Powered By Blogger
SÓC TRĂNG QUÊ TÔI

Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu Giang, cách Sài Gòn khoảng 231 km, cách Cần Thơ 62 km, nằm trên tuyến Quốc lộ 1 nối liền các tỉnh Hậu Giang, Thành phố Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau. Tỉnh Sóc Trăng có vị trí tọa độ 9012’ - 9056’ vĩ Bắc và 105033’ - 106023’ kinh Đông. Đường bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn là Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông. Địa giới hành chính của Sóc Trăng ở phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh, Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông

Chợ nổi Sóc Trăng
Sóc Trăng có lợi thế về diện tích đất tự nhiên lớn, rộng 3.223,30 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm đến 2.490,88 km2, rất thích hợp để phát triển nông nghiệp.
Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2003, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh đạt trên 57.065 ha, trong đó diện tích nuôi trồng tôm là 50.341 ha. Tổng sản lượng thuỷ hải sản khai thác đạt 65.120 tấn, trong đó tôm chiếm 22.756 tấn. Năm 2003, sản lượng chế biến tôm đông lạnh đạt khoảng 30.450 tấn. Thu hoạch xuất khẩu về ngành thuỷ sản đạt khoảng 278,7 triệu đồng.
Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng

Nói về địa danh Sóc Trăng khì không ai biết rõ cái tên này ra đời khi nào. Nhưng dựa theo những bộ lịch sử Viêt Nam như Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, Địa Bạ Nam Kỳ Lục Tỉnh hay những quyển sách khảo cứu của Vương Hồng Sển, Sơn Nam, Lê Hương, Hứa Hoành....trước khi có tên Sóc Trăng thì "xứ Sóc Trăng" ngày xưa có tên là xứ Ba Thắc tức là ông "Bassac" (tên một vị thần người Khmer). Người ta cũng dùng tên này để để nói về nhiều địa danh, thổ sản khác của Đồng Bằng Sông Cửu Long như cửa Ba Thắc, gạo Ba Thắc... Sau đó Sóc Trăng còn có tên là Ba Xuyên do vua Minh Mạng đặt nhưng lúc đó cái tên Sóc Trăng mà theo truyền thuyết vẫn người Khmer sử dụng.


Nói về các mốc thời gian mà địa danh Sóc Trăng thay đổi qua từng thời kỳ như Ba Thắc, Ba Xuyên, Sóc Trăng.... thì tôi sẽ nói chi tiết hơn trong nhưng bài khác liên quan đến lịch sử tỉnh Sóc Trăng. Trong phạm vi bài này tôi chỉ nói về ý nghĩa của địa danh " Sóc Trăng" mà thôi.
Nói về địa danh Sóc Trăng thì có vài truyền thuyết chứ không phải có một. Sau đây là các truyền thuyết về nguồn gốc của địa danh này.
1. Sóc Trăng là do tiếng khmer đọc trại ra từ chữ "Srok Tréang có nghĩa là "Bãi Sậy" vì ngày xưa đất Sóc Trăng có nhiều lau sậy hoang vu. 
2. - Sóc Trăng là do tiếng Khmer là "Srok Kh'leang" mà ra. "Srok" tức là xứ, là cõi, "Kh'leang" là kho, vựa, chỗ chứa bạc. Srok Kh'leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng. Dưới triều Minh Mạng Sóc Trăng bị đổi là Nguyệt Giang tỉnh (chữ Sóc biến thành chữ Sông, Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi bị đổi thành Nguyệt Giang. ( Lê Hương)


- Theo quyển Petit Cours de Géographie de la Basse Cochinchine par Trương Vĩnh Ký thì "Sốc Trăng" ( Sóc Trăng) là tên dân gian của một tỉnh hạt ở Nam Việt gọi là Nguyệt Giang tỉnh (tỉnh Sông Trăng). Tên này có nguồn gốc "Cơ Me" (Khmer) là Péam prêk sròk khlẵn ( di cảo Trương Vĩnh Ký trong le Cisbassac). "Péam" là vàm, "prêk" là sông, "sròk" là sốc, "khlẵn (kh'leang) là kho bạc. Nguyên đời vua "Cơ Me" có đặt một kho chứa bạc nơi đây. Đến đời vua Minh Mạng, đổi tên chữ ra Nguyệt Giang tỉnh vì triều đình đã ép chữ "sốc" biến ra chữ "sông", chữ "kh'leang" ra "trăng" và đổi thành "nguyệt". ( Vương Hồng Sển).
Nhân ông Trương Vĩnh Ký có nói chữ "Péam" trong tiếng Khmer có nghĩa là "vàm" thì theo ông Vương Hồng Sển, " trong sách của ông Baurac (La Cochichine et ses habitants) trang 362 thuật lại rằng trào đàng cựu, cho đến lối 1858, vàm Đại Ngãi còn được gọi là Vàm Tấn, là một bến nước quan trọng tiếp đủ các thuyền đi biển đủ hạng từ trung Quốc, Tân Gia Ba, Xiêm La, Cam Bốt.... tụ tập rất náo nhiệt để trao đổi, mua chác lúa gạo, tơ lụa, hàng vải, cá mắm, mắm muối, đồ gốm, chén bát, sừng trâu, ngà voi, lông chim, sáp, mật ong.... Mà chữ "Vàm Đại Ngãi" cũng có nguồn gốc từ chữ "Péam Mosénn" mà ra. Như đã nói ở trên, "Péam" là "vàm" còn "Mosénn" là muôn ngã" tức là vàm Đại Ngãi ngày nay.
3. Trở lại chuyện Sóc Trăng, cũng theo ông Lê Hương thì địa danh Sóc Trăng cũng có một truyền thuyết khác, cũng nói về kho bạc nhưng không phải là kho bạc của vua mà là kho bạc, kho chứa vũ khí, kho chứa lương thực của giặc Xà Na Téa và Xà Na Tua đóng quân ở Sóc Trăng dưới triều Nguyễn, tại ấp "Sóc Vồ" ngày nay. Do đó Sóc Trăng là do chữ "Srok Kh'leang" đọc trại mà ra.
Đấy là một vài truyền thuyết về địa danh Sóc Trăng mà các vị tiền nhân ghi lại. Trong đó thuyết "Sóc Trăng" là kho bạc được chấp nhận nhiều hơn cả cho dù kho bạc của vua thời xưa hay là kho bạc của giặc thì xứ Sóc Trăng cũng là " Xứ Kho Bạc". 


SÓC TRĂNG THỜI VNCH


Ban đầu, chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng hòa vẫn duy trì tên gọi tỉnh Sóc Trăng và tỉnh lỵ Sóc Trăng như thời Pháp thuộc. Năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia tỉnh Sóc Trăng thành 8 quận: Châu Thành, Kế Sách, Long Phú, Thạnh Trị, Long Mỹ, Bãi Xàu, Bố Thảo và Lịch Hội Thượng. Trong đó, quận Long Mỹ được tỉnh Sóc Trăng nhận từ tỉnh Rạch Giá. Tuy nhiên, không lâu sau quận Long Mỹ lại được giao cho tỉnh Cần Thơ quản lý.
Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Ngô Đình Diệm ra Sắc lệnh số 143-NV để " thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Nam Phần của Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Ba Xuyên được thành lập bao gồm phần đất tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bạc Liêu trước đó, tỉnh lỵ đặt tại Sóc Trăng nhưng lúc này lại đổi tên là Khánh Hưng. Tỉnh lỵ Khánh Hưng lấy theo tên xã Khánh Hưng thuộc quận Châu Thành (sau năm 1958 là quận Mỹ Xuyên) vốn là nơi đặt tỉnh lỵ tỉnh Ba Xuyên.


Năm 1957, tỉnh Ba Xuyên gồm 8 quận: Châu Thành, Thạnh Trị, Long Phú, Lịch Hội Thượng, Bố Thảo (cùng thuộc tỉnh Sóc Trăng cũ), Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai, Phước Long (cùng thuộc tỉnh Bạc Liêu cũ). Ngày 23 tháng 2 năm 1957, tỉnh trưởng Ba Xuyên là Huỳnh Văn Tư sát nhập quận Kế Sách vào tỉnh Phong Dinh (tức tỉnh Cần Thơ trước đó) .
Ngày 13 tháng 01 năm 1958, theo Nghị định số 9-BNV/NC/NP của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, địa giới hành chính tỉnh Ba Xuyên có sự điều chỉnh. Theo đó, quận Châu Thành đổi tên thành quận Mỹ Xuyên, quận Bố Thảo đổi tên thành quận Thuận Hoà, giải thể quận Lịch Hội Thượng và quận Vĩnh Châu. Các tổng và xã của các quận cũng có sự điều chỉnh quận Thạnh Trị còn 2 tổng Thạnh An, Thạnh Lộc, quận Long Phú có thêm tổng Định Phước.
Ngày 16 tháng 9 năm 1958, tỉnh trưởng Ba Xuyên là Trần Thanh Bền nhận lại quận Kế Sách từ tỉnh Phong Dinh. Ngày 5 tháng 12 năm 1960, tái lập quận Vĩnh Châu.
Ngày 21 tháng 12 năm 1961, quận Phước Long được chính quyền Việt Nam Cộng hòa giao cho tỉnh Chương Thiện. Lúc này, quận Phước Long cũng bị chia ra thành hai quận có tên là quận Phước Long và quận Kiến Thiện cùng thuộc tỉnh Chương Thiện.
Sắc lệnh số 245-NV ngày 8 tháng 9 năm 1964 của Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa quy định kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1964 tái lập tỉnh Bạc Liêu, trên cơ sở tách các quận Vĩnh Lợi, Giá Rai, Vĩnh Châu của tỉnh Ba Xuyên và quận Phước Long của tỉnh Chương Thiện. Phần đất còn lại tương ứng với tỉnh Sóc Trăng trước năm 1956, tuy nhiên Việt Nam Cộng hòa vẫn giữ tên tỉnh Ba Xuyên cho vùng đất này đến năm 1975.
Ngày 11 tháng 12 năm 1965, tái lập quận Lịch Hội Thượng. Ngày 11 tháng 07 năm 1968, lập quận Hoà Tú. Ngày 16 tháng 06 năm 1969, lập quận Ngã Năm. Năm 1973, tỉnh Ba Xuyên gồm 8 quận: Mỹ Xuyên, Thuận Hòa, Long Phú, Thạnh Trị, Kế Sách, Ngã Năm, Lịch Hội Thượng, Hòa Tú. Tỉnh lỵ tỉnh Ba Xuyên vẫn giữ nguyên tên là "Khánh Hưng" cho đến năm 1975.
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Sóc Trăng đạt gần 1.303.700 người, mật độ dân số đạt 394 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 339.300 người, dân số sống tại nông thôn đạt 964.400 người. Dân số nam là 647.900 người, và nữ là 655.800 người.

ẨM THỰC ĐẶC SẢN

Sóc Trăng có nền văn hóa ẩm thực hết sức phong phú và đa dạng, trong đó có những đặc sản được nhắc nhở nhiều như:


1.Bánh pía

Bánh pía còn gọi là bánh lột da, một đặc sản của vùng Sóc Trăng. Có nhiều lớp vỏ xốp mềm, nhân đậu xanh sầu riêng bùi bùi với trứng muối beo béo thích hợp cho những buổi trà chiều hoặc đãi khách đến chơi nhà.



2. Cốm dẹp:
 Nếu có dịp về Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang hãy thử thưởng thức cốm dẹp để biết thêm hương vị cốm mới của người Khmer, cũng như cái tình nồng ấm của người dân nơi đây.



Thông thường trước khi thu hoạch lúa chín người dân Khmer sẽ ra đồng gặt nếp về làm om bóc srâu thmây hay còn biết đến với tên gọi cốm dẹp đầu mùa. “Om bóc” của người Khmer được người Kinh gọi là cốm dẹp. Đây được biết đến như đặc sản từ hơn 100 năm nay và thường được bà con chế biến để dâng cúng các vị thần: thần Neac ta srê (thần đồng) và Preas chanh (thần Mặt trăng) nhằm tỏ lòng biết ơn cho vụ mùa vừa qua đồng thời nguyện cầu cho năm sau mưa thuận gió hoà cho mùa màng tốt tươi.

3.Lạp xưởng:
Sóc Trăng là nơi tiếp nhận của ba nền văn hóa, Kinh, Khmer và người Hoa chính vì vậy đã tạo cho nơi đây có những nét đặc trưng riêng biệt. Lạp xưởng có nguồn gốc từ người Hoa nhưng bao năm nay đã thành đặc sản quen thuộc của Sóc Trăng, nơi đây được coi là quê hương của các đặc sản này.

Đây là một món ăn rất quen thuộc với nhiều người, bởi lạp xưởng dễ bảo quản cũng như chế biến, chỉ cần chiên, hấp, luộc hay nướng là đã có thể thưởng thức món lạp xưởng thơm phức, thêm một ít đồ chua ăn cùng cơm trắng, đây sẽ là mâm cơm hấp dẫn không hề ngán trong những ngày tết.

4.Bánh phồng tôm
Từ con tôm nước ngọt như tôm tích, tép mòng, tép ròng… qua bàn tay chế biến khéo léo của con người đã trở thành bánh phồng tôm sóc trăng. Các thành phần nguyên liệu sau khi trộn với nhau sẽ được nhồi vào những chiếc túi vải dạng hình ống dài. Sau khi hấp chín, người ta cắt ra từng lát tròn mỏng rồi đem phơi khô. Đem chiên giòn với dầu ăn nóng, bánh sẽ nở to ra, có độ giòn, xốp, béo ngậy.hững chiếc bánh hình tròn, gọn, cỡ lòng bàn tay, có màu vàng gạch non nhạt của thịt tôm xay nhuyễn, khi chiên phồng lên, cắn một miếng, bánh tan trong miệng với hương vị thơm nồng mùi thịt tôm, cay cay, béo đặc trưng.


5.Bún nước lèo là đặc sản nổi tiếng của Sóc Trăng
Nét đặc biệt của nước lèo Sóc Trăng là không lợn cợn mà trong veo bởi nó được nấu bằng một công thức khá lạ. Cách nấu bún nước lèo không khó, món ngon chính vị mằn mặn thơm phức của mắm bồ hóc, ngọt dai của tôm tươi, thêm vài miếng cá lóc phi lê mềm tan, mùi thơm đặc trưng của ngải bún hòa quyện trong bát nước lèo trong veo, làm nên chất quê của bún nước lèo Sóc Trăng.

Phần nước lèo chính là “linh hồn” của tô bún và người ta đánh giá tài nghệ của người nấu chính ở điểm này. Theo nhiều bậc cao niên, bún nước lèo có nguồn gốc từ người Khmer, nhưng những tiêu chí về nước lèo ngon như ngày nay thì dấu ấn của người Kinh khá rõ nét. Đây chính là điểm thể hiện sự tinh tế trong nghệ thuật ẩm thực của người dân Sóc Trăng và sự kết hợp đằm thắm trong văn hóa ẩm thực của các dân tộc.
Món bún nước lèo Sóc Trăng không thể thiếu cá lóc, tép và thịt heo quay. Cá lóc sau khi luộc chín phải được tách xương và da bỏ đi, chỉ còn giữ lại những miếng thịt trắng phau. Còn tép thì phải là loại tép đất bóc hết vỏ, chỉ còn lại phần thân đỏ tươi cuộn tròn. Thịt heo quay vừa có nạc vừa có mỡ, được xắt sợi chỉ to hơn đầu đũa ăn một chút. Ăn kèm với bún có rau muống, giá, bắp chuối, hẹ và rau thơm.



5.Bánh cống ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên. Đây là loại bánh làm từ thịt heo băm nhuyễn, bột sắn và hột đậu xanh, với nước mắm chua ngọt.
Gạo và đậu xanh để làm bánh cóng đều phải chọn loại ngon, ngâm nước từ sáu giờ cho nở đều. Xay gạo thành bột nước, nêm chút muối, đường cho vỏ bánh đậm được đậm đà. Đậu xanh hấp chín, nguyên hạt. Tôm cũng là thành phần không thể thiếu. Chọn tôm đất bắt từ các dòng sông miền Tây, cắt bỏ đầu, giữ lại phần đuôi cho đẹp, rút sợi chỉ đen trên sống lưng rửa sạch để ráo nước. Hấp tôm chín tái. Nhân bánh cóng làm từ thịt nạc heo với tôm bóc vỏ bằm nhuyễn. Có thể trộn hỗn hợp nhân vào trong bột nước quậy đều hoặc để riêng khi nào đổ bột vào khuôn mới cho nhân vào giữa.
Khuôn làm bánh bằng nhôm hình tròn trên có tay cầm để khi đổ bánh dễ dàng cho việc vớt. Dụng cụ này người Sóc Trăng gọi là cóng, có lẽ bánh mang tên cóng vì thế. Chiên bánh cóng phải là người quen tay mới ngon. Đổ dầu phải ngập bề cao khuôn bánh, có gác vỉ chờ sẵn để khi chiên xong sẽ gác bánh lên cho ráo dầu. Khi thấy dầu sôi nhúng khuôn vào trong chảo để khi đổ bột bánh không bị dính vào trong khuôn. Đổ bột một nửa khuôn sau đó cho đậu xanh, nhân thịt tôm vào đổ tiếp một nửa bột lên trên, đặt 2 con tôm bên cạnh nhúng khuôn bánh xuống chảo dầu đang sôi. Khi thấy khuôn bánh nổi lên là đã chín, dùng que tre hoặc dao cạy nhẹ khuôn lấy bánh ra, lật trên chảo dầu thêm lần nữa cho chín vàng đều, vớt lên vĩ cho ráo dầu.

Ăn bánh cóng ngon một phần nhờ rau xanh và cách pha nước chấm. Chọn nước mắm ngon pha thêm chút chanh, đường, ớt, tỏi, rau cà rốt, đu đủ muối chua. Rau ăn kèm xà lách, rau thơm, có thể thêm khế chua, chuối xanh, dưa chuột tùy thích cho đủ vị cay nồng. Ăn đĩa bánh cóng Sóc Trăng nhớ mãi cái nóng sốt, giòn rụm quyện hương thơm bùi béo của đậu xanh với nước chấm chua ngọt nơi đầu lưỡi.

6.Bò nướng ngói đặc sản của huyện Mỹ Xuyên: thịt bò được nướng trên tấm ngói, gói rau bún chấm với nước mắm nêm pha với ít khóm. Trên đường tới vùng biển Mỹ Xuyên, người phương xa nghe đâu đó vẳng lên câu hò ngọt lịm:
Mời anh về xứ Mỹ Xuyên
Ăn bò nướng ngói thắm duyên Bãi Xàu.


Từ lâu rồi, bà con ở đây nuôi bò để lấy sức kéo và thịt bò cũng đã trở thành nguyên liệu chính để chế biến của nhiều món ăn như bò kho, bò xào khổ qua, bò nhúng giấm…; nhưng nổi tiếng nhất là bò nướng ngói. Nguyên thủy người ta dùng miếng ngói cong bằng đất nung để nướng thịt bò, về sau miếng ngói được thay bằng miếng thiếc tráng inox dày như cái xẻng đào đất, vì thế có người còn gọi món ăn này là bò nướng xẻng.


7.Ngoài ra còn một số món như: Bánh tầm bì, Bún gỏi dà, bún xào Thạnh Trị...và mắm chiên ở Ngã Năm

Bánh tầm bì

Đến Sóc Trăng, du khách sẽ được thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc và một món ăn mà khách không nên bỏ qua đó là mắm cá lóc chiên.
Mắm lóc chiên
Với món ăn này, mắm cá lóc để nguyên con được “chiên” lên theo kiểu “chưng” với nước mắm, đường và nhiều gia vị khác. Nước chiên sền sệt như một dạng nước sốt nhưng ở đây có vị mặn, ngọt, cay theo sở thích của khách.
Bún gỏi dà
"Mỹ Xuyên có bún gỏi dà. Dùng qua sẽ thấy đậm đà quê hương". Đây là hai câu ca được lưu truyền trong dân gian để nói về món bún dân dã này.

Bún gỏi dà
Ai mới nghe qua cái tên bún gỏi dà đều có chung một thắc mắc và không thể hình dung ra được đây là món ăn như thế nào. Theo những người sành ăn, xuất phát điểm của món bún này là gỏi cuốn, với các thành phần như tôm, bún, rau, giá... Về sau người ta biến tấu bằng cách cho tất cả các nguyên liệu đó vào tô, trộn chung với nước chấm gỏi rồi ăn như và (lùa) cơm. Người Nam phát âm "và" thành "dà" nên món ăn có tên gọi như vậy.



Về Sóc Trăng thăm những ngôi chùa Khmer cổ

Đối với đồng bào Khmer, chùa vừa là nơi tín ngưỡng, vừa là địa điểm sinh hoạt tinh thần. Do vậy, những ngôi chùa của đồng bào Khmer Nam bộ có kiến trúc vô cùng độc đáo không nơi nào có được. Chính vì thế, những ngôi chùa này ngày càng thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng. Một trong những địa danh thu hút khách tham quan là Sóc Trăng, với nhiều ngôi chùa cổ nổi tiếng cả nước.  



Điểm tham quan được nhiều người quan tâm khi đến Sóc Trăng là chùa Dơi (hay còn có tên là chùa Mã Tộc, chùa Mahatup). Chùa Dơi là chùa Khmer cổ, nằm cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 3km. Ban đầu, chùa được xây dựng bằng vật liệu tre lá, sau đó mới được xây bằng tường gạch, mái ngói. Sau 2 lần hư hỏng nặng năm 1963 và hỏa hoạn năm 2007, hiện nay, chùa được trùng tu, tôn tạo lại khang trang hơn, tuy nhiên vẫn còn giữ nguyên vẹn hiện trạng vốn có của chùa.
Sở dĩ được gọi là chùa Dơi, bởi lẽ đây là nơi lưu trú của hàng trăm ngàn con dơi quạ sinh sống trên các cành cây ở khuôn viên phía sau chùa. Nhiều con nặng đến 1kg, sải cánh rộng đến 1m. Ban ngày, chúng ngủ bằng cách treo mình trên những cành cây, chỉ khi đến tối chúng mới hoạt động, có lúc chúng bay xa hàng chục cây số để tìm kiếm thức ăn. Khách tham quan khi đến đây không khỏi tò mò khi nghe kể về những điều kỳ thú có một không hai từ những chú dơi này. Như chuyện dơi quạ ở đây không bao giờ ăn trái cây trong khuôn viên chùa, cũng như khu vực xung quanh. Chúng cũng chỉ trú ngụ trong khuôn viên của chùa chứ không rời đi ở nơi khác. Hay chuyện dơi không bao giờ chết trong khuôn viên chùa, bởi theo tín ngưỡng nơi đây là cửa sinh chứ không phải cửa tử của loài dơi… Đây cũng là một trong những nét đặc sắc thu hút khách đến viếng thăm chùa.
Chùa Dơi là ngôi chùa có kiến trúc, hoa văn đặc sắc, to đẹp vào bậc nhất trong số 92 ngôi chùa Khmer của tỉnh Sóc Trăng. Mái chùa gồm hai tầng lợp ngói màu. Phía đầu hồi, bốn đầu mái được chạm trổ theo hình rắn Naga cong vút rất tinh xảo. Trên đỉnh chùa, một ngọn tháp nhọn. Hàng cột đỡ bao quanh chùa, mỗi cột có một tượng tiên nữ Kemnar đôi tay chắp trước ngực như đang cất lời đón chào khách thăm viếng. Trong chánh điện (sanctury) có thờ tượng Phật Thích Ca bằng đá nguyên khối đặt trên một tòa sen cao khoảng 2m. Bên cạnh đó còn có một pho tượng sinh động miêu tả Đức Phật cưỡi trên rắn thần Naga. Vách tường chánh điện được trang trí bằng những bức tranh miêu tả cuộc đời Đức Phật, từ lúc chào đời tới khi được khai minh rồi nhập Niết Bàn.


Rời chùa Dơi, khách tham quan đến với ngôi chùa cổ thứ hai là . Tọa lạc tại số 71, đường Mậu Thân, thành phố Sóc Trăng. Chùa Kh’Leang là một trong những ngôi chùa Khmer cổ nhất Sóc Trăng. Theo sách ghi lại, chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI theo lối kiến trúc của các chùa Phật giáo Nam Tông ở Thái Lan và Campuchia. Ban đầu, chùa được xây dựng bằng vật liệu gỗ, mái lợp lá. Kiến trúc hiện nay của chùa là do lần trùng tu cách đây hơn 80 năm, với vật liệu gạch, ngói.
Chùa Kh’Leang nằm trong khuôn viên rộng 3.825m². Cổng ra vào vừa được xây dựng rất công phu, phía trong là ngôi chánh điện nằm biệt lập với kiến trúc khá phức tạp, rất độc đáo. Bờ mái gồm 3 cấp, mỗi cấp chia thành 3 nếp, 2 nếp phụ hai bên nhỏ hơn nếp giữa và không có tháp nóc. Chánh điện được xây dựng từ năm 1918 bằng 6 hàng cột dọc gồm 60 cây cột trụ. Hiện nay, chùa vẫn còn lưu giữ được bản sao tài liệu ghi chép từ thư tịch cổ, trong đó có nói đến nguồn gốc địa danh Sóc Trăng, lịch sử của chùa. Hàng năm, chùa còn là nơi diễn ra những ngày lễ truyền thống của dân tộc Khmer như lễ Chol-Chnam-Thmay, lễ Dolta, lễ Cúng trăng và hội Đua ghe ngo.
Khác hơn hai ngôi chùa cổ trên, chùa Chén Kiểu thu hút khách tham quan ngay từ cái tên và kiến trúc lạ mắt.


Chùa Chén Kiểu còn có tên Sà Lôn nằm trên Quốc lộ 1A trên đường về Bạc Liêu, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 7km. Chùa được xây dựng từ đầu thế kỷ 19, đến năm 1969, vị sư cả Tăng Đuch cho xây dựng lại ngôi chùa theo kiến trúc như ngày nay: chánh điện, nhà hội (nhà Sala) và tháp bảo (nơi để sách kinh và làm chỗ dạy học).
Du khách khi đến viếng thăm chùa Chén Kiểu sẽ không khỏi xuýt xoa với tài nghệ của các bậc nghệ nhân đã khéo léo ghép những mảnh vỡ chén kiểu, đĩa kiểu để tạo ra những tác phẩm tuyệt tác như bộ tứ linh: Long, Lân, Quy, Phụng bên trong vách tường của chánh điện cũng như các hoa văn khác trên mái của chánh điện,… Sở dĩ có tên là chùa Chén Kiểu là do trong quá trình xây dựng khan hiếm gạch men trang trí nên vị sư cả đã thu thập chén, đĩa kiểu bể để trang trí thay thế. Từ đó ngôi chùa còn được biết đến với cái tên gọi rất mộc mạc là chùa Chén Kiểu như hiện nay.


Một ngôi chùa cổ khác du khách không thể bỏ qua khi đến Sóc Trăng, đó là chùa Bốn Mặt. Chùa Bốn Mặt nằm cách thị xã Sóc Trăng 6km về hướng Tây Bắc theo tỉnh lộ về huyện Kế Sách. Chùa được xây dựng theo kiến trúc Khmer truyền thống với những hoa văn tinh xảo, thanh thoát, với những tượng Phật bằng đá bốn mặt. Chính đặc điểm này nên có tên là chùa Bốn Mặt. Tuy nhiên, sự hấp dẫn của chùa Bốn Mặt chính là nguồn gốc tượng Phật này được lưu truyền với bao truyền thuyết huyền bí tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách.

HÌNH ẢNH SÓC TRĂNG XƯA



























































































Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét