Powered By Blogger
TRÁI KHỔ QUA
và các dược tính
"Khổ qua nhụy trắng lá xanh
Trái quê thắm đượm mối tình đồng quê".
Mướp đắng (tên Hán-Việt: khổ qua được dùng thông dụng ở miền Nam Việt Nam, khổ 苦: đắng, qua 瓜: gọi chung các loại bầu, bí, mướp; danh pháp hai phần: Momordica charantia) là một cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc họ Bầu bí, có quả ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả.

Mướp đắng là cây bản địa của vùng nhiệt đới nhưng không rõ có nguồn gốc ở nước nào. Cây mướp đắng được trồng rộng rãi ở Ấn Độ (Karela करेला trong tiếng Hindi), Pakistan (Karela کریلا trong tiếng Urdu, اردو), (komboze کمبوزه trong tiếng Ba Tư), Nam Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, châu Phi và vùng Caribe. ( nguồn Wiki.)

Khổ qua dồn kho chay

Nguyên liệu: 5-6 trái khổ qua cắt xéo vừa ăn, dùng muỗng  cà phê lấy hột ra rửa sạch
Nửa miếng đậu hũ bóp nát
1 lọn bún tàu ngâm cho mềm
3 muỗng canh nấm mèo ngâm nở (nấm mèo và bún tàu nên băm sơ hoặc cắt cho ngắn lại thì dễ nhồi hơn)
5-6 miếng ham chay xắt hột lựu
Cách làm:
Trộn đậu hũ, nấm mèo,bún tàu, ham chay lại, cho tí muối, đường, dầu mè, tiêu, boa rô băm nhuyễn và  một muỗng cà phê bột năng cho kết độ dính, đeo bao tay vào và bóp cho thật dẻo hỗn hợp trên.
Dùng muỗng múc hỗn hợp này nhồi vô khổ qua, xong chiên sơ cho vàng hai mặt.
Cho dầu vào chảo phi boa rô cho thơm, xong cho 2 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh dầu hào chay, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê bột nêm chay, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê dầu mè và nửa lon nước coco rico vào, khi nước sốt sôi thì bỏ khổ qua vào kho khoảng 10-15 cho khổ qua thấm và mềm, nếu thích ăn có nước sốt thì đừng kho khô quá.
Múc khổ qua ra dĩa và dùng với cơm trắng.
khoquakho
Canh khổ qua hải sản

Trong những ngày hè, thực đơn gia đình bạn sẽ bổ dưỡng và đẹp mắt hơn nếu có sự góp mặt của bát canh trái khổ qua nấu hải sản. Vị thanh mát của khổ qua đượm cùng vị ngọt của hải sản sẽ giúp các thành viên dễ "đưa cơm" hơn.




Thời gian chuẩn bị và chế biến khoảng 20 phút
Dành cho 4 người ăn

Nguyên liệu:

- 1 trái khổ qua
- 150g mực tươi
- 100g tôm sú
- Hành tươi, rau ngò, xắt nhỏ
- 1 tô nước lạnh. Hạt nêm.

Cách làm:

1. Khổ qua ngâm rửa sạch, bỏ ruột, xắt miếng vát khoảng 0,5cm. Tôm tươi lột vỏ, xẻ lưng, rút chỉ. Mực sơ chế sạch, xắt miếng vừa ăn.
2. Đun sôi nước, nêm hạt nêm vừa miệng, cho tôm, mực vào,đun sôi lại, cho tiếp khổ qua vào. Canh khổ qua sôi, nêm hành, rau ngò, múc ra tô.

Canh khổ qua dồn cá thát lát (4 phần ăn)
Trổ tài món ngon ngày Tết

Chuẩn bị: Cá thát lát: 200g, khổ qua: 4 trái, hành lá: 3 cọng, muối: 1/2 muỗng càphê, tiêu: 1/2 muỗng càphê, bột nêm: 1/2 muỗng cà phê, dầu ăn: 1 muỗng càphê.

Thực hiện: Cá thát lát quết đều với muối, tiêu, hành lá cắt nhỏ, bột nêm, dầu ăn. Khổ qua rửa sạch, rạch dài theo thân, tách bỏ hạt. Cho cá đã quết vào làm nhân, dùng cọng hành nhún qua nước sôi làm dây buột quanh khổ qua. Nước nấu sôi, cho khổ qua vào nấu, sau khi sôi vài dạo, hạ lửa, hớt bọt. Khổ qua chín, nêm lại nước canh cho vừa ăn.
Chú ý: Khổ qua là móm ăn nên thuốc nhưng khi nấu hay bị mất màu xanh và còn đắng nhiều nên hơi khó ăn với một số người. Để bớt vị đắng và vẫn giữ được màu tươi đẹp nên thực hiện như sau.
Khổ qua sau khi mổ bỏ ruột trụng sơ qua nước sôi trước rồi mới dồn thịt hoặc chả cá vào sau đó mang đi hầm. Nhờ trụng qua nước sôi trước, vị đắng của khổ qua sẽ bớt đi ít nhiều và màu xanh vẫn giữ được tươi. Nếu để ăn dần trong vài ngày thì nên nấu vừa chín tới rồi cất trong tủ lạnh. Khi ăn tới đâu, múc ra vừa đủ lại theo ý rồi mang đi nấu lại cho chín hẳn, như vậy những trái khổ qua sau vẫn vừa ăn, không bị mềm rục và nước canh bị mặn vì bị hâm lại nhiều lần.

GỎI KHỔ QUA

Vật Liệu:
- 500gr tép
- 250gr thịt heo nạc
- 3 trái khổ qua
- Ớt chuông đỏ, cam, vàng mỗi màu khoảng 1/3 trái
- 2 trái chanh vàng hoặc chanh xanh để làm nước sauce chanh
- Rau răm, hoặc rau quế xắt nhỏ
- Đậu phộng rang vàng, hành hương khử
- Nước đá cục
- 2 hoặc 3 muỗng canh đường
- 1 muỗng canh nuớc mắm - Nước chấm: Nước mắm chanh tỏi ớt

Cách Làm:
Khổ quả chẻ theo chiều dọc dài, bỏ ruột, rửa sạch, lau ráo và đem bào thật mỏng. Cho khổ qua và vài cục nước đá đập nhỏ vào trong hộp ngâm để cho khổ qua giòn. Có thể cất hộp vào trong tủ lạnh vài ba tiếng (nếu ăn trong ngày) hoặc đến ngày hôm sau. Trước khi trộn gỏi, vắt khổ qua cho thật ráo.Ớt chuông màu xắt sợi, vị ngọt của ớt sẽ làm dịu bớt vị đắng của khổ qua.
  Thịt luộc thái mỏng, tép luộc để nguyên con hoặc chẻ làm hai theo sóng lưng. 
Nước sauce chanh đường:  Vắt 2 trái chanh lấy nước, hòa 2-3 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước lạnh và một muỗng canh nước mắm. Nước sauce nêm cho có vị vừa chua, vừa ngọt và vị mằn mặn của nước mắm mới ngon.
Trước khi ăn khoảng 1 tiếng hãy trộn đều khổ qua, ớt chuông và nước sauce ch
anh vào cho thấm.   Tép và thịt có thể trộn khi gần ăn.

Trình bày:   Để gỏi trên đĩa, rải rau răm/quế, hành hương khử, đậu phộng trên mặt.  Gỏi chấm với nước mắm chanh tỏi ớt .

Gỏi khổ qua tôm thịt

DƯỢC TÍNH VÀ CÔNG DỤNG CỦA KHỔ QUA 


Mướp đắng tính mát, không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh).
- Mướp đắng trộn rau cần: Mướp đắng 150g; rau cần 150g, tương mè; tỏi nhuyễn mỗi thứ với lượng vừa. Trước tiên gọt bỏ vỏ, ruột mướp đắng cắt thành sợi nhỏ, trần qua nước sôi, rồi lại dùng nước lạnh dội qua, để ráo nước, sau đó trộn mướp đắng với rau cần, nêm thêm các vật liệu. Món ăn có tác dụng mát gan giảm huyết áp, thích hợp dùng cho người bệnh cao huyết áp.

- Trà mướp đắng: Mướp đắng 1 quả, trà xanh với lượng vừa. Mướp đắng cắt bỏ một phần trên, móc bỏ ruột, nhét trà xanh vào, treo trái mướp đắng ở nơi thoáng gió; một thời gian sau, lấy xuống, rửa sạch, cùng trà cắt nhuyễn, trộn đều, mỗi lần lấy 10g cho vào một tách, hãm với nước sôi. Món trà này có tác dụng thanh nhiệt giải thử (làm mát chống say nắng); miệng khát phiền nhiệt.

- Nước mướp đắng: Mướp đắng tươi 500g. Trước tiên rửa sạch mướp đắng, cắt lát, cho vào nồi, thêm 250ml nước, nấu khoảng 10 phút. Nước nấu mướp đắng có công hiệu thanh nhiệt sáng mắt, thích hợp dùng cho người bệnh can hỏa (gan nóng) bốc lên, mắt đỏ sưng đau
Giảm căng thẳng mệt mỏi với nước khổ qua mật ong
  •  Nước uống chế biến từ khổ qua kết hợp với mật ong, đây là thức uống rất có lợi cho sức khỏe, giúp bớt mệt mỏi, dễ ngủ có vị đắng nhưng càng uống lâu sẽ cảm nhận được vị ngọt rất thanh.
Nguyên liệu:
  • 1 trái khổ qua
  • 2 muỗng canh mật ong
Chế biến:
  1. Khổ qua rửa sạch, bỏ hạt, cắt sợi cho vào máy ép lấy nước. Nếu khổ qua quá khô thì thêm nước lọc cho thích hợp.
  2. Cho nước khổ qua ra ly, thêm mật ong là có thể uống ngay.
Công dụng:
Giải nhiệt: Vào mùa hè, khi trong người khó chịu, nóng nảy, chóng mặt, nhức đầu uống nước khổ qua thấy rất dễ chịu.
Giảm căng thẳng thần kinh, âu lo, bực bội.

Trái khổ qua hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tụy

 Đại học Colorado vừa công bố nghiên cứu mới về ung thư cho thấy: Nước ép mướp đắng hạn chế khả năng các tế bào gây ung thư tuyến tụy chuyển hóa glucose, do đó cắt giảm nguồn năng lượng của tế bào và cuối cùng có thể tiêu diệt chúng. Thử nghiệm này đã được thực hiện và thành công trên các chú chuột thí nghiệm.
Ung thư tuyến tụy là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất, có tỷ lệ tử vong cao vì không dễ phát hiện. Chỉ riêng ở Mỹ, hằng năm có khoảng 45.220 trường hợp mắc bệnh được phát hiện và 38.460 trường hợp tử vong.
saigontin_trai-kho-qua-ho-tro-dieu-tri-ung-thu-tuyen-tuy
Nhóm nghiên cứu nhận thấy sau khi cho chuột dùng nước ép khổ qua, khả năng phát triển của tế bào ung thư tuyến tụy giảm được 60%. Tỷ lệ cũng tương tự đối với tế bào ung thư tuyến tụy được nuôi cấy trong đĩa Petri (đĩa nuôi cấy vi khuẩn) trong phòng thí nghiệm.
Nước ép khổ qua đã ngăn tế bào ung thư chuyển hóa glucose và làm tế bào không được cung cấp năng lượng, trong khi không làm ảnh hưởng đến các tế bào bình thường. Nguyên nhân là vì các tế bào ung thư phụ thuộc chủ yếu vào nguồn năng lượng từ glucose.
saigontin_trai-kho-qua-ho-tro-dieu-tri-ung-thu-tuyen-tuy -
Nước ép khổ qua 
Theo một số kết quả nghiên cứu khác, mướp đắng là một loại quả vô cùng giàu vitamin và khoáng chất như: 0,9 % Proteinm; 0,1 % Lipit; 0,2 % cacbon hidrat và nhiều vitamin khác nữa như: canxi, kali, magie, sắt…
Mướp đắng có công dụng làm giảm lượng đường trong cơ thể, do đó được sử dụng trong điều trị bệnh tiểu đường. Mướp đắng còn có tác dụng kích thích ăn uống, hỗ trợ chức năng tiêu hóa, nhuận gan, lợi tiểu, khí huyết lưu thông, hỗ trợ lượng sắt, các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể của bạn.
Dáng thon nhờ mướp đắng
Ở Mỹ và Nhật Bản, phương pháp giảm béo bằng mướp đắng đang trở nên phổ biến và được đánh giá là tuyệt đối an toàn và khoa học. Điều cần lưu ý là để việc giảm béo hiệu quả, bạn phải ăn sống mướp đắng. Với phương pháp này, bạn không cần phải kiêng ăn, không cần phải vận động, muốn ngủ bao lâu tuỳ thích, muốn ăn gì thì ăn. Không chỉ phổ biến ở Mỹ và Nhật Bản, theo điều tra của các nhà khoa học, phương pháp giảm béo bằng mướp đắng còn phổ biến ở nhiều nơi.
Bên Trung Hoa có một bộ lạc mà người dân dù ăn bao nhiêu cũng không bị phát tướng, thân hình gọn gàng, làn da săn chắc, láng mịn. Sự việc này đã từng được chương trình Sức khoẻ và cuộc sống của đài truyền hình Trung Hoa Lục địa đưa tin. Sau một thời gian tìm hiểu, người ta đã phát hiện ra được bí quyết của họ: mỗi ngày họ đều ăn từ 2-3 quả mướp đắng.
Tại Nhật Bản từng thấy bán thuốc giảm béo có chứa “nguyên tố thanh lọc mỡ của mướp đắng”, giá mỗi viên thuốc lên đến 3.000 yen. Do giá mỗi viên thuốc giảm béo quá đắt nên người Nhật quyết định dùng phương pháp rẻ tiền hơn - ăn mướp đắng để giảm béo. Lượng mướp đắng tối thiểu cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày là từ 2-3 quả. 
“Chiếc áo” hoàn hảo cho nhan sắc
Những quả mướp đắng này phải được rửa sạch, bỏ hạt và phải ăn sống mới có tác dụng.
Nhiều người do vệ sinh da mặt không tốt, môi trường bụi bặm, nóng trong người nên bị mẩn ngứa và mụn nhọt. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do da bị kích ứng, bị bít tắc bởi những thành phần hóa học hay chất tiết có trong tuyến mồ hôi của bạn, đồng thời da bị khô do không được cung cấp đủ nước. Việc thoa quá nhiều phấn hay những loại kem có khi gây hiệu quả ngược vì làm bít lỗ chân lông nhiều hơn.
Để giải quyết vấn đề này, bạn cần làm mát cho da bằng cách uống nhiều nước, ăn nhiều rau, trái cây, tắm thường xuyên để hạ nhiệt độ và làm cho lỗ chân lông thông thoáng. Những dung dịch chế từ mướp đắng nhằm mục đích trên. Trong mướp đắng chứa nhiều vitamin và thành phần nước nhất định giúp tái tạo làn da của bạn.
Vitamin C trong mướp đắng có thể phòng chống lão hoá da và làm giảm cholesterol trong máu. Nhưng vitamin C không chịu được nhiệt nên sau khi gia nhiệt, giá trị dinh dưỡng cơ bản của mướp đắng cũng bị giảm đi. Vì vậy, lấy mướp đắng vắt nước uống là cách lựa chọn tốt nhất. Cách làm nước mướp đắng như sau:
-  Mướp đắng rửa sạch, thái nhỏ. Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn, dùng lưới lọc hoặc vải lọc lấy nước cốt.
- Thêm vào lượng nước phù hợp với khẩu vị của bạn.
Bạn cũng có thể dùng các cách sau: nghiền nát mướp đắng, vắt lấy nước thoa lên mặt, giúp da mặt tránh được mụn cám và không bị ngứa do mồ hôi; Rửa sạch mướp đắng, cho vào tủ lạnh, để vào ngăn giữ lạnh khoảng 2 tiếng, lấy ra rửa sạch cắt thành lát. Đắp đều lát mướp đắng lên mặt, cả mắt, để trong 20 phút rồi rửa sạch mặt để giữ ẩm cho da.
Giấc ngủ ngon và tinh thần thoải mái là liều thuốc thần kỳ nhất cho sắc đẹp của người phụ nữ. Mướp đắng có vị đắng nhưng lại có tính hàn, ăn không chán. Vào mùa hè, chúng ta ăn mướp đắng sẽ có cảm giác mát mẻ sảng khoái, kích thích vị giác hiệu quả. Mướp đắng còn được bào chế thành trà thanh nhiệt để uống trong những ngày hè làm cho người uống ngủ ngon và tinh thần thoải mái.
Khổ Qua thực phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường
Theo nghiên cứu khoa học cho thấy thành phần protein và hàm lượng vitamin C trong trái Khổ qua (hay còn được gọi là Mướp đắng) hổ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, đặc biệt giúp giảm lượng đường trong máu hiệu quả. Quả và hạt Khổ qua có chứa nhiều chất tác động lên lượng đường gluco hoặc insulin. Nhiều cuộc thử nghiệm đã chứng minh rằng vị đắng trong trái Khổ qua có thể kích thích đường ruột tiết ra chất khống chế sự thèm ăn, nâng cao tác dụng của hormone insulin, cải thiện khả năng hấp thu glucose của tế bào và ngăn cản gan tiết glucose.
benh tieu duong
Thuốc trị hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường Insupro Forte được chiết xuất từ trái Khổ qua (Mướp đắng), trong Insupro Forte có các thành phần momordicoside và charantin, Insupro Forte được chứng minh lâm sàng hỗ trợ điều trị hiệu quả cho người bệnh tiểu đường lên đến hơn 80%. Tác dụng của Insupro Forte giúp điều chỉnh, tăng cường kích hoạt, bảo vệ tế bào, cải thiện chức năng của tụy, phòng ngừa bệnh tiểu đường.
insupro forte
Cách dùng: Người cần phòng ngừa bệnh tiểu đường nên uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên trước giờ ăn 30 phút. Đối với người bị tiểu đường nên uống ngày 3 lần, mỗi lần 2 viên, và uống trước bữa ăn 30 phút.


CHÚ Ý:Khổ qua được coi là thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể dùng được. Phụ nữ mang thai không được ăn khổ qua, bởi có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và kích thích tử cung làm hư thai hoặc sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn khổ qua vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cũng không nên ăn quá nhiều khổ qua vì sẽ ức chế khả năng có thai.

Khổ qua có tính chống thụ thai

Được thể hiện ở thực nghiệm đó là một protein trong cây khổ qua có hoạt tính chống sinh sản ở chuột đực. Uống cao quả mướp đắng 1,7 gam/ngày làm tinh hoàn chó đực bị thương tổn và giảm khả năng sinh tinh trùng. Ở chuột cái, tác dụng chống khả năng thụ thai thuận nghịch. Momorcharin có khả năng làm hư thai. Chuột và thỏ có thai bị xuất huyết tử cung khi uống nước mướp đắng, nhưng không xảy ra ở chuột không có thai. Quả chín được bảo có tính sinh kinh nguyệt.

Người ta cũng đã xác định độc tính trong trái khổ qua  cho thấy ở liều thấp và không dùng quá 4 tuần. Chưa có báo cáo nào về tác dụng nguy hiểm của cao khổ qua ở liều 50ml. Nói chung, khổ qua có mức độc tính lâm sàng thấp, có thể có vài xáo trộn về đường tiêu hóa. Vì tính chất hạ đường huyết, nên dè dặt khi người bệnh đã có triệu chứng đường xuống quá thấp.

Khổ qua có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng Khổ qua. Các chất trong khổ qua có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.

Hạt khổ qua chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.

Ngay cả khi cây khổ qua trồng ở những vùng thổ nhưỡng khác nhau thì thành phần trong trái cũng có tỷ lệ và sự có mặt các vi chất khác nhau. Do đó nếu cây trồng trên vùng đất có nhiễm kim loại nặng rất có thể trong trái trồng tại vùng này bị nhiễm kim loại nặng mà gây độc cho cơ thể khi chúng ta ăn nó.

Võ Thi Linh 28/1/2015 (biên khảo và sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét