Powered By Blogger

DINH ĐỘC LẬP
Lịch sử và các tên gọi của Dinh Độc lập

Người Sài gòn, sống trước ngày 30.4.1975 không ai là không biết đến Phủ Tổng Thống, tức Dinh Độc Lập, cơ quan hành pháp tối cao của miền nam VN trước khi bị csBắc Việt thôn tính vào tháng tư đen 1975. Đây là một công trình xây dựng đồ sộ do Kiến Trúc Sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Ngôi dinh thự nầy được xây cất cách đây 147 năm ( 23.2.1868-2015). Đây là ngôi dinh thự trãi qua nhiều thăng trầm trong các cuộc chính biến, nhìn vào các cuộc dâu bể mà sót xa bồi hồi...Người viết xin nhái câu thơ của cụ Nguyễn Du viết trong "Đoạn Trường Tân Thanh",


Trải qua nhiều (một) cuộc bể dâu 
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng


Cửa chính của Dinh Độc Lập thời đệ nhất cộng hoà
Ngày 5.2.1865, tờ Courrier de Saigon (Thư tín Sài Gòn) đăng một thông báo của chính quyền thuộc địa dành một khoản tiền thưởng trị giá 4.000 franc cho các kiến trúc sư hay nghệ sĩ nào giới thiệu một đề án tốt nhất được chọn làm cơ sở xây dựng dinh Thống đốc Nam kỳ.

Khoản tiền thưởng nầy không phải là nhỏ vào thời đó, song đến ngày 20.4.1865, vượt quá thời hạn chót 25.3.1865, chỉ mới có một đề án được gửi tới ban tổ chức. Sau đó không lâu, một đề án do một nhóm kiến trúc sư ở Singapore soạn thảo được chuyển đến Sài Gòn, song sau khi xem xét kỹ cả hai đề án, ban tổ chức không chấp thuận một cái nào.
Cuối cùng, cơ hội bắt tay xây dựng dinh Thống đốc Nam kỳ đã xuất phát từ một sự tình cờ. Trong một dịp ghé Hong Kong, hai đô đốc Pháp Ohier và Roze (cũng từng làm Thống đốc Nam kỳ) được giới thiệu với một kiến trúc sư người Pháp trẻ tên Hermitte, nguyên là học viên trường Mỹ thuật Paris.

Tại Hong Kong, Hermitte đã từng đoạt giải thưởng trong việc thiết kế đồ án Tòa Thị chính, vượt qua nhiều kiến trúc sư khác.Từ khi được biết tài năng của của kiến trúc sư Hermtte. Nên khi hai ông Roze và Ohier trở về Sài Gòn, thuyết phục đương kim Thống đốc Nam kỳ De La Grandìere chính thức nhờ Hermitte thiết kế và xây dựng dinh Thống đốc.




Tranh vẽ về Dinh Thống Đốc Nam Kỳ



Để trọng đãi người kiến trúc sư nầy Thống đốc De La Grandiere phải chi ra một khoản thu nhập khá cao là 36.000 franc/năm, với thu nhập lớn như vậy - cao hơn rất nhiều so với các viên chức Pháp đứng đầu các cơ quan tọa lạc tại Sài Gòn. Hermitte nhập cuộc và trình một đồ án được viên Thống đốc chấp thuận ngay.


Chủ nhật ngày 23 tháng 2 năm 1868, trước đông đảo người tham dự, lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng dinh Thống đốc Nam kỳ đã diễn ra dưới sự chủ trì của Đô đốc De La Grandìere, với sự tháp tùng của nhiều sĩ quan và viên chức cao cấp của Pháp.

Người làm phép cho công trình là Giám mục Miche với một diễn từ gây xúc động cho cử tọa. Với sự phụ giúp của kiến trúc sư Hermitte, 
Thống đốc De La Grandìere làm lễ đặt viên đá đầu tiên được chôn sâu 2,6m bên dưới mặt đất, trên một tầng đất rất cứng chắc. Đó là một viên đá hoa cương vuông vắn, mỗi cạnh 50cm, được mang từ Biên Hòa về. Trong thời gian xây dựng, Hermitte đã cho đào một hố móng sâu 3,5 mét, lấy đi 2.436 m3 đất đá và sử dụng khoảng 2 triệu viên gạch.





Năm 1870, công trình đang thực hiện theo tiến độ đã định thì cuộc chiến tranh Pháp-Phổ nổ ra, hoàng đế Pháp Napoléon III bị bắt làm tù binh, nước Pháp thất trận. Sự kiện này ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng dinh Thống đốc Nam kỳ, do nhiều vật liệu phải được chuyển từ chính quốc sang. Công trình này được xây cất trên một diện tích rộng 12 ha, bao gồm một dinh thự lớn với mặt tiền rộng 80 m, bên trong có phòng khách chứa 800 người, và một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phấn lớn vật liệu xây dựng dinh được chở từ Pháp sang. Tất cả đều được xây theo phong cách tân Baroque giống với kiểu của hoàng đế Napoleon III.

Cũng vì thế mà mãi đến năm 1875, kiến trúc đồ sộ này mới hoàn chỉnh phần trang trí. Sốt ruột về sự chậm trễ trong tiến độ xây dựng và hoàn thành cơ sở, ngay từ năm 1873, Thống đốc Nam kỳ Dupré đã dọn về đây để ở và làm việc trong lúc việc trang trí còn tiếp diễn.
Sau khi xây dựng xong, dinh được đặt tên là dinh Norodom và đại lộ trước dinh cũng được gọi là đại lộ Norodom đường trong thời VNCH là đường Thống Nhất, lấy theo tên của Quốc vương Campuchia lúc bấy giờ là Norodom (1834-1904). Từ 1871 đến 1887, dinh được dành cho Thống đốc Nam kỳ (Gouverneur de la Cochinchine) nên gọi là dinh Thống đốc.

Trong sảnh dinh thống đốc Nam kỳ

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, Dinh Norodom trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam. Nhưng đến tháng 9 năm 1945, Nhật thất bại trong Thế chiến II, Pháp trở lại chiếm Nam bộ, Dinh Norodom trở lại thành trụ sở làm việc của Pháp ở Việt Nam. 

Năm 1954 theo hiệp định Genève quân viễn chinh Pháp phải rút khỏi Việt nam. Ngày 7/9/1954 Ðại tướng Paul Ely, Cao ủy Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Ðông Dương thay mặt cho nước Pháp đã trao Dinh Norodom cho đại diện chính quyền Sài gòn là Thủ tướng Ngô Ðình Diệm. Buổi lễ chuyển giao này được coi như một biểu tượng của nền độc lập quốc gia, vì thế ngày 8/9/1954 Thủ tướng Ngô Ðình Diệm đã chính thức đổi tên dinh Norodom thành Dinh Ðộc lập.

Sài Gòn có bến Chương Dương,
Có Dinh Độc Lập, có đường Tự Do 
Có Chợ Quán, có Cầu Kho,
Bến xe Lục Tỉnh, con đò Thủ Thiêm 
(ca dao)





Đường Norodom ( đường Thống Nhất, thời VNCH ) 
được nhìn từ dinh thống đốc Nam kỳ

Dinh Độc Lập trong thời Đệ Nhất Cộng Hoà

Đảo chánh ngày 11.11.1960

Dân Sài Gòn đi xem đảo chánh


Đến năm 1962 lại xảy ra vụ ném bom dinh Độc Lập vào sáng sớm ngày 27 tháng 2 do hai phi công tên là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa thực hiện. Mục đích của cuộc tấn công là nhằm ám sát Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm và gia đình ông, những người tham gia triều chính, trong đó có cố vấn Ngô Đình Nhu.

Hai máy bay khu trục của Nguyễn văn Cử và Phạm Phú Quốc lượn 
trên sông Sài Gòn sáng ngày 27/2/1962

Góc trái của Dinh Độc Lập bị bốc cháy sau khi trúng bom

Dinh Độc Lập ngay sau cuộc ném bom năm 1962
của Nguyễn văn Cử và Phạm Phú Quốc


Máy bay thực hiện ném bom Dinh Độc Lập của Ông Phạm Phú Quốc được trục lên 
sau khi bị bắn rơi trên sông Sài Gòn

Cuộc ném bom đã kết thúc trong một tiếng đồng hồ nhưng hai viên phi công đã không trút hết bom, nếu không đã san phẳng Dinh Độc Lập. Máy bay của Quốc đã bị hư hỏng bởi tảo lôi hạm ở trên sông Sài Gòn và đã hạ cánh ở Nhà Bè. Cử thì đã đến Campuchia an toàn, tin rằng cuộc tấn công đã thành công.


Ảnh Bà Nhu 7/62 sau cuộc ném bom

Bà Trần Lệ Xuân đang xem bản thiết kế dinh Độc Lập mới
Do không thể khôi phục lại, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã.
Dinh Độc Lập mới được khởi công xây dựng ngày 1 tháng 7 năm 1962. Trong thời gian xây dựng, gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long. Công trình đang xây dựng dở dang thì ông Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính ám sát ngày 2 tháng 11 năm 1963. Chính vì thế khi xãy ra cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963 Tổng Thống Diệm và gia đình đang ở tại Dinh Gia Long.

Tổng Thống Ngô Đình Diệm dời về Dinh Gia Long 
sau khi Dinh Độc Lập bị ném bom 27/2/1962 

Dinh Gia Long trong ngày  đảo chính 1.11.1963

DINH ĐỘC LẬP ĐƯỢC XÂY MỚI
Dinh Độc Lập sau khi được xây dựng lại do Kiến Trúc Sư Ngô Viết Thụ thiết kế.

Bảng đồng đặt trong Dinh Độc Lập, một trong những công trình 
kiến trúc quy mô nhất của KTS.Ngô Viết Thụ

KIẾN TRÚC SƯ NGÔ VIẾT TH

Ngô Viết Thụ (1926–2000), là một kiến trúc sư Việt Nam. Ông đã đoạt giải Khôi nguyên La Mã năm 1955, là tác giả công trình kiến trúc hiện đại như Dinh Độc Lập, Viện Hạt nhân Đà Lạt, Nhà thờ chính tòa Phủ Cam, Việt Nam Quốc Tự...
Ông sinh ngày 17 tháng 9 năm 1926, tại làng Lang Xá, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ông lập gia đình với bà Võ Thị Cơ từ năm 1948, trong khi theo học dự bị kiến trúc tại trường Cao đẳng Kiến trúc tại Đà Lạt. Ông bà có tám người con, trong đó có một người con, TS. Ngô Viết Nam Sơn cũng là một kiến trúc sư và đô thị gia tốt nghiệp tại Mỹ (Đại học Berkeley và Đại học Washington).
Từ năm 1960, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ về Việt Nam Cộng Hòa làm việc theo lời mời của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông đã tổ chức triển lãm các dự án nghiên cứu của ông ở châu Âu tại Tòa Đô Chính Sài Gòn.
Ông là thành viên Hội Kiến trúc Sư Pháp SADG (Société des Architectes Diplômés par le Gouvernement) từ 1955 và thành viên Kiến trúc sư Đoàn Việt Nam từ năm 1958. Năm 1962, ông là người châu Á đầu tiên trở thành Viện sĩ Danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (H.F. A.I.A.) đồng lúc với một số kiến trúc sư danh tiếng cùng thời như J.H. Van den Broek, Arne Jacobsen, Steen Eiler Rasmussen, Hector Mestre, Amancio Williams, Hernan Larrain-Errazuriz, Emilio Duhart H., Jerzy Hryniewiecki và John B. Parkin. Sau năm 1975, Ông là cố vấn Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Việt Nam.
Ông đã thiết kế nhiều công trình xây dựng rất giá trị về kỹ thuật lẫn mỹ thuật. Nổi bật là Dinh Độc Lập (1961-1966). Viện Đại học Huế (1961-1963), Viện Nguyên tử Đà Lạt (nay thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam) (1962-1965), Khu công nghiệp An Hòa Nông Sơn, Nhà máy dệt Phong Phú, Khách sạn Hương Giang 1 tại Huế (1962), Nhà thờ chính tòa Phủ Cam (1963), Xây dựng mở rộng Khu Hội Nghị Quốc tế tầng trên cùng của Khách sạn Majestic, Thương xá Tam Đa (Crystal Palace), trường Đại học Nông nghiệp Thủ Đức (1975).....
Ngoài ra, ông còn chứng tỏ năng lực xuất sắc của mình trong lĩnh vực hội họa với các bức tranh nổi tiếng Thần tốc, Hội chợ, Bến Thuyền, và bộ tranh Sơn hà cẩm tú. Bộ tranh này và được treo trong Dinh Độc Lập, gồm có 7 bức, mỗi bức dài 2 m và rộng 1 m. Ông tổ chức nhiều triển lãm cá nhân về quy hoạch, kiến trúc, điêu khắc, và hội họa, trong đó có triển lãm tại Tòa Đô chính (1960), tại Nhà Triển lãm Công viên Tao Đàn (1963) và tại Viện Kiến trúc Philippines ở Manila (1963), triển lãm lưu động tại Viện Smithsonian và một số thành phố khác tại châu Âu (hàn lâm viện Pháp tại Rome và Paris 1956, 1957, 1958) và tại Mỹ (1963). Nguồn Wikipedia

CÔNG TRINH XÂY DỰNG và CHI PHÍ 

Phí tổn xây dựng Dinh Độc Lập tốn khoảng 150.000 lượng vàng và mỗi quân nhân, nhân viên chính quyền thời ấy phải đóng góp mỗi người một ngày lương. Một vài số liệu về vật liệu đã sử dụng: bê-tông cốt sắt độ 12.000m3, gỗ quí 200m3, kính làm các cửa 2.000m2, đá rửa và đá mài 20.000m2...
Theo đồ án, tòa nhà có diện tích xây dựng 45.000 m2 (rộng 21 gian 85m, sâu 19 gian 80m). Diện tích mặt sàn sử dụng khoảng 20.000m2, gồm ba tầng chính, hai gác lửng, một sân thượng (có sân bay trực thăng) và một tầng nền. Tổng số các phòng trong toàn dinh là 95 phòng, không kể các khu vực vệ sinh, hành lang và khách sảnh. Các phòng lớn bố trí cho các công việc đối nội, đối ngoại nằm ở các tầng trệt và lầu 1, lầu 2. Trang trí trong dinh có nhiều bức họa của những danh họa có tiếng đương thời. Bức "Giang sơn cẩm tú" của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, bức "Khuê văn các", "Vua Trần Nhân Tông" của họa sĩ Thái Văn Ngôn.



Đặc biệt ở phòng trình quốc thư có bức "Bình Ngô đại cáo" (của Nguyễn Trãi viết trong thời giúp Lê Lợi chống giặc Minh), một bức tranh sơn mài lớn gồm 40 bức tranh sơn mài nhỏ ghép lại, tả cảnh sinh hoạt của nhân dân Việt Nam dưới thời Lê của họa sĩ Nguyễn Văn Minh. Ngoài ra còn bức tranh "Giang Sơn Cẩm Tú" của KTS Ngô Viết Thụ; bức "Khuê Văn Các" (Vua Trần Nhân Tông) của họa sĩ Thái Văn Ngôn.

Khi thiết kế Dinh Ðộc lập, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến mặt tiền bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và cá tính của dân tộc. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðông. Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT, có nghĩa là tốt lành, may mắn; Tâm của Dinh là vị trí phòng Trình quốc thư; Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu hình chữ KHẨU để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận. Hình chữ KHẨU có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên. Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM .


Vẻ đẹp kiến trúc của Dinh còn được thể hiện bởi bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc thanh tao bao xung quanh lầu 2. Rèm hoa đá được biến cách từ bức cửa bàn khoa của các cung điện Cố đô Huế không chỉ làm tăng vẻ đẹp của Dinh mà còn có tác dụng lấy ánh sáng mặt trời.

Ði vào bên trong Dinh, tất cả các đuờng nét kiến trúc đều dùng đường ngay sổ thẳng, các hành lang, đại sảnh, các phòng ốc đều lấy câu chính đại quang minh làm gốc.

Sân trước của Dinh là một thảm cỏ hình oval có đường kính 102m. Màu xanh rì của thảm cỏ tạo ra một cảm giác êm dịu, sảng khoái cho khách ngay khi bước qua cổng.
Chạy dài theo suốt chiều ngang của đại sảnh là hồ nước hình bán nguyệt. Trong hồ thả hoa sen và hoa súng gợi nên hình ảnh những hồ nước yên ả ở các ngôi đình, ngôi chùa cổ kính của Việt Nam.

Dinh Độc Lập có diện tích 120.000m2 (300m x 400m), được giới hạn bởi 4 trục đường chính đó là:

Ðường Công Lý ở phía Ðông Bắc (mặt chính của Dinh)

Ðường Huyền Trân Công Chúa ở phía Tây Nam (mặt sau của Dinh)

Ðường Hồng Thập Tự ở phía Tây Bắc (phía bên trái Dinh)

Ðường Nguyễn Du ở phía Ðông Nam (phía bên phải Dinh)



Dinh có 04 khu nhà:
Khu nhà chính hình chữ T diện tích mặt bằng là 4.500m2, cao 26m, nằm ở vị trí trung tâm của khu đất. Ðây từng là nơi ở và làm việc Tổng thống VNCH. Khu này có 03 tầng lầu, 2 gác lửng, 1 sân thượng, 1 tầng nền và 1 tầng hầm. Tổng diện tích sử dụng là 20.000m2 chia làm 95 phòng. Mỗi phòng có 1 chức năng riêng, kiến trúc và các trang trí phù hợp với mục đích sử dụng của mỗi phòng.
Khu nhà 2 tầng diện tích 8m x 20m phía đường Nguyễn Du trước 1975 là trụ sở làm việc của Ðảng Dân chủ.
Khu 04 nhà 2 tầng phía góc đường Nguyễn Du – Huyền Trân Công Chúa trước 1975 là khu nhà ở của tiểu đoàn bảo vệ Dinh Ðộc lập.
Khu nhà trệt phía góc đường Huyền Trân Công Chúa – Hồng Thập Tự, trước 1975 là khu sinh hoạt của đội cận vệ phi hành đoàn lái máy bay cho TT Nguyễn Văn Thiệu, của bộ phận chăm sóc vườn cây.
Ngoài các khu nhà trên, ở góc trái Dinh phía đường Hồng Thập Tự còn có một nhà bát giác đuờng kính 4m, xây trên một gò đất cao, chung quanh không xây tường, mái ngói cong cổ kính làm nơi hóng mát, thư giãn.
Ngày 8 tháng 4 năm 1975, chiếc máy bay F-5E do tên phi công nằm vùng Nguyễn Thành Trung lái, xuất phát từ Biên Hòa, đã ném bom Dinh, gây hư hại không đáng kể. Một trái bom rơi cạnh sân trực thăng trên nóc Dinh nhưng chỉ nổ phần đầu cắm xuống làm lún sạt một khoảng nhỏ. Đây là lần thứ hai trong lịch sử dinh Độc Lập bị đánh bom.
Rồi lịch sử cái gì đến phải đến tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức nhường quyền lãnh đạo cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương nhưng ông này không ở trong dinh. Đến ngày 28 tháng 4 năm 1975, Dương Văn Minh lên làm tổng thống chỉ ở vỏn vẹn hai ngày trong dinh
CHÙM ẢNH BÊN TRONG DINH ĐỘC LẬP
Dạo chơi Dinh Độc Lập

Dạo chơi Dinh Độc Lập

Phòng họp


Dạo chơi Dinh Độc Lập

Dạo chơi Dinh Độc Lập


Dạo chơi Dinh Độc Lập

Dạo chơi Dinh Độc Lập
Phòng tiếp khách nước ngoài

dinh Độc Lập, 30/4/1975, Dương Văn Minh
Phòng họp nội các
dinh Độc Lập, 30/4/1975, Dương Văn Minh
Phòng liên lạc
dinh Độc Lập, 30/4/1975, Dương Văn Minh
Tổng đài điện thoại
dinh Độc Lập, 30/4/1975, Dương Văn Minh
Nhà bếp

dinh Độc Lập, 30/4/1975, Dương Văn Minh
Bếp Gas
Dạo chơi Dinh Độc Lập
Phòng tiếp khách trong nước.
Dạo chơi Dinh Độc Lập
Thư viện
Dạo chơi Dinh Độc Lập

Dạo chơi Dinh Độc Lập

Dạo chơi Dinh Độc Lập
Sân vườn trên tầng 2, phía sau phòng trình quốc thư và là 
khu sinh hoạt của gia đình Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
Dạo chơi Dinh Độc Lập
Phòng ăn
Dạo chơi Dinh Độc Lập

Dạo chơi Dinh Độc Lập
Hành lang
Dạo chơi Dinh Độc Lập
Một góc phòng giải trí

Bức ảnh tượng trưng cho nông nghiệp VN thời ông Diệm

Dạo chơi Dinh Độc Lập
Bức tranh vẽ Thúy Kiều gặp Kim Trọng trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
Dạo chơi Dinh Độc Lập

Dạo chơi Dinh Độc Lập

Dạo chơi Dinh Độc Lập
Cây xanh bao bọc chung quanh Dinh Độc lập

Ngày 30.4.1975 bọn cs Bắc Việt trong chiếc áo bọc Mặt Trận Giải Phóng miền nam đã tiến vào Dinh Độc Lập. Cũng từ đó Dinh Độc lập đã bị đổi tên thành "Dinh Thống Nhất"....Để rồi, bắt đầu cho thời  đấu tranh giai cấp và trã thù Quân Cán Chính miền nam VN qua các cuộc đổi tiền, đánh tư sản mại bản mà thực chất là cướp sạch tiền bạc của nhân dân miền nam, đưa gia đình quân nhân công chức của chế độ Cộng Hoà lên rừng thiêng nước độc bằng mỹ từ đi xây dựng vùng kinh tế mới....đưa toàn bộ quân nhân và công chức cao cấp vào trại tù mà chúng gọi là trại cải tạo.
Du lịch Dinh Độc Lập
Đàn bò đang tiến vào Dinh Độc Lập lúc 10 giờ 45 ngày 30/4/1975



XE-TANG-843.jpg

Dinh Độc Lập chính thức b đổi tên thành Hội trường Thống Nhất năm 1976 bởi những tên cướp trong cái gọi là đng csVNLịch sử về Dinh Độc Lập của miền nam đã khép lại từ đó!!

Sưu tầm và hiệu đính Võ Thị Linh, 26/10/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét