Powered By Blogger
ĐẮNG LÒNG TRƯỚC NẠN HẠN, MẶN!!




Dân có giàu thì nước mới mạnh. Nông dân sẽ luôn là tầng lớp chính của dân tộc Việt Nam và lịch sử đã chứng minh họ luôn là nền tảng trong việc bảo vệ và xây dựng quốc gia. Nông dân có giàu thì nước mới mạnh. Trách nhiệm của lãnh đạo là phải làm sao người dân hạnh phúc ấm no trong sự quan tâm lo lắng của người lãnh đạo.  
Sau bao nhiêu năm làm chủ mảnh đất nông nghiệp trù phú có từ trước 1975. Những cái loa của đỉnh cao trí tuệ Ba Đình vẩn lải nhải  nhiều thập niên với một giọng điệu:Nước ta đang trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, mà đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa". Do đó, chúng ta phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, mới tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi nông nghiệp, nông thôn là khu vực đông dân cư nhất, lại có trình độ phát triển nhìn chung là thấp nhất so với các khu vực khác của nền kinh tế. Nông dân chiếm hơn 70% dân số và hơn 76% lực lượng lao động cả nước, đóng góp từ 25% - 27% GDP của cả nước...hết trích http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi-moi/2007/270/Cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-nong-nghiep-nong-thon-gan-voi.aspx



Đó là những nhận định của đảng và những lời hứa với nông dân VN sau hơn  71 năm đảng đã làm chủ mảnh đất nông nghiệp trù phú được trời ban cho dân tộc VN. Thế nhưng sự thật ra sao?  Kể từ lúc hồ chí minh và đảng cộng sản cúi đầu nhận làm tôi mọi cho Quốc Tế 3 cộng sản từ năm 1950. Đảng đã làm hết cuộc cách mạng này đến cuộc cách mạng khác về nông nghiệp như cuộc Cải Cách Ruộng Đất long trời lở đất, giết hại hàng trăm ngàn người và hàng triệu người bị ở tù oan bởi những người lãnh đạo ngu đần vào những năm từ 1953 đến 1956. Nhưng hạnh phúc của giai cấp nông dân chưa hề được cải thiện, nếu như không cho con cái đi lao động nước ngoài hoặc bán gã con gái cho dân Tàu, Hàn, Sing hay Mã.... thì số phận của giai cấp nông dân VN từ nghèo tiến đến hướng bần cố nông. 



Ngày nay, khi cách mạng chiếm hữu của đảng cs thành công, số phận của những giai cấp nông dân ra sao, tương lai họ thế nào? Nông dân vào cuối thế kỷ 20 cho đến hôm nay, trước những bước tiến của đảng đã làm giai cấp nông dân, một giai cấp tiên phong trong các mủi tiến công dành thắng lợi cho đảng trong quá khứ, nay trở thành những người dân oan, mất đất mất nhà, phải sống đầu đường xó chợ lây lất qua ngày trên các vĩa hè, không nhà nương tựa để tránh mưa tránh nắng.



Những gì đảng làm và đảng nói chưa bao giờ ăn khớp với nhau. Có thể nói ngắn gọn, đảng là một tập đoàn ăn cướp có giấy phép hành nghề và được quốc hội nhà nước CHXHCNVN hợp thúc hoá bằng các hiến pháp ban hành  Để thấy rỏ hơn bộ mặt thảo khấu của đảng, người viết xin minh chứng một tình trạng mà các đỉnh cao lừa bịp đã lừa bịp giai cấp nông dân trong hơn 7 thập niên qua, kể từ ngày có bác và đảng làm kách mệnh trên đất nước nông nghiệp VN.
Ai cũng biết cái đảng nầy hoang tưởng
Xây thiên đường của hai lão già râu*
Bọn cai thầu là một lũ giòi sâu
Quá ngu dốt chỉ biết ăn và phá.
Ai cũng biết cái đảng nầy tàn tạ
Cả năm châu thế giới đã thải hồi
Chỉ lèo tèo còn ba đảng lẻ loi
Mà xui xẻo Việt Nam ta là một.
Ai cũng biết cái đảng nầy ốt dột
Chẳng biết gì liêm sỉ với lương tri
Vừa nhổ ra là liếm lại tức thì
Miệng nhân nghĩa, lòng dao găm mã tấu.
(Ai cũng biết, trích thơ Phan Huy)

Như các nước trên thế giới đều biết đến VN như một nước cường quốc về nông nghiệp, một nước có sự sản xuất lúa gạo bậc nhất nhì trên thế giới...nếu biết tận dụng, từ một nền nông nghiệp phú cường, có thể dùng làm điểm tựa vững chắc cho mọi phát triển của nền công nghiệp nặng. Tuy nhiên, dưới sự chăm sóc ân cần của bác và đảng, nền nông nghiệp VN đã tụt hậu mổi ngày một thãm hại hơn. Đến như luá gạo của VN ngày nay thua cã Campuchia và Lào, điều này nói lên được bước tiến rất ngoạn mục với sự có mặt của những lãnh đạo tài ba, trí tuệ là những đỉnh cao vượt bực trong khu vực với trên 24.300 tiến sĩ (TS), 101.000 thạc sĩ và trên 2 triệu Cử nhân, nhưng cốt khỉ vẩn hoàn cốt khỉ.

NÔNG NGHIỆP VN ĐANG BỊ TÀN PHÁ VÌ THIÊN NHIÊN 

Mỗi năm, đồng bằng sông Cửu Long cung cấp phần lớn tổng sản lượng gần 28 triệu tấn gạo của Việt Nam và gần một nửa trong 7 triệu tấn gạo được xuất khẩu. Việt Nam là một trong 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, với lượng xuất khẩu đạt gần 3 tỷ USD trong năm 2013.
Tuy nhiên VN là một nước nằm trong danh sách 10 nước luôn bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong 20 năm qua vì bão, lũ, và đất chuồi, theo Chỉ số Rủi ro Khí hậu do tổ chức Germanwatch có trụ sở ở Đức đã công bố vào ngày 3/12/2015. Nhưng đảng và các đỉnh cao trí tuệ chưa bao giờ biết vận dụng những cảnh báo của thế giới mà đề phòng cho ngành nông nghiệp nước ta. Các đỉnh cao chỉ biết lo ăn cắp của dân, đánh, bõ tù người yêu nước, cướp đất cướp nhà của dân để làm giàu cho giai cấp thống trị - Đám người này luôn khoát lên mình bộ mặt đạo đức luôn vì dân và thương dân, chúng lo dân tận tình đến cái quần lót của dân của không còn...

CÁC ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ VN LÀM GÌ ĐỂ CỨU HẠN?

Vấn đề nước mặn lan vào ruộng đồng vùng ĐBSCL không phải là việc mới mẻ, cũng như những hiện tượng chu kỳ về thời tiết thay đổi như El Nino là những hiện tượng đã có trên 5000 năm qua. Thế nhưng khi không trúng mùa và thất bại vì bệnh tự kỷ và kém cỏi. Đảng lại tiếp tục kiếm cách khác để đổ trút trách nhiệm. 
Như nông dân VN đều biết, vào năm 2012, nước mặn lấn sâu vào đất liền đến nỗi việc tìm nước ngọt trở nên chật vật hơn.  Các cuộc khảo sát cho thấy từ năm 1995 tới 2014, Honduras, Myanmar và Haiti là ba nước bị tác động nghiêm trọng nhất bởi thiên tai. Kế đến là Philippines, Nicaragua, và Bangladesh. Việt Nam xếp thứ 7 trong danh sách, theo sau là Pakistan, Thái Lan và Guatemala.
Trong thời gian này, có tổng cộng hơn 525.000 người thiệt mạng trong khoảng 15.000 vụ thiên tai. http://www.voatiengviet.com/content/viet-nam-nam-trong-top-10-nuoc-bi-anh-huong-khi-hau-nang-ne-nhat/3087634.html
Từ đầu năm 2016 tại Kiên Giang: hơn 1.000 ha lúa chết khô, dân bỏ ruộng tha phương. Nhiều cánh đồng ở miền Tây khô cằn, đất nứt nẻ, các con kênh không còn nước để tưới tiêu. Vùng ĐBSCL đang chịu đợt hạn hán và mặn xâm nhập nặng nhất trong 100 năm qua.
Hạn mặn trong vùng ĐBSCL không phải là điều mới mẻ gì với người nông dân chung quanh khu vực sông Mekong. Bọn bất tài tà quyền cộng sản lợi dụng thời tiết thay đổi, gây hạn hán, thì đổ thừa hết cho thời tiết, rồi lại đổ thừa cho các đập thượng nguồn trên dòng sông Mékong. Đây chính là lối thoát tội của căn bệnh ngu dốt của đám lãnh đạo ba Đình sau 71 năm lãnh đạo một đất nước có nên nông nghiệp góp phần quan trọng vào việc phát triển nền kinh tế quốc dân.
Tuy nhiên từ khi cầm quyền tới nay, bước vào hội nhập với kinh tế tư bản, đám côn trùng csVN chỉ biết chăm lo bộ lông của mình chứ không ngó ngàng gì đến các giai cấp khác như công, nông. Đây là những giai cấp đã bị đảng lợi dng, kích động và xúi dục trong việc cướp chính quyền năm 1945 và miền nam VN tháng 4/1975. Đảng luôn ca ngợi đây là thành phần trung kiên, những mủi tên chủ lực trong việc đấu tranh cách mạng giải phóng. Đến khi đảng lên ngôi, thì giai cấp này bị gạt ra khỏi vòng chơi của đảng, để trở về với kiếp bán mặt cho đất bán lưng cho trời...
Nền nông nghiệp của VN, qua nhiều cuộc cải cách và chiến lược ưu việt do các đỉnh cao để ra, đã đưa vựa lúa của miền nam VN đi vào bế tắc và tụt hậu so với các nước quanh vùng như Thái Lan, Campuchia và Lào. Chưa bao giờ người nông dân VN lại xấu hổ với Campuchia và Lào như bây giờ. 
Hàng trăm hộ dân xã Bình Giang (huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) đang "khóc ròng" vì cả ngàn ha lúa chết khô vì hạn, mặn. Nhiều gia đình rơi vào cảnh trắng tay, nợ nận… phải bỏ đi làm ăn ở các tỉnh xa. Nhiều cánh đồng ở miền Tây khô cằn, đất nứt nẻ, các con kênh không còn nước để tưới tiêu. Vùng ĐBSCL đang chịu đợt hạn hán và mặn xâm nhập nặng nhất trong 100 năm qua. Đảng vẩn chưa có một kế hoạch cụ thể và hữu hiệu mang tính chiến lược cho ác vùng bị măn xâm nhập và bị hán hán hoành hành
Nông dân VN ngày nay chịu nhiều sự thiệt thòi và bất hạnh vì cái ngu của đám đầu lĩnh Ba Đình trong việc đề ra các chiến lược ưu việt, dẩn tới việc hạn mặn xâm nhập vùng ĐBSCL trong mấy tháng nay, gây thiệt hại đáng kể cho việc sản xuất lúa gạo trong Xuân Hè 2016.
Những trí tuệ của đảng, hết cải cách tới việc đưa các chiến lược không phù hợp cho vùng đồng bằng chung quanh vùng sông Mekong. trí tuệ của đảng chỉ dùng để đẻ ra những chiến lược chiếm đất nhà của nông dân, làm giàu cho tập đoàn Mafia csVN. Chưa bao giờ đám đầu lĩnh này, có những chiến lược thích hợp để cải thiện mội sinh cho vùng ĐBSCL, khi bị hạn hoặc bị nước mặn tràn vào ruộng, giúp cho nông dân ổn định các vụ mùa, tránh các tai họa từ các đập thượng nguồn và bị đàn anh Trung Cộng chơi xấu. Việc xây đập trên thượng nguồn đâu phải mới có mấy năm qua, mà chệt tàu đã xây dựng hơn 2 thập niên qua trên dòng sông Mekong. Bọn mất dạy này đâu bao giờ đếm xĩa gì đến lợi ích sống chung của các quốc gia lân bang. Kể cã các ý kiến của Uỷ Ban Mekong về ảnh hưởng tai hại của môi sinh của các khu vực hạ nguồn như vùng ĐBSCL.
Một sự ngu xuẩn khác của các đầu lĩnh Ba Đình là "Yêu cầu Trung Quốc điều tiết nước thượng nguồn Mê Kông". Đúng là cách chạy tội thiếu khả năng và tầm vóc quản trị quốc gia, đối phó với các thủ đoạn của đám mất dạy đàn anh Trung Cộng. http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe-thong-tin-vien-thong/293431/yeu-cau-trung-quoc-dieu-tiet-nuoc-thuong-nguon-me-kong.html
Nên nhớ, bọn tàu Cộng từng đem giàn khoan HD 981 ngang nhiên vào vùng biển VN vào hè năm 2015, chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, trang thiết bị khả năng quân sự trên các đảo mà chúng đã chiếm đóng trong vùng biển của VN, vậy mà đám chóp bu của CHXHCNVN, không có một người lãnh đạo hay dân biểu quốc hội của nước CHXHCNVN dám đâm đơn kiện chúng ra trước LHQ ? Thế thì việc yêu cầu chệt cộng điều tiết lưu lượng nước trên thượng nguồn, có phải là việc làm ruồi bu hay không? Càng được các nước hạ nguồn yêu cầu thì bọn Tàu Cộng càng kiêu căng và hống hách thêm. 
Văn hoá tuyệt vời nhất của các đầu lĩnh Ba Đình là " Văn Hoá Đổ Thừa". Một khi hạn hán kéo tới, thì đám đầu lĩnh này, nay thì đổ thừa cho hiện tượng thay đổi khí hậu El Nino, hoặc đổ thừa là việc xây đập trên thượng nguồn của Tàu Cộng? Người VN không ai mà không biết sự trốn trách nhiệm của bầy sâu Ba Đình trong việc đưa đất nước vào ngõ cụt trong nhiều phạm trù mà chúng đang quản trị và điều hành đất nước.

Những ai đã từng sống trước năm 1975, đều biết là Tổng thống Nguyễn văn Thiệu đã từng có các quốc sách về việc chống mặn cho vùng ĐBSCL, lúc đó chưa có các đập trên thượng nguồn của Tàu Cộng, lào và Campuchia. Những việc làm đó cách đây trên nửa thế kỷ của  người lãnh đạo của miền nam để giử an toàn và chống mặn cho nhà nông vùng châu thổ sông Mekong. Đó là hoàn thành một phần kế hoạch đào những con kênh đưa nước từ Sông Sài Gòn, Đồng Nai về ĐBSCL, khởi đầu là hệ thống kênh đào từ sông Sài Gòn tới Mỹ Tho rồi đổ ra Sông Tiền. Một kế hoạch khác là xây dựng một con đê từ Vũng Tàu đến Gò Công để ngăn chận nước biển tràn vào Bà Rịa, nhưng kế hoạch đó bị Ông Thiệu bác bỏ, vì Ông Thiệu dành ưu tiên cho dự án Tân Cảng Sài Gòn và chấp nhận để vùng Bà Rịa tạm thời bị ngập mặn. Ngoài ra còn dự án kênh Long An nối tới An Giang chưa kịp thực hiện mặc dù đã có trong kế hoạch phát triển chống mặn xâm nhập đồng ruộng miền nam. Trong khi đó, từ tháng 4/1975 đến nay, đảng chỉ biết vào vơ vét về, nên quên đi việc chống mặn cho vựa lúa của miền nam.
Vào đầu thế kỷ 20, trong việc chống mặn xâm nhập ruộng đồng, các kỹ sư người Pháp khi đào kênh trong vùng Đồng Tháp Mười, Long an, họ đã đào các kênh lớn song song theo hướng ra biển. Không đào các kênh ngang nối các kênh chính lại, để nước mặn khi triều cường không vào sâu trong đồng ruộng được.
Ba Đình chỉ là một tàp đoàn dốt nát chỉ biết chửi bới lăng nhục bên thua cuộc, chứ chưa bao giờ chúng tự nhìn nhận sự bất tài của chúng trong việc tạo hạnh phúc cho giai cấp nông dân như các vị lãnh đạo của miền nam VN trước năm 1975. Thay vì chúng dùng tiền xây tượng đài ngàn tỉ, hoặc dùng những khoãng tiền chi tiêu vô bổ cho các phái đoàn đi tham quan nước ngoài...để đào các kênh ngăn chặn nước mặn tràn vào các vùng trồng lúa chiến lược, thì ngày hôm nay dân miền nam đâu có rơi lệ vì sự tàn phá hạn mặn và nông dân phải phải bõ ruộng để lên thành kiếm sống.  
Việc xuất cảng lúa gạo hàng thứ nhì của thế giới, riêng miền nam VN, mặc dù trong thời gian này đã bị cộng sản Bắc Việt phá hoại, nhưng trong thời gian từ 1956-1962 VNCH cũng đã từng có lương sản xuất lúa gạo ngang với tầm cở mà vc đã làm được như bây giờ.
Những con người bất tài trong Bắc Bộ Phủ  chỉ có được khả năng phá hoại công quỷ quốc gia, chi phí hàng chục nghìn tỉ đồng để đưa đám quan lại ngu dốt đi ra nước ngoài ăn chơi. Còn nông dân đói khổ vì thiên tai thì mặc bay!! Trí thức của đảng, không bao giờ biết nhìn xa trông rộng, nên chúng chưa bao giờ biết đến vùng sa mạc cằn cổi của Do Thái. Người Do Thái sau khi trở về quên hương bắt tay vào xây dựng từ năm 1948, sau ngày thành lập nước VNDCCH của hồ chí minh và đảng vinh râu csVN là 3 năm.  người dân Do Thái âm thầm trong sự cần cù khai phá và nghiên cứu, họ đã biến vùng đất cằn cổi nóng cháy này thành những vùng trù phú sản xuất nông nghiệp hàng đầu của thế giới!!
Kỹ thuật xây dựng và phát triển từ những vùng đất sa mạc thành nơi sản xuất nông nghiệp trù phú và thịnh vượng cho nên kinh tế quốc gia của Do Thái là việc mà cái đỉnh cao trí tuệ VN cần phải học hỏi và điều nghiên để đối phó với các thiên tai về hạn hán thay vì đổ thừa cho lưu lượng nước trên thượng nguồn bị thằng anh mất dạy là Trung Cộng phá bỉnh, hoặc do ảnh hưởng từ El Nino..v..v.
Đừng nói đến chuyện Do Thái, hãy nhìn lại người láng giềng Do Thái, giờ đây việc sản xuất lúa gạo của họ đã vượt xa VN về chất lượng thành phẫm, đạt được nhiều uy tín trên thị trường thế giới. Nước Thái khi đối phó với hạn hán kéo dài, họ đã biết tạo ra những trận "mưa nhân tạo", do phi đội hoàng gia Thái Lan tạo ra. Thái một đất nước không nhiều Thạc Sĩ, Tiến Sĩ như CHXHCNVN, nhưng trí tuệ của họ có dư để đối phó với hạn hán vượt xa trí tuệ của VN hàng trăm năm, để giúp giai cấp nông dân an toàn sản xuất, tránh được sự tàn phá của thiên nhiên hoặc lượng nước thượng nguồn gây hư hại cho việc sản xuất lúa gạo. Những kỹ thuật làm mưa nhân tạo của người Thái, tới nay các trí tuệ của đảng và đất nước CHXHCNVN, chỉ đáng xách dép cho cho họ mà thôi. 
http://kimanhl.blogspot.de/search/label/VN%20CH%E1%BB%AANG%20N%C3%80O%20C%C3%93%20M%C6%AFA%20NH%C3%82N%20T%E1%BA%A0O%20%3F
Đất ta ta cày.... đất ta ta xới, quê hương ta ta bồng và tự tay ta trong cần cù chăm sóc như người dân Do Thái bằng trái tim yêu nước thương nòi, thì chắc chắn không xa bà con nông dân sẻ có được ngày hạnh phúc tràn ngập khắp các vùng ĐBSCL. 
Làm lãnh đạo là phải biết nhìn xa trông rộng, biết tìm cách vượt qua những khó khăn về thời tiết, thiên nhiên cũng như sự phá hoại của thiên triều về lưu lượng nước của dòng sông Mekong. 
Nông dân VN bất hạnh trước một tập đoàn chỉ biết lừa dối, báo cáo láo, chỉ biết đặt ra những kế hoạch hoang tưởng......nên nông nghiệp VN ngày nay mới rước lấy những nổi nhục chưa từng có trong lịch sử với các nước láng giềng đàn em như Campuchia và Lào.

MẸ VIỆT NAM ĐAU

Mẹ bệnh một ngày buổi tiết thu
Từ thời kháng chiến ở trong khu
Vi trùng Cộng sản từ Xô viết
Nhập vào máu mẹ gây ung thư.

Căn bệnh hoành hành đã quá lâu
Sáu mươi năm lẻ khổ và đau
Thân mẹ gầy gò như vóc liễu
Da mẹ xanh xao, tóc bạc màu.

Ngày xưa mẹ đẹp nhất trời đông
Ả Nhật, nàng Hoa, phải thẹn thầm
O Thái, cô Hàn, đều ghen tức
Chị Miến, em Phi, thảy khóc ròng.

Bây giờ mẹ thua sút người ta
Má hóp da nhăn một lão bà
Đang nằm hấp hối trên giường bệnh
Không người săn sóc bệnh trầm kha.

Vi trùng Cộng sản đã ăn sâu
Đục khoét lây lan những tế bào
Bệnh mẹ đã thành không thuốc chửa
Ngoại trừ cắt bỏ bướu ung thư.
( trích thơ Phan Duy)

NÔNG DÂN LẶNG NHÌN THIÊN NHIÊN TÀN PHÁ RUỘNG ĐỒNG

Cả 1.000 ha đất dọc theo kênh T6, kênh 4, kênh Đoàn Dông… lúa cháy khô. Ông Bùi Văn Tài (60 tuổi) - ấp Kênh 4, xã Bình Giang buồn thiu đứng bên đám ruộng cháy khô vì hạn, mặn cho biết: “Bà con trồng lúa ở đây cả 20 – 30 năm rồi có xảy ra hạn, mặn như thế này đâu”.
Theo ông Tài, cán bộ ấp ghi nhận toàn bộ diện tích lúa của ông bị thiệt hại trên 95%; tổng mức đầu tư là 170 triệu đồng. Số tiền này đa phần ông Tài vay mượn...
Cùng cảnh ngộ như ông Tài, anh Phan Hùng Vũ - ấp Kênh 4 cho biết, gia đình anh làm 6ha lúa nay bị nhiễm mặn thiệt hại 90%.
Theo ông Tài và anh Vũ, ở Kênh T4 có nhiều hộ bỏ ruộng, không thuê người gặt lúa.
Ông Danh Hậu - Trưởng ấp Giồng Kè cho biết: “Theo danh sách mà chúng tôi vừa thống kê để báo lên UBND xã thì toàn ấp có 193 hộ có lúa bị thiệt hại từ 50 -100%, với tổng diện tích trên 800 ha. Hiện đời sống bà con ở đây vô cùng gặp khó khăn do thiên tai gây ra nên có nhiều hộ đi lên TP Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam Bộ để lao động”.
Ông Nguyễn Văn Phát – Phó Chủ tịch UBND xã Bình Giang cho biết, qua một số ấp mới báo cáo thì tổng diện tích lúa thiệt hại do hạn, mặn… đến thời điểm này là trên 1.000ha, mức thiệt hại trên 90%. Về giải pháp trước mắt, địa phương thống kê diện tích và đề nghị tỉnh hỗ trợ cho bà con, giúp bà con có tiền tái sản xuất… Về lâu dài, xã đang khảo sát lại các tuyến kênh, cống đập sau đó đề nghị lên huyện cấp kinh phí xây thêm đập, nâng cấp đê bao để chống mặn.
Bỏ ruộng tha phương
Trên tuyến đê bao ven biển thuộc ấp Giồng Kè, nhiều căn nhà thấp tè mọc lên trơ vơ giữa cái nắng chang chang xứ biển. Nhiều căn nhà đóng cửa im ỉm. Chúng tôi gặp ông Danh Hương (80 tuổi) thẫn thờ ngồi trước nhà. Ông Hương cho biết, gia đình ông có 8 người con, mỗi người làm trên 2 ha đất nhưng chẳng ai thoát nghèo. Nhất là vụ lúa hè thu năm rồi và vụ lúa năm nay, còn khoảng hơn nửa tháng nữa là gặt lúa, nào ngờ hạn mặn xâm nhập làm lúa chết khô hết.
Ông Danh Hương nói: “Thấy lúa chết hết, hai đứa con đã bỏ ruộng đi Bình Dương kiếm việc làm rồi, mấy đứa còn lại định gặt lúa xong rồi cũng đi. Vợ chồng tôi thì ở nhà trông mấy đứa nhỏ cho tụi nó đi làm… Già rồi có làm được chuyện chi ra tiền nữa đâu, chỉ trông chờ vào vụ lúa này mà nay mất trắng hết rồi”.
Ở nhà dưới, bà Thị Phol – vợ ông Danh Hương đang đút từng thìa cơm trắng cho đứa cháu ngoại. Cha mẹ cháu bé định gặt lúa xong rồi sẽ đi Bình Dương tìm việc.
Cháu Thúy Ngân – lớp 2 - nói: “Sau Tết, ba mẹ đã đi lên thành phố lao động rồi. Hiện cháu ở nhà với ông bà nội. Mấy hôm nay bà nội cứ khóc hoài vì thấy lúa chết…”.Ông Nguyễn Văn Phát – Phó Chủ tịch UBND xã Bình Giang cho biết, xã chưa thống kê đầy đủ nhưng từ Tết đến giờ mỗi ngày có cả xấp hồ sơ xin việc làm.http://motthegioi.vn/xa-hoi/kien-giang-hon-1000-ha-lua-chet-kho-dan-bo-ruong-tha-phuong-292496.html
Một bộ phận nông dân bắt đầu chuyển đổi từ trồng lúa sang các mô hình kinh tế khác để ứng phó với điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt. Nông dân ở nhiều vùng, đặc biệt là Sóc Trăng, đã chuyển sang nuôi tôm. Năm 2013, tổng diện tích đất dành cho nuôi tôm đã lên đến 652.600 ha và mang về cho Việt Nam gần ba tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu. Đây cũng chỉ là những biện pháp cấp thời không mang tính chiến lược.

Hơn 11.000 ha lúa bị thiệt hại do hạn mặn ở Sóc Trăng

Hạn mặn cao đã làm hơn 11.000 ha lúa Đông Xuân của nông dân ở Sóc Trăng bị thiệt hại nặng, trong đó có hơn 900 ha lúa bị mất trắng. Tổng thiệt hại lên đến gần 40 tỷ đồng.http://bnews.vn/hon-11-000-ha-lua-bi-thiet-hai-do-han-man-o-soc-trang/10151.html
Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, hiện đã có 6/11 huyện, thị xã, gồm Long Phú, Trần Đề, Thạnh Trị, thị xã Ngã Năm, Cù Lao Dung và huyện Mỹ Xuyên, bị mặn xâm nhập, nhiều vùng trồng lúa, độ mặn cao trên 10 ‰.
Hạn mặn cao đã làm hơn 11.000 ha lúa Đông Xuân của nông dân bị thiệt hại nặng, trong đó có hơn 900 ha lúa bị mất trắng, tổng thiệt hại gần 40 tỷ đồng.
Trung tâm Khí tượng thủy văn CHXHCNVN cũng tiên đoán tình trạng xâm mặn, hạn hán kéo dài đến tháng 6/2016. Nhưng chưa bao giờ đưa ra được biện pháp giúp đở đồng bào trong việc cải thiện chống mặn.
Theo thông kê sơ bộ từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, thiệt hại do hạn, xâm mặn ước khoảng 150.000 tỷ đồng. Dự báo thì con số này vẫn chưa dừng hại và còn kéo dài đến vụ lúa Hè Thu, thiệt hại về gia súc do thiếu thức ăn, nước uống. Vì vậy, phòng chống hạn mặn phải được thực hiện đồng bộ

Hàng triệu người dân khốn đốn vì hạn, mặn.

Từ nhiều năm qua các tổ chức quốc tế rất quan tâm đến tình hình ĐBSCL. “Tình trạng của người dân ĐBSCL khá nghiêm trọng. Họ phải đối phó với hiện tượng nóng lên, lượng mưa thất thường, thiếu nước ngọt và do đó tăng độ nhiễm mặn. Nhưng vấn đề lớn nhất là họ phải chống chọi nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan. Họ bắt đầu thấy các cơn bão, lốc xoáy chưa từng xuất hiện ở phía nam trước đây", Roshan Cooke, chuyên gia về khí hậu và môi trường của Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD), cho biết.



Từ tháng 5/2015 để, “Thích ứng biến đổi khí hậu ĐBSCL”, những dự án về nông nghiệp của IFAD sẻ giúp Việt Nam, đã bắt đầu được thực hiện nhằm để cải thiện tình hình. Trong vòng sáu năm, dự án sẽ đầu tư 53 triệu USD để tăng cường năng lực ứng phó với những biến đổi về khí hậu cho người dân, đặc biệt là nông dân nghèo. Mục tiêu của IFAD là hỗ trợ cho khoảng 125.000 người dân dễ tổn thương bởi biến đổi khí hậu, hướng tới những hộ gia đình do người phụ nữ làm chủ và những hộ gia đình dân tộc thiểu số ở Bến Tre, Trà Vinh. IFAD cũng đầu tư xây dựng hệ thống đê bao chống mặn và đập tốt hơn; cải thiện hệ thống kênh mương thủy lợi và cả lĩnh vực khoa học phục vụ dự án.
Mấy chục năm, với nhiều chỉ tiêu và thành tích cướp đất cướp nhà cao từ giai cấp nông dân, nhưng thành tích tạo hạnh phúc cho giai cấp nông dân thì luôn nằm dưói đáy thung lủng. Các đỉnh cao trí tuệ của đảng chưa bao giờ xây dựng được những đê ngăn nước mặn hữu hiệu cho các vùng trồng lúa chiến luợc của vùng ĐBSCL, nơi mà nạn nước mặn thường đe doạ thường trực đến khả năng phát triển việc trồng lúa. Đám người này chỉ ngồi nghĩ đến những kế hoạch làm sao thu mua, cưởng chế đất của nông dân với giá rẻ, xong bán lại cho con buôn nước ngoài với giá đắt gấp trăm lần thu mua. Còn việc tạo an toàn cho nông nghiệp phát triển thì trong suốt chiều dài giải phóng đất nước của ta quyền csVN, đã cho thấy các đỉnh cao trí tuệ đã đưa nền nông nghiệp VN đế chổ tụt hậu rất thê thãm so với những thiên niên kỷ còn sống trong thời Pháp thuộc và Mỹ Nguỵ.
Nền nông nghiệp VN chỉ sống và dựa dẫm để sống được với những dự án tích cực nơi người ngoại quốc cho các vùng nông nghiệp thuộc ĐBSCL, còn các đỉnh cao thì vẩn như hòn đá bất động trong suốt chiều dài làm chủ được một mảnh đất cướp được của miền nam VN có thừa khả năng sản xuất lúa gạo để xuất cảng cũng như đũ dùng cho cả nước. 
Thế nhưng, những lời tuyên hứa với giai cấp nông dân về việc cơ khí hoá hiện đai hoá nông nghiệp chỉ là trên đầu môi chót lưởi của những thằng ăn cướp và đảng Mafia cộng sản VN. Những con người thiếu trách nhiệm, thiếu khả năng phát triển về nông nghiệp nên các nước quanh vùng như Thái Lan, campuchia và Lào đã từ từ bấm còi qua mặt và vượt xa VN trong lãnh vực nông nghiệp trong mấy năm gần đây. Người VN trong những vùng ĐBSCL, ngày nay cũng đã chọn lúa gạo của Campuchia để tiêu dùng thay vì ăn gạo của VN sản xuất, mang nhiều mức độ cao về ngộ độc thực phẫm. Một nghịch lý vô tiền khoáng hậu của VN, mà từ xưa tới nay chưa bao giờ xãy ra. Nhưng đảng vẩn chưa bao giờ tự thấy xấu hổ, vẩn tự cao tự tôn truyền thống có từ 7 thập niên qua.



CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG MẶN CẤP THỜI.

- Hãy thay đổi bằng cách dùng vật và nuôi cây trồng. Nếu đất bị ngập mặn hãy nuôi tôm, bớt diện tích trồng lúa. Tăng diện tích cây chịu mặn như dừa. Mô hình trên vườn dừa, dưới rạch nuôi tôm của ông cha ta là thích hợp cho những vùng ĐBSCL đang bị xâm mặn.
- Không nên đắp đê bao ngăn mặn trên diện rộng vì sẽ khiến đất không được rửa mặn vào mùa mưa. Chỉ nên đắp đê trên diện tích hẹp, khống chế được nước ra vào cho việc nuôi tôm chẳng hạn, mà vẫn rửa mặn được.
- Các kênh đào thủy lợi không bạ đâu đào đó, tránh đưa ngược nước mặn vào sâu trong đồng ruộng. 

NHỮNG BÀI HỌC TỪ VÙNG HẠ NGUỒN HOÀ LAN.

Thựơng nguốn sông Mekong , Trung Cộng xây đập , khúc giữa thì Lào với Thái , khúc gần cuối thì Campuchia . Nước ngọt của sông Mekong còn đâu chảy về hạ nguồn ? Sông Mekong còn đâu sức mạnh để ngăn mặn ? Nước ngọt thiếu thì nước mặn từ biển xâm nhập . VN bị Tầu Cộng hạ độc một cách thê thảm , chỉ còn nước đi bằng đầu gối mà lạy nó . Điều này có sự cộng tác một cách ngu dốt của csVN , bị chiêu bài sông liền sông núi liền núi của Tầu Cộng đem lợi lộc cá nhân làm mờ mắt , không thể mở tầm nhìn quá một bước chân. Cộng sản VN mang kính cận quá nặng gần như đui,  thế nên có những báo cáo  của nhóm nhà khoa học đỉnh cao trong  của CHXHCNVN nào đó cho là các đập trên sông thượng nguồn sông Mekong ít ảnh hưởng tới VN.
http://www1.rfi.fr/actuvi/articles/116/article_4443.asp
Những năm gần đây nhiệt độ trái đất ngày càng nóng dần và băng đá ở bắc cực bị chảy mòn làm cho mặt nước biển tăng cao lên cũng là một lý do chính khiến cho vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long bị nhiểm từ nước biển lấn vào. Trên thượng ngưồn sông Mekong nhiều đập thủy điện được xây dựng cũng ảnh hưởng đến hạ nguồn như tác dụng đến môi trường và hệ thống cân bằng lượng lưu thông của mực nước sông.
Tại Âu Châu từ thượng nguồn sông Rhein phát khởi từ Thụy Sỷ và chảy qua Pháp-Đức chấm dứt tại Hòa Lan. Trên thượng nguồn thì Thụy Sỷ cũng xây đập thủy điện tại nhiều khúc sông, rồi Pháp-Đức cũng làm nhiều đập chắn để xử dụng cho vận chuyển. Kết quả là Hòa Lan là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nhưng người Hòa Lan và chính phủ Hòa Lan phản ứng bằng một đường lối riêng như là xây cao những đập chắn nước sông Rhein khiến lượng nước sông Rhein vào thời cao điểm là sau mùa đông tuyết tan ước bị tuôn xống Pháp-Đức làm tràn ngập lụt lội tại các thành phố lớn dọc theo sông Rhein gây thiệt hại cả tỷ Euro.
Hoặc là vào mùa hè thì Hòa Lan mở những đập chắn đó khiến nước sông Rhein đổ tràn xuống làm cho phía thượng nguồn thiếu nước không thể xừ dụng tàu bè xà lan để vận chuyện lên thượng nguồn đến Basel Thụy Sỷ...
Việt Nam có thể áp dụng lối chơi của Hòa Lan xây đập chắn cao lên ở đầu sông Mekong từ Cam Bốt chảy vào VN để  Thái, Lào và Cam Bốt bị thiệt hại ngập lội và mở cửa đập chắn vào thời điểm thích hợp để gây rối loạn lưu lượng nước lưu thông trên phía thượng nguồn sông Mekong.
Lượng tuyết tan vào đầu mùa xuân ở Hòa Lan chảy xuống những con sông, kênh rạch nhân tạo và rồi nước mưa được dẫn về hệ thống sông nhân tạo phía nam Hòa Lan làm cho Hòa Lan dư nước ngọt cho nông nghiệp. Tại Việt Nam thì lượng nước mưa từ sông Đồng Nai, Sài Gòn lại gây lụt lội cho Sài Gòn rồi tràn ra Biển Đông. Nếu biết áp dụng lối Hòa Lan là dẫn chuyển lượng nước ngọt khổng lồ đó về phía vùng ĐBSCL, thì đvùng này sẽ ngăn chận được sự xâm mặn và còn cung cấp được lượng nước ngọt cần thiết cho nông nghiệp.
Lượng nước mưa đổ xuống Nam Việt Nam hàng năm cao hơn lượng nước từ Sông Mekong tới 204 lần. Mã Lai Á, Phi Luật Tân, Nam Dương có lượng nước mưa trên một mét vuông thấp hơn Việt Nam trung bình hàng năm là 23%. Mất Sông Mekong sẽ không ảnh hưởng đến nông nghiệp cho miền Nam, nhưng sẽ ảnh hưởng đến môi trường tại miền Nam khi phù lưu không tới Việt Nam để tự thành hình những sinh vật mới. Ngược lại môi sinh tại miền nam sẽ bị biến tại các Sông Sài Gòn, Sông Đồng Nai.
Dù sao thì những đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong cũng đã hủy diệt hệ sinh thái trước khi đến Việt Nam, thì chẳng có lý do gì mà người Việt chúng ta phải cần đến Sông Mekong nhận rác từ thượng nguồn sông Mekong.
Hàng năm đến mùa xuân tuyết tan thì Thụy Sỹ xã đập cho Pháp-Đức nhận, Hòa Lan thì cứ phây phây. Không muốn bị lụt lội thì Pháp-Đức cứ chi ra tỷ Euro cho Hòa Lan. Vì thế VN có thể áp dụng lối chơi này để đối phó với các đàn anh giang hồ xã hội đen Tàu Cộng và các tay chơi hùa như Lào, Campuchia.

SO SÁNH TRÍ TUỆ  DO THÁI VỚI CÁC ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ CSVN


Do thái là một đất nước gần như có cùng thời điểm xuất phát trong vấn đề lập quốc như VNCHCH do bác và đảng lãnh đạo. Nước Do Thái được thành lập vào ngày 14/5/1948, tức 3 năm sau ngày bác cướp được chính quyền từ chính quyền độc lập và hợp pháp Trần Trọng Kim, vào tháng tám 1945. Người Do Thái không có những địa lý thích hợp cho việc phát trển nông nghiệp như VN. Do Thái là đất nước với hiều sa mạc nóng cháy.

Các đỉnh cao trí tệ VN trong Ba Đình, các chuyên viên đầu ngành của CHXHCNVN, cũng cần một lần đến Israel (Do Thái), và nên tới thăm thung lũng Arava - đây là niềm tự hào của mọi người dân Israel, nơi mà vị cố Tổng thống của Israel, Shimon Peres đã phải thốt lên khi đến thăm nơi này vào năm 2009: “Hãy đến để thấy rằng, chính con người cũng có thể tạo nên vườn địa đàng". Nhìn sức bật của người Do Thái trên vùng sa mạc nóng cháy, cằn cổi, giờ đây là những nơi trồng trọt trù phú về nông nghiệp. Còn VN với 71 năm bác và đảng làm cách mạng nông nghiệp và nhiều lần hứa hẹn với (?) nhưng ngày càng bế tắc và tụt hậu nhất trong vùng!
Trang trại tại sa mạc Arava
DO THÁI ĐẤT NƯỚC CỦA SA MẠC
Arava là một trong những vùng đất khô cằn nhất Thế giới, nằm ở khu vực khô hạn nhất của hoang mạc Negev. Nhiệt độ mùa hè bình quân lên tới 40 độ C và ban đêm là 25 độ C. Còn mùa đông lại có nhiệt độ ban ngày là 21 độ và ban đêm chỉ trên dưới 3 độ C.
 Nông dân Arava đang kiểm tra sản phẩm
Thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng có đến 90% dân số tại Arava là những người làm nông nghiệp. Trải dài khắp thung lũng là những cánh đồng ô liu, cam, lựu, vải thiều, nho, chuối… xanh tươi mơn mởn, những khu nhà kính ngập tràn hoa, rau sạch, cà chua bi, cà chua nhót, dưa chuột, cà tím… Tất cả đều được áp dụng công nghệ hiện đại nhất để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm.

Nông sản tại Desertech, triển lãm nông nghiệp được tổ chức hàng năm tại Arava
Không chỉ sản xuất lương thực cho riêng mình, người nông dân Arava còn đem sản phẩm của mình xuất cảng ra khắp Thế giới. Không thể ngờ rằng, một trong những nơi khô cằn nhất thế giới lại chiếm tới trên 60% tổng sản lượng rau và 10% tổng sản lượng hoa xuất cảng của Israel.

Sa Mạc Do Thái là bài học cho đất nước Việt Nam

Đất nước Israel là như thế, từ số không xây dựng thành một cường quốc có nền nông nghiệp phát triển nhất Thế giới. Nếu mang những điều kiện tự nhiên, địa lý thuận lợi của Việt Nam, đặt vào vị trí của Israel thì không biết họ còn phát triển đến mức nào nữa? Nhìn lại VN đang thừa hưởng những lợi thế về điạ lý và thiên nhiên ưu đãi hơn Do Thái, nhưng người nông dân luôn bất hạnh, sản phẫm làm ra chất lượng vẩn kém hơn các nước bên cạnh.
Dưới đây là bảng so sánh sự khác biệt giữa Do Thái và VN:
Việt Nam mang danh là một nước có truyền thống nông nghiệp, nhưng công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản gần như là không có gì, người nông dân vẫn phải tự mình xoay sở. Các máy móc đơn giản trong sản xuất nông nghiệp và bảo quản nông nghiệp hầu như phải nhập từ nước ngoài.
Người nông dân gần như phải tự tạo cuộc sống trên mảnh đất sở hữu của mình mà không còn trông đợi gì vào những lời hứa suông vô trách nhiệm của các trí tuệ đảng, từ nhiều năm qua.
Không biết chừng nào Việt Nam lấy tấm gương của Israel để học tập và thay đổi để nông dân được nhờ? So với đất nước họ, Việt Nam hiện đang có trong tay rất nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, nguồn nhân lực, và là một đất nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời. http://khoahoc.tv/chung-ta-hoc-duoc-gi-tu-nhung-nguoi-nong-dan-do-thai-54998.
Các đỉnh cao trí tuệ VN, nhìn sự phát triển của nông nghiệp trên vùng sa mạc khô cằn của Do Thái, để tự thấy mình có còn xứng đáng trong trách nhiệm quản trị đất nước nửa hay không? Giai cấp nông dân của VN nên còn đặt niềm tin vào những gì đảng nói và làm trong suốt chiều dài 71 năm chỉ đạo cho ngành nông nghiệp VN phát triển(?)
“Dân tín” rất quan trọng, vì “dân vô tín bất lập”. Không có sự tín nhiệm của dân chúng thì một quốc gia, một chế độ sẽ không tồn tại lâu dài được. Khi một chế độ mất đi lòng tin của dân chúng, thì cho dù có hệ thống công an dày đặc, quân đội vững mạnh thì đó cũng chỉ là một con hổ giấy trước sự cuồng nộ của người dân mà thôi. Ngược lại, một chế độ thực sự vì dân và được sự tín nhiệm của dân thì dù trong hoàn cảnh khó khăn dân chúng vẫn tin, vẩn chung vai đấu cật để cùng chia sẻ trách nhiệm với chính quyền và chung sức đưa đất nước vượt qua khó khăn đó.
Dân Tín là sự tín nhiệm của dân chúng đối với nhà nước và những người lãnh đạo. Tín nhiệm là chỉ sự tin tưởng tới mức dám phó thác. Nếu dân chúng mất đi tín nhiệm thì cũng có nghĩa là mất đi Dân Tâm. Lúc đó thì nhà nước có đưa ra những chính sách, quy định, pháp luật, chế độ tốt đến mấy thì dân chúng cũng không thèm để ý, không hy vọng. Như vậy nhân dân sẽ giữ thái độ bàng quan đối với những nhà nước không có tín nhiệm đối với dân.
Từ lâu người dân VN, nhấtt là giai cấp nông dân, đã mất hẳn niềm tin vào chế độ độc tài nhưng lại tự nhận là “nhà nước của dân, do dân, vì dân” này. Nhà nước cộng sản chỉ quan tâm đến sự tồn vong của chế độ mà không bao giờ quan tâm đến sự tồn vong của đất nước và nhân dân. Đối với lãnh thổ thì biển đảo để cho ngoại bang xâm chiếm, đối với nhân dân thì sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi. Người dân vì thế mà sống trong sự hoang mang và mất đi niềm tin vào xã hội mà mình đang sống.

Vài nét về Ngân hàng Nông nghiệp của VNCH để nhắc nhớ về một Thiên Đàng đã mất đối với nông dân miền Nam . 
Nông dân dưới chế độ miền nam VN trước  1975, dù có chiến tranh , vẫn có đời sống sung túc . Trong khi , dù là hòa bình nhưng nhân dân bây giờ lại khổ hơn (theo báo Đảng) dù đứng hàng đầu hay thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo . Vì VNCH BIẾT LO CHO DÂN với các chính sách khuyến nông thích đáng , trong khi hiện nay Tổng công ty lương thực lại là thứ "cai đầu dài" , sống trên mồ hôi và nước mắt của ND . Họ là người hưởng lợi nhất , chứ ko phải là ND . Đảng cộng sản đã xây dựng được một giai cấp mới trong XH, đó là DÂN OAN trê khắp địa bàn cã nước. Người dân được làm chủ những căn nhà xập xệ bên các cống rảnh của thành thị....
Nhờ vào các nổ lực không ngừng về việc cải cách ruộng đất của hai nền đệ nhàt và đệ nhị Cộng Hoà và với các chính sách hợp lý về nông nghiệp nói trên, việc sản xuất, xuất cảng và lợi tức nông nghiệp đã không ngừng gia tăng. Từ năm 1955 đến 1962, mức sản xuất gạo đã tăng từ 2,8 triệu tấn đến 5 triệu tấn, còn xuất cảng tăng từ 70 ngàn tấn lên đến 323 ngàn tấn http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2014/09/140924_south_vn_land_reforms
Trong khi đó ở các tỉnh vùng 4 chiến thuật , vùng ĐBSCL một vựa lúa của cả nước , gần như quận nào cũng có chi nhánh của NH này . Ở vùng này , tuy có chiến tranh , đôi khi cũng ác liệt , vì hai bên đều cố gắng chiếm giử do nhiều lúa gạo và đông dân ; nhưng ko ác liệt bằng vùng 1 và 2 chiến thuật .
Trước 1975, tuy là những vùng nông thôn nhưng  cuộc sống của dân khá sung túc . Nhà gạch lợp ngói , xài giếng vì vùng này nước sông bị nhiễm mặn . Trong nhà có máy may , TV , radio , xe gắn máy hay máy cày loại nhỏ . Ở các chợ xã , hàng hóa vãi vóc không thiếu thứ gì , ko thua gì Sài gòn . Ở vùng Đồng Tháp Mười , do ruộng cò bay thẳng cánh nên nông dân đã từng dùng máy cày loại lớn . Cũng do có mùa lúa nổi , khi nước lên cao , nông dân vùng này phải để máy cày trên bè để máy khỏi bị ngập nước gây hư hỏng . Vùng Đồng Tháp Mười rất lạ là ko bị ảnh hưởng bởi thủy triều mỗi ngày bởi sông Cửu Long , nước bị chua nên thời ông Diệm và Thiệu đã từng đào nhiều kinh để xả chua .
Người nông dân sau khi bán lúa thì gửi tiền ở NH nông nghiệp quận . Họ có nhu cầu mua sắm hay sửa chữa nhà cửa thì ra NH rút tiền . Không giử tiền trong nhà có nhiều lợi : khỏi sợ trộm cướp , đồng tiền họ gữi sẽ lưu thông chứ ko chết cứng trong nhà , v.v...

Ngày nay đất nước được giải phóng, đất đai vẫn thuộc sở hửu của "toàn dân", nhưng dẫn đến một hiện tượng nghịch lý về sự làm ăn bất chính của các quan tham, các quan này mua đất của nông dân với giá nông nghiệp rẻ mạt và bán lại cho nhà đầu tư với giá gấp trăm lần!! Một giai cấp mới ra đời " dân oan". 

KHI TÀ QUYỀN LÊN NGÔI, NÔNG DÂN PHẢI TỰ ĐỊNH HƯỚNG CHO TƯƠNG LAI.  
Sau những năm chung sống với các đỉnh cao trí tuệ của đảng cs, người  nông dân VN phải biết tự quyết định tương lai trên mảnh đất ruộng vườn của mình hơn là chờ đợi các trí tuệ tuyệt vời của đảng ngó tới tương lai của giai cấp bán mặt cho đất bán lưng cho trời của mình. Họ đã chán ngấy với những báo cáo những quy hoạch ngắn và dài hạn của đảng đề ra.....thậm chí đến việc  nông dân VN phải biết tự cơ khí hoá và hiện đại hoá cho mảnh đất mà mình đang sở hữu. Họ không cần chờ đợi đến các kỷ sư giấy của đảng.
Những người nông dân miền tây đã tự sáng chế ra nhiều nông cụ phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp.

1.MÁY PHUN VÔI 
Họ là những người  nông dân không được đào tạo tại trường lớp như những kỷ sư có bằng  câp của đảng, nhưng người nông dân phải tự vắt óc ra để cơ khí hoá trong việc phục vụ nông nghiệp, đó là trường hợp của nhiều nông dân của miền nam đang sinh sống trên các vựa lúa chiến lược của vùng ĐBSCL. Ông Trần Trọng Đức ở huyện Thủ Thừa, Long An được người nông dân ở đây ưu ái gọi ông là kỹ sư nông dân bởi sáng chế “máy phun vôi” giúp bà con bảo vệ cây trồng.


2.MÁY NÔNG NGHIỆP VỚI 8 CÔNG DỤNG
Một  người nông dân khác tên Tạ Đình Huy, một thợ sửa xe máy  đã chế tạo ra máy nông nghiệp đa năng với 8 chức năng, giúp người nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất. Một chiếc máy do anh chế tạo chi phí không quá 10 triệu đồng, rất thích hợp với túi tiền của người nông dân.

3.LÒ XẤY LÚA ĐỐT TRẤU
Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết diễn biến bất thường, diện tích sân phơi nhỏ hẹp, yêu cầu chất lượng hạt lúa ngày càng cao... thì việc đẩy mạnh đầu tư lò sấy lúa theo công nghệ hiện đại là rất cần thiết, nhằm hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp bền vững.

Anh Lại Văn Tám ở ấp Mỹ Tú, xã Mỹ Thuận, Bình Tân (Vĩnh Long) là một trường hợp như vậy.

Anh từng làm rất nhiều nghề, như: thủy thủ, làm ruộng - vườn, đầu tư sân pa-tin, mua cau khô, nấm rơm xuất khẩu, v.v… nhưng vẫn không khá. Nhận thấy người dân địa phương mỗi khi vào mùa thu hoạch rơi đúng đợt mưa bão thường gặp rất nhiều khó khăn trong khâu phơi lúa, khiến cho hạt lúa ẩm (có khi lên mộng làm giảm chất lượng) và dẫn tới dễ bị ép giá, nên sau khi tham quan mô hình lò sấy lúa ở Sóc Trăng, anh Tám quyết định thiết kế lò sấy lúa đốt trấu đặt cạnh bờ sông với diện tích hơn 80 m2, công suất 12 tấn/mẻ. Nếu sấy lúa ướt mất khoảng 10 tiếng, giá 4.000 - 5.000 đ/bao; còn lúa khô mất khoảng 8 tiếng, với giá 3.000 - 4.000 đ/bao

Những cơn mưa liên tục rơi vào chính vụ thu hoạch lúa Hè Thu đã làm nhiều nông dân ở địa phương vốn có thói quen phơi lúa trên bờ kinh, cũng phải đưa vào lò sấy của anh. Thấy được hiệu quả kinh tế, anh Tám tiếp tục xây thêm 2 lò sấy lúa, diện tích khoảng 100 m2/lò

Cơ sở sấy lúa của anh có lúc giải quyết việc làm cho hơn 16 lao động với mức thu nhập trên 3 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, sau 14 năm làm lò sấy, anh thấy cách làm cũ vẫn còn mang tính thủ công trong khâu bốc vác, vận chuyển lúa từ ghe lên lò và ngược lại, nên chi phí nhân công cao. Chưa kể do phải thường xuyên chạy thêm máy dầu nên đã đẩy chi phí sản xuất lên cao.

Để giải quyết các khó khăn trên, anh Tám qua Đồng Tháp học hỏi kinh nghiệm và liên hệ thợ có tay nghề cao về thiết kế băng tải chuyền lúa từ ghe lên lò sấy. Nếu trước đây chỉ cho ra lò 2 mẻ lúa/24 giờ, nay với đường băng tải có thể cho ra 3 mẻ. Với công suất 30 tấn/1 lần sấy/2 lò/8 giờ, mỗi mùa lúa anh có thể sấy trên 9.000 tấn lúa. Từ khi đầu tư đường băng tải, lò sấy lúa của anh Tám đã giảm được lượng nhân công người từ 16 người xuống còn 8 người, chi phí giảm, công việc lại nhẹ nhàng hơn. Ngược lại, nhân công thu nhập cao hơn nhờ nâng cao hiệu quả công việc (trên 5 triệu đồng/người/tháng)


4.MÁY PHUN THUỐC TRỪ SÂU TỪ XA
Sau 3 lần thất bại, đến năm 2013, anh Tuấn cho ra đời những chiếc máy phun thuốc trừ sâu điều khiển từ xa hoàn hảo. Máy có ưu điểm gọn nhẹ, trọng lượng khoảng 130kg, di chuyển bằng bánh xích, bình chứa thuốc 120 lít, cần phun xa bán kính 10m. Khi máy di chuyển không đạp trên lúa, không bị lún trên đất bùn nhão, đặc biệt đạt công suất phun rất cao 10ha/ngày, tương đương với 6 lao động phun xịt thủ công, phù hợp với những cánh đồng lớn.

Ngoài điều khiển phun thuốc từ xa, nông dân có thể ngồi trên máy để phun, không phải tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu. Anh Trần Thanh Tuấn cho biết, hiện anh sản xuất 2 dòng sản phẩm có giá bán là 29 triệu đồng và 32 triệu đồng/máy. Tháng 11.2013, anh Tuấn tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL (MDEC) tại Vĩnh Long để giới thiệu sản phẩm. Trong dịp này, anh đã nhận được hợp đồng cung cấp 2 máy cho nước bạn Lào

5.MÁY CẤY BẰNG TAY

Chiếc máy cấy không sử dụng động cơ, nhưng năng suất cao gấp 7, 8 lần sản xuất thủ công. Một sáng chế kỳ diệu của người nông dân quê lúa Thái Bình, Trần Đại Nghĩa.



6.MÁY VÉT MƯƠNG KHÔNG NGƯỜI LÁI

Nông dân hai lúa Võ Văn Phước là người sáng tạo ra chiếc máy vét mương với ưu điểm vừa vét bùn vừa tạo rãnh trong thời gian rất nhanh. Sáng tạo của anh khiến các tiến sĩ, thạc sĩ của đảng cộng sản cũng phải ngả mũ.


7.SẢN XUẤT NÔNG CỤ TỪ CÁC PHẾ LIỆU

Từ sắt phế liệu, ông Trần Quang Thụ thu đã tự sáng chế ra hàng loạt máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp và xây dựng có khả năng cao trong việc phát triển nông nghiệp. Những công trình sáng chế của ông đã được các nông dân vùng Thừa Thiên nhiệt liệt hưởng ứng. Đây là những công trình qua mặt các đỉnh cao trí tuệ nói phét của đảng cs.

  
8.TƯỚI RAU TỰ ĐỘNG BẰNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

“Tưới rau bằng điện thoại di động”, một sáng chế độc đáo của anh Bùi Ngọc Minh Tâm, cư ngụ tại vùng Sài Gòn đem lại hiệu quả rất thiết thực về kinh tế cho người nông dân.


Nhờ ơn mưa móc của đảng, bà con nông dân ngày nay đã không còn chờ đợi gi nơi đảng nói và hứa hẹn, họ đã tự định hướng - tự tiến nhanh tiến mạnh trên con đường cơ khí hoá và hiện đại hoá nền nông nghiệp nước nhà, mà  không cần đến các sáng tạo từ những trí tuệ phá sản của đảng, những đỉnh cao trí tuệ này đã ngồi trong phòng nghiên cứu hơn 7 thập niên qua, tốn không biét bao nhiêu công tiền thuế nhân dân, để hoàn thành những chỉ tiêu của đảng đề ra trong việc hiện đại hoá và cơ khí hoá cho nền nông nghiệp VN, nhưng bà con nông dân vẩn chưa bao giờ nhìn thấy được các kết quả mà họ đã tạo ra để giúp bà con nông dân cải thiện công sức trong việc phục vụ nông nghiệp. 

BIỆN PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI CÁC ĐẬP DO TRUNG CỘNG THIẾT LẬP TRÊN THƯỢNG NGUỒN SÔNG MÉKONG.

Việc Trung Cộng đàn anh chơi xây dựng đập trên thượng nguồn, thì tại sao chúng ta lại bất động với những hành động chơi trên đầu của các nước dưới hạ lưư khu vực sông Mékong?
Như chúng ta đều biết hạ nguồn đúng ra là luôn có thế lợi, chặn luôn sông Mekong từ biên giới với Cam Bốt, thiết lập một hệ thống kênh từ Long An đến tận Cà Mau để lưu chuyển lượng nước mưa hàng năm vào việc phục vụ nông nghiệp tại vùng ĐBSCL, đây là một chiến lược quan trọng, chỉ cần có quyết tâm là làm được. Thay vì ngồi bất động như những bức tượng đá, để rồi cứ than vản khi hạn hán kéo về các vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng của vùng này.
Theo thiển ý của người viết, nông dân vùng ĐBSCL hãy tự phản ứng để bảo vệ cho sự sống còn của vùng nông thôn thay vì chờ đảng có kế hoạch cho việc này. 71 năm qua, kể từ khi có đảng những vùng chiến lược sản xuất lúa gạo vẩn chưa được đảng đầu tư đúng mức để phát triển, như là thiết lập các Silo cho việc dự trử, xấy, xây sát, đánh bóng gạo...để đưa thành phẫm lúa gạo lên cao, mà đến nay đảng vẩn chưa bao giờ đầu tưu vào việc này. Người nông dân hom nay, thay là phải cứ phản đối đặt kiến nghị với đảng để giải quyết vấn đề, như thế thì hết kiếp này cũng sẻ không bao giờ thấy được công bằng trong việc này.
Quyền sống của người Việt ở hạ lưu cũng bằng quyền sống của người Tàu, Thái, Lào, Miên ở thượng nguồn sông Mekong. Cứ để họ thu được vài triệu Kw thủy điện và phần lụt lội thì họ cũng tự mà lo. Người nông dân phải biết tích cực hơn về tương lai của mình trong khu vực hạ nguồn của dòng sông Mékong. Nếu như những con người sống trên thượng nguồn, muốn sống an lành và bình đẳng với nông dân hạ nguồn, thì họ phải biết tôn trọng người láng giềng VN.
Một khi chúng ta quyết liệt hơn trong việc khóa sông Mekong ở Việt Nam lại, thì Cam Bốt chịu ảnh hưởng lụt lội, đến lúc đó thì Cam Bốt mới nói chuyện với Lào-Thái Lan để dẹp bỏ những nhà máy thủy điện trên sông Mekong. Trung Cộng từng cắt sông Mekong từ biên giới Thái-Lào cũng chẳng ảnh hưởng đến nông nghiệp vùng châu thổ đồng bằng Sông Cửu Long. Chẳng có lý do nào mà người Việt cứ phải chú trọng đề bảo vệ cho sông Mekong hết. Đến ngày hôm nay, nếu VN chúng ta biết khóa chặt biên giới với Cam Bốt vì lợi ích chiến lược bảo vệ miền vùng ĐBSCL. Phải để Cam Bốt hứng chịu ngập lội từ tụi Tàu Bắc Kinh, rồi quay ra mà đối phó và chửi người láng giềng xíu tính Bắc Kinh.
Lượng nước mưa đổ xuống Nam Việt Nam hàng năm cao hơn lượng nước từ Sông Mekong tới 204 lần. Mã Lai Á, Phi Luật Tân, Nam Dương có lượng nước mưa trên một mét vuông thấp hơn Việt Nam trung bình hàng năm là 23%. Nói cho cùng, nếu như có mất Sông Mekong sẽ không ảnh hưởng đến nông nghiệp cho miền Nam, ch ảnh hưởng một  phần nhỏ đến môi sinh tại miền Nam khi phù lưu không tới Việt Nam để tự hình thành những sinh vật mới. 
VN chỉ cần xây 5 đập chắn với tổn phí chừng 25 triệu USD mà gây thiệt hại cho Bắc Kinh tới 100 lần, nhưng cái lợi về phía mình lâu dài, tại sao mình không biết tận dụng để trã đủa sự chơi xấu của của bọn người phi nhân, không biết tôn trọng tinh thần sống chung bình đẳng với những nước có chung một dòng sông Mékong ?? Chúng âm thầm xây đập, không cần biết đến chúng ta, thì khi chúng ta xây đập, cũng cần gì tham khảo với thảo khấu này. Quyền lợi quốc gia và dân tộc cần phải đợợc tôn trọng vào bảo vệ triệt để. Xin mượn những dòng thơ của thi sĩ Nguyễn Thị Sài Gòn để chia sẻ đến những thống khổ của giai cấp nông dân. Người nông dân xin hãy chung sức chun g lòng để làm một cuộc cách mạng sau cùng - giành lấy quyền làm chủ cho giai cấp mình, mà trong đó có quyền làm chủ cho chính mình, người thân, gia đình mình....
Xuống đường! Xuống đường! đập tan mọi xích xiềng

Quyết kết đoàn tiến lên giành chính quyền!
Việt nam quê hương ta sống nô lệ bao năm qua
Nào vùng lên thanh niên ơi đất nước gọi vang nơi nơi
Nào cùng tiến, quyết võ trang ta lên đường tranh giành cuộc sống
Cầm tầm vông, cầm gạch đá dù phải hi sinh ta nào sá
Giành lấy chính quyền về tay nhân dân!

Xuống đường! Xuống đường! đập tan mọi xích xiềng

Quyết kết đoàn tiến lên giành chính quyền!
Ngàn năm nhân dân ta quyết bảo vệ non sông xưa
Bạch đằng giang gương oai linh, chiến thắng Lạng sơn quang vinh
Sài Gòn Huế có thấy chăng sôi căm thù máu xương Hoàng sa
Diệt tàn hung, diệt bọn ác, dù đạn tuôn ta không sờn chí
Giành lấy chính quyền về tay nhân dân!''

Lý Bích Thuỷ 12/3/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét