Powered By Blogger
 VOVINAM TRONG DÒNG 
SINH MỆNH DÂN TỘC
Vovinam có một truyền thống đấu tranh chống thực-cộng từ nơi người sáng lập tức sáng tổ Nguyễn Lộc. Nơi Ông người ta tìm thấy một tinh thần yêu nước cao độ.
Ông dáng người dong dỏng cao, oai dũng. Mắt sáng, trán rộng, cằm nở. Nét mặt trầm mặc, cương nghị. Lối nhìn thẳng, sắc và sâu thẳm. Tiếng nói uy nghiêm, hòa ấm, thân mật. Nụ cười cởi mở, khoan dung, độ lượng. Đó là hình ảnh của Cố Võ Sư Nguyễn Lộc, vị Sáng Tổ Môn phái Vovinam Việt Võ Đạo. Ông Nguyễn Lộc sinh ngày 08 tháng 4 năm Nhâm Tý ( 24-5-1912 ) tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay là Hà Tây). Ông là trưởng nam trong một gia đình có 5 anh chị em (3 trai và 2 gái). Thân phụ là cụ ông Nguyễn Đình Xuyến và thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Hòa.

Ông lớn lên trong thảm cảnh mất nước vào tay thực dân Pháp, giữa lúc các phong trào cách mạng giải phóng dân tộc- rầm r phát triển trên khắp các miền đất nước. Ông phê phán và lên án gắt gao dã tâm của bọn thực dân, và Ông có quan niệm muốn đưa cuộc cách mạng dân tộc đến chỗ thành tựu, cần phải gây cho thanh niên một tinh thần dân tộc, một ý thức học tập tu dưỡng, một ý chí quật cường, một nghị lực quả cảm, song song với một thân thể khỏe mạnh, vững chắc, có sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai, có đầy đủ khả năng tự vệ hữu hiệu.

Mang hoài bão lớn lao ấy, nên ngoài việc trau dồi học vấn và đạo đức, Ông còn nỗ lực học hỏi, nghiên cứu, luyện tập nhiều môn võ thuật khác nhau. Ông nhận thấy môn võ nào cũng có những ưu điểm, đặc điểm riêng, song với thể tạng mảnh khảnh nhỏ bé của người Việt, nếu chỉ đem phổ biến một phương pháp nào thôi thì khó đạt được kết quả như ý. Hơn nữa, trong mọi cuộc chiến đấu, vấn đề tinh thần và danh dự vẫn là hai yếu tố quan trọng để quyết định sự thành bại
Với tư duy đó, ông Nguyễn Lộc đã tìm tòi học hỏi, nghiên cứu từ môn Võ và Vật cổ truyền Việt Nam đến việc phối hợp, thái dụng các tinh hoa võ thuật trên thế giới để sáng tạo thành một môn phái riêng, đặt tên là VOVINAM. Năm 1938, sau khi nghiên cứu hoàn tất. Ông đem VOVINAM ra huấn luyện cho một số thân hữu cùng lứa tuổi để thể nghiệm môn võ mới do mình sáng tạo.
Năm 1939, Ông đem lớp võ sinh đầu tiên công khai ra mắt dân chúng tại Nhà Hát lớn Hà Nội. Môn võ này bắt đầu truyền thụ tại Hà Nội, do võ sư Nguyễn Lộc đích thân huấn luyện. Đúng một năm sau, môn võ đã được nhiều giới biết tới. Hội thân hữu Thể Dục Hà Nội của bác sĩ Đặng-Vũ Hỷ chính thức mời võ sư Nguyễn Lộc cộng tác để mở các lớp dạy võ công khai. 
Lớp võ công khai đầu tiên khai giảng vào mùa xuân năm 1940 tại trường Sư phạm (École Normale) ở phố Cửa Bắc, Hà Nội. Sau đó, nhiều lớp võ liên tục được mở ra. Nhớ lại những sự việc có ý nghĩa sâu sắc, các môn đệ ở thời kỳ 1938-1940 thường kể lại tấm gương "uy vũ bất năng khuất" của vị Sáng Tổ môn phái. Trong buổi biểu diễn vào mùa thu 1940, có một viên chức cao cấp của thực dân Pháp là Trung tá Maurice Ducoroy chủ tọa; vì hắn ta là biểu tượng cho thực dân thống trị ngồi trên khán đài nên võ sư Nguyễn Lộc không cho các môn sinh "Nghiêm Lễ" (lối chào của Vovinam) khán giả như thường lệ mà đưa môn sinh vào hậu trường nghiêm mình làm lễ trước bàn thờ tổ quốc đã được lập sẵn. Giữa cuộc biểu diễn, ông Đặng Vũ Hỷ mời ông lên khán đài để Ducoroy tặng huy chương. Biết không thể từ chối, ông đành phải lên nhận, nhưng khi rời "khán đài danh dự," ông điềm nhiên gỡ huy chương bỏ vào túi và ung dung điều khiển tiếp cuộc biểu diễn. Hành động trên không những làm bẽ mặt chức quyền thực dân mà còn gây xúc động sâu xa về lòng yêu nước và ý thức dân tộc trong giới thanh niên và nhất là các môn sinh Vovinam thời đó.
Từ đó, Vovinam luôn luôn châm ngòi cho phong trào công khai chống Pháp. Phong trào đó được phát động mạnh vào năm 1942, từ vụ đụng độ chính thức giữa hai giới sinh viên Việt và Pháp tại trường Đại Học Hà Nội và công chức tại Sở Canh Nông, đều do các sinh viên và viên chức môn sinh Vovinam chủ xướng.
Vì thế, chính quyền thực dân Pháp ra lệnh đình chỉ các lớp võ thuật tại trường Sư Phạm, cấm chỉ võ sư Nguyễn Lộc hoạt động. Đây chính là giai đoạn thử thách quan trọng nhất của môn phái Vovinam. võ sư Nguyễn Lộc vẫn bí mật dạy một số môn đệ tâm huyết ở nhà riêng và phát động phong trào công khai chống Pháp trong quảng đại quần chúng.
Sự hâm mộ Vovinam trong quần chúng thời đó được bộc lộ bằng những khẩu hiệu: "Người Việt học võ Việt", "Không học Vovinam không phải là người yêu nước"... Tinh thần ái quốc và tiềm lực dân tộc được khơi dậy. Ở thời kỳ này, việc đấu tranh giành độc lập là nhu cầu bức thiết của đất nước. Do đó, kỹ thuật võ phát xuất từ nghiên cứu sáng tạo của Sáng Tổ rất đơn giản, hữu hiệu mà dễ tập, dễ áp dụng nhưng rất cương mãnh, dữ dội, đặt nặng tính tốc chiến tốc thắng với phương pháp huấn luyện chú trọng nhiều về ngoại công thân thép, tốc lực, sức chịu đựng và sức bền bỉ. Chương trình tuy có phân cấp sơ, trung, và cao đẳng nhưng không mấy ai học quá ba năm, một phần vì thời cuộc, vì nhu cầu ứng phó cấp thiết; một phần đôi lúc do nhà cầm quyền Pháp cấm cản, hàng ngũ cốt cán phải tập luyện bí mật. Các lớp võ công khai lúc bấy giờ thường chỉ kéo dài ba tháng với những đòn cận chiến đơn giản.
Năm 1945, Ông Nguyễn Lộc lập gia đình cùng cô Nguyễn Thị Minh là con của cụ ông Nguyễn Ngọc Hoán và cụ bà Bùi Thị Ngọ. Sau 15 năm chung sống, ông bà Nguyễn Lộc có được 9 người con (3 trai và 6 gái).
Tháng 4-1945, từng đợt võ sư Vovinam được tung đi khắp toàn quốc để quảng bá và giúp cho thanh niên có một lợi khí chống xâm lăng hữu hiệu. Ngày 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Võ Sư Sáng Tổ lãnh đạo các môn đệ cùng toàn dân tham gia kháng chiến chống Pháp. Một số môn đồ đã trở thành những chỉ huy nổi tiếng, và một số đã hy sinh cho Tổ Quốc. Khi Việt Minh bắt đầu thao túng cuộc kháng chiến và lộ bản chất là những con người Cộng Sản khát máu, Ông đã ngưng mọi sự giúp đỡ của Môn Phái cho Việt Minh. Với chủ trương tiêu diệt những sự chống đối, Việt Minh đã ra lệnh lùng bắt võ sư Nguyễn Lộc cùng các môn đồ. Bị lùng bắt bởi hai lực lượng đối nghịch là Việt Minh và chính quyền Pháp, Ông đã ra lệnh cho các môn đồ phân tán mỏng về các địa phương để ẩn tránh. Còn một số ít môn đồ tâm huyết theo Ông lên mạn ngược trở về quê hương ông.
Mặt trận Việt Minh ngày càng lộ rõ bộ mặt thật Cộng sản tay sai ngoại bang , vào tháng 3 năm 1948, võ sư Nguyễn Lộc xuôi Phát Diệm, đến khu an toàn của giáo xứ Phát Diệm. Ông cử môn đệ phụ trách huấn luyện cho Tổng Bộ Tự Vệ Công Giáo Phát Diệm.http://son-trung.blogspot.de/2010/06/phan-quynh-viet-vo-ao.html Tháng 8-1948, Ông hồi cư về Hà Nội, tái mở những lớp võ cho thanh niên để gây dựng lại phong trào học Vovinam, kiến thiết lại đời sống xã hội, khơi lại lòng tin yêu của thanh niên trong việc tu dưỡng tinh thần và rèn luyện thân thể. Năm 1951, Ông cộng tác với một số nhân sĩ thành lập Việt Nam Võ Sĩ Đoàn với những lớp võ đại chúng tại sân trường Hàng Than, Hà Nội.
Năm 1954, Việt cộng ký với Pháp hiệp định tại Genève, chia đất nước VN thành 2 phần đất, lấy sông Bến Hải - nằm trên vĩ tuyến 17 làm ranh giới-cho phép nhân dân hai miền có quyền tự do chọn lựa nơi mình sinh sống và thể chế chính trị, trong thời gian qui định. Miền bắc do những người cộng sản thành lập quốc gia theo chế độ Xã hội Chủ Nghiã, miền nam VN do Tổng Thống Ngô Đình Diệm thành lập nền đệ nhất Cộng Hoà với một thể chế chính trị tự do dân chủ.

Hội Nghị Genève 1954
Trên 1 triệu người dân từ miền Bắc được sự trợ giúp Mỹ và quốc tế đã di cư vào Nam, và 140.000 người từ miền Nam (là lực lượng Việt Minh) tập kết ra Bắc. Trong thời gian qui đinh về việc chọn vùng cư trú, gần như không có người miền nam nào được quốc tế ghi nhận là di chuyễn ra Bắc để lập nghiệp .http://www.geocities.ws/xoathantuong/dch/dch_nhungsuthat5.htm
Trong Việt sử cận đại ghi nhận: Từ 1945, tại miền bắc chế độ khát máu độc đảng phi dân chủ được hồ chí minh thiết lập đã xãy ra huyết án làm rơi lệ hàng triệu gia đình trong việc Cải Cách Ruộng Đất bắt đầu từ năm 1952-1956, dẫn đến cái chết của gần 200,000 người dân vô tội và phá hủy toàn bộ những giá trị đạo đức, quan hệ giữa người và người mà hệ quả đã kéo dài cho mãi đến ngày hôm nay.
Nhận thấy chế độ cộng sản do hồ chí minh thành lập là một chế độ bạo quyền coi rẽ sinh mạng nhân dân, thiếu tự do nên sáng tổ Nguyễn Lộc đã quyết định dẩn toàn bộ gia đình và một số môn đệ tâm huyết vào mam, tìm một đất lành để phát triển môn phái Vovinam. Nên ông và gia đình đã di cư vào nam. Ông đã từ bõ nơi chôn nhau cắt rún, rời bõ bạn bè môn sinh mới gia nhập....từ bõ một thể chế chính trị phi nhân do cộng sản thiết lập trên đất bắc-để tìm một hướng tốt trong việc phát triển môn phái. Sài gòn, thủ đô nước VNCH là nơi sáng tổ quyết định dừng chân và từ nơi mảnh đất tự do, ông đã đặt nền móng cho việc phát triển và đưa Vovinam lên một tầm cao mới. Sáng tổ đã chọn đúng hướng để khai triển nghệ thuật mà ông đã khổ công sáng tạo và hệ thống tư tưởng về TÂM và THÂN. VoViNam từ đó đã vươn thẳng lên trong cộng đồng dân tộc. 

Sau khi ổn định cuộc sống nơi miền nam tự do. Võ sư Nguyễn Lộc đã bắt tay vào việc phát triển môn võ Vovinam bằng việc mở trường dạy Vovinam tại đường Thủ Khoa Huân Sài Gòn và một số nơi khác. Ngoài ra ông còn có cử các võ sư môn đệ phụ trách huấn luyện võ thuật cho Hiến Binh Quốc gia (của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa) tại Sài Gòn, Trung tâm Huấn luyện Hiến Binh Quốc gia Thủ Đức (của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa), các lớp võ cho Công binh (Quân lực Việt Nam Cộng Hòa).

Giữa năm 1957, Sáng Tổ nằm bệnh phải tạm nghỉ dạy một thời gian. Ông ủy quyền cho người môn đệ trưởng tràng là Vs. Lê Sáng tạm thời thay thế việc phụ trách các lớp võ. Tuy không trực tiếp giảng dạy Vovinam nhưng Sáng Tổ vẫn không ngừng tìm tòi, phân tích các kỹ thuật lẫn tài liệu của Vovinam, hầu phát huy môn phái. Sáng Tổ vẫn thường xuyên theo dõi các môn đệ tiếp tục hoạt động theo đường lối mà Ông đã đề ra.
Ngày 4 tháng 4 năm Canh Tý, tức là ngày 30 tháng 4 năm 1960, Nguyễn Lộc từ trần tại Sài Gòn, lúc ông mới gần 48 tuổi.
Trong thời gian sau khi sáng tổ qua đời, môn phái Vovinam cũng như bao võ đường khác đã bị hạn chế trong nền đệ nhất cộng hoà mãi cho đến khi nền đện nhất sụp đổ, môn phái mới bắt đầu phát triển mạnh trên khắp miền nam VN.
Trong khi đó miền bắc VN, nhân dân sinh sống dưới một chính quyền phi nhân thiếu dân chủ và tự do nên VVN cũng đã tê liệt và chết hẳn cho đến năm 1994 sau khi tà quyền csVN đã nắm quyền điều hành môn phái VVN, từ đó miền bắc mới chuyễn mình và hồi sinh. Điều nầy cho thấy, tà quyền cộng sản đã nhìn thấy được giá trị của gia tài mà võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc đã để lại cho Việt tộc từ 1954 cho đến tháng 4 năm 1975, qua đó ác đỉnh cao trí tuệ mới có thể kiếm thêm thu nhập cho nền kinh tế quốc dân và để nuôi đảng bằng bộ môn nghệ thuật do sức sáng tạo và gầy dựng của sáng tổ Nguyễn Lộc. 

VOVINAM HỒI SINH DƯỚI VẮC XIN CỦA ĐẲNG CSVN
Đến năm 1990, bên ngoài VN-tình hình chính trị thế giới đã bước sang khúc quanh mới trong hệ thống các nước anh em Xã Hội Chủ Nghĩa đang bị rã băng, trong nước thì nền kinh tế quốc dân đang ở mức chạm đáy thung lũng.. cô đơn trong cộng đồng thế giới tập đoàn mafia csVN mới đưa ra chiến lược đổi mới toàn diện để không bị thế giới bõ rơi sau lưng, nên cộng sản VN đã đưa ra chiến lược đổi mới đất nước dưới tấm bảng chỉ đường của các đỉnh cao trí tuệ. 
Để có thể trục lợi bằng tập thể VVN trong và ngoài nước, chúng đã thả hai vị lãnh đạo cao cấp của môn phái VVN là Chưởng môn đời II Lê sáng và đời III là Trần Huy Phong ra khỏi trại cải tạo và cho VVN được hoạt động lại. đây là đợt chích vắc xin hồi sinh cho môn phái vovinam. Đến năm 1994 khi thấy tình hình chín mùi mọi cơ sở VVN ở miền nam VN đã hoạt động lại điều hoà, chúng liền ra quyết định 176 để chi phối toàn bộ hoạt động để nắm quyền  điều hành của môn phái VVN, song song đó VC cho phát triển rộng ra trên các địa bàn miền bắc. Quyết định với 176 nội dung:  Tổng cục Thể dục Thể thao CHXHCNVN đã ngang nhiên thành lập một Ban Điều Hành cho VoViNam Việt Võ Đạo toàn quốc bằng quyết định 176 được ký ngày 29/04/1994 bởi Phó Tổng cục trưởng là Mai văn Muôn, theo đó thì Trưởng ban là ông Trương quang Trung, chức vụ là phó Vụ trưởng Vụ TDTT quần chúng, Tổng thư ký Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền là Trưởng ban. 
Võ sư Nguyễn Lộc (bên mặt) và Võ sư Lê Sáng ( trái) đang chấm thi lên đai 
tại trung tâm Hiến binh Quốc Gia VN năm 1955

VÕ SƯ NGUYỄN LỘC MỘT NGƯỜI YÊU NƯỚC TỪ VIỆC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP ĐẾN BẤT HỢP TÁC VỚI TÀ QUYỀN CSVN.
Tìm thấy nơi người sáng tổ một tinh thần yêu nước nồng nàn của một thanh niên với hoài bảo lớn là xây dựng một đội ngũ khoẻ từ tinh thần lẫn thể xác để hoà vào cuộc cách mạng dân tộc giải phóng đất nước ra khỏi sự cai trị của thực dân. Với sáng tổ Nguyễn Lộc, người ta còn tìm thấy được một tinh thần chống cộng tuyệt đối, không cộng tác với bạo quyền khát máu cộng sản VN được thiết lập tại miền bắc vào năm 1945. Sau 9 năm sống dưới chế độ phi dân chủ, phi nhân bản, ông đã nhận rõ được bộ mặt thật của chế độ khát máu, bán nước, nô lệ vào Trung Cộng-người dân bị tước hết mọi quyền tự do căn bản, như đi lại, tụ tập, lập hội....Vì thế, sáng tổ Nguyễn Lộc đã đưa hết các môn đồ tâm huyết theo làn sóng di cư vào nam 1954.
Suốt cuộc đời tận tụy, hy sinh để góp phần xây dựng môn võ đạo dân tộc Việt Nam , Ông đã để lại một sự nghiệp võ học lớn lao cho các môn đồ Vovinam Việt Võ Đạo sau này. Hàng năm, những môn đồ kế nghiệp từ bốn phương trời hướng về ngày giổ Ông – bậc Thầy của một môn phái võ đạo dân tộc - đốt nén hương tưởng niệm, đặt bàn tay thép lên trái tim từ ái, cùng cúi đầu, thầm nhắc nhở : không ngừng rèn luyện thân thể, gắng công luyện tập võ thuật và trau giồi tinh thần võ đạo để phát triển Môn Phái ngày càng vững mạnh, trường tồn góp phần vinh danh dân tộc Việt Nam trong cộng đồng nhân loại.
Đến ngày 30/4/1975, một khúc quanh mới đến với đất nước VN , người cộng sản đã cưởng chiếm miền nam VN theo lệnh của quan thầy Nga Tàu, đưa toàn bộ đất nước vào quỷ đạo của đệ tam quốc tế. Một lần nữa cụ bà phu nhân sáng tổ Nguyễn Lộc,khuê danh Nguyễn Thị Minh cùng các con và anh em của sáng tổ bắt buộc phải rời bõ đất nước VN để đến Hoa Kỳ một đất nước tự do, thoát khỏi một chế độ mà võ sư sáng tổ đã khẳn định: không thể là một thứ đất tốt để nỡ những đoá hoa Vovinam thật đẹp và thơm ngát như miền nam vào những năm từ 1964 đến 30/4/1975.  Hàng cao đồ của môn phái thời bấy giờ là những tinh hoa về võ thuật của Việt tộc đúng với hoài bảo của ông trong"chủ thuyết tâm thân" 
Những môn sinh Vovinam trong cuộc chiến tự vệ tại miền nam VN, họ là những chiến sĩ thuộc Quân Lực VNCH rất can đãm kiêu hùng trong lý tưởng Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm luôn hết lòng với trong bảo quốc an dân....h là những người cảnh sát xứng đáng là bạn dân, không phải là những kẽ thù của dân như ngày hôm nay- công an nhân dân dưới mái nhà XHCNVN là mt đám súc vật tay sai của Bắc Kinh, trung với đảng ác với dân-những chuyên viên ăn phân của Bắc Kinh đàn áp người yêu nước từ bắc cho đến nam... . họ còn là những thế hệ học sinh gương mẩu xuất sắc đúng với tinh thần của những điều tâm niệm cho một Việt Võ Đạo Sinh: chuyên cần học tập, rèn luyện tinh thần, trau dồi đạo hạnh..... tôn kính người trên, thương mến đồng đạo... sống trong sạch, giản dị, trung thực, và cao thượng... không bao giờ thấy xãy ra cảnh bạo lực trong học đường khắp nơi trên toàn quốc như ngày hôm nay... Tinh thần Vovinam trong Hải Quân VNCH, đã làm những người chiến sĩ sẳn sàng bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa, nã súng vào đầu giặc xâm lược. Thiếu tá Nguỵ văn Thà là hình ảnh tiêu biểu cho việc giử nước của hải Quân VNCH. Một hình ảnh như anh hùng Nguỵ văn Thà không bao giờ tìm thấy nơi hàng ngũ của Hải Quân QĐND. Hải quân Nhân Dân, thì khi giặc vào đến nhà còn ra đuà chơi với giặc. Năm 2014 khi Tàu Cộng điều giàn khoan HD981 vào bờ biển VN, Cảnh Sát Biển, Hải Quân Nhân Dân, chẳng một đơn vị nào bảo vệ được bờ cỏi, thậm chí đến súng nước mà cũng không dám xử dụng huống gì dám nã súng vào đầu giặc? Điều nầy thể hiện rất rõ nơi Đảo Gạc Ma năm 1988, khi Tàu Cộng vào chiếm đảo nầy, họ chỉ biết đứng làm bia cho Tàu Cộng bắn vào cơ thể. Thật là điều khó có thể có nơi Hải Quân VNCH và các nước khác trên thế giới. 
Nói cách khác, Vovinam quốc doanh trong nước đang tiếp tay với bạo quyền cộng sản VN để đào tạo những thế hệ khiếp nhược trước giặc xâm lược, các võ sư Vovinam theo lệnh đảng,  mài móng vuốt cho hàng ngũ CAND thêm sắc bén, huấn luyện và đào tạo một lớp người vừa ÁC với dân vừa HÈN với giặc xâm lược bắc phương.....tạo oan khiên khắp 3 miền đất nước
Qua những phân tích trên các môn sinh chúng ta có thể thấy được hàng động chính trị rất rõ rệt của sáng tổ VVN của chúng ta. Võ sư Nguyễn Lộc không có ghi trong qui lê VVN là không làm chính trị vì qui lệ VVN-VVĐ chỉ xuất hiện 4 năm sau khi sáng tổ qua đời. Nói như thế để các môn sinh chúng ta thấy rằng tinh thần chống cộng của người sáng tổ Nguyễn Lộc rất cao. Bằng chứng cụ thể nhất là võ sư sáng tổ di cư vào nam năm 1954 và cụ bà sáng tổ phu nhân Nguyễn thị Minh và anh em con cái của võ sư sáng tổ lần thứ hai phải bõ quê hương, đến miền đất  tự do Hoa Kỳ sau ngày 30/4/1975. Đó là một hình thức bõ phiếu bất hợp tác với tà quyền cộng sản bằng hai bàn chân của mình.    
Theo vết chân của gia đình sáng tổ Nguyễn Lộc, một số lớn các võ sư Cao Niên và Cao đẳng thành phần chủ lực của môn phái đã đào thoát bằng nhiều cách ra khỏi VN sau biến động tháng tư 1975, họ đã đến các tự do trên khắp thế giới để tị nạn cộng sản và từ những mãnh đất tự do HOA VOVINAM lại tiếp tục nở.  Ngày nay quý vị võ sư Cao Niên, Cao Đẳng và các Huấn Luyện Viên môn sinh tị nạn cộng sản ở Hải ngoại đã hội tụ để chỉnh đốn lại hàng ngũ Vovinam sau ngày biến động chính trị của đất nước. Theo vết chân người sáng tổ Nguyễn Lộc, Hội Đồng Võ Sư Thế Giới và Tổng Liên Đoàn VVN-VVĐ thế giới được thành lập để điếu hành cơ cấu VVN chính thống ở Hải Ngoại. Một bộ phận VVN-VVĐ chính thống tiếp nối truyền thống VVN-VVĐ trước năm 1975, được hình thành và ra đời-trong đó có mặt các võ sư Cao niên như Vs Nguyễn Dần, bào đệ của Vs Nguyễn Lộc, các Vs Cao niên và cao đẳng của môn phái trước năm 1975 như: Trần Đức Hợp,Lê Trọng Hiệp,Phạm Hữu Độ, Lê Văn Phúc,  Trần Bản Quế,  Phan Quỳnh, Ngô Hữu Liễn, Nguyễn Văn Cường, Trần Thế Phượng, Nguyễn Văn Đông, Lê công Danh, Phan Dương Bình,Nguyễn Văn Thông, Trần Tấn Vũ,  Ngô Kim Tuyền, Hà Trọng Thịnh, Trần Huy Quyền ( nguồn:http://vovinamworldfederation.eu/vi/hoi-dong-vo-su-the-gioi/thuong-hoi-dong-vo-su-hdvstg.html)
Kết luận: Từng hơi thở của võ sư sáng tổ đã đồng nhịp với hơi thở của mẹ VN và  Vs Nguyễn Lộc đã có những bước đi vào dòng sinh mệnh của dân tộc trong từng khúc quanh chính trị của đất nước. Khát vọng tự do của sáng tổ cũng là khát chung của đồng bào VN trong quá khứ cũng như ngày hôm nay. là một môn sinh VVN-VVĐ chính thống chúng ta quyết đi theo con đường sáng tổ đã đi và cùng nhau đem TÂM và THÂN đồng qui về một mối, đúng với tâm nguyện của sáng tổ Nguyễn lộc. Tâm thân nhất quán sẽ là chính lực để hoá giải tất cã hệ lụy đang còn tồn đọng trong môn phái kể từ khi người cộng sản đưa bàn tay lông lá vào môn phái Vovinam chúng ta.
Bài kết nối:CHỦ THUYẾT CÁCH MẠNG TÂM THÂN MỘT VŨ KHÍ CHỐNG THỰC-CỘNG  CỦA VÕ SƯ SÁNG TỔ NGUYỄN LỘC   http://kimanhl.blogspot.de/search/label/CH%E1%BB%A6%20THUY%E1%BA%BET%20C%C3%81CH%20M%E1%BA%A0NG%20T%C3%82M%20TH%C3%82N%20M%E1%BB%98T%20V%C5%A8%20KH%C3%8D%20CH%E1%BB%90NG%20TH%E1%BB%B0C-C%E1%BB%98NG%20C%E1%BB%A6A%20V%C3%95%20S%C6%AF%20S%C3%81NG%20T%E1%BB%94%20NGUY%E1%BB%84N%20L%E1%BB%98C

Lý Bích Thuỷ, ngày 2.12.2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét