Powered By Blogger
NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ 
ĐÊM GIÁNG SINH ĐẦU TIÊN CỦA VN

KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO GIA TÔ (CÔNG GIÁO) TẠI VN
Giáng sinh gắn liền với những con chiên hơn 2000 năm nay trên khắp thế giới, giáng sinh theo chân các giáo sĩ đã đến và dừng chân tại VN từ thế kỹ 16. Người truyền giáo đầu tiên tại VN là ông I Nê Khu.
Theo sử liệu Pháp ghi lại rằng vào năm 1516 có một nhà hàng hải Bồ Đào Nha tên là Fernao Perez de Andrade đã đến tận bờ biển Việt Nam. Trong bộ Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục được soạn thảo dưới triều Tự Đức có nói đến chỉ dụ cấm đạo Công giáo (khi đó gọi là đạo Gia-tô, phiên âm từ chữ Giê-su trong tiếng Hán) chú thích như sau:
"Gia-tô, dã lục, Lê Trang Tông, Nguyên Hoà nguyên niên, tam nguyệt nhật, Dương nhân I-nê-khu tiềm lai Nam Chân chi Ninh Cường, Quần Anh, Giao Thủy chi Trà Lũ âm dĩ Gia-tô tả đạo truyền giáo".
Dịch nghĩa: "Đạo Gia-tô, theo bút ký của tư nhân, tháng 3 năm Nguyên Hoà thứ nhất (1533) đời Lê Trang Tông, có người Tây dương tên I-nê-khu, lén đến truyền đạo Gia-tô ở làng Ninh Cường và Quần Anh, huyện Nam Chân và làng Trà Lũ, huyện Giao Thủy".
Các làng trên nay lần lượt thuộc các huyện Trực Ninh, Hải Hậu và Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Tuy nhiên những chi tiết liên hệ tới I-nê-khu (có thể là phiên âm của Inácio trong tiếng Bồ Đào Nha, Ignacio hoặc Íñigo trong tiếng Tây Ban Nha) ngày nay không còn được ghi nhớ, và do đó không ai biết rõ về tông tích, cũng như về công cuộc truyền đạo của vị thừa sai thứ nhất này. Mặc dù vậu, với dấu tích đầu tiên trong tài liệu sử chính thống, nhiều nhà sử học Công giáo Việt Nam đã chọn năm 1533 là năm khởi đầu cho đạo Công giáo tại Việt Nam.
Những nỗ lực truyền giáo đầu tiên thực tế chỉ là những sự dọ dẫm, chuẩn bị cho giai đoạn khai phá chính thức. Giai đoạn này kéo dài từ năm 1615-1665 với các vị thừa sai Dòng Tên, cùng thời điểm, lãnh thổ Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam Bắc, lấy sông Gianh làm ranh giới. Phía Nam gọi là Đàng Trong, do các chúa Nguyễn cai quản. Phía Bắc gọi là Đàng Ngoài do vua Lê, chúa Trịnh nắm quyền.

Các linh mục Dòng Tên theo chân Phanxicô Xaviê truyền giáo tại Nhật Bản năm 1549, bị Nhật hoàng Daifusama trục xuất khỏi đất Phù Tang năm 1614, đã tập trung tại Macao (được xem như một đầu cầu thành lập từ năm 1564). Từ kinh nghiệm truyền giáo ở Trung Quốc và Nhật Bản, các thừa sai rất quan tâm đến việc học ngôn ngữ, phong tục Việt và giảng đạo bằng tiếng Việt. Các linh mục Dòng Tên ở lại Việt Nam cho tới năm 1788.  Sau đó vắng bóng đi trong một thời gian khá dài là 169 năm (1788-1957), mới quay lại VN. Thời gian nầy là thời gian sơ giao của đạo Gia Tô trên đất nước VN.
Khi Chúa Nguyễn Hoàng vào lập nghiệp tại đất Thuận Hóa vào năm 1558, Thiên chúa giáo được truyền vào Việt Nam dưới thời Lê Trung Hưng, và nếu định cho một mốc điểm đánh dấu sự có mặt này thì kể từ năm 1560. Hai mốc điểm thời gian đó mở ra cho lịch sử Việt Nam một trang sử mới: Một mặt mở mang bờ cõi đi vào phía Nam như một vùng đất hứa, một mặt sứ mạng rao giảng tin mừng mới của Đạo Thiên Chúa. Nhưng cũng kể từ đó, con đường đi của Thiên Chúa giáo là con đường đầy khó khăn, với những gian lao khốn khổ bắt bớ tù đầy, hành quyết mà mức độ mỗi ngày mỗi gia tăng.. Nhất là trong thời Minh Mạng, Tự Đức..

GIÁNG SINH TẠI MIỀN NAM TỰ DO (VNCH)

Đạo Công giáo gặp mt thời gian khó khăn dài vì cấm đạo nên không phát triển mạnh được ở VN. Cho đến khi thực dân Pháp đến VN lấy lý do triều đình nhà Nguyễn cấm đạo để đặt ách thống trị lên đất nước ta, từ đó đạo Gia Tô mới thật sự được phát triển. 
Năm 1856, chiến thuyền Catinat vào cửa Đà Nẵng rồi cho người đem thư lên trách triều đình Việt Nam về việc giết giáo sĩ Công giáo. Không được trả lời, quân Pháp bắn phá các đồn lũy rồi bỏ đi. Có Giám mục Pellerin trốn được lên tàu, về Pháp thuật lại cho triều đình Pháp cảnh tượng các giáo sĩ Công giáo bị đàn áp dã man ở Việt Nam. Sau khi nghe giáo sĩ Pellerin tường thuật Hoàng hậu Pháp Eugénie, một người rất sùng đạo đã trình bày việc nầy lên Hoàng đế Pháp Napoléon III (1808 - 1873), từ đó Pháp quyết định đánh chiếm Việt Nam. Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị lên đất nước, một kỹ nguyên mới đến với đạo Thiên chuá, đó là chấm dứt thời gian Công giáo bị bách hại, và từ đó vươn mình đi thẳng vào lòng dân tộc.
Đạo công giáo tiếp tục phát triển mạnh ở VN cho đến ngày chia hai đất nước vào năm 1954. Đồng bào công giáo vì sợ cộng sản lớp người tam vô đạo, vô gia đình, vô tổ quốc bức hại, nên phần lớn di cư hết vào nam. Có thể nói những đêm giáng sinh rạng rỡ và hạnh phúc nhất chỉ có ở miền nam VN trong hai nền đệ nhất và đệ nhị cộng hoà.
Nhng đêm giáng sinh trước 1975 thường được  tổ chức rất trọng thể trong không khí tự do tôn giáo của miền nam. Thơì gian nầy ngoài bắc dưới chế độ cộng sản, đạo công giáo một lần nữa gặp khó khăn  về sự đàn áp và bách hại của người cộng sản, nên không có những đêm giáng sinh huy hoàng như trong miền nam VN
Ý NGHĨA CỦA GIÁNG SINH
 Đạo Gia-tô( công giáo) trải qua nhiều thăng trầm và biến đổi lịch sử, tính đến năm 2005, Công giáo tại Việt Nam có 5,7 triệu tín hữu (chiếm 6,95%) trong tổng số dân 82 triệu, với 3.100 linh mục, 14.400 tu sĩ, 1.249 đại chủng sinh và 53.800 giáo lý viên.Tới năm 2008, theo thống kê của Giáo hội, số lượng tín hữu Công giáo Việt Nam là hơn 6,18 triệu người, chiếm tỉ lệ 7,18% tổng dân số.
Những người theo đạo công giáo, Noël ( giáng sinh) là một ngày lễ gia đình, một ngày đặc quyền để tụ tập quây quần mọi người, mọi thế hệ trong gia đình. Lễ này dưới mọi hình thức được biểu lộ, tạo những kỷ niệm chung và duy trì tình cảm giữa mọi người trong gia đình. Mỗi người tìm được, bằng cách thức riêng của mình, để tạo dựng mối liên hệ : chia sẻ với nhau một bữa ăn chung, một đêm không ngủ, nghe thuật lại một câu chuyện, quây quần bên cạnh cây Noël… Với địa vị ngày càng lớn lao của trẻ con trong gia đình, ngày Noël trở thành một buổi lễ của trẻ em : một đêm thần diệu mà hầu như tất cả mọi ước nguyện trẻ con được thành sự thật trong sự sung sướng của những người lớn.
Ngày Noel cũng là một thông điệp của hoà bình : ” Vinh danh Thượng Đế trên cao – Bình an cho người dưới thế ” : đây là câu được hát bởi những thiên thần báo tin sự xuất hiện của vị cứu thế và Noël cũng là ngày người ta chia sẻ với những ai bị bỏ rơi, bị cô đơn, bệnh hoạn, già yếu…
Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Nô-el, hay Nô-en (từ tiếng Pháp Noël, là viết tắt từ gốc Em-ma-nu-el, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta) là một ngày lễ quốc tế kỷ niệm ngày Chúa Giê-su sinh ra đời của phần lớn người Cơ Đốc giáo. 
Một số nước ăn mừng ngày này vào 25 tháng 12, một số nước lại vào tối ngày 24 tháng 12. Tuy nhiên, những người theo Chính Thống giáo Đông phương vẫn sử dụng lịch Juliêng để định ngày này, cho nên họ tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory.
Nguyên thủy, lễ giáng sinh là của những người theo đạo Kitô giáo, nhằm kỷ niệm ngày sinh ra của người lãnh đạo tôn giáo mình, người mà họ cho là Thiên Chúa xuống thế làm người. Nhưng dần dần, theo thời gian và qua các lễ hội của phương Tây, người ta tổ chức lễ Giáng sinh ngày càng linh đình. Kết quả là bây giờ, lễ Giáng sinh được xem là một ngày lễ quốc tế, với ông già No-el, cây Giáng sinh và cây thông no-el.
Tên gọi Christmas
Chữ Christmas gồm có chữ Christ và Mas. Chữ Christ (Đấng chịu sức dầu) là tước vị của Đức Giêsu. Chữ Mas là chữ viết tắt của Mass (thánh lễ). Khi chữ Christ và Mas viết liền thành ra chữ Christmas. Christmas có nghĩa là ngày lễ của Đấng Christ, tức là ngày lễ Giáng sinh của Đức Giêsu.
Chữ Christmas và Xmas đều có cùng một ý nghĩa như nhau. Vì chữ Hy lạp viết chữ Christ là Christos,Xpiơtós hay Xristos. Người ta dùng phụ âm X để tượng trưng cho nguyên chữ Xristos hay Xpiơtós, rồi thêm chữ Mas kế cận để thành chữ Xmas. Như vậy Xmas cũng có nghĩa là ngày lễ của đấng Christ

ĐÊM GIÁNG SINH ĐẦU TIÊN TẠI VN!
Khoảng năm 1533, đạo Thiên Chúa truyền bá sang nước ta cho đến ngày hôm nay, đã trải qua nhiều sự thăng trầm
Cha Alexandre de Rhodes đã ghi lại các lễ Giáng Sinh tại VN, trong hai tập hồi ký : Relations des Progrès de la Foi au Royaume de la Cochinchine vers les Derniers Quartiers du Levant, Paris 1652, và Voyages et Missions du Père Alexandre de Rhodes de la Compagnie de Jésus en la Chine et Autres Royaumes de L’orient. 1653. Trong bài này, các phần trích dịch được lấy từ cuốn ‘‘Lịch sử Truyền Giáo tại VN’’ của Lm. Nguyễn Hồng. Và ‘‘Người Chứng Thứ Nhất’’ của Phạm Đình Khiêm. 

Lễ Giáng Sinh trong các Giáo Đoàn VN đầu tiên
Theo Ký sự của Cha Đắc Lộ, Lễ Giáng Sinh trong các giáo đoàn đầu tiên được tổ chức cách đặc biệt. Ngoài thánh lễ theo nghi thức Roma, còn có các nghi thức phù hợp với dân tộc Việt Nam. Vừa làm cho ngày đại lễ trở thành long trọng vừa hân hoan nhất, lưu lại tâm tư mỗi người, từ già cả đến lớp trẻ thơ những kỷ niệm êm đềm nhất trong đời.
Vào ngày vọng Giáng Sinh, trước nửa đêm, Cha cử hành trọng thể phép Rửa Tội cho những tân tòng. Để làm nổi bật ý nghĩa tái sinh của những người gia nhập kitô giáo. Sau lễ Rửa Tội, giáo dân cùng nhau ca hát những bài vãn Sinh Nhật, do cha đặt và tập công phu từ nhiều tháng trước. Tiếp đến, rước tượng Chúa Hài Đồng, có kèn trống, bát âm, đốt cây bông cây hoa và bắn cả súng hỏa mai. Cha giảng về mầu nhiệm Chúa Cứu Thế cứu chuộc giải thoát nhân loại khỏi tội lỗi. Sau bài giảng, mọi người thi lễ ‘‘Qùi gối bái lạy Chúa Hài Đồng’’, và thánh lễ Nửa Đêm bắt đầu. Sau lễ, cha và giáo dân lần lượt ‘‘quì gối bái lạy’’ và hôn chân Chúa Hài Đồng. Lễ Nửa Đêm còn nhiều ràng buộc, nên ít nữ giới. Lễ ban ngày thì có mặt đủ thành phần.

Lễ Giáng Sinh, thầy giảng Anrê Phú Yên dọn Hang Đá (1643)

Qua sử sách ghi lại buổi lễ mừng Chúa Giáng Sinh được tổ chức đầu tiên trên đất nước Việt Nam vào năm 1643 đang trong thời kỳ phân tranh Trịnh - Nguyễn chia nhau giang sơn. Chúa Trịnh cai trị miền Bắc còn gọi là Đàng Ngoài, trong khi đó Chúa Nguyễn hùng cứ miền Nam còn có tên là Đàng Trong, lấy con sông Linh Giang làm ranh giới.

  Riêng tình hình Tôn giáo lúc bấy giờ không kém phần bi đát. Đạo Thiên Chúa đã bắt đầu bị cấm đoán và bách hại. Nhà cầm quyền cho là Đạo ngoại lai, bởi vậy ở Đàng Ngoài, chúa Trịnh Tráng (1625 - 1658) đã ban hành 5 sắc chỉ cấm đạo. Còn ở Đàng Trong, chúa Nguyễn Phước Nguyên (1615 - 1635) cũng đã ban hành lệnh cấm đạo từ năm 1625.

  Trong những thời kỳ trên cũng như về sau này, các giáo sĩ ngoại quốc len lỏi đến giảng đạo có khi được lòng vua chúa, quan quyền địa phương thì việc truyền giáo dễ dàng, có lúc lại bị dân chúng, quan quân dèm pha, ghen ghét khiến vua chúa bèn ra lệnh bắt bớ, ngăn cản giáo dân giữ đạo một cách ác liệt. Riêng hàng giáo sĩ bị trục xuất hoặc truy lùng gắt gao, nếu bị bắt sẽ phải tù tội hoặc xử tử. Bởi vậy, sự có mặt của các giáo sĩ nước ngoài đến truyền giáo rất khó khăn, dễ lộ diện nên phải sống ẩn dật, chẳng dám công khai đi lại. Thời gian ăn ở sinh hoạt lâu dài hoặc lui tới thăm viếng sẽ làm khổ liên lụy đến giáo dân nên bắt buộc các ngài phải lánh đi xa.

  Việc hạn chế sự hiện diện của các giáo sĩ trong giai đoạn lịch sử này là một thiệt thòi cho cánh đồng truyền giáo nước Việt. Nhưng may thay, một số tín hữu đầu tiên của Giáo hội Việt Nam, ngay sau khi tiếp nhận đạo Chúa đã ý thức rõ ràng nghĩa vụ truyền giáo và họ đã trở nên những Tông đồ nhiệt thành len lỏi đi loan báo tin mừng của Đức Kitô đến những người đồng hương, làm thế cho các vị giáo sĩ vì lý do bất khả kháng không đến được.
Trong cuốn ‘‘Người Chứng Thứ Nhất’’ (1959, Sàigòn) của nhà văn Nguyễn Đình Khiêm, theo tài liệu trong ký sự của Cha Đắc Lộ, tác giả có viết về Thày giảng Anrê Phú Yên, vị tử đạo đầu tiên tại VN, có ghi lễ Giáng Sinh khá đặc biệt : 

Hang đá giáo xứ Cây Rỏi
Ảnh mang tính minh hoạ về hang đá nơi chuá ra đời

Theo các sử kiện để lại, sau ngày gia nhập Đạo, bà Maria Mađêlêna Minh-Đức Vương Thái Phi đã cho xây dựng nơi bà cư ngụ một ngôi nhà thờ nhỏ, tọa lạc ngay bên dinh ông Quận công Nguyễn Phúc Khê - con bà, thuộc khu đất vùng Kim Long hoặc miền phụ cận ngoại ô thành phố Huế ngày nay. Đây là nơi tập trung các tín hữu toàn tỉnh hồi đó và các văn bản đều ghi “ngôi nhà thờ ấy rất xinh đẹp”. Vậy thì ít ra cũng là ngôi nhà rộng rãi, lịch sự, thông thoáng, có mái ngói, cột sơn son, chạm trổ tinh vi, hoành phi câu đối như kiểu “nhà từ đường” của các dòng họ đương thời.

  Chính tại ngôi nhà thờ trên, trong bối cảnh Giáo hội đang gặp khó khăn. Vì áp lực của nhà cầm quyền, cha Đắc Lộ bị trục xuất phải ra đi nên không có một linh mục nào khác có mặt trong xứ. Bởi vậy thầy giảng Y-Nha-Xô và bà Minh Đức thay thế các linh mục tổ chức mừng lễ Chúa Giáng Sinh rất long trọng vào năm 1643.

Lễ Giáng Sinh năm ấy đoàn Thày Giảng đang có mặt tại Kinh đô. Và lịch sử Giáo Hội VN đã được ghi một cuộc mừng Lễ Sinh Nhật khá ly kỳ, tổ chức ngay trong dinh ông Tổng trấn Nguyễn Phúc Khê, con bà Minh Đức. Tại đây, thày giảng Anrê Phú Yên, vốn có tài khéo léo dựng nên một hang đá rất đẹp. Máng cỏ ở giữa Thánh Giuse và Đức Mẹ. Giáo hữu khắp vùng lân cận đến viếng Chúa Hài Đồng. Chính ông Tổng Trấn Nguyễn Phúc Khê cùng con cháu, gia nhân đến tham d buổi lễ mang ý nghĩa ‘‘Vua vinh hiển xuống thế làm người’’. Không có cha, không có thánh lễ, nhưng đặc biệt có một phụ nữ mạnh dạn và sốt sắng lên tiếng trước mặt giáo hữu và quan khách giảng về sự cao cả Chúa giáng trần. Phụ nữ ấy chính là bà Minh Đức, mẹ quan Tổng Trấn, bà dì của chúa Thượng. 
(Ngươi Chứng Thứ Nhất. tr. 91

GIA PHẢ CỦA TỔNG TRẤN NGUYỄN PHÚC KHUÊ
Là con của: NGUYỄN HOÀNG, Đời thứ: 2. Tên, NGUYỄN PHÚC KHUÊ, Là con thứ 10, Ngày sinh 3/11 Kỷ hợi (12-12-1539)
Thụy hiệu: Nghĩa Hưng Quận vương
Hưởng thọ: 58
Ngày mất 11/7 Bính thìn (22-6-1616)
Nơi an táng làng Hiền Sĩ (Phong Điền, Thừa Thiên)
Sự nghiệp, công đức, ghi chú: Nghĩa Hưng Quận vương
Mẹ là Minh Đức Vương Thái Phi.
Ông là người có cơ mưu, giỏi suy đoán. Ban đầu làm Chưởng cơ Tường Quan Hầu. Năm Bính dần (1626), đời Hy Tông, được tấn phong làm Tổng trấn Tường Quận công. Đức Hy Tông giao cho ông toàn quyền quyết đoán việc nước. Chỉ có án tử hình và trọng án thì phải tâu lên. Đến khi đức Hy Tông yếu, cho vời vào chịu cố mệnh, bảo rằng: "Ta kế nghiệp tổ tiên, trên gíup vua, dưới cứ dân. Nay Thế tử lịch duyệt chưa đủ, mọi việc quốc, quân đều ủy thác cho hiền đệ." Ông rập đầu khóc rằng: Thần nào dám không hết sức khuyển mã để báo đền."
Lúc Thần Tông mới nối ngôi, con thứ ba của đức Hy Tông là Anh, trấn thủ xứ Quảng Nam, Làm phản. Đức Thần Tông do dự không nỡ đem binh hỏi tội. Ông lấy đại nghĩa để quyết đoán, đem binh đánh, bắt Anh giết đi. Ông mất ngày 11 tháng 7 năm Bính thìn (22-6-1616), được truy tặng: "Tá lý Tôn Thần Đạc Tiến Thượng Trụ Quốc Thần Bình Chương Quân Quốc Đại Tổng Trấn Quận Công", thụy là Trung Nghị. Ông thọ 58 tuổi, lăng táng tại làng Hiền Sĩ (Phong Điền, Thừa Thiên). Nhà thờ ở làng Nam Phổ (Phú Vang, Thừa Thiên).
Năm Ất sửu (1805), vua Gia Long xếp ông vào hàng Công Thần Thượng Đẳng buổi Quốc sơ truy phong là Nghĩa Hưng Quận vương thờ ờ Thái Miếu.
Ông có 13 người con là : Nguyễn Phúc Thanh, Nguyễn Phúc Nghiêm, Nguyễn Phúc Sanh, Nguyễn PhúcThiêm, Nguyễn Phúc Thực, Nguyễn Phúc Độ, Nguyễn Phúc Mão, Nguyễn Phúc Minh, Nguyễn Phúc Nghị, Nguyễn Phúc Pháp, Nguyễn Phúc Sử, Nguyễn Phúc Triều, Nguyễn Phúc Diệu đều làm quan đến chức Chưỏng dinh

Một ít chi tiết v Bà Maria Minh Đức Vương Thái Phi là tiết phụ của chúa Tiên, tức chúa Nguyễn Hoàng, con trai Đại thần Nguyễn Kim, thủy tổ nhà Nguyễn. Bà là dì ruột chúa Sãi Vương, là thân mẫu của Nguyễn Phúc Khê, Nghĩa Hưng Quận Công. Tổng Trấn Nguyễn Phúc Khê là con thứ 6 của Nguyễn Hoàng. Trong cuốn ‘‘Lịch Sử truyền giáo tại VN’’ (Q. I tr. 250), tác giả thuật lại lời nhà truyền giáo ghi công ơn bà Minh Đức như sau : Lúc sinh thời bà che chở cho giáo dân trong những cơn bách hại, bà hoạt động truyền giáo rất nhiệt thành. Sau 24 năm trung thành với Đạo Chúa và hoạt động tông đồ, bà từ trần vào cuối năm 1648, thọ hơn 80 tuổi. Giáo đoàn miền Nam thiệt hại rất nhiều vì cái chết của Bà. Một cây cột cái trong nhà giáo đoàn xứ Nam, và là vị lãnh đạo can trường của họ trong thời bị bách hại.
Ảnh minh họa Minh Đức Vương Thái Phi
Minh Đức Vương Thái Phi: (1558-1649), Bà là vợ thứ 10 của Chúa Nguyễn Hoàng. Lúc sinh Hoàng Khê bà mới 21 tuổi, chúa Nguyễn Hoàng 64 tuổi. Bà được lảnh bí tích Rửa tội vào năm 1625 (lúc ấy bà chừng 51, 52 tuổi) tên thánh là Maria Ma-da-Lê-Na, tại Phước Yên do Cha Francesco di Pina, Dòng Tên người Ý.  
Theo cha Đắc Lộ, người có mặt Lễ Rửa tội của bà Minh Đức, thì trước kia bà là người rất sùng đạo Phật. Khi đã theo Công giáo bà lại đem hết mình phụng sự đức tin mà còn sốt sắng hơn trước nữa. Cha Đắc Lộ đã là nhân chứng về đời sống đạo của Bà: 
“Trong Dinh của bà, bà lập ra một ngôi nhà nguyện rất đẹp, mà bà vẫn cố duy trì trong cơn cấm đạo ngặt nghèo. Bà mở rộng cửa cho các giáo hữu của tỉnh đến cầu nguyện…Bà đã dùng các lời lẽ khôn ngoan làm cho nhiều người rất sùng Phật trong nước trở lại với Đức tin Công giáo trong số đó có cả những người họ hàng với nhà chúa. 
Bà Minh-Đức Vương Thái Phi qua đời vào năm 1649, hưởng thọ 80 tuổi, thủ tiết 36 năm, trong đó có 24 năm lo giảng đạo, làm việc tông đồ mở mang nước Chúa để lại tấm gương nhân đức chiếu rạng khắp triều đình. Hành động của bà ảnh hưởng lớn đến dân chúng và danh tiếng bà luôn ghi dấu trong sử sách.

  Bà Minh-Đức Vương Thái Phi còn được các giáo sĩ truyền giáo coi như linh hồn của Đạo Công giáo thời bấy giờ, người phụ nữ có công đầu, xứng đáng xưng tụng là vị tiền hô Công giáo Tiến hành Việt Nam.

NGƯỜI CÔNG GIÁO VN ĐẦU TIÊN LÀ AI?

Nếu cần xác định một người công giáo đầu tiên, có tên, có tuổi dựa trên tài liệu chính xác thì chúng ta phải nghiêng về quan điểm viết dựa trên tài liệu của Hội truyền giáo Ba Lê do giáo sĩ C. Poncet viết:’’ L'un des premiers Annamites, sinon le premier, convertis au Catholiscisme (Một trong những người Annam, có thể nói là người đầu tiên, đã trở lại đạo Công giáo). Tài liệu của Poncet được đăng trên Bulletin des amis du vieux Huế, số đầu, năm 1941

Vậy người Công giáo đầu tiên theo cha Poncet là ai?

Dựa trên gia phả dòng họ Đỗ có tên là Đỗ Tộc gia phả, ở làng Bông Trung, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Cha Poncet tìm thấy ở trang 18b một câu như sau: Đỗ Hưng Viễn theo đạo có tên là Hoa Lang.
Chỉ vỏn vẹn có mấy chữ. Nhưng lại có tầm vóc lịch sử, vì đánh dấu giai đọan mở đầu của đạo công giáo vào Việt Nam. Chữ Hoa Lang được dùng lúc bấy giờ chỉ có thể hiểu được là đạo Công giáo, không thể là tin lành. Vì Tin Lành đến 200 năm sau mới vào Việt Nam. Vậy đạo Hoa Lang là đạo Công giáo.

Kể như giải quyết được một vấn nạn. Vấn đề kế tiếp là lúc nào ông Đỗ Hưng Viễn trở lại đạo Công giáo?

Theo gia phả, Ông Đỗ Biển, bố của Đỗ Hưng Viễn làm quan lớn trong triều đình vào khoảng năm 1558 đến năm 1571, dưới thời Lê Anh Tôn (Thời Lê anh Tôn 1556-1573). Lúc đó, ông khoảng 60 tuổi. Từ đó suy ra ông Đỗ Hưng Viễn lúc đó khoảng 30 tuổi. Việc trở lại đạo của ông chỉ có thể xảy ra vào lúc ông từ 25 đến 30 tuổi. Trước 25 tuổi, ông có thể còn ở với bố mẹ nên chịu sự kiềm tỏa gia đình không cho phép theo đạo. Sau tuổi 30 có thể ông cũng ra làm quan mà theo tục lệ lúc bấy giờ cho phép ông có nhiều bà vợ cũng sẽ cản trở việc trở lại đạo của ông. Khó có thể ông từ bỏ tất cả vợ con để vào đạo. Xét như thế, việc trở lại đạo của ông rơi vào thời gian từ 1560-1570, lúc ông còn trẻ dưới thời Lê Anh Tôn.

Nhưng từ năm 1560 đến 1570 mà ông Đỗ Hưng Viễn đã trở lại đạo là một điều khó cắt nghĩa được, vì theo Romanet du Caillaut trong Essai sur les origines du Christianisme du Tonkin et dans les autres pays Annamites, trang 36 có viết: Giáo sĩ đầu tiên liên lạc với Việt Nam là Giovanni Battista da Pesaro, dòng Phan xi cô đến từ Macao đã gửi thư cho vua nước ta xin được truyền đạo vào năm 1581, vua đã nhận lời. Trước năm 1581, chưa có nhà truyền giáo nào đến rao giảng ở Việt Nam. Làm sao Đỗ Hưng Viễn có thể trở lại đạo vào khoảng năm 1560. Cùng thời gian đó, có hai nhà truyền giáo là khác là Diego d!oreposa đến Việt Nam vào năm 1583 và Bastholomê de Ruitz đến vào năm 1584. Nhưng cả hai đều thất bại rồi lút lui.

Nhưng Caillaut đã hé lộ ra một dữ kiện khá quan trọng ở trang 67 ông viết: Các nhà truyền giáo trên khi đến Thanh Hóa vào khoảng 1582-1583 thì ở đó đã có người công giáo rồi. Họ đã truyền đạo giữa người Việt Nam với người Việt Nam rồi. Có nghĩa là đã có người công giáo trước khi các giáo sĩ trên đặt chân tới Việt Nam.

Vậy người công giáo Caillaut muốn nói tới ở đây là ai, phải chăng là Đỗ Hưng Viễn, nhưng cho dù là Đỗ Hưng Viễn đi nữa vẫn chưa có lời giải đáp bằng cách nào trước năm 1581 Đỗ Hưng Viễn trở lại đạo.

Theo Poncet, Các thương buôn người Bồ Đào Nha, Tây ban Nha thường chỉ ghé Việt Nam như Tourane để mua thêm lương thực hoặc trữ thêm nước mà không ở lại. Giáo sư Nguyễn khắc Ngữ, đã quá vãng, trong cuốn sách Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Hoà Lan giao tiếp với Đại Việt của ông cũng xác nhận một lần nữa điều đó.

Tóm lại, họ chỉ ghé Việt Nam sau đó đi sang Tầu hoặc Nhật Bản. Ngay như thánh Phan xi Cô cũng chỉ ghé Việt Nam đến ba lần vào các năm 1549-1551-1552, nhưng ngài không bao giờ dừng lại. Vì thế, trong các thư từ của ngài không bao giờ nhắc tới Việt Nam. Nhưng điều đó cũng cho thấy rằng, trên các thương thuyền đó thường có các giáo sĩ đi theo, câu hỏi được đặt ra tiếp là Đỗ Hưng Viễn được rửa tội ở đâu ?. Ông chắc chắn đã không được các giáo sĩ trên rửa tội, vì không ai dừng lại.. Chỉ còn một cách giải thích là ông đã đi theo các thuyền buôn người Bồ và được các giáo sĩ rửa tội hoặc trên thuyền, hoặc ở Ma Cao, vào khoảng năm 1556-1570. Để giải thích rõ hơn là các vua Lê Anh Tôn rất muốn giao thiệp với các nhà buôn ngoại quốc và sẵn sàng đón nhận các giáo sĩ vào truyền đạo nên rất có thể vua đã truyền cho họ Đỗ mang thư của vua sang Macao cho các cha Phan xi cô, vì vậy mà họ Đỗ đã có thể đi học đạo và rửa tội không phải ở Việt Nam mà ở ngoại quốc. 

Nguồn:http://maxreading.com/sach-hay/lich-su-cac-phat-minh/nguoi-cong-giao-dau-tien-tai-viet-nam-2526.html

KẾT LUẬN:

Bên cạnh những ngày lễ cổ truyền như giỗ tổ Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ, Thich Ca thành đạo, Phật Đản, Giáng Sinh... đã trở thành những ngày nghỉ pháp định quen thuộc. Các từ ngữ chỉ những ngày này đã trở thành gắn bó với đời sống của học sinh, sinh viên. Đối với những thành phần trẻ này, Giáng Sinh, Phục Sinh... một phần đã mang ý nghĩa của những ngày sống thanh thản, nghỉ ngơi, những ngày của sinh hoạt thanh niên, những ngày rong chơi, câu cá, thả diều ở đồng ruộng.

Riêng Lễ Giáng Sinh sau này đã trở thành một lễ lớn, đúng ra là ngày đại hội quan trọng đối với đa số thanh thiếuniên VN, ít ra ở các thành thị. Không nhất thiết là những người có đạo, người dân Sàigòn trong những trước năm 1975 cảm thấy lòng mình chợt ấm áp, nao nức và trẻ trung trở lại khi thời miền Nam chuyển mình với những buổi sáng, chiều bỗng dưng mát dịu, đôi khi hơi lành lạnh, song song xuất hiện những gian hàng quen thuộc được dựng lên theo các hè phố, trên các đại lộ... Những gian hàng này được giữ nguyên từ Giáng Sinh tới Tết nguyên đán.
Muốn nhìn thấy sự nhịp nhàng của cuộc sống dân Sàigòn nói riêng và của dân VN nói chung, trong những đổi thay của vũ trụ và của lòng người. Người ta chỉ cần đến sinh hoạt thủ đô miền Nam trong đầu mùa mưa tới đầu năm Âm lịch thì thấy rõ. Trong thời gian này, đêm Giáng Sinh phải được kể những biến cố đáng chú ý nhất của sinh hoạt Người Việt hiện đại bên cạnh ngày Tết. Nó không còn là ngày lễ thuần túy công giáo mà là ngày lễ chung của mọi người.

GIÁNG SINH TRONG CHIẾN TRANH


(Hình bên là hình ảnh sưu tầm của mùa Giáng Sinh 1969 tại 
cổng Phi Long - phi trường quân sựTân Sơn Nhất.)

Từ tiền đồn biên giới đêm giáng sinh với cây súng trong tay, người chiến sĩ VNCH đã cùng với đồng đội hy sinh những hạnh phúc riêng tư của mình để bảo vệ cho đồng bào mà trong đó có gia đình mình...để có những giây phút thiêng liêng - nơi chuá hài đồng ra đời để thế gian cùng lắng nghe một thông điệp hoà bình : ” Vinh danh Thượng Đế trên cao – Bình an cho người dưới thế ” : đây là câu được hát bởi những thiên thần báo tin sự xuất hiện của vị cứu thế và Noël cũng là ngày người ta chia sẻ với những ai bị bỏ rơi, bị cô đơn, bệnh hoạn, già yếu…xa nhà, xa quê hương.

MỪNG CHÚA RA ĐỜI

Thành phố Jesuralem.
Trong một đêm lạnh giá giăng đầy.
Nhìn ánh sao trời bỗng một vì sao rơi gời sáng.
Mẹ Maria nơi hang đá Bethlehem.
Vinh danh Chúa sinh ra đời.
Thiên thần chắp cánh vây quanh.

Mùa giáng sinh năm nay.
Tôi lại vui mừng Chúa ra đời.
Mừng Chúa ra đời có muôn màu hoa đăng ngập lối.
Một niềm tin Chúa ẩn ngôi cao.
Cháu luôn ban phép cho người.
Muôn đời mãi mãi thương nhau.

ĐK:
Chúa ơi! Chúa ơi!
Mùa đông nghe gió lạnh về.
Con đang trấn miền biên giới xa xôi.
Đêm nay, đêm nay Chúa sinh ra đời.
Con nhìn từng hạt châu rơi.
Từng vì sao rơi.
Con nguyện cầu hai tiếng: Chúa ơi!

Lạy Chúa ban ơn.
Cho Việt Nam bền vững muôn đời.
Hạnh phúc lâu dài xây đắp nền tương lai rực rỡ.
Và từ đây trến khắp quê hương.
Vang tiếng ca non nước thanh bình.
Quên những ngày gian khổ điêu linh.


Đất nước trong thời lửa đạn, người thanh niên miền nam VN phải xếp bút nghiệng để lên đường nhập ngũ...để đi, đi vì chiến cuộc quê hương......Áo học sinh nhuốm bụi đường. Một cuộc thay đỗi nếp sống của người thư sinh trong hoàn cảnh đất nước bị ly loạn vì tham vọng của bọn người tôn thờ Chủ Nghĩa Mác Lê. Mang súng đạn Nga Tàu vào VN để thực hiện mộng nhuộm đõ toàn vùng Đông Nam Á. Bao nhiêu năm họ hồ và đảng csVN có mặt trên đất nước VN, thì những người thanh niên của miền Nam VN, không bao giờ có được một mùa Giáng Sinh thật sự an bình trên quê hương VN. Thân phận người chiến sĩ QL.VNCH thật nghiệt ngã trong những đêm giáng sinh về trên đất nước, họ không bao giờ có những giấy phút an bình, hạnh phúc bên những những người thân yêu....từ khu chiến họ chỉ thầm nguyện cầu cho đất nước và gia đình sớm thoát được hoạ cộng sản. 

30 năm (1945-1975), bọn người c
ộng sản này đã điên cuồng đưa toàn bộ miền Bắc tiến theo đàn anh Cộng sản Nga Tàu- đã ra tay trù dập TÍN NGƯỠNG tại miền Bắc, phá hoại truyền thống văn hoá, đạo đức...tận gốc rễ.

2015 là giáng sinh cuối cùng cho đảng csVN.. các hệ luỵ theo đuổi Việt tộc bao nhiêu năm qua đã tới hồi phải tháo xuống để đất nước cất cánh, con người VN thăng hoa trong cộng đồng thế giới. 


LẠY CHÚA!

Đêm chúa giáng trần, lạy chuá ban ơn cho đất nước sớm thoát  hoạ cộng sản, cho dân VN sớm thấy được dân chủ tự do.....Lạy chuá ban ơn cho các chiến sĩ , thương phế binh, cô nhi quả phụ tử sĩ VNCH sức khoẻ trường tồn để còn chứng kiến được ngày hạnh phúc lớn của toàn dân trong mùa giáng sinh năm tới trên đất nước VN, khi bóng dáng người cộng sản không còn trên quê hương của chúng ta. 



Trong đêm giáng sinh năm nay 2015, con nguyện cầu hai tiếng: Chúa ơi!
Lạy Chúa ban ơn cho đất nước và nhân dân VN luôn an bình hạnh phúc trong hồng ân của Chuá.

Lạy chúa chúa ơi! con nguyện cầu..Chu
á ban ơn đến các tù nhân Lương Tâm, sớm được đoàn tụ với gia đình....Các lực lượng Dân Chủ trong và ngoài nước sớm kết hợp để khởi động bánh xe lịch sử lên đường.

Xin chúa ban phước lành cho:....Các Đồng chí, Đồng rận sớm nhận ra được đâu là con đường phải đi để bảo vệ tổ quốc và nhân dân VN....sớm nhận ra được trách nhiệm của một Quân Đội m
t người Công an  đang khoát cái áo Nhân dân trên người. Xin Chúa gieo rắc ánh sáng cứu rổi của ngài đến với tâm hồn họ để đừng lầm lẩn  Nhân dân với Đảng, đừng lầm lẩn trách với tổ quốc nhiệm với bưng bô cho đảng cho thiên triều! Hãy cứu rổi cho họ tìm về với chính nghĩa Dân Tộc, đễ cùng với Quốc Dân làm cuộc cách mạng Dân Chủ thật sự cho quê hương VN.

Xin chúa chứng giám cho con, một người ngoại đạo nhưng tin có Chúa trên trời.

Hình ảnh và tài liệu được người viết sưu tầm trên internet.

TỔNG HỢP và HIỆU ĐÍNH VÕ THỊ LINH 8/12/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét