Powered By Blogger
TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIỂN ĐÔNG

Bài viết nhằm xoá tan các luận điệu ấu trỉ của đám dư lợn viên cộng sản, cho là nhờ vào chuyến viếng thăm HK của Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng nên HK có ý giúp VN đối phó lại với Tàu Cộng ..... Và một số luận điệu phô trương của một vài tổ chức trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, cho rằng việc làm của HK  là nhờ vào sự vận động của các tổ chức nầy (?) - nên Mỹ mới tích cực đưa tàu chiến vào vùng Trường Sa để giúp VN giử vững an ninh và đe doạ Bắc Kinh trong việc thi hành "chủ nghiã bành trường". Thật là nực cười cho các lời lẽ kể trên!!! Những người nầy đã quá coi thường trình độ hiểu biết của quần chúng nên vẩn còn giử những mức độ  tuyên truyền thiếu luận cứ như thế. 

Nên nhớ Hải quân hiện diện trong vùng biển đông tính đến nay là 7 thập niên ( từ sau thế chiến thứ 2)https://en.wikipedia.org/wiki/United_States_Seventh_Fleet

United States Seventh Fleet -logo (hi-res).jpg
Logo của đệ thất hạm đội

Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ hay Hạm đội 7 (United States 7th Fleet) là một đội hình quân sự của hải quân có căn cứ tại Yokosuka, Nhật Bản, với các đơn vị đóng gần Đại Hàn và Nhật Bản. Nó được đặt dưới quyền chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương. Hiện tại nó là hạm đội lớn nhất trong các hạm đội của Hoa Kỳ, với 50–60 chiến hạm, 350 máy bay và 60.000 nhân sự hải quân và thủy quân lục chiến. Với sự hỗ trợ của các Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm, nó có ba việc được giao lúc mới thành lập đó là:

Bộ tư lệnh lực lượng đặc nhiệm hành quân hỗn hợp,
Bộ tư lệnh hành quân của tất cả các lực lượng hải quân trong vùng, và

Bảo vệ Bán đảo Triều Tiên.

USS Blue Ridge (LCC-19), soái hạm của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ


USS City of Corpus Christi (SSN-705), một tiềm thủy đỉnh nguyên tử của Đệ thất Hạm đội




USS Kitty Hawk (CV-63), trung tâm của Lực lượng Đặc nhiệm 70

 của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ

Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ được hình thành vào ngày 15 tháng 3 năm 1943 tại Brisbane, Úc trong Đệ nhị Thế chiến. Nó phục vụ trong Vùng Tây Nam Thái Bình Dương (South West Pacific Area, viết tắt là SWPA) dưới quyền của Tướng Douglas MacArthur, và Tư lệnh của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ cũng phục vụ như tư lệnh của các lực lượng hải quân Đồng Minh.

Hạm đội cũng tham gia vào Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam, và sau đó tiến hành các hoạt động gần miền Bắc Việt Nam. Tiếp theo là các cuộc tham chiến  trong Chiến tranh Vịnh Ba Tư nơi mà nó được đặt dưới quyền của TổngTư Lệnh Lực lượng Hải quân, Bộ Tư lệnh miền Trung (Naval Forces, U.S. Central Command). Sau khi chiến tranh kết thúc, nó được điều động về lại Hạm đội Thái Bình Dương.

Tiếp theo sau sự kết thúc Chiến tranh Lạnh, hai kịch bản quân sự chính mà Đệ thất Hạm đội sẽ được sử dụng đó là trong trường hợp xảy ra xung đột tại Triều Tiên hoặc một cuộc xung đột giữa  Trung Cộng và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) tại Eo biển Đài Loan

Phó Đô Đốc (Vice Adm.) Joseph Aucoin là tư lệnh đệ thất hạm đôi từ 7/9/2015 đến nay. http://www.navy.mil/navydata/bios/navybio.asp?bioID=437

Vice Admiral Joseph P. Aucoin
Vice Adm. Joseph P. Aucoin

GIÁ TRỊ  KINH TẾ TRONG VÙNG BIỂN ĐÔNG

Hàng hải châu Á là một hải lộ quan trọng đối với thương mại của thế giới ngày hôm nay cũng như trong quá khứ, và nó sẽ là một phần quan trọng trong dự kiến tăng trưởng kinh tế của khu vực. Hoa Kỳ muốn bảo đảm sự phát triển kinh tế tiếp tục của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

 Sự quan trọng của các tuyến đường biển ở Châu Á-Thái Bình Dương đối với thương mại toàn cầu.Tám trong số 10 cảng container nhộn nhịp nhất trên thế giới nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và gần 30 phần trăm thương mại hàng hải của thế giới đi qua Biển Đông hàng năm, trong đó có khoảng 1200 tỷ USD trong thương mại bằng tàu thủy gắn bó với Hoa Kỳ. Khoảng hai phần ba lô hàng dầu lửa của thế giới quá cảnh qua Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, và trong năm 2014, hơn 15 triệu thùng dầu đi qua eo biển Malacca (Mã Lai) mỗi ngày. Điều nầy là động lực chính để Hoa Kỳ luôn phải có mặt ở vùng biển Đông

Giá trị về trữ lượng và sự hiện thực về tiềm năng tài nguyên hydrocarbon rộng lớn ở biển đông Trung Cộng và Biển Đông ( biển Đông Nam TC ) làm cho vùng nầy ngày càng trầm trọng hơn vì tham vọng của tàu Cộng vì thế Tàu Cộng ngày càng đơn phương đặt ra những yêu sách tạo phức tạp cho vùng nầy. Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc ước tính rằng chỉ một mình Biển Đông chiếm hơn 10 phần trăm sản lượng thủy sản toàn cầu. Mặc dù các số liệu thay đổi về thực chất, Cục Quản lý Thông tin Năng lượng LHQ ước tính có khoảng 11 tỷ thùng dầu và 190 nghìn tỷ feet khối dầu đã được chứng minh, và trữ lượng khí đốt tự nhiên ở Biển Đông và bất cứ nơi nào từ một đến hai ngàn tỷ feet khối trữ lượng khí đốt tự nhiên, và 200 triệu thùng dầu ở biển đông Trung Cộng. .Điều nầy cũng là động lực chính để Hoa Kỳ luôn phải có mặt ở vùng biển Đông

Việc Hoa Kỳ bảo đãm an ninh trong vùng biển đông rất phù hợp với đạo luật phòng vệ quốc gia trong năm tài chính 2015 mục 1259 của Carl Levin và Howard P. “Buck” McKeon , Công Pháp 113-291, báo cáo này vạch ra chiến lược của Bộ Quốc Phòng liên quan đến an ninh hàng hải trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Nhận thức được tầm quan trọng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và lĩnh vực hàng hải đối với an ninh của Hoa Kỳ, Bộ QP Hoa Kỳ chú ý đặc biệt vào việc bảo vệ tự do trên các vùng biển, ngăn chặn xung đột, tình trạng áp bức, và thúc đẩy việc tuân thủ pháp luật và các tiêu chuẩn quốc tế. Như đã từng làm trước đó,  Mỹ sẽ tiếp tục bay ngang, chạy thuyền qua, và hoạt động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, hỗ trợ những mục tiêu này và lập trật tự giữ gìn hòa bình và an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương như đã được hưởng trong 70 năm qua.

BỐN LÝ DO ĐỂ HK PHẢI CÓ MẶT THƯỜNG TRỰC TRONG VÙNG BIỂN ĐÔNG:

Trung Cộng trong những ngày qua rất tức giận  trước quyết tâm của Mỹ trong việc bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông khi Ngũ Giác Đài hôm 27/10 khởi sự điều tàu chiến tuần tra khu vực mà Bắc Kinh nói thuộc phạm vi chủ quyền của Trung Cộng ở Trường Sa.

Hãng thông tấn chính thức của nhà nước Trung Cộng ngày 29/10/2015 cho đăng bài bình luận đe dọa sử dụng võ lực chống lại kế hoạch của Mỹ ở Biển Đông.

Bài viết trên Tân Hoa xã cảnh cáo ‘Mỹ không nên tự tin thái quá về khả năng tránh được đụng độ ở Biển Đông’, đồng thời lên án Hoa Kỳ tự biến mình thành một bên trong tranh chấp Biển Đông là bất hợp lý.


Hoa Kỳ khẳng định không can dự vào tranh chấp chủ quyền Biển Đông mà chỉ thực thi quyền tự do hàng hải-hàng không theo đúng luật pháp quốc tế.   

Trường Sa và Hoàng Sa nằm trong biển đông là nơi có 6 nước đang tranh chấp chủ quyền một số đảo trong quần đảo nầy gồm: Brunei, Trung Cộng, Malaysia, Philippines, Đài Loan, và Việt Nam.

Có ba tranh chấp chủ quyền lãnh thổ chính:

Thứ nhất là tranh chấp giữa Trung Cộng, Đài Loan, và Việt Nam về chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa mà Trung Cộng đã chiếm đóng từ năm 1974. 

Thứ hai là cuộc tranh cải trên Scarborough Reef giửa Trung Cộng – Đài Loan – Philippines. 

Thứ ba là tranh chấp giửa nhiều bên đối với quần đảo Trường Sa về địa lý của thềm lục địa gồm: Trung Cộng, Đài Loan và Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên bằng tính địc lý đất ở Trường Sa, trong khi Brunei, Malaysia, và Philippines chỉ tuyên bố chủ quyền trong một nhóm đảo. Việt Nam và Malaysia vẫn chưa phân định đầy đủ các yêu sách hàng hải của họ ở Biển Đông.

TÀU CỘNG TẠO PHỨC TẠP TRONG VÙNG BIỂN ĐÔNG

Những diển tiến phức tạp ngày càng gia tăng trong lĩnh vực hàng hải châu Á-Thái Bình Dương vì sự đe doạ và  hống hách của Tàu Cộng - coi thường việc bảo vệ an ninh của Hoa Kỳ và các nước trong vùng tranh chấp nầy. Bắc kinh gần đây đã dùng những hòn đảo chiếm được của VN từ mấy thập niên qua, khởi đầu là từ công hàm bán nước của nước VNDCCH 1958, trong thời hồ chí minh còn sống.

Hoa Kỳ có những lợi ích kinh tế và an ninh lâu dài ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Và bởi vì khu vực – trải dài từ Ấn Độ Dương, thông qua các vùng biển phía Nam và Đông Trung Hoa, và ra Thái Bình Dương – chủ yếu là biển, HK phải dự trù trong thời gian tới một khoản đầu tư cho chi phí về Hải Quân trong vùng CÁ-TBDcho để duy trì hòa bình và an ninh hàng hải.


Với trách nhiệm bảo đãm hải lộ đó, Bộ Quốc phòng Mỹ có ba mục tiêu hàng hải trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương: bảo vệ tự do trên biển; ngăn ngừa xung đột và cưỡng chế áp bức; và thúc đẩy việc tuân thủ pháp luật và các tiêu chuẩn quốc tế.

Thứ nhất, Hoa Kỳ có thể  bảo đảm và ngăn ngừa thành công những xung đột và tình trạng áp bức và đáp trả dứt khoát khi cần thiết bằng cách tăng cường năng lực quân sự . 

Thứ hai, Hoa Kỳ đang có sự trao đổi và làm việc chung  với các đồng minh và các đối tác hàng đầu của HK từ Đông Bắc Á đến Ấn Độ Dương để tăng cường đối trọng cho họ nhằm giải quyết những thách thức tiềm tàng trong các vùng biển và toàn khu vực. 

Thứ ba, HK cũng đang lợi dụng ngoại giao quân sự để xây dựng sự minh bạch hơn, giảm nguy cơ tính toán sai lầm hoặc xung đột và thúc đẩy chia xẻ những quy tắc của lộ trình hàng hải. 



Cuối cùng, HK đang thay đổi chiến lược trong vù Châu Á TBD nhằm tăng cường an ninh khu vực và khuyến khích phát triển một cấu trúc an ninh khu vực “mở” hiệu quả hơn để đối phóvới các hoạt động quân sự của Trung Cộng nhằm đe doạ an ninh trong vùng nầy.


 Cùng với các đồng minh và các đối tác trong khu vực, HK đang có những nổ lực tập trung vào việc bảo đảm rằng hàng hải châu Á vẫn luôn “mở”, tự do và an toàn trong những thập kỷ tới.

Song song với việc tăng cường tuần thám trong vùng biển động HK cũng thường xuyên kêu gọi tất cả các bên theo đuổi các biện pháp hòa bình trong giải quyết tranh chấp của họ, trong đó bao gồm ngoại giao cũng như giải quyết tranh chấp của bên thứ ba, chẳng hạn như đệ trình của Philippines về các yêu sách của họ cho trọng tài theo các thủ tục giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật Biển. Hoa Kỳ cũng kêu gọi tất cả các bên phải có hành động để thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DoC) và tiến hành các biện pháp hướng tới kết luận sơ khởi một bộ quy tắc ứng xử có ý nghĩa (CoC), trong đó sẽ cung cấp thoả thuận theo những nguyên tắc của lộ trình giảm căng thẳng giữa các nước yêu sách.

LỜI KẾT:

Hoa ký có mặt tại biển đông người Việt tự do chúng ta có thể khẳn định dứt khoát là không vì quyền lợi của VN!! Nên nhớ vào tháng giêng 1974, khi cuộc hải chiến ở Hoàng Sa giửa HQ.VNCH và HQ.Trung Cộng. Đệ thất hạm đội Hoa Kỳ có mặt gần đấy, cũng không giúp gì cho VNCH trong việc cứu thương các chiến sĩ tham dự hải chiến Hoàng Sa với Tàu cộng bị thương trôi dạt trên biển. 

Hậu duệ VNCH chúng ta cũng nên cân nhắc cẩn thận vào các chiến lược của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương để không lầm lẫn về quyền lợi của HK với các đối tác của HK trong vùng, trong đó không có VN, từ đó có những nhận định chính xác hơn về các biến chuyễn gần đây trong vùng Trường Sa- thuộc chủ quyền của VN. 

Có thực mới vực được đạo!! Biết người biết ta trăm trận trăm thắng. HK cũng từng nhiều lần tuyên bố là không can thiệp vào việc tranh chấp chủ quyền của các nước có sự tranh chấp trong vùng biển đông. 

Nên nhớ - Việt Nam không phải là đồng minh và đối tác quan trọng của Mỹ. Do đó, không có chuyện Mỹ bảo vệ biển đông cho Việt Nam. Nước Mỹ là một nhà tư bản thực dụng sẽ cân nhắc mình được và mất gì khi đứng về một bên nào trong việc đưa lực lượng hải quân hùng hậu để chuyễn trục vào Châu Á .Thái Bình Dương. Tất cã đều vì chiến lược của Hoa Kỳ hiện nay trên đường hải lộ quốc tế tương quan với quyền lợi của HK và các nước đồng minh lẩn đối tác quan trọng trong vùng nầy.

Cộng sản VN cũng đừng nên mơ tưởng HQ Hoa Kỳ có mặt trong vùng biển đông hiện thời sẽ là đối trọng cân bằng cán cân quân sự cho CHXHCNVN để lập lại trật tự ổn định những vùng bị Tàu Cộng chiếm trong mấy thập niên qua. Các đầu lĩnh Ba Đình càng im lặng trước sự việc Tàu cộng xây dựng phi trường và các công sự trên các đẳo nhân tạo hiện nay trong phạm vi thuộc chủ quyền VN, là những hành động củng cố sự chủ quyền của Tàu Cộng từ trái phép để trở thành hợp pháp!! Cs VN với thái độ thông thường là im lặng, đó là hành động tiếp tay với kẻ thù của nhân dân VN, dâng đất dâng biển đảo tiếp tục cho đàn anh mình là Tàu Cộng.

Quốc tế và nhân dân VN đang trông chờ một động thái thích hợp với tình hình biển đông ngày hôm nay của các đầu lĩnh Ba Đình - vì quyền lợi đất nước và dân tộc lập tức thoát trung và liên tục phản đối Trung Cộng bằng tất cã mọi hình thức có thể kể cã việc truy tố Tàu Cộng trước một Toà Án Quốc Tế về Hàng Hải như Phi Luật Tân đã từng làm và thắng kiện,  để bảo vệ chủ quyền đất nước. trích điều 4 HP nước CHXHCNVN:

“Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam được vũ trang bằng học thuyết Mác Lênin là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam..."

Đảng csVN hãy một lần chứng tỏ bản lĩnh lãnh đạo của mình trước các thử thách đang dần diển biến đầy bất lợi cho VN trong tương lai. Nếu không làm được việc nầy, xin hãy nhường lại cho các tổ chức chính trị khác để đứng ra cứu nguy cho đất nước và cho Việt tộc.


Đi ta đi lên lấy lại Hoàng Sa!!
Đi ta đi lên lấy lại Trường Sa!!
Nầy sinh viên, nầy thanh niên với trăm nghin  tay súng toàn dân ta cùng nhau chung sức đứng lên nhất tề đấu tranh lấy lại Hoàng-Trường Sa.....Hãy đi vì tổ quốc.....ta đi lấy lại Hoàng sa...Ta đi lấy lại Trường Sa...!!


Lý Bích Thủy, ngày 30/10/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét