đầu tiên rửa qua thịt dê bằng nước lã, thái nhỏ thành miếng vừa ăn. Lấy 2 – 3 thìa rượu trộn với gừng đã giã nhuyễn rồi để trong khoảng 30 phút. Sau đó rửa lại bằng nước lạnh. Tiếp theo để thịt dê thật ráo nước rồi ướp gia vị 15 phút cho ngấm đều cả bên trong.


www.lamsao.com
Trong ướp thịt dê thì tiến hành pha nước chấm. Băm tỏi, ớt thật nhỏ rồi pha chung với chao. Cho thêm đường và bột ngọt vừa với khẩu vị của gia đình.
lam-de-nuong-sa-te-ngon-nhu-o-nha-hang-lamsao.com-2

Làm sa tế: lấy một lượng sả và ớt tươi tương đương nhau rồi xay nhuyễn riêng từng loại. Sau đó đun nóng chảo mỡ rồi cho xả vảo đảo đều đến khi sả chuyển sang màu hơi vàng thì cho ớt vào đảo cùng. Được một lúc thì cho vào 1 ít muối, 1 ít bột ngọt, 1 ít đường. Đến khi gia vị trộn đều với nhau thành đậm đặc thì tắt bếp. 

lam-mon-de-nuong-sa-te-ngon-nhu-o-nha-hang-lamsao.com-3

Lấy thịt dê đã ướp để ráo nước rồi trộn với vừng. Cho thêm một ít dầu ăn vào rồi đem nướng.

lam-mon-de-nuong-sa-te-ngon-nhu-o-nha-hang-lamsao.cpm-9

Khi ăn lấy sa tế trộn chung với nước chấm và ăn kèm với rau sống. Món thịt dê nướng sa tế sẽ nóng hổi và thơm ngon hơn nếu cả gia đình vừa nướng thịt dê vừa ăn luôn.

lam-mon-de-nuong-sa-te-ngon-nhu-o-nha-hang-lamsao.com-5


Chúc các bạn ngon miệng! 

TRUYỆN NGẮN QUÁN CHÚ MÙI
( của nữ văn sĩ Việt Dương Nhân, truyện ngắn được tác giả chuyễn đến điển đàn https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1392499107719241&set=a.1392358917733260.1073741833.100008774956176&type=3&theater. Bài viết nầy đã được các báo nhiều Việt ngữ Hải Ngoại phổ biến vào năm Quí Mùi cách đây hơn 10 năm)

  Thế kỷ trước, hễ sáu mươi năm cuộc đời thì người ta cho là già. Theo tục lệ Việt Nam thì con cháu phải làm lễ lục-tuần, đáo-tế, bái-lạy để chúc thọ cho Ông, Bà, Cha, Mẹ... Nhưng thời đại bây giờ dù có hơn tám mươi tuổi đi nữa, các ông, các bà cũng chưa chịu nhận mình là già. Như chú Mùi, Tết tới này tuổi của chú đáo lại ngày sanh nhựt vào mùng 1, năm Quí-Mùi mà chú vẫn còn hăng máu lắm. Ở nhà thì chú rất nương chìu vợ mà khi đi ra ngoài đường nhìn thấy cô nào coi mặn-mòi, ăn mặc ‘’sexy’’ chút chút là chú ló bông so đủa ra liền. Lúc nào chú cũng ăn mặc rất là ê-lê-găng, nói chuyện hoạt bát, tâm hồn cởi mở, giao thiệp rộng, cộng thêm vóc dáng cao ráo khỏe mạnh, có mái tóc chen sương, điểm tuyết, trông sang và đẹp lão... Còn thím Mùi thì mới ngoài năm mươi mà chẳng chịu sửa soạn, ăn mặc theo kiểu nhà quê bên nhà. Có lẽ thím an phận làm vợ hiền đã hơn ba chục năm nay... Họ có hai đứa con trai, Hòa ba chục tuổi và Hiệp hai mươi tám đều có công ăn việc làm và ra ở riêng nhưng chưa ai có vợ.
    Hôm nay chiều thứ bảy, cuối mùa thu mặt trời đi ngủ sớm, ngoài đường lá vàng rơi ngập đầy, mưa rỉ rã, gió thổi hiu hiu lành lạnh. Trong nhà của chú Mùi có mời ba, bốn người bạn. Họ toàn là những ông đã về hưu độc-thân-vui-tánh, hầu hết họ ở cùng chung-cư. Tất cả đang nhậu với món cà-ri-dê do chính tay chú Mùi nấu. Nhờ chú làm tài xế lái mêtro nên được hưu trí sớm nên chú rất rỗi rảnh.
    Như hôm nay cuối tuần, nhà chú Mùi có chầu nhậu nhẹt, ăn uống tại căn appartement trong khu chung-cư bình-dân ở cạnh quận 13 Paris. Thường xuyên là nhậu với món cà-ri-dê đặc biệt mà mấy ông thường gọi là ‘’cà-ri-Thầy’’. Đôi khi các ông còn đòi hỏi sao chú Mùi không lấy vài cặp ngọc-sơn-dương nấu chung ăn cho bổ... Chú Mùi hứa lần sau sẽ có. Nói xong họ cười rần rần. May là lúc đó thím Mùi ở đàng sau bếp đang lo múc thêm cà-ri nên không nghe.
    Ăn, nhậu, nói, cười một hồi đã cạn ba, bốn chai rượu vin ‘’Bordeaux’’ rồi. Dường như ai cũng hơi ngà say. Trong số các bạn của chú Mùi thì có Bác Dương góa vợ là người lớn tuổi nhứt. Bữa nay chắc là ma-men nhập vào Bác dữ hơn mọi hôm. Rượu thấm nên mặc mày đỏ như gấc, Bác đưa tay ngoắt ngoắt chú Mùi, nói giọng nhừa nhựa:
    - Chú Mùi nó à ! Chú nấu món cà-ri-dê thiệt đặc biệt và ngon quá xá. Nè, chú cho tui đề nghị chuyện này nghe !
    Chú Mùi đưa ánh mắt lờ đờ nhướng lên và hỏi Bác Dương với cái giọng hơi cà lăm:
    - Anh muốn đề... đề nghị chuyện gì đây? Anh cứ nói cho... cho thằng em này nghe coi !
    Bác Dương từ từ mở điếu xì-gà đưa lên miệng, bật hộp quẹt châm lửa, hít vài hơi nhả khói và nói chầm chậm:
    - Không dấu gì chú với các anh em đây. Tui có dư chút vốn, tụi mình đi kiếm nhà hàng nào nho nhỏ sang lại mở quán nhậu, chuyên môn bán một món cà-ri-dê này được hôn? Chú, thím góp công, tui góp của. Chú và các anh em đây nghĩ sao?
    Trên bàn có các chú Tý, Sửu, Dậu... cười híp mắt đều tán thành:
    - Anh Dương nói phải đó, phải đó... Làm đi Mùi ơi ! Tụi này sẽ đến ủng hộ hết mình.
    Thím Mùi từ dưới bếp bưng lên tô cà-ri châm thêm nữa, chợt nghe, thím cười hắc hắc:
    - Ủng hộ hết mình thiệt hôn? Hay là sẽ cháy túi, hết tiền vậy các anh? Có khi nào ăn nhậu quá chén rồi cuối cùng là chỉ trả bằng chữ ký chớ không phải là tiền không? Thôi, thôi. Thôi đi anh Dương ơi ! Bày đặt ra tiệm tùng coi chừng có ngày mất tình nghĩa bạn bè. Anh nhìn ông nhà-tôi kìa, hai con mắt ổng sáng quắc lên đó.
    Chú Dậu lắc đầu cười:
    - Tụi này không có tệ như vậy đâu thím Mùi à !
    Chú Mùi liếc vợ rồi bưng ly rượu vin ực một cái, chú khoác tay và nói:
    - Bà không biết gì ráo trọi đừng có xía vô chuyện của đàn ông. Bạn bè của tui quen biết nhau lâu năm, tất cả lúc nào cũng sòng phẳng và đàng hoàng mấy cái vụ tiền bạc mà bà. Bữa nay, tui thấy bà nói chuyện nghe hơi quảng-tiều rồi đó nghe.
    Thím Mùi biết mình nói hớ, nên trở giọng lại:
    - Xin lỗi các anh. Tui nói giỡn chơi đừng có buồn nha. Nè, ông ! Ông liệu có nấu nổi mỗi ngày không? Chớ tui thì chắc khó à nghen !
    - Bà khỏi cần làm gì hết. Tui nấu bếp, bà lượm tiền, kêu thêm một đứa trẻ trẻ phụ trên, phụ dưới là xong.
    - Ông nấu, rồi ai nhậu để say, xỉnh dùm ông?
    Chú Mùi cười khà khà:
    - Dễ ợt. Việc đó bà đừng lo. Nấu có một món. Tui làm một nồi chừng 50 ký-lô để đó, chừng nào khách vào kêu thì mình chỉ có múc ra dĩa, đưa ổ bánh mì hoặc dĩa bún hay tô cơm là xong ngay. Bộ bà không biết tài nấu bếp của tui sao?
    - Thì tui có chê ông nấu bếp dở bao giờ đâu !
    Bác Dương đôi mắt lim dim gật gật đầu mỉm cười và nói:
    - Nhắc tới vụ nấu ăn, bỗng nhiên làm tui nhớ... nhớ... Hồi đó, lúc còn đi lính Cộng-Hòa. Chú Mùi cỡ hai mươi sáu, hai mươi bảy tuổi, cấp bậc Hạ-Sĩ-Nhứt, trong quận Ba-Tri (Kiến Hòa). Còn tuổi tui thì ba mươi mấy, cấp Thượng-Sĩ. Tụi tui là lính Địa-Phương-Quân, thường chuyên lo việc ăn uống cho mấy ông Quận-trưởng và Quận-phó. Có khi các ông đi ba-trui về khuya, tụi này nấu cháo gà và nhậu vài xị rượu Đế. Nè, chú Mùi ! Chú còn nhớ cô Diễm Xuân và cô Ngọc Xuyến không vậy chú? Cũng nhờ nồi cháo gà mà tụi mình mới thân mật được với hai cô đó. Đêm ấy vui quá xá há ! Ông Phó nài ép hai cô nhắm có một chung rượu-đế mà hai gò má ửng hồng như những trái đào-tơ vậy.
    Chú Mùi giựt mình sực nhớ... rồi gật đầu và lấy tay chỉ Bác Dương mà cười híp mắt:
    - Nhớ chứ... làm sao tui quên được cái đêm ấy... Đã hơn ba chục năm qua mà anh còn nhớ kỹ quá, khá khen anh có trí nhớ dai.
    Chú Mùi khoan thai bưng ly rượu hớp thêm vài ngụm, đôi mắt lim dim rồi tiếp:
    - Dạo đó, tụi Việt-Cộng hay đắp mô trên đường lộ để cản trở xe đò, xe hàng vô Quận. Tội nghiệp các cô hết sức, mặc áo dài, quần trắng, eo-co bó sát người mà xách giày, xăn quần, cột áo, lội vòng dưới ruộng, vì đi trên mấy mô sợ tụi nó đặt mìn. Cô nào cũng còn trẻ măng, đẹp ác ôn. Các cô thiệt là can đảm. Từ Sài-gòn dám lặn lội xuống thăm ông thiếu-úy Lê Văn Bảo, phó Quận-trưởng. Cô Diễm Xuân là đào của ông Phó. Còn cô Ngọc Xuyến thì đi theo chơi. Nên cái đêm ăn cháo gà...
    Nói tới đây chú Mùi định nói tiếp... Nhưng chú đáo qua:
    - Hề... hề... lúc đó anh gần bốn mươi. Anh gọi cô Diễm Xuân bằng bà Phó. Cô mắc cỡ chấp tay lạy anh quá trời và nói: ‘’Con lạy Bác, xin Bác đừng gọi con bằng bà...Con đáng con cháu của Bác mà...’’. Khà khà... Tui nhớ chuyện đó rõ lắm lắm...
    Thím Mùi nóng mặt xía vô với một giọng đay nghiến:
    - Cha, nhắc lại chuyện cổ-tích. Hứ ! Nè, ông ! Còn cô Ngọc Xuyến của ai vậy hén? Anh Dương nhắc chuyện xưa, chắc chắn tối nay ông nhà tui sẽ nghe toàn nhạc tình hoặc làm thơ lãng mạn cho mà coi. Khuya nay có cái màn, tui phải nghe ổng ngâm thơ lảm nhảm suốt đêm.
    Chú Mùi hăng lên:
    - Khỏi cần tới khuya. Nếu bà muốn, tui ngâm liền mấy câu thơ của bạn bè tặng tui hồi còn trai trẻ đây:
    ...‘’Đêm nay vui lẻ hay buồn tẻ?
    Tủ rượu chưa đầy lại lâng lâng.
    Chú Mùi cao hứng cười hăng hắc rồi ngâm tiếp:
    ... ‘’Có ai tránh được chữ Si,
    Vô ân, vô ái phải chi là đời...
    Thím Mùi lắc đầu:
    - Các anh thấy chưa? Các anh có thích thơ-thẩn như ông nhà tui không? Còn anh Dương ! Anh có cô nào từ Sài-gòn xuống thăm không?
    Tất cả đều cười. Còn Bác Dương trả lời nhanh nhẹn câu hỏi của thím Mùi:
    - Đâu có ai thím. Dạo đó, tui có vợ, có con rồi.
    - Vậy à !
    Chú Mùi nhìn Bác Dương, chú nháy mắt:
    - Rồi, tới rồi. Anh nhắc làm chi để cho bả đổ ghè-tương lên thì bả nhằn, bả hạch, bả hỏi tui nhức nhối tận xương tận tủy lận đó anh ơi ! Mà cũng tại tôi ngu. Hồi cưới bả về, tui kể hết chuyện tình ái lẩm cẩm của tui hồi còn trong nhà binh. Lâu lâu lên cơn là bả hỏi lại hoài anh ơi !
    Bác Dương lắc đầu cười cười:
    - Ai biểu chú kể. Chú cứ ngâm thơ hoài là khỏi nghe thím cằn nhằn. Ối, thôi chuyện hồi trai trẻ, nhứt là đời lính rày đây mai đó mà thím.... Thiệt là tui vô duyên quá, nhắc chuyện xưa làm chi để chú sợ thím cằn nhằn. Hổng có gì đâu thím ơi ! Thôi, bỏ chuyện xa xưa qua một bên đi hén ! Mình trở lại cái vụ mở quán nhậu với cà-ri-dê đi.
    Thím Mùi bất kể lời yêu cầu của Bác Dương:
    - Hứ ! Ở đó mà không có. Tại gia đình ổng hỏi cưới tui cho ổng trước. Nếu mà hỏi tui sau, thì chắc chắn cô Ngọc Xuyến ngồi đây hôm nay, chớ không phải chỗ của tui đâu anh Dương ơi !
    Chú Mùi vuốt tóc gãi đầu, đưa ánh mắt làm bộ thả-dê nịnh-đầm nhìn vợ và nói:
    - Tui đã nói với bà nhiều lần rồi. Từ ngày cưới bà đến nay, đời tui, tim tui, tâm hồn tui chỉ yêu có một hình bóng của bà thôi. Bà biết mà, bà tin tui mà... hề hề. Nè, bây giờ tui hỏi bà có bằng lòng cùng anh Dương mở quán không?
    - Ủa ! Ông bảo tui đừng xía vô mà.
    Chú Mùi vói tay vuốt vợ, rồi lại cười hề hề:
    - Nhưng phải có sự đồng ý của bà chứ ! Vợ là nhứt, vợ là trời mà. Phải không các anh?
    Chú Sửu nãy giờ ngồi trầm ngâm nhậu. Chú nghe thoáng mấy câu của chú Mùi, chú bèn mở lời:
    - Chú còn có thím thì chú ráng chìu thím đi. Như tụi này đâu có ai mà... mà...
    Thím Mùi cắt lời chú Sửu:
    - Nếu các anh bớt nhậu nhẹt thì thế nào cũng có các bà chiếu cố hà.
    Chú Tí xía vô:
    - Tụi tui muốn thấy mồ mà có con-ma nào để ý tới đâu?
    Thím Mùi cười nhạt:
    - Tui thấy nhiều bà cu-ki còn ngon lành lắm. Nhưng chắc mấy bả nghĩ các anh, sáng xỉnh, chiều say, tối thì ngáy khò khò. Nên mấy bả ớn mà không dám nhào vô chớ gì !
    Chú Tí tiếp:
    - Thà nhậu cho sướng đời và quên hết sự đời thím ơi ! Có đàn bà làm chi cho lộn xộn.
    Chú Dậu nãy giờ ngồi im lìm nhậu và nhắm món cà-ri, bỗng nghe thím Mùi và chú Tí đối đáp, chú thấy hơi sái tai nên chú ngẩng cổ lên tháp tùng vô vài câu:
    - Tui nói thiệt với thím Mùi nghe. Tuổi tui thì quá sáu mươi cũng sắp sửa vào hàng bảy chục rồi. Nhưng nếu chọn giữa đàn bà và rượu thì tui chọn rượu cho xong. Thím biết không? Hồi bà-nhà tui hấp hối sắp lìa đời mà cũng còn ghen, bả thì thào căn dặn: ‘’Ông cứ tiếp tục nhậu, chớ đừng có bà khác ngoài tui nghe ông ! Nếu mà ông lộn xộn là tui về tui bẻ cổ chết hết đó...’’. Vì vậy mấy năm nay bả đi chầu Ngọc-Hoàng Thượng-Đế mà tui không dám nhìn ai ráo trọi đó thím à !
    Thím Mùi trề môi:
    - Ối, tại anh sợ bị ràng buộc, hoặc sợ không nuôi người ta nổi. Chớ sức mấy mà anh sợ chị...
    Chú Dậu run run đầu gối cười và nói:
    - Thím nói cũng có lý phần nào. Sự thật tui cũng ngán mấy bà. Thời buổi bây giờ các bà đua đòi lắm. Kệ, tui ở cu-ki, lâu lâu con cháu về thăm cũng vui nhà rồi.
    Thím Mùi trở bộ ngồi:
    - Ừa, anh có con cháu đông thì ở vậy cũng được. Còn anh Tí ! Sao không chịu kiếm một bà cho hủ hỉ?
    Chú Tí thân gầy ốm, mà lại nhỏ con lùn xịt, cao cỡ một thước rưởi. Chú nghe thím Mùi hỏi, chú rút cổ, lắc đầu và nói:
    - Thầy Tử-Vi và mấy ông Tướng-số, họ đều nói số tui là số cô độc suốt đời, nên tìm kiếm làm chi cho mệt thím.
    Bác Dương xoay qua nói lớn:
    - Thôi. Trời đất ơi ! Sao mà cứ nói lạc đề hoài. Còn cái chuyện mở quán của tui đưa ra sao không nói nữa?
    Chú Mùi cười cười rồi với tay lấy chai rượu châm thêm mấy ly và nói với Bác Dương:
    - Nhậu, nhậu thêm chút nữa đi anh Dương. Xem như nhà-tui và tui bằng lòng rồi. Vậy anh định chừng nào mình mở tiệm được đây?
    Bác Dương dịu giọng:
    - Thì trước hết, mình phải đọc báo tìm tiệm nào rẻ rẻ, đủ với túi tiền của mình mới sang được. Còn mấy tháng nữa là tới Tết rồi. Tìm lẹ lẹ đi. Để nhân dịp Tết chú làm tiệc mừng sáu mươi năm cuộc đời của chú luôn.
    Bác Dương nhìn hết mọi người và nói tiếp:
    - Sao, các anh em nghe tui tính như thế có đúng không?
    Các ông vỗ tay và đồng nói:
    - Nếu kịp khai trương vào đêm giao-thừa là thượng sách. Và cũng để chúc thọ sáu mươi năm cho chú Mùi nó nữa chứ.
    Chú Mùi khoái chí cười ha hả:
    - Thôi, chúng ta cưa hết chai chót này rồi tan hàng hén ! Tui phải ngủ sớm để mai đi tìm báo Áp-Phe xem coi có ai đăng sang quán, sang tiệm nào không nghe anh Dương?
    - Ok ! Chú tìm được thì cho tụi này hay, rồi mình kéo nhau đi coi. Có gì mình hè nhau sửa chữa trang hoàng lại. Mình làm giống mấy quán-cóc bên nhà nha !
    - Anh đừng lo. Tui có quen một đám bốn năm chú em mà người ta thường gọi là Tứ-Quái - Phát-Tài-Phước-Lộc gì đó. Họ chuyên môn trang hoàng nhà cửa, sửa chữa tiệm tùng, mà cũng là dân ăn nhậu chịu chơi lắm. Coi vậy chứ sức của tụi mình cũng hơi yếu rồi làm không bằng các chú ấy đâu.
    Bác Dương bập bập điếu xì-gà đã tắt ngủm, Bác dụi vào gạt tàn thuốc và đứng lên nói:
    - Ừa, nếu chú muốn mướn họ làm thì cũng được. Thôi, tụi này về nghe chú, thím Mùi !

    Sau một ngày mưa gió đi qua. Sáng nay Chủ Nhật, trời trong, mây xanh biếc, nắng thu vàng chói tỏa khắp nơi, tiếng chim hót ríu rít, bay nhảy trên những cây ngô-đồng trơ cành trọi lá. Trong sân vườn chung-cư tiếng trể nít cười giỡn ồn-ào vui nhộn.
    Đã hơn mười giờ rồi mà chú Mùi vẫn còn ngáy khò khò trong phòng. Còn thím Mùi thì dậy trước, thím đang rửa chén bát. Có tiếng nhận chuông, làm chú Mùi giựt mình thức dậy. Chú réo vợ:
    - Bà ơi ! Có ai nhận chuông kìa.
    - Ông ra mở cửa dùm coi. Tui đang lỡ tay.
    Chú Mùi mắt nhắm, mắt mở, xỏ đôi giép đi lệch-bệch ra mở cửa, chú thấy Hòa, cậu con trai lớn về, chú vui lên và nói lớn:
    - Thằng Hòa bà ơi ! Vô đi con.
    Hòa vui vẻ:
    - Thưa ba, con mới về. Má đâu rồi ba?
    - Má con ở sau bếp. Uống cà-phê chưa con?
    - Dạ, con uống rồi.
    - Con ở đây, ba vô nhà tắm chút nha !
    Thím Mùi vừa rửa chén xong, thím đi lên ngồi salon và nói với con:
    - Lát nữa ba con muốn đi kiếm tờ báo Áp-phe để coi có ai sang tiệm. Sẵn đó, mình đi ăn phở Au Vieux-Sàigòn luôn nghe con. Còn thằng Hiệp con có gặp nó thường không?
    - Con có lấy tờ Áp-Phe cho ba, má nè. Còn thằng Hiệp thì ít khi con gặp nó lắm má ơi !
    - Nghe nói nó có bồ rồi phải không? Còn con có cô nào vừa ý chưa? Chút nữa đưa tờ báo cho ba mầy đọc. Vậy là ổng khỏi cần đi kiếm xin.
    Chú Mùi đánh răng, rửa mặt xong rồi vô phòng thay đồ. Chú bước ra, bất chợt nghe vợ hỏi chuyện riêng tư của các con, chú liền nói:
    - Bà cứ tò mò hoài mấy chuyện của tụi nhỏ. Kệ tụi nó. Hễ chừng nào tụi nó cưới vợ thì mời mình tham dự... Đưa tờ báo cho ba coi.
    Hòa đưa tờ báo cho cha và có ý bênh vực mẹ, cậu nói:
    - Má hỏi cũng đúng. Đâu có gì tò mò ba !
    Cà-phê để sẵn trên bàn, chú Mùi đến rót vào tách, và hỏi con:
    - Uống cà-phê thêm không con?
    - Dạ, Không. Con cám ơn ba.
    - Nè, chút nữa con có rảnh không?
    - Chi vậy ba?
    - Để ba đọc báo dò xem coi có tiệm nào sang. Rồi hai cha con mình đi xem nha !
    - Cần gì đi ba. Nếu có đăng, thì ba cứ ở nhà điện thoại hỏi.
    - Ừa, hỏi nếu được mình đi xem, rồi ghé quán Huế ở đại lộ Choisy ăn bún-bò-Huế luôn.
    Thím Mùi đang lau chùi sơ sơ bàn ghế và hỏi vói:
    - Bữa nay không ăn phở hả?
    - Thôi. Lại quán Huế ăn, rồi sẵn đó ghé tạt qua văn phòng địa-ốc Thế Giới của ông Phùng coi có sang bán tiệm nào không. Chớ xem báo cũng chưa đủ đâu bà ơi !
    Hòa nhìn cha, nhìn mẹ và nói:
    - Con về thăm ba má, chút nữa con phải đi. Vì con có hẹn với bạn...
    Chú Mùi cười:
    - Hẹn với đào phải không?
    - Dạ, dạ...
    - Ba đoán là trúng bóc ! Con điện thoại nói với cô ấy, là ba má mời cô đi ăn trưa ở quán Huế.
    Hòa lừng khừng... Thím Mùi nói vô:
    - Con mời đi. Sẵn cho ba ma biết mặt cô ấy luôn. ờ, mà Việt Nam hay đầm Tây vậy con?
    - Dạ, Việt Nam !
    Chú Mùi vui cười và làm bộ lên giọng làm tàng:
    - Sức mấy mà thằng Hòa chịu đầm. Có thể thằng Hiệp đó !
    Thím Mùi lắc đầu:
    - Việt hay đầm cũng chẳng sao. Con, con gọi điện thoại cho bạn con đi.
    Hòa lấy điện thoại cầm tay ra bấm gọi:
    - A-lô ! Hồng đó hả? Xuống quận 13 ăn bún-bò-Huế với ba má anh không?
    - Hồng ngại quá anh Hòa ơi !
    - Ba má anh dễ chịu lắm, đừng lo !
    Hồng đã đến quận 13 rồi. Cô đang vô Chợ-Lớn (Big-Store) mua rau cải. Cô nghĩ: ‘’Anh Hòa này thiệt. Khi không bắt người ta đi ăn chung với ba má ảnh. Thiệt là kỳ ghê !’’. Tuy Hồng nghĩ thế nhưng cô cũng nhận lời:
    - Được. Mà mấy giờ?
    - Mười hai giờ rưởi nha.
    - Ok !
    Hòa cúp điện thoại, quay sang nói với cha mẹ:
    - Bạn con chịu đi ăn chung rồi.
    Chú Mùi cười thỏa mãn và nói với vợ:
    - Thằng Hòa, nó chịu cho mình gặp bạn gái của nó là mình sắp có dâu rồi đó bà. Bà vô sửa soạn một chút cho tôi coi. Bà thấy tui tươm tất không?
    Thím Mùi trên gương mặt hiện nét vui và nói:
    - Ừa, thì từ từ, tui thay đồ, chớ cái gì dữ vậy ông !
    Trong khi chờ đợi thím Mùi sửa soạn. Chú Mùi xem sơ tờ Áp-Phe, thấy chẳng có tiệm nào được. Chú bảo vợ và con đi ra quán Huế. Đến nơi, Hồng đã đứng đợi rồi. Hòa giới thiệu Hồng cho cha mẹ. Tất cả vui vẻ ngồi vào bàn, họ đều lựa món bún-bò-Huế. Hòa và Hồng uống nước dừa. Thím Mùi thì uống nước lạnh, còn chú Mùi gọi cà-phê đá. Ăn, uống, trả tiền xong, họ đi tà tà qua văn phòng Địa-ốc của ông Phụng.
    Ông Phụng miệng tươi cười và rất vui vẻ tiếp khách. Ông ngồi nghe chú Mùi nói. Ông biết khách muốn tìm tiệm để sang, ông liền giới thiệu một tiệm nho nhỏ, cỡ ba chục chỗ ngồi, nằm ngay góc đường Caillaux và đại-lộ Italie Paris, quận 13. Họ sang lại hơn ba chục ngàn ơ-rô, tiền nhà khoảng bốn trăm mỗi tháng. Chú Mùi thấy khoái quá liền gọi điện thoại kêu Bác Dương ra để đi xem chung.
    Bác Dương đi bộ ra quán Huế. Họ cùng nhau thả bộ đi xem tiệm. Vừa thấy tiệm là Bác Dương bằng lòng liền, và hẹn hôm sau đi ký giấy đặt cọc. Người ta hứa hai tháng sau mới giao tiệm.

    Hai tháng qua mau. Thêm một mùa thu tàn đi. Gia đình chú Mùi vẫn vui tươi với những người bạn thân tình hằng tuần. Trời đã sang đông buốt lạnh, thỉnh thoảng có tuyết rơi nhẹ, ngoài đường ướt át hơi trơn trợt, người ta đã mặc áo măn-tô, chân mang giày bốt. Các cửa tiệm lớn nhỏ từ ngoài đường đến trong những trung tâm thương mãi lớn đều trang hoàng đèn đuốt sáng chang, rực rở, chớp tắt trên những cây sa-pin đứng sừng sững ngoài hành lang để chào đón khách mua sắm cho lễ Giáng-sinh và tết Dương-lịch.
    Riêng trong nhà của chú Mùi thì từ ngày hai con chú đã lớn thì chú, thím không chưng cây sa-pin nữa. Mà chỉ tụ họp với bạn bè nhậu nhẹt cuối tuần như thường lệ.

    Giáng-sinh và Tết Dương-lịch đã trôi qua. Bác Dương và chú Mùi hẹn nhau đi Chưởng-khế (Notaire) để ký giấy lấy tiệm. Ký xong, chú Mùi mời bạn bè lại nhà làm một bữa tiệc ăn mừng, và bàn việc đặt tên cho tiệm. Bác Dương sung sướng cười khà khà và nói:
    - Ối, đặt tên tiệm nên lấy bảng hiệu là ‘’Cà-Ri-Dê - Quán Chú Mùi’’. Khách mà không đến đông chặt đầu tui đi.
    Chú Mùi nghe đã tai. Chú liền ra đàng sau lấy chai Champagne lên khui và cho nổ cái bốp. Tiếng vỗ tay cười vui như hội Tết...

    Sau khi bác Dương và chú Mùi ký giấy tờ lấy tiệm xong, chú Mùi đi đăng quảng cáo trên báo Áp-Phe cùng ra thông báo. Nếu ai tuổi Mùi (con dê) sẽ được bớt 20% trong vòng một tháng, bất luận nam hay nữ. Rồi chú Mùi liên lạc băng ‘’Phát-Tài-Phước-Lộc’’, để họ đến trang hoàng, sơn phếp và gắn bảng hiệu. Bác Dương muốn các cậu trang hoàng theo lối mấy ‘’Quán-Cóc’’ Việt Nam quê mình. Bác cũng là tay biết sơ sơ cách trang hoàng. Bác nói:
    - Nè, xin các chú cho tui góp ý kiến cách trang hoàng nhà hàng coi có hợp gu với các chú không nha?
    Phát là ‘’sếp’’ sòng hãng thầu D. R. Cậu lễ phép trả lời:
    - Dạ, thưa bác Dương ! Chúng cháu rất hân hạnh được bác cho ý kiến.
    Ánh mắt bác Dương tươi lên, miệng bác bập bập điếu xì-gà đã tắt ngũm. Bác đưa tay lấy điếu thuốc ra và nói:
    - Đây là ý riêng của tui. Nếu các chú thấy được thì thực hành. Còn không thì tùy ý các chú.
    Phát xoa hai bàn tay:
    - Dạ, xin bác cứ chỉ dạy.
    - Các chú biết không? Mình trộn xi-măng với cỏ khô rồi đắp lên tường làm như vách bùn trộn rơm, theo kiểu nhà nghèo miệt bưng biền. Bên trong dựng những cây cột bằng ống tre nhân tạo, bàn ghế sơn màu xam xám làm như cũ kỷ vậy. Các chú thấy có được không? Còn chén, dĩa, tô, tộ để chúng tui lo. Tui thích những thứ đó bằng đá sành thô sơ, đủa tre, muỗng thiếc...
    Phát gật đầu:
    - Ý kiến của bác thật là tuyệt mỹ.
    Bác Dương khoái chí, miệng cười toe toét.

    Báo quảng cáo Áp-Phe ra số tất niên. Ông chủ báo vừa đi ngang quán nhậu ‘’Hai Hợi’’ liệng vô vài chục tờ báo. Cô Vân ghé ngang uống cà-phê bèn huơ tờ báo đọc thấy có nhà hàng sắp khai trương. Không để lỡ cơ hội, chừng mười phút sau, cô liền ghé qua ‘’Quán Chú Mùi’’. Vì cô chuyên môn bỏ rượu, bia, nước ngọt cho các nhà hàng Á-Châu trong Paris. Cô giới thiệu những loại rượu vin trung bình giá phải chăng, điều kiện dễ dàng trả góp. Chú Mùi và bác Dương nghe qua những điều kiện, cả hai đều bằng lòng và cồm-măng liền.
    (......)
    Trong vòng ba tuần lễ trang hoàng, sửa chữa và thượng bảng hiệu đàng hoàng. Rượu vin, bia, Champagne, nước ngọt đã giao xong. Sáng 29 Tết, chú Mùi đi lên Porte de la Chappelle khiêng 5, 6 con dê tơ. Mỗi con khoảng 9, 10 ký-lô, đem về xẻ thịt, ướp trước. Đến sáng 30 Tết, chú đến nhà hàng lo nấu nướng, mùi cà-ri bay ra thơm phức cả xóm. Còn thím Mùi thì lo đi mua hoa-quả, bánh tét, bánh chưng, bánh ích và nhiều thứ mức cho ba ngày Tết.
    Đêm đón giao-thừa, mừng xuân ở miền ‘’Tây-Phương-Cực-Lạc’’ này. Cũng may thay ! Ngoài trời ít lạnh, tuyết không rơi như những năm trước. Nhà hàng Cà-Ri-Dê - Quán Chú Mùi tưng bừng khai trương. Có mặt đầy đủ hai gia đình chú Mùi và bác Dương. Đương nhiên là không thể vắng mặt các chú ; Tí, Sửu, Dậu và rất đông đảo bạn bè, quan khách đến tham dự chật cứng nhà hàng. Họ tặng những chậu hoa, bó hoa lớn có gắn những tấm băng-đờ-rôn với những lời chúc tốt lành: may mắn, phát-tài, phát-đạt... Họ ăn nhậu, nói cười, và đôi khi còn ca hát, ngâm nga. Kẻ say, người xỉnh. Thật vui nhộn... đến ba bốn giờ sáng mới ra về...

    Chiều mùng 4 Tết, mới có 4, 5 giờ mà mặt trời đã chìm lặn dưới chân đồi ! Ngoài trời lạnh teo-ruột, tuyết rơi trắng xóa khắp nơi. Trong trung-tâm thương-mại Oslo-Olympiades Paris 13, người ta đi chợ mua sắm khá đông đảo. Trong đám đông đó có hai anh Ba Lèo và Tám Hứa ăn mặc đơn sơ nhưng sạch sẽ đang phùng mang trợn mắt, múa tay múa chân. Chắc hai anh ăn uống, nhậu nhẹt ở đâu đã đời nên coi mòi say sưa sướt mướt. Hai anh choàng vai nhau, nói chuyện lè nhè, cặp kè đi xàng qua xàng lại. Anh Ba Lèo trong đầu nghe vui vui rồi nhơ nhớ bài thơ ‘’Say’’ của Thi-sĩ Tản Đà. Anh nổi hứng đứng lại, rồi giả giọng nói như đại danh Hề Tùng Lâm:
    - Ê, Hứa ! Mầy muốn, Lèo này ngâm thơ không?
    - Muốn chớ. Mày ngâm lên đi... Ý, ý, mà ngâm thơ đâu giữa đường vậy cha !
    - Không có sao hết, chẳng chết thằng Tây-Tàu nào cả. Mầy lắng tai nghe nha:
    ‘’Đêm xuân một trận nô cười
    Dưới đèn chẳng biết là người hay hoa
    Khi vui quên cả cái già
    Khi say chẳng rốc giang hà cùng say.’’
    Tám Hứa khoác tay: - Mấy câu sau để tao phụ họa:
    ‘’Kiếp say sưa đã chấm sổ thiên đình.
    Càng đắm sắc mê thinh càng mải miết.
    Say lắm vẻ: say mê, say mệt, say nhừ, say tít !
    Trong làng say ai biết nhất ai say?’’
    Ba Lèo đưa tay bụm miệng Tám Hứa: - Để tao tiếp hơi mầy:
    ‘’Mảnh hình hài quen giả trá xưa nay,
    Chúng sanh tướng, lúc này coi mới hiện
    Thôi xếp cả nguyệt hoa, hoa nguyệt,
    Cảnh bồng lai trải biết gọi làm duyên.
    ’’
    ...
    Hai anh vừa đi vừa thay phiên nhau ngâm thơ, rồi cả hai cười hắc hắc, làm những khách bộ hành đứng lại cũng mắc tức cười. Hai anh xem như giữa đời này chỉ có riêng hai anh mà thôi. Bất chợt Ba Lèo đứng khựng lại nữa, và hỏi: - Ê, Hứa ! Tao hỏi mầy cái này !
    - Hả ! Cái gì nữa đây?
    - Thêm vài câu thơ cho vui.
    - Lại thơ-thẩn. Rồi, ngâm đi cha nội ơi !
    - Mầy nghe tao hỏi đây:
    ‘’Kính thưa, kính gởi, kính mời,
    Trong 3 thứ kính, mầy xơi kính nào?’’
    Tám Hứa, tuy say mà ráng làm tĩnh, vỗ vai Ba Lèo:
    - Ối, dễ ợt ! Để tao đối đáp cho mầy nghe.
    Anh vung vai, nhướng mắt, vuốt râu mép, lấy hơi ngâm theo điệu ‘’Lục-Vân-Tiên’’ bằng một giọng nhừa nhựa giống y như đại danh Hề Thanh Việt của chúng ta:
    ‘’Kính thưa là chuyện tào lao
    Mầy đưa kính gởi đây tao mang về,
    Kính mời, tao cũng chẳng chê
    Đừng quên tao thích lẩu dê nghen mầy !’’.
    Ba Lèo nghe đến ‘’lẩu dê’’. Anh nhướng hai con mắt lé xẹ. Một con trợt qua phía Bắc, một con nhìn về phía Nam, anh cười khoái chí:
    - Mầy nhắc lẩu dê, tao mới sực nhớ... Ở ‘’Quán Chú Mùi’’. Hôm bữa khai trương, ngay đêm giao-thừa có món cà-ri-dê hết xẩy con cào-cào. Mà tao nghe loáng thoáng chú Mùi nói, ra Tết chú sẽ có món ngọc-sơn-dương hầm thuốc Bắc hay nướng ngủ-vị-hương gì đó... Ha ha, ăn cho nổ con... con... con...
    Tám Hứa cướp lời:
    - Con gì? Sao mầy cà-lăm hả thằng quỉ?
    - Con... con... con mắt... khà khà.
    Tám Hứa nhăn mặt, liền hỏi:
    - Tao tưởng nổ cái gì khác. Tưởng mầy nói tục-tiểu chớ.
    Anh Ba Lèo xỏ cánh tay, nghéo Tám Hứa, vừa đi vừa nói:
    - Ở đây chỉ có tao với mầy. Nếu mình có nói tiếu-lâm, tục-tiểu cũng không có ai nghe đâu mà sợ.
    Tám Hứa lắc đầu:
    - Người ta đầy đường mà mầy nói chỉ có hai đứa mình... Chắc mầy say quắc cần-câu rồi. Nè, mầy say đủ chưa?
    - Hứ ! Say đâu mà say. Nhậu hết đêm nay chưa thắm gì. Mà mầy hỏi để làm chi vậy?
    - Mình băng qua ‘’Quán Chú Mùi’’. Coi bữa nay chú có nấu món lẩu-dê và ngọc-sơn-dương không nha !
    Ba Lèo gục gật đầu, rồi khoác tay, nói:
    - Khoang. Để tao kêu thằng Bảy Gàn coi nó có nhà không. Có nó sẽ rậm đám thêm.
    - Ê, mầy gọi luôn Năm Bướng nữa chứ?
    - Thì từ từ... Ý, mà không được đâu mầy ơi !
    - Tại sao không?
    - Thằng quỉ Năm Bướng, nó hay cãi vã và ồn ào lắm... Theo tao thấy, mầy nên gọi anh Hoành hay Tỷ tốt hơn.
    - Ừa, để tao gọi luôn. Ối, mà có ồn ào mới vui chớ !
    - Theo tao biết, chú-thím Mùi dể chịu, chớ Lão già Dương khó tánh lắm nha.
    - Không sao đâu. Mầy đừng ngán ổng.
    - Tùy mầy. Chớ tao thì hơi ớn ớn Lão.
    - Bác Dương, Người có tuổi cao, nhưng hảo ngọt lắm. Lại đó, tụi mình lễ phép, kính nễ. Theo tao thì mình cứ ‘’kính lão đắc thọ’’. Và mời bác nốc vài ba ly Cognac thì bác ngồi ngáy khò khò liền tì tèo hà.
    - Mầy rành Lão hả?... Ê ! Mà mầy có biết chị Út-Mập không? Nghe đâu, chỉ phụ việc ở đàng đó. Đôi khi chị ta lên-cơn-đồng-bóng, bói bài, giảng Tử-vi nữa. Mày biết không?
    - Không... Ý... Ủa, lúc này chỉ làm thầy bói rồi sao? Bộ mầy ưa chỉ hả?
    Ba Lèo cười cười, gải đầu:
    - Cũng có thể ! Tuổi nàng cỡ tụi mình.
    - Chị Út tâm tánh rất vui vẻ.
    - Chỉ nhậu ba-sợi là chỉ coi bói, xem quẻ trúng lắm !
    - Chỉ bói mầy lần nào chưa?
    - Chưa !
    - Tao tưởng... Nè, nếu chừng nào mày gặp cảnh buồn khổ, Út-Mập xem cho mầy một quẻ là mầy hết buồn liền... hà hà... Ý, mà chỉ còn hát ca, ngâm thơ và nói tiếu-lâm, mầy sẽ cười chết luôn.
    - Tao khoái loại đàn bà vui tánh. Chớ mấy bà chằng-tinh là tao chạy tét... Mày biết không?
    - Không.
    - Để tao nói cho mà nghe. Thường thì mấy cha nội nhậu say, rồi về nhà bị vợ bố, nên các cha làm bộ vã lã ngâm nga câu này:‘’Có chồng say như trong chai ngoài bội. Ngó vô nhà như hội Tầm-dương’’. Còn tao thì thích có vợ say say - xỉnh xỉnh cho vui cửa, vui nhà... hì hì.
    - Thôi, dẹp chuyện đàn bà qua một bên đi.
    - Rồi, dẹp thì dẹp. Bây giờ mầy gọi thằng Gàn, Bướng, Hoành, Tỷ gì đó đi.
    - Tao gọi anh Tỷ, anh Hoành. Còn Gàn, Bướng để hôm khác hén !
    - Ừa, cũng lượt, cũng lượt ha ha... Biết đâu, tụi nó cũng đến đó nhậu như tụi mình !
    - Tới đó rồi sẽ hay. Cha, anh Hoành, anh Tỷ chưa có mặt mà mầy nháy giọng... Tàu rồi.
    - Thì lâu lâu A-nam-mít chuyển giọng... cho vui có sao đâu !
    Anh Tám Hứa móc trong túi áo măng-tô ra cái điện thoại cầm tay và bấm số...:
    -... A-lô ! Anh Tỷ đó hả?
    - Ừa, ngộ lây. Ủa, thằng nào ló dậy?
    - Tám Hứa với Ba Lèo đây. Năm mới, hai đứa tụi này xin chúc anh và gia đình mạnh khỏe, vui vẻ và mầng ăn phát đạt - thịnh vượng. Sao, anh phát tài chưa?
    - Hà hà, ngộ cũng chúc các chú em dàu có... Ngộ phát tài chút chút dồi. Còn nị. Nị có thử thời dận dì chưa?
    - Thời vận gì?
    - Thì ba ngày Tết, cờ bạc chút chút coi năm mới hen xui, may dủi da xao ! Ngộ quánh bầu-cua-cá-cọp dà binh xập-xám-chướng mấy bữa Tết. Ngộ ăn lượt mấy chăm ô-dô. Ngộ lịnh li kiếm các chú mời ăn nhậu chơi. Không ngờ các chú gọi ngộ. Các chú lang ỉa lâu dậy?
    - Tụi này sắp sữa đi lại ‘’Quán Chú Mùi’’.
    - ‘’Quán Chú Mùi’’ hễ? Lượt lượt. Lại ló, dồi ỉa ló chờ ngộ, lể ngộ kêu thằng Hoành li chơi luôn.
    - Vậy thì sẽ vui lắm. Hẹn các anh đằng đó hén !
    - Ô-kê ! Ngộ dí thằng Hoành lến liền, lến liền...
    Ngoài đường lạnh cóng, tuyết bắt đầu rơi mỏng như màn lụa trắng từ trên trời buông rũ xuống. Tám Hứa và Ba Lèo cặp-kè đi xàng qua xàng lại, tay huơ, chân đá. Còn miệng thì nói cười vui vẻ, hớn hở, như vừa được trúng Lô-Tô độc-đắc vậy...

Kết Thúc (END)
**********
MUA DÊ CÓ LỜI
( tác giã là một cựu Sĩ quan QL.VNCH,  maidayhoabnh.blogspot.com)

Nhất  quỷ nhì ma thứ ba lính Cộng Hoà, lính VNCH, dù sao cũng còn mang bản tính học trò của sinh viên các trường đại học Sài gòn, bị tổng đông viên đi lính... Tuy khoát áo chiến binh ra sa trường ,trận mạc xa nhà...nhưng không hề bỏ tính nghịch ngợm học trò, nên quậy phá cho vui, và đở nhớ nhà cuối năm cắm trai không về phép.
Đơn vị tôi đóng quân trê núi Hàm Rồng Plei Ku, Tôi được người yêu từ sài Gòn ra thăm và ở lại khu gia binh của đơn vị của mấy bà vợ lính. Nơi núi rừng quanh hui, không có gì đải khách yêu. nên tôi và 2 lính Ô ĐÔ cận vệ rũ mấy bà vợ lính lái xe jeep ra cổng sau căn cứ đơn vị, có một làng dân tộc Thượng để mua dê về đải tiệc cuối năm cho cả một đại đội và gia đinh binh sĩ đóng quân trên núi cao đón giao thùa...
Bảo đãm với quý vị tuổi trẻ gia đình trên Facebok và các cháu Hậu Duệ QL.VNCH, chúng tôi mua dê không lổ, mà lại lời...Là vì có cố vấn là lính Thương ở bản đại làng này: - " Ông Thầy " lựa con đực- Dê Xồm, đầu Đàn, để em cột, đẫn nó và kéo theo sau xe...Nge lời lái dê lính Thương { Fulro}, tôi lái xe jeep ra khỏi buông làng, thì một đàn dê cái và dê con, dê mẹ chạy theo sau xe, có con dê đực xồm chạy trước.vì tính kết đoàn của thú vật . Làm cả làng Thượng, già trẻ, bé lớn bản làng túa ra, vây bắt lại mấy con dê không mua lại, tạo nên một hoạt cảnh náo loạn núi rừng PleiKu tĩnh mịch những ngày giáp tết cuối năm- Được 5 con, dũ cho cả tiểu đoàn ăn tết vui vẽ.
Xe tôi về đến trại...Trẻ nhỏ khu gia binh lại túa ra vây bắt 5 con dê theo sau cột chiến lợi phẩm lại. Chúng tôi, lại một lần nữa được lính đầu bếp tiểu đoàn, vốn là lính bị bắt quân dịch của nhà hàng Xoáy Kinh Lâm Chợ lớn bày cách làm thịt dê và nấu các món ăn thịt dê theo kiểu Bắc kinh, mà không nhe mùi hôi đặc trưng của dê.
Bàng cách, bắt mấy em nhỏ đè dê ra, đổ rượu đế vào mồn cho dê uống và cột phía sau xe jeep, lái chạy vòng vòng, cho đến khi dê mệt lả, chảy mồ hôi, là tuôn hết chất dê có mùi hôi xạ ra theo mồ hôi dê, cho chất thit dê ngon. Cái phần " Dái dê xồm " là thưởng cho ai cóng bày trò bắt dê làng Thượng về làm quà thưởng cho vợ con lính tráng trong khu gia binh: tạo ra cái tết vui vẻ nơi xứ Thượng buồn thiu.
Những tưởng cái tế trôi qua trong an lành vui vẻ. Không ngờ tối 30 tết năm đó, dân làng xứ Thượng kéo nhau đến đòi lại mấy con dê mất. Nên tôi phải xuất tiền túi mới lảnh lương tết, và mượm thêm tiền tài vụ quân lương Trung Đoàn đền cho dân làng Thượng, họ mới chịu kéo nhau ra về, trả lại sự vui vẻ, no say, ấm cúng nơi cái lạnh xa nhà, buồn vui lính chiến!!!

Huỳnh Mai St.8872
Hàm Rồng- Đồi gió Hú

Người viết xin được cám ơn  tác giả các tài liệu, công thức nấu ăn và những hình ảnh có trong bài viết nầy. 

VÕ THỊ LINH (14/1/2015)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét