Tiểu Sử Võ Sư Nguyễn Lộc 

sáng tổ môn phái VoViNam-Việt Võ Đạo


I. Võ sư Nguyễn Lộc và thời kỳ phôi thai (1912-1939)

Ông Nguyễn Lộc sinh ngày 08 tháng 04 năm nhâm tý (1912) tại làng Hữu Bằng huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay là Hà Tây), Miền Bắc Việt Nam. Ông là trưởng nam của cụ ông Nguyễn Đình Xuyến và cụ bà Nguyễn Thị Hòa, trong một gia đình gồm năm anh chị, ba trai và hai gái (Ghi Chú 1). Sau đó vì sinh kế, gia đình chuyển về Hà Nội và từ đó ông sinh hoạt và trưởng thành trong một môi trường thuận lợi của đất kinh thành.
nguyenloc 1912-1960Võ sư Nguyễn Lộc sinh ra và lớn lên trong một quốc gia mất chủ quyền, giữa các phong trào bạo động và các đàn áp của chính quyền bảo hộ. Là một thanh niên sống trong hoàn cảnh đó, song nhờ có tâm năng đặc biệt, không những ông sớm giác ngộ mà còn vượt lên trên hai xu hướng trên để tìm một định hướng mới, dẫn dắt thanh niên đương thời vào con đường thanh cao sáng đẹp.
nguyenloc 01-nhanban-vovinamÔng chủ trương con người là chính, lấy Nhân làm căn bản và đề xướng chủ thuyết Cách Mạng Tâm Thân (Ghi Chú 2) để hướng dẫn các thanh niên về ba phương diện : Tâm, Thân và Đạo. Ông quan niệm rằng sinh ra làm người đã là một điều quí, nhưng người thực người là điều cao đẹp hơn nữa.
Đối với ông, con người phải có những giá trị phổ cập như : quật cường, nghĩa hiệp, đối thoại, hòa bình, nghị lực, quả cảm, vị tha, độ lượng, trong sạch, giản dị, cương quyết, tự trọng...  cùng với một thân thể cường tráng, vững chắc và một sức lực dẻo dai. Không những có đầy đủ khả năng tự vệ mà còn có thể vươn tay cứu đời.
Ông nghĩ rằng xã hội con người là trường cửu. Ông không muốn các thế hệ sau sẽ phải trả giá nặng nề cho những văn hóa đầu độc hoặc những vết thương hận thù. Chính vì thế, ông có kỳ vọng để lại cho dân tộc Việt Nam và nhân loại : một quan niệm, một mẫu mực sống, một phương pháp tu dưỡng-hành xử và một nghệ thuật đào luyện thân thể bằng một hệ thống võ thuật khoa học theo truyền thống võ học Việt Nam.
nguyenloc 02-khaisinh-vovinamẤp-ủ hoài bão lớn lao như vậy, nên ngoài việc trao dồi học vấn và đạo đức, ông còn nỗ lực sưu tầm, học hỏi, luyện tập, hầu hết các môn võ thuật Việt Nam. Nhờ có thể lực hơn người và có năng khiếu đặc biệt, ông đã thăng tiến vượt bực. Ngoài ra ông thường ngao du, thăm viếng các võ đường, mạn đàm với các quan võ đương thời, các võ sư danh tiếng trong làng võ Việt Nam để trao dồi kiến thức võ học.
 
Ông không ngừng luyện tập, sư tầm, so sánh các đặc thái, các ưu, khuyết điểm của tất cả các bộ môn. Sau một thời gian, ông nhận thấy môn võ nào cũng có những ưu điểm của nó, song nếu chỉ đem áp dụng một trong những phương pháp thì khó có thể đạt được kết quả như ý ông mong đợi. Thêm vào đó, nếu muốn đạt một trình độ cao, người tập phải đầu tư rất nhiều thời gian, khoảng 10 năm trở lên. Vậy phải tìm ra một phương pháp mới, chỉ cần một thời gian ngắn mà có thể đạt hiệu quả cao.  
Bằng luận cứ đó, ông lấy môn vật và võ cổ truyền Việt Nam làm nòng cốt, rút tỉa những ưu, khuyết điểm, gạn lọc, khai thác mọi tinh hoa võ thuật mà ông đã học hỏi để sáng tạo ra một môn phái riêng, gọi là VOVINAM.
Năm 1938, ông hoàn thành cuộc nghiên cứu và quyết định thực nghiệm bằng cách bí mật huấn luyện một số thân hữu cùng lứa tuổi. Trong giai đoạn thực nghiệm này, ông ưu tiên chú trọng các đòn thế căn bản như : tấn, đấm, đá, chém, gạt v.v.v. Bổ túc thêm các thế khóa gỡ thực dụng, các thế vật cổ truyền và nhất là các bài song luyện, các đòn chân cơ bản v.v.v. Sau một năm thực nghiệm thành công với một kết quả cao, vượt trên mọi dự đoán, ông quyết định ra mắt Vovinam trước công chúng vào mùa thu năm 1939 bằng một cuộc biểu diễn lớn tại nhà Hát Lớn Hà Nội-Việt Nam.

II. Võ sư Nguyễn Lộc và thời kỳ thành hình (1939-1945)

Mùa thu năm 1939, võ sư Nguyễn Lộc hướng dẫn các võ sinh đầu tiên của ông (Ghi Chú 3), biểu diễn tại Nhà Hát Lớn Hà Nội (Ghi Chú 4) với mục đích thẩm định sự nhận thức của quần chúng và đồng thời đo lường những giá trị võ thuật mà ông đã nghiên cứu từ hơn 15 năm qua. Trong số những môn sinh tham dự cuộc biểu diễn lịch sử này có cô Nguyễn Thị Minh (Ghi Chú 5) và ông Nguyễn Đăng Hiển.
nguyenloc operahanoi 1900
Sau buổi biểu diễn ra mắt. Vovinam được nhiệt liệt truyền tụng trong khắp mọi giới và trở thành ngọn đuốc võ đạo dân tộc rực sáng khắp giới trẻ Hà Nội. Không những thế ông đã gây chấn động khắp giới võ thuật và thể dục thể thao Việt Nam. Bởi từ hơn 55 năm qua (1884-1939), chính quyền bảo hộ đã cấm tất cả các sinh hoạt võ thuật tại Việt Nam.
nguyenloc 03-caclop-vovinam-dautienSự ưu ái, mến mộ của quần chúng đối với Vovinam là một bất ngờ lớn đối với giới chức Thể Dục Thể Thao đô hộ. Ông Maurice Ducoroy (Ghi Chú 6), tổng cục trưởng Tổng Cục Thể Dục Thể Thao và Thanh Niên Đông Dương (Commissaire Général aux Sports et Jeunesse en Indochine), là người đang thi hành chính sách mới về thể dục và thể thao tại Đông Dương, liền tìm cách mời võ sư Nguyễn Lộc ra dậy Vovinam qua bác sĩ Đặng Vũ Hỷ, hội trưởng Hội Thân Hữu Thể Dục Thể Thao Hà Nội. Võ sư Nguyễn Lộc nhận lời và bắt đầu công khai giảng dậy Vovinam vào năm 1940 tại trường sư phạm (Ecole Normale) đường Đỗ Hữu Vị, Hà Nội.
Sau đó, nhiều lớp võ liên tiếp được mở ra, thâu nhận đông đảo thanh niên thuộc đủ mọi giới : học sinh, sinh viên, viên chức, công nhân… không những người ta tìm thấy trong Vovinam những thế võ hiệu quả linh diệu mà còn tìm thấy một lối sống, một ý thức cao và một tinh thần đạo đức Việt Võ Sĩ, vốn đã có truyền thống lâu đời tại Việt Nam. Từ đó danh xưng Vovinam và danh tính võ sư Nguyễn Lộc nghiễm nhiên trở thành quen thuộc đối với quần chúng Hà Nội. Vovinam trở thành một bộ môn võ thuật phổ thông, được giảng dậy khắp nội thành và trong mọi tầng lớp xã hội.
nguyenloc monde 1948
Trong giai đoạn này ông thu nhận và đào tạo rất nhiều thanh niên nhiệt huyết và sau này trở thành võ sư như : Hà Trọng Thịnh, Phan Dương Bình, Lê Sáng, Trần Đức Hợp, Phạm Hữu Độ, Bùi Thiện Nghĩa, Nguyễn DầnLê Văn Phúc ... hoặc các nhân vật lịch sử của môn phái như : Nguyễn Mỹ, Nguyễn Khải, Nguyễn Đăng Hiển, Nguyễn Bích, Nguyễn Đình Lan, Đỗ Đình Bách, Đặng Bỉnh, Đặng Văn Bẩy, Trịnh Cự Quý, Đỗ Khánh, Vũ Văn Thức, Nguyễn Đôn, Nguyễn Nhân, Lê Như Hàm, Lê Đình Nhâm, Nguyễn Cao Hách ...  

III. Võ sư Nguyễn Lộc và thời kỳ độc lập (1945-1946)

nguyenloc 04-vietnam-doclapNgày 10-03-1945, quân đội Nhật đảo chánh chính quyền bảo hộ Pháp, bắt giam toàn quyền Jean Decoux (Ghi Chú 6) và trao trả độc lập cho Việt Nam. Ngày hôm sau 11-03-1945, vua Bảo Đại (Ghi Chú 7) tuyên bố độc lập, hủy bỏ các hòa ước đã ký với Pháp, chấm dứt ách đô hộ sau 83 năm bị Pháp cai trị .
Qua những đột biến trên, Việt Nam đột ngột nhảy vào cơn lốc rối loạn. Tất cả các tổ chức xã hội đều bị xáo trộn. Từ kinh tế, chính trị cho đến quân đội, giáo dục, hành chánh, an ninh v.v.v. Đều không có người quản lý và tổ chức. Chính phủ độc lập đầu tiên, Chính phủ Trần Trọng Kim (1883-1953), cũng chỉ sống được 4 tháng.
Chính vì thế tất cả các nhân lực có khả năng vào thời ấy đều được mời tham gia chính phủ. Riêng võ sư Nguyễn Lộc, với uy tín của một vị võ sư sáng lập một phong trào lớn tại Hà Nội, ông lại càng được chú ý và đốc thúc tham gia. Nhưng ông nhất quyết từ chối vì ông quan niệm rằng, Vovinam không phải là một chính đảng nên không có mục tiêu tham chính. Mục đích của Vovinam là xây dựng con người toàn diện trên căn bản võ thuật và võ đạo, nên không có nhu cầu tham gia chính sự và đặt để chính kiến. Tuy nhiên Vovinam không xâm phạm quyền tự do và quyền công dân của các môn sinh, nên không ngăn cấm các môn sinh sinh hoạt chính trị với quyền công dân của mình.
Nhưng, khi xã hội hoặc thời cuộc đòi hỏi thì Vovinam sẵn sàng hợp tác và tiếp tay với mọi chính quyền để thực hiện những công tác xã hội, từ thiện, cứu tế trong tinh thần vị tha, vô vị lợi.

IV. Võ sư Nguyễn Lộc và chiến tranh Việt-Pháp (1946-1954)

Ngày 19-12-1946, chiến tranh Việt-Pháp chính thức bùng nổ. Tất cả nhân lực và phương tiện của Việt Nam đều bị lao vào chiến tranh. Đa số các môn sinh Vovinam đều phải tham gia kháng chiến, Vovinam lâm vào cảnh hàng ngũ phân tán, tất cả các lớp võ, các khóa đã tạo trong những năm 1939-1946 đều phải tạm ngưng.
Tuy nhiên, một trong các môn đệ ưu tú của ông tại Hà Nội là võ sư Phan Dương Bình, vốn là môn sinh thân cận và đắc lực nhất trong giai đoạn khó khăn trên, là người giúp võ sư Nguyễn Lộc giảng huấn các lớp võ tại Phố Hàng Trống và Trường Hàng Than và đã thu nhận đông đảo môn sinh. Trong số các môn sinh tập huấn trong giai đoạn này, sau trở thành võ sư cao cấp của môn phái, có võ sư Lê Văn Phúc.
nguyenloc trungtamhienbinhquocgiavn 1955

V. Võ sư Nguyễn Lộc và thời kỳ trong Nam (1954-1960)

Tháng 8 năm 1954 vì vấn đề phân chia Nam-Bắc, võ sư Nguyễn Lộc và gia đình di cư vào Sài Gòn cùng một số môn đệ thân tín (Ghi Chú 8). Trong số đó, có năm người, sau này lên hàng võ sư là : Lê Sáng, Phan Dương Bình,Nguyễn DầnTrần Đức Hợp và Hà Trọng Thịnh. Sau đó ông tổ chức một lớp võ dành riêng cho các môn đệ từ Hà Nội vào, một số sau này trở thành võ sư như võ sư : Bùi Thiện Nghĩa, Hà Trọng Thịnh, Nguyễn Văn Thông, Lê Trọng Hiệp, Lê Văn Phúc ...
Võ đường đầu tiên được khai giảng tại Miền Nam Việt Nam, tọa lạc tại số 51 đường Frères Louis (Ghi Chú 9), nơi này cũng là nơi võ sư Trần Huy Phong đến tập huấn với võ sư Nguyễn Lộc.
Sau đó được đổi về đường Aviateur Garot (Ghi Chú 10), hay còn gọi là võ đường Thủ Khoa Huân. Võ đường này có thể nói là võ đường quan trọng nhất của võ sư Nguyễn Lộc. Môn sinh lên tới hàng trăm, đại đa số các võ sư danh tiếng sau này đều xuất thân từ võ đường này.
Ngoài ra, Vovinam còn được mời dậy tại các trường : Võ Bị Thủ Đức, Hiến Binh Quốc Gia và một số các đơn vị Công Binh. Nhưng tiếc thay, với thời gian sinh hoạt ngắn ngủi (6 năm, 1954-1960) tại miền Nam, võ sư Nguyễn Lộc đã không thực hiện được hoài bão của mình, nhưng ông đã để lại cho đời một nền văn hóa võ thuật quí giá và đã đào tạo được một thế hệ thanh niên ưu tú, tràn đầy lý tưởng, đầy đủ khả năng để có thể thay ông tiếp tục mở rộng con đường mà ông đã vạch ra. Đó là xây dựng một đại phái Vovinam-Việt Võ Đạo cho dân tộc và cho nhân loại. Trong những môn sinh được đào tạo trong giai đoạn này gồm có : Trần Huy Phong, Phạm Hữu Độ, Nguyễn Văn Thư, Ngô Hữu Liễn, Trần Thế Phượng, Nguyễn Văn Nuôi (tự Phúc), Nguyễn Gia Tuấn...
nguyenloc monde 1955
Sau này, các lớp tại đường Thủ Khoa Huân được dời về đường Nguyễn Khắc Nhu (Quận 1 - Sài Gòn). Sau một thời gian, ông tạm ngưng dậy võ, về trú ngụ tại Building Everest (đường Đinh Công Tráng, gần Ngã Sáu Sài Gòn), chăm chú nghiên cứu võ công và xây dựng một hệ thống triết học cho Vovinam. Ngoài ra, ông cho phép các môn đệ mở võ đường với tính cách độc lập, còn ông chỉ đứng vai trò cố vấn mà thôi.

VI. Võ sư Nguyễn Lộc và tư cách hành xử, huấn luyện

nguyenloc 05-dungcachnhavoVõ sư Nguyễn Lộc là người rất nghiêm nghị, nhưng cũng rất cởi mở và phóng khoáng. Ông chủ trương cải tiến văn hoá, sống văn minh, từ chối mọi câu nệ hủ hoá và quan lại. Chính vì thế ông yêu cầu các môn đệ kêu ông bằng anh (Ghi Chú 11), hành xử thẳng thắn, diễn đạt dõng dạc, xử sự phóng khoáng, tinh thần độ lượng, thích phiêu lưu, chăm học cần mẫn...  và lấy sự hùng dũng của con nhà võ làm căn bản.
Ông không muốn các trò của ông khúm núm quì lậy, vâng dạ, xưng con và thưa thầy như đa số các môn phái thời bấy giờ. Ông quan niệm rằng ông là người khai sáng Vovinam là để xây dựng một thế hệ thanh niên bất khuất, yêu nước và hữu ích cho xã hội, nên ông coi các môn đệ như là các chí hữu của mình.
Tinh thần tân tiến và khoa học này đã khiến Vovinam trở thành một bộ môn võ thuật, thể dục và thể thao quần chúng, mở rộng đến tất cả các thanh thiếu niên thuộc mọi thành phần. Vovinam không giấu giếm, không huyền bí, không chọn lọc hoặc dành riêng cho một thiểu số như đại đa số các võ phái Việt Nam vào thời ấy. Nhờ thế Vovinam-Việt Võ Đạo đã không bị tụt hậu mà ngược lại đã trở thành một môn phái có bề thế đáng kể như ngày hôm nay.
nguyenloc 06-quanniemtochucVề phương diện tổ chức, ông không câu nệ trên dưới, không tổ chức hành chánh nặng nề. Ông ưa chuộng tính đơn giản và dành ưu tiên cho các sinh hoạt có hiệu quả hầu dễ đạt mục đích. Chính vì thế trong suốt thời điểm xây dựng môn phái từ năm 1938 đến 1960, Vovinam không có chức vụ chưởng môn. Riêng ông chỉ nhận là võ sư sáng tạo Vovinam mà thôi.
Mặc dù Vovinam là công trình của cá nhân ông và do ông sáng lập. Nhưng ông quan niệm rằng, công trình này phải được hiến dâng cho dân tộc và nhân loại, theo đúng với lý tưởng mà ông đã theo đuổi. Chính vì thế, theo tâm nguyện của ông, môn phái Vovinam không được coi như là một tập thể của riêng ông hoặc của gia đình ông, mà phải là một gia tài của nền văn hoá võ thuật Việt Nam. Một tập thể mà tất cả các võ sư và các môn sinh đều có quyền theo đuổi và đóng góp như trong một đại gia đình.  
Riêng về phương diện giảng huấn, ông rất kỹ lưỡng và chăm sóc từng môn sinh tùy theo năng khiếu kỹ thuật cũng như trình độ văn hoá. Trong việc huấn luyện võ thuật, chỉ có ông mới được dậy các đòn mới, các phụ tá chỉ có bổn phận ôn luyện mỗi khi ông vắng mặt mà thôi.
Riêng các môn đệ có trình độ văn hoá, có khả năng lãnh đạo thì được ông hướng dẫn sinh hoạt riêng về các lãnh vực như : xã hội, chính trị, lãnh đạo, tâm lý... ngoài ra ông thường khuyến khích các môn sinh tham gia các sinh hoạt đoàn thể ngoài giờ học võ. Chính nhờ thế đa số các võ sư do ông đào tạo, đều là những võ sư kiện toàn cả văn lẫn võ và có vị thế trong xã hội.

VII. Các môn đệ võ sư Nguyễn Lộc khai giảng võ đường.

nguyenloc 07-voduong-tranhungdaoTrong hai năm : 1958, 1959, khi võ sư Nguyễn Lộc bắt đầu mệt mỏi và dời về nhà em ông là Nguyễn Hải, dưỡng bệnh tại Building Everest. Ông cho phép các môn đệ như : Lê Sáng, Trần Huy Phong, Nguyễn Gia Tuấn, Nguyễn Văn Nuôi, Nguyễn Văn Thư… thành lập Trung Tâm Huấn Luyện Vovinam Trung Ương, đặt trụ sở tại đại lộ Trần Hưng Đạo (Quận 5- Sài Gòn) và các chi nhánh tại đường Trần Khánh Dư (Tân Định), khu vực sau chùa Ấn Quang (Quận 10- Sài Gòn), đường Sư Vạn Hạnh và đường Phan Đình Phùng. Vào thời điểm đó, võ sư Lê Sáng là người có tuổi tác và có thâm niên, nên được gọi là võ sư Trưởng (Ghi Chú 12), tức có nghĩa là võ sư đàn anh.

VIII. Võ sư Nguyễn Lộc từ trần

nguyenloc 08-motanhsaobangVõ sư Nguyễn Lộc  từ giã cõi trần ngày 30 tây tháng 04 năm 1960 (04 tháng 4 năm canh tý) tại Sài Gòn và được an táng tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi (Ghi Chú 13). Ông để lại 9 người con, gồm 3 trai và 6 gái. Tuy chỉ hưởng dương 48 tuổi, nhưng ông đã để lại một sự nghiệp phi thường cho nhân loại. Có thể ông ra đi không được toại nguyện, nhưng các truyền nhân của ông đã thực hiện được ý nguyện và mục đích mà ông hằng ấp ủ, đó là xây dựng môn phái Vovinam thành một đại phái, một bộ môn võ thuật đi vào quảng đại quần chúng với một nền triết lý sống cho con người.
Ngày nay Vovinam-Việt Võ Đạo đã trở thành một trong những tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam, được phổ biến khắp thế giới, không phân biệt mầu da-chủng tộc, không phân biệt biên giới-quốc gia và không phân biệt tôn giáo hoặc chính kiến.
Đa số những môn đệ, những truyền nhân lập được kỳ công trên, hiện nay đa số vẫn còn tại thế và vẫn tiếp tục xây dựng công trình mà họ cho là chưa viên mãn.


GHI CHÚ


Ghi Chú 1 : Gia đình võ sư Nguyễn Lộc

Võ sư Nguyễn Lộc là con trưởng trong một gia đình gồm năm anh chị em, ba trai và hai em gái theo thứ tự sau đây :
1-    Nguyễn Lộc
2-    Nguyễn Thị Kim Thái
3-    Nguyễn Văn Dần (*)
4-    Nguyễn Quang Hải
5-    Nguyễn Thị Bích Hà
(*) : Võ sư Nguyễn Dần, vốn là một trong những thành viên lãnh đạo nồng cốt trong hệ thống Tổng Liên Đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Thế Giới. Ông hiện đang đảm trách chức vụ Chủ Tịch Hội Đồng Võ Sư Thế giới, nhiệm kỳ 2004-2008, 2008-2012 và 2012-2016 cùng với các thành viên lãnh đạo sau đây (nhiệm kỳ 2004-2008) :
Chủ tịch : Nguyễn Dần 
Phó Chủ Tịch : Võ Trung
Tổng Thư Ký : Trần Nguyên Đạo
Thành Viên : Lê Công Danh, Trần Văn Trung, Nguyễn Văn Đông và  Nguyễn Tiến Hội

Ghi Chú 2 : Chủ Thuyết Cách Mạng Tâm Thân.

Chủ Thuyết Cách Mạng Tâm Thân, được võ sư Nguyễn Lộc giảng huấn một cách tổng quát trong những buổi sinh hoạt ngoài giờ luyện tập. Ông thường chú tâm đặc biệt đến những môn sinh có trình độ hoặc những người có năng khiếu về xã hội học và triết học.
Võ sư Trần Huy Phong là một trong những môn đệ ưu tú của ông, nên được kề cận và được ông truyền giảng nhiều năm về chủ thuyết này. Năm 1995, khi võ sư Trần Huy Phong lâm bạo bệnh, ông biết rằng sẽ không còn sống được bao lâu, nên tập trung trí tuệ soạn thảo một cuốn sách về chủ thuyết này.
Trong lúc chấp bút soạn thảo, ông đã nhiều lần kiệt sức, phải đưa vào bệnh viện vì quá gắng gượng. Nhiều lần ông từ chối chích thuốc giảm đau (morphine) vì thuốc gây cho ông mê man không thể tập trung trí tuệ viết bài. Mùa hè năm 1997, sau khi ông soạn xong Chủ Thuyết Cách Mạng Tâm Thân thì ông thở dốc "Thôi, ta có thể ra đi không áy náy", và ba tháng sau thì ông qua đời. Để tưởng nhớ đến công trình của ông, Hội Đồng Võ Sư Thế Giới (*), nhân đại hội thế giới tại Houston/Texas-Hoa Kỳ, tháng 5-1998, đã cho ấn bản thành sách và phân phát khắp thế giới. Hiện nay bản chính tài liệu quí giá này được trao cho võ sư Trần Nguyên Đạo bảo trì.
(*) : Vào thờI điểm này : Chủ tịch Tổng Liên Đoàn Thế Giới, võ sư Ngô Hữu Liễn (nhiệm kỳ 1996-2000), tổng thư ký Hội Đồng Võ Sư Thế Giới, võ sư Nguyễn Văn Cường (nhiệm kỳ 1996-2004), Chủ nhiệm xuất bản, võ sư Lê Văn Phúc.

Ghi Chú 3 : Các võ sinh đầu tiên của môn phái - Nhân vật lịch sử thời 1938-1943

Tháng 08-1993, võ sư Trần Nguyên Đạo được võ sư Phan Dương Bình và Trần Huy Phong, hướng dẫn tìm lại những sinh viên và học sinh đã tập huấn với võ sư Nguyễn Lộc trong giai đoạn khai phá môn phái (1939-1943) và đã tìm được năm vị, đó là các ông.
vovinam nhanvatlichsu hanoi1993
  • Nguyễn Đăng Hiển, sinh năm 1917 - Tập năm 1938, lớp võ đầu tiên tại nhà thầy Lộc, - Xưởng Hàng Than, Hữu Bằng, hiện nay là chợ Hôm (chợ Đức Viên, Hà Nội) - địa chỉ : 16B Phố Đường Thành phường Cử Đông / Hà Nội.
  • Nguyễn Đình Lan, sinh năm 1920 - Tập năm 1940 tại trường Ecole Normale - Ngưng tập năm 1945 - Địa chỉ : 106 Tôn Đức Thắng / Hà Nội.
  • Nguyễn Mỹ, sinh năm 1913 - Tập năm 1940 tại trường Ecole Normale - ngưng tập năm 1945 - Hiện nay là nha sĩ về hưu  -  địa chỉ :  69 Hàng Than / Hà Nội.
  • Nguyễn Khải, tự Phạm Cương, sinh năm 1921 - Tập năm 1943 - ngưng tập đi bộ đội năm 1946 -  Hưu trí - Địa chỉ : B5 khu tập thể Hồ Ngọc Khánh, phường Cầu Giấy / Hà Nội.
  • Nguyễn Bích, sinh năm 1925 -  Tập năm 1942 - hưu trí -  địa chỉ : 211, tổ 17 phường Ngọc Hà / Hà Nội.
Năm vị này là những nhân vật lịch sử của môn phái đã được nêu tên trong bản lược sử môn phái xuất bản năm 1965, đặc san "Việt Võ Đạo–Vovinam tưởng niệm cố võ sư sáng tạo môn phái".

Ghi Chú 4 : Cuộc biểu diễn lịch sử năm 1939 tại Nhà Hát Lớn Hà Nội

Cuộc biểu diễn lịch sử năm 1939 này, đã được thực hiện lại ngày 31-07-1993 (tức 54 năm sau) tại Nhà Hát Lớn Hà Nội, theo giấc mơ thơ ấu của võ sư Trần Nguyên Đạo.
Năm ông 8 tuổi, khi đọc qua những dòng lịch sử môn phái, ông chợt ôm ấp ước vọng theo vết chân sư tổ Nguyễn Lộc, thực hiện lại cuộc biểu diễn lịch sử năm 1939. Ước vọng này được toại nguyện 29 năm sau, khi ông hướng dẫn 40 môn đệ về Hà Nội với chủ đề "Ngược dòng lịch sử và một giấc mơ con". Trong cuộc biểu diễn hi hữu này, có sự diện diện của Tòa Đại Sứ Pháp và các võ sư tại Việt Nam như : Trần Huy Phong, Phan Dương Bình, Trần Bản Quế, Ngô Kim Tuyền, Phạm Đình Tự, Trương Quang An, Nguyễn Bá Dương, Văn Chu Đồng…
Các võ sư tại Pháp như : Trần Nguyên Đạo, Nguyễn Phi Long và các huấn luyện viên sau này trở thành võ sư như : Bloume Daniel, Hà Kim Chung, Guerrib Amar, Crozon-Cazin Serge, Trần Antonella, Py Michel... cùng với sự tham dự đông đảo của các môn sinh Vovinam-Việt Võ Đạo Nha Trang, Hà Nội, Sài Gòn và Pháp.
Nhưng xúc động nhất là những môn sinh đã tập huấn với sư tổ Nguyễn Lộc trong các năm 1938-1943, họ vốn là những môn sinh đã tham dự cuộc biểu diễn năm 1939, nay vẫn còn tại thế và được mời chứng kiến cuộc biểu diễn này. Trong số các vị tiền bối đó, có : võ sư Phan Dương Bình và các ông : Nguyễn Đình Lan, Nguyễn Mỹ, Nguyễn Khải, Nguyễn Bích và Nguyễn Đăng Hiển.
vovinam phaidoanphap bieudien operahanoi 1993
Sau cuộc biểu diễn, các cụ cảm động không cầm được nước mắt, phát biểu rằng : "Năm xưa khi chúng tôi biểu diễn, gồm toàn những môn sinh Việt Nam trên sân khấu và ở dưới là các thượng khách nhà cầm quyền người Pháp. Nay ngược lại, các môn sinh người Pháp trên sân khấu biểu dương võ Việt Nam, thượng khách ở dưới lại là những người Việt cựu môn sinh như chúng tôi, thì làm sao không xúc động được ! "
vovinam monsinhphap bieudien operahanoi 1993

Ghi Chú 5 : Cuộc biểu diễn lịch sử 1939. Cô Nguyễn Thị Minh.

pict phu-nhan-co-vo-su-nguyen-loc 1999Cô Nguyễn Thị Minh, sau này là bà Nguyễn Lộc. Cuộc biểu diễn này đã được bà kể lại theo một cuộc phỏng vấn thực hiện bởi võ sư Lê Văn Phúc. Được võ sư Ngô Hữu Liễn ghi chú như sau : " ... Ngoài ra anh Phúc cũng phỏng vấn chị Lộc về giai đoạn đầu tiên năm 1939 mà hai vị nữ lưu biểu diễn tại Nhà Hát Lớn Hà Nội năm 1939, là chị Thái (vợ anh Y) hiện đang ở California và chị Lộc ... "
Cô Nguyễn Thị Minh sinh ngày 01-09-1929, là con của cụ Nguyễn Ngọc Hoán và cụ bà Bùi Thị Ngọ. Bà lập gia đình cùng võ sư Nguyễn Lộc năm 1945, sinh được 9 người con, gồm 3 trai và 6 gái theo thứ tự như sau :
1.    Nguyễn Thị Thanh Phương
2.    Nguyễn Thị Thanh Mai
3.    Nguyễn Đạo
4.    Nguyễn Thị Thanh Ngà
5.    Nguyễn Chính  (*)
6.    Nguyễn Thị Thanh Phú
7.    Nguyễn Thị Thanh Bình
8.    Nguyễn Thị Thanh Mỹ
9.    Nguyễn Quang
Hiện nay bà Nguyễn Lộc đang định cư tại Hoa Kỳ (Lancaster,  PA. 17601) và thường xuyên đến sinh hoạt hàng năm với môn phái.
(*) : Võ sư Nguyễn Chính
Võ sư Nguyễn Chính vốn là con thứ năm của sư tổ Nguyễn Lộc, ông sinh ngày 19-08-1955, nhập môn từ năm 1974 tại Việt Nam, dưới sự giảng huấn của võ sư Khâu Thanh Danh.
master NguyenChinhNgày 30-04-1975, khi Miền Nam Việt Nam bị sụp đổ, ông và toàn thể gia đình được võ sư Trần Huy Phong đưa lên tầu Trường Xuân, vượt biển lánh nạn sang Hoa Kỳ. Từ đó ông tiếp tục sinh hoạt tích cực tại Bang Texas, tỉnh Houston, Hoa Kỳ cho đến ngày nay.
Hiện nay ông là một trong những thành viên có trọng lượng trong hệ thống Tổng Liên Đoàn Vovinam-Việt Võ Đạo Thế Giới và Hội Đồng Võ Sư Thế Giới. Năm 2000, nhân dịp đại hội võ sư thế giới lần thứ 4, ông trình tiểu luận thành công và được đeo cấp Chuẩn Hồng Đai và năm 2007 ông trình luận án Hồng đai đệ I cấp. Ngoài ra trong quá trình sinh hoạt tại Hoa Kỳ, ông từng lãnh trách nhiệm Chủ Tịch Vovinam-Việt Võ Đạo bang Texas, nhiệm kỳ 2000-2002 và năm 2012 ông đắc cử thành viên lãnh đạo Hội Đồng Võ Sư Thế Giới nhiệm kỳ 2012-2016.

Ghi Chú 6 :  Nhân vật Maurice Ducoroy

Việt Nam trong thời kỳ này vẫn tiếp tục đặt dưới sự đô hộ của Pháp và đặt dưới quyền của đề đốc Decoux Jean (1884-1963), (toàn quyền từ 1940-1945) được bổ nhiệm ngày 20-07-1940 bởi chính phủ chính phủ Vichy vào chức vụ toàn quyền Đông Dương kiêm Cao Ủy Pháp tại Thái Bình Dương (Gouverneur Général de l'Indochine et Haut commissaire de la France dans le Pacifique)
Ông Maurice Ducoroy được Decoux được bổ nhiệm làm Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao và Thanh niên. (Commissaire Général aux Sportifs et à la jeunesse en Indochine) ngày 15-12-1941.

Ghi Chú 7 :  Vua Bảo Đại (1913-1997)

Vua Bảo Đại là vị vua đời thứ 13 và cũng là vị vua cuối cùng của triều nhà Nguyễn nói riêng và của Việt Nam nói chung. Tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, sinh ngày 22-10-1913 tại Huế, Việt Nam. Là con duy nhất của hoàng đế Khải Định, được phong thái tử ngày 15-05-1922.
Vĩnh Thụy lên ngôi ngày 08-01-1926 (12 tuổi) lấy tước hiệu Bảo Đại. Qua đời ngày 31-07-1997 tại bệnh viện Val-de-Grâce, Pháp và chôn tại nghĩa trang Passy, Paris (cimetière de Passy). Ông lập di chúc và để lại gia tài cho con là hoàng tử Nguyễn Phúc Bảo Long.

Ghi Chú 8 : Các môn đệ theo võ sư Nguyễn Lộc vào Nam.

Ghi chú của võ sư Ngô Hữu Liễn (Texas – Hoa Kỳ)
Gồm các ông : Lê Sáng (Việt Nam), Phan Dương Bình (Việt Nam), Bùi Thiện Nghĩa (Úc), Nguyễn Dần (Hoa Kỳ), Phạm Văn Vận (Hoa Kỳ - anh võ sư Phạm Hữu Độ), Ngô Quốc Phong (Hoa Kỳ), Hà Trọng Thịnh (Canada), Trần Đức Hợp (Hoa Kỳ) ...  

Ghi Chú 9 : Võ đường đầu tiên tại Miền Nam : 52 rue Frères Louis.

Sau đổi là đường Võ Tánh, nay là đường Nguyễn Trãi, gần ngã sáu Sài Gòn. Võ đường này là nơi đầu tiên võ sư Trần Huy Phong đến tập huấn với võ sư Nguyễn Lộc.

Ghi Chú 10 : Võ đường Thủ Khoa Huân

Thủ Khoa Huân, một con đường nối từ cửa hông dinh Độc Lập đến chợ Bến Thành - Sài Gòn. Ngày nay võ đường này không còn nữa và đã được lại xây thành khách sạn, tại số 52 đường Thủ Khoa Huân, Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn).

Ghi Chú 11 : « Anh Nguyễn Lộc »

Cách xưng hô "Anh Lộc", đã được xác định bởi tuyệt đại đa số các võ sư, môn đệ trực tiếp của võ sư Nguyễn Lộc như : Ông Nguyễn Đăng Hiển, võ sư Phan Dương Bình, Lê Sáng, Trần Huy Phong, Hà Trọng Thịnh, Phạm Hữu Độ, Lê Trọng Hiệp ...  
  • Theo  "Hồi ký những ngày theo học võ sư sáng tổ" của võ sư Lê Văn Phúc trong đặc san Vovinam-VVĐ : KD. số 2397 BTT/PHNT ngày 28-05-1971) : " ... Hồi chúng tôi học võ, thường được phép xưng hô anh em với võ sư Nguyễn Lộc ..."
  • Cách xưng hô này đã được chính thức ghi trong đặc san "Việt Võ Đạo–Vovinam Tưởng Niệm cố Võ sư Sáng Tạo môn phái", xuất bản năm 1965.

Ghi Chú 12 : Danh xưng « võ sư Trưởng »

Trong thời điểm 1938-1964, chức vụ chưởng môn trong môn phái hoàn toàn chưa có ! Ngay trong thời võ sư Nguyễn Lộc còn sinh tiền, ông cũng chỉ xưng là võ sư sáng tạo Vovinam.
Theo tờ đặc san "Việt Võ Đạo–Vovinam Tưởng Niệm cố võ sư Sáng Tạo môn phái ", xuất bản năm 1965, tước hiệu của võ sư Lê Sáng được ghi là «Võ sư Trưởng», chứng minh rằng vào thời điểm đó, chức vụ chưởng môn chưa được môn phái chính thức thành lập.

Ghi chú 13 : Nghĩa Trang Mạc Đĩnh Chi.

Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi là nghĩa trang tại trung tâm thành phố Sài Gòn, phía trước là đường Phan Thanh Giản (nay gọi là Điện Biên Phủ),  phía sau là đường Hiền Vương (nay gọi là Võ Thị Sáu).
Năm 1983, chính quyền Cộng Sản Việt Nam ra lệnh giải toả nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi (nay là công viên Lê Văn Tám). Võ sư Trần Huy Phong liền tổ chức cải táng, bốc cốt võ sư Nguyễn lộc cùng với khoảng 30 võ sư, huấn luyện viên. Trong đó có sự hiện diện của võ sư Trần Thế Phượng, Nguyễn Văn Thông, Trần Đức Hợp, Lê Công Danh, Trần Văn Bé, Vũ Kim Trọng, Nguyễn Văn Đông, Nguyễn Văn Thông (trẻ - Úc Đại Lợi), Phùng Mạnh Tâm, Lê Hoàng Ngân...
Sau khi hội ý với bà Nguyễn Lộc, võ sư Trần Huy Phong đã cho hoả thiêu và tro cốt để trong một cái tĩnh bằng sành, bao quanh bằng một hộp gỗ quí, sau đó được đưa về an vị trên bàn thờ tại nhà võ sư Lê Sáng.
Trong thời gian đó, võ sư Lê Sáng đi học tập cải tạo chưa về. Đến đầu năm 1997, ông Nguyễn Hải, bào đệ của võ sư Nguyễn Lộc về huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây, nơi quê hương của gia đình ông, xây ba mộ phần cho song thân và anh là võ sư Nguyễn Lộc, đồng thời yêu cầu võ sư Lê Sáng mang An Vị của võ sư Nguyễn Lộc về mai táng tại đó.
Ghi chú của võ sư Phùng Mạnh Tâm (California – Hoa Kỳ)
Khoảng tháng 9 năm 1983, tôi cùng võ sư Trần Huy Phong đến nhà cô Ngà (*) (tôi không nhớ rõ tên tuổi chính xác), con gái của võ sư Nguyễn Lộc ở Gia Định, sau trường Mỹ Thuật, để lấy giấy tờ xin chính quyền bốc mộ. Sau đó võ sư Trần Huy Phong cho thông báo đến toàn thể các võ sư và môn sinh ngày tổ chức bốc mộ.
Ngày bốc mộ võ sư Nguyễn Lộc hôm đó có mặt rất đông đủ các võ sư và cựu môn sinh. Có thể nói đây là cuộc hội họp đông nhất kể từ sau tháng 4-1975. Ngoài sự hiện diện của các võ sư kể trên còn có các võ sư : Trần Thế Phượng, Nguyễn Văn Thông (Thông lớn), Trần Đức Hợp, Nguyễn Văn Vang, Nguyễn Văn Thông (Thông nhỏ, hiện nay đang ở Úc).
Sau khi thiêu xong ở Thủ Đức, võ sư Trần Huy Phong đã cùng với võ sư Nguyễn Văn Đông mang hài cốt võ sư Nguyễn Lộc về võ đường Sư Vạn Hạnh cũ. Sau đó hai tháng, võ sư Trần Huy Phong lại tổ chức bốc mộ cho võ sư Mạnh Hoàng cũng tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi.
(*) Ghi Chú của võ sư Trần Nguyên Đạo : Chi tiết này được võ sư Nguyễn Dần cho biết là cô Nguyễn Thị Thanh Ngà và Nguyễn Thi Thanh Mai, ngụ tại đường Trương Minh Giảng, Gia Định.
Nhân chứng - bà Nguyễn Lộc (Lancaster – Hoa Kỳ)
Trích đặc san Vovinam-VVĐ Texas – 1994, Do võ sư Lê Văn Phúc và Ngô Hữu Liễn Phỏng vấn.
 « … Võ sư Lê Văn Phúc : Thưa Chị, năm ngoái chị về thăm Việt Nam, có thăm mộ Anh nữa chứ ! Em nhớ trước năm 1975, mộ Anh trong nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Sau đó nhà nước cộng sản buộc các thân nhân phải dời mộ đi nơi khác để họ làm công viên. Vậy gia đình đã lo như thế nào ? ….
… Bà Nguyễn Lộc : Xong rồi, từ năm 1983 !  Hồi đó, chú Phong và các môn sinh đã chuyển hài cốt của nhà tôi về võ đường Trần Hoàng Quân … ».

Vị mặn quên hường chép lại từ nguồn: