Powered By Blogger
ÔN CỐ TRI TÂN

NÉT SON CỦA QUỐC HỘI CỦA VNCH

(CAN ĐẢM ĐỐI DIỆN VỚI ĐỐI LẬP THÂN CỘNG)

Hạ viện VNCH

Quốc Hội của của các nước văn minh không cộng sản là một cơ quan chính trị của Quốc Gia, biệt lập và độc lập đối với Hành Pháp. Trong một nước dân chủ thực sự, luật pháp muốn có hiệu lực và công bằng phải được Cơ Quan “ chuẩn y hay bác bỏ ” tách rời khỏi Hành Pháp quyết định, để giữ mức thăng bằng và giới hạn quyền lực của Hành Pháp đối với dân chúng. Tại các nước có nền dân chủ tiến bô lâu đời, trong quốc hội thường có phe đối lập và các phe này thường là các chính đảng không nắm đa số trong Quốc hội ( phe đa số là chính đảng hoặc liện hiệp để cầm quyền).

NHIỆM VỤ CỦA QUỐC HỘI
Đề cập đến nhiệm vụ của Quốc Hội, được Walter Bagehot liệt kê như sau:- Nhiệm vụ đại diện cho dân chúng.- Kiểm soát luật pháp.- Kiểm soát và hướng dẫn đường lối chính trị Quốc Gia .- Chọn lựa đúng đắn một Chính Phủ để điều hành Quốc Gia .Walter Bagehot, người Anh, cho rằng nhiệm vụ quan trọng nhứt của quốc Hội là làm sao chọn lựa những người có khả năng thích hợp vào cơ chế Hành Pháp để điều hành Quốc Gia thật hiệu quả. (https://de.wikipedia.org/wiki/Walter_Bagehot).
Nếu Quốc Hội lựa chọn được Chính quyền xứng đáng, thì nhiệm vụ kiểm soát luật pháp cũng như hướng dẩn đường lối chính trị quốc Gia sẽ giảm bớt nhiều xáo trộn xã hội. Nhiệm vụ chính của Quốc Hội là chuẩn y hay bác bỏ dự án luật từ bên hành pháp đưa qua và công bố.Dĩ nhiên có nhiều phương cách để chuẩn y hay bác bỏ . Có thể có loại chuẩn y “ nhắm mắt ký đại ”, hay nói theo ngôn ngữ là làm “nghị gù, nghị gật ” giống như các con Robot trong quốc hội của CHXHCNVN. Nhưng dù là đóng góp ý kiến, đồng thuận,..cho phép, nhiệm vụ chính của Quốc Hội không phải là lập pháp ( làm ra luật), mà là góp ý kiến , chuẩn y hay bác bỏ luật. Như vậy Lập Pháp không có nghĩa là làm ra luật , mà “ làm thế nào để luật được ban hành là một đạo luật hữu lý và có lợi cho quốc gia ”. Bởi lẽ khi chúng ta chọn dân biểu vào Quốc Hội chúng ta không đòi buộc họ phải có Cữ Nhân hay Tiến Sĩ Luật, có khả năng chuyên môn để làm luật, soạn thảo luật. Vấn đề “ soạn thảo luật ” sẽ được giao cho một ủy ban chuyên môn có trách nhiệm soạn thảo chớ không phải Quốc Hội.
Quốc Hội không phải là nơi để nhường nhịn nhau, để tâng bốc nhau, không phải để đồng thuận, đồng lòng, không phải là sân chơi của các con Robot dùng để gật mà là nơi để cất lên tiếng nói khác chiều nhau, phân tích lợi hại một vấn đề được phe cầm quyền đưa ra , tranh luận gay gắt với nhau, thậm chí dến việc tố cáo nhau…v..v.. Qua đó mới lòi cái hại, cái dốt ra, lòi cái tham nhũng, cái dở hơi... Từ đó đúc kết lại những ý kiến xây dựng hoàn hảo nhất, những điều luật được lòng dân theo ý dân, và cũng từ tranh cãi đó sẻ có được điều tốt đẹp nhất mà thế giới văn minh hiện đang được hưởng. VNCH trong quá khứ đã từng có một quốc hội với sinh hoạt hoàn toàn dân chủ và tự do như thế! Trong QH của VNCH đảng cầm quyền tuyệt đối như đảng Dân Chủ của Ông Thiệu, cũng chi có tối đa 49% số ghế của QH, đa số 51% còn lại để dành cho phe đối lập.
Bởi thế người cộng sản VN thừa nhận đối lập tức là thừa nhận tính cách tương đối của chân lý chánh trị Dân Chủ. Tính cách tương đối này được thể hiện qua sự tự do tuyển cử. Tự do tuyển cử tức là tự do trình ứng cử viên, tự do cổ động và nhất là sự bảo đảm tính cách chân thành của kết quả cuộc bầu cử, đồng nghĩa với đảng csVN đã chấp nhận khai tử số phận mình trong chính trường VN.

QUỐC HỘI VNCH
Người dân miền nam may mắn từng được sống trong một chế độ tự do tuy không có là bao trước năm 1975, nhưng đó chính là ước mơ của các phong trào đấu tranh và các người yêu dân chủ ngày hôm nay, họ đang ra sức cố gắng để có được những hạnh phúc về một thể chế chính trị thông thoáng mà người miền nam đã từng có trước đây.
Người dân miền bắc và nhân dân cã nước sau 1975 chưa hề có được cái hạnh phúc đó. Bao nhiêu thế hệ đều phải sống trong chế độ phi dân dân chủ, không được may mắn có một quốc hội đúng nghĩa đại diện cho dân. Trong chế độ độc tài toàn trị hiện hành nhà nước cho ra đời một loại " Dân Chủ XHCN" thứ dân chủ rổng ruột, được sơn son mạ vàng bằng lớp sơn dân chủ gỉa hiệu gọi là Dân Chủ XHCN, mà QH là một căn nhà chứa 500 Robot đại diện cho đảng, chưa bao biết đại diện cho dân. Những con Robot này đồng lòng và đồng thuận với đảng csVN. Căn nhà gọi là QH là nơi nuôi dưởng những con Robot bằng tiền thuế của nhân dân. Một khi cần sai vặt thì chúng mới cử động, còn không thì im lặng trở về nguyên trạng là đống sắt vô tri vô giác. Chưa bao giờ thấy Quốc Hội của nhà nước độc tài làm hay chuẩn y một đạo luật theo ý nguyện của dân. Những con Robot đại biểu dân chính là những động vật chỉ làm theo ý đảng, nhưng lại bắt dân bầu để che mắt quốc tế và các giai cấp còn đang mê muội về cách hình thành một nhà nước XHCN.

Đệ nhất cộng hoà Việt Nam (1955-1963), với một chính phủ được thành lập sau cuộc trưng cầu dân ý (bầu cử tự do) năm 1955 ở miền Nam Việt Nam. Thủ tướng Ngô Đình Diệm được toàn dân miền nam tín nhiệm thay thế Bảo Đại làm Quốc trưởng. Sau đó Quốc trưởng Ngô Đình Diệm tổ chức bầu Quốc hội Lập hiến cho Quốc gia Việt Nam. Quốc hội này ban hành Hiến pháp đổi tên Quốc gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng hòa. Người đứng đầu là tổng thống Ngô Đình Diệm với lập trường chống cộng sản triệt để. Quốc hội Lập hiến chính thức ban hành Hiến pháp (26/10/1956).https://baovecovang2012.wordpress.com/…/hien-phap-vnch-1956/

Mô hình đa đảng của quốc hội đệ nhất và đệ nhị cộng hòa

Quốc hội có một viện duy nhất gồm 123 dân biểu với nhiệm kỳ ba năm chọn theo từng đơn vị bầu cử. Một số ghế dành riêng cho các sắc tộc thiểu số như năm 1955 thì người Thượng có bốn ghế, đến năm 1959 thì giảm còn hai ghế.
Dân biểu và tổng thống được chọn bằng cách đầu phiếu kín và trực tiếp. Ông Trương Vĩnh Lễ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội còn Vũ Quốc Thông làm Phó Chủ tịch và Nguyễn Phương Thiệp làm Tổng Thơ ký.
Tổng số ghế trong quốc hội được chia như sau: Phong trào Cách mạng Quốc gia có 66 ghế, Tập đoàn Công dân Vụ 18, Đảng Công nhân 10, Phong trào Tranh thủ Tự do 7, Đảng Dân chủ Xã hội (đối lập) 2, Đảng Đại Việt (đối lập)1, Độc lập (không liên kết) 19. các dân biểu Quốc hội trải qua 3 đợt tuyển cử năm 1956, 1959, và 1963. Dân biểu đắc cử niên khóa 1963, chưa kịp chấp chính thì xảy ra cuộc đảo chính Tháng Mười Một và sau đó bị bãi nhiệm bởi các tướng lãnh đảo chánh.
Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam (1967-1975) là chính thể dân sự của Việt Nam Cộng Hòa thành lập trên cơ sở của bản Hiến Pháp tháng 4 năm 1967 và cuộc bầu cử tháng 9 năm 1967. Ngày 1 tháng 11 năm 1967 được xem là ngày chính thức thành lập nền Đệ nhị Cộng hòa. Nền đệ nhị cộng hoà là một nhà nước với một quốc hội lưỡng viện: Hạ viện và Thượng Viện.


Hiến Pháp 1967 của VNCH
Bầu cử Quốc hội lập hiến vào ngày 3 tháng 9. Theo đó 118 đại biểu đắc cử gồm nhiều thành phần và đến 1 tháng 4 năm 1967 thì ra tuyên cáo bản Hiến pháp Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam. Hiến pháp này là cơ sở pháp lý của Việt Nam Cộng hòa cho đến 30 tháng 4 năm 1975.http://www.hqvnch.net/default.asp?id=267&lstid=178
Quốc hội dưới thời Việt Nam Cộng hòa đã thu hút được sự tham gia rộng rãi của nhiều nhóm. Lần bầu Thượng viện đầu tiên đã diễn ra cùng lúc với cuộc bầu cử Tổng thống vào đầu tháng 9-1967. Thượng viện với 60 ghế [nghị sĩ] đã được chọn lựa với một hệ thống liên danh từng mười người một; sáu liên danh thu được nhiều phiếu nhất sẽ đắc cử. Trong số 64 liên danh xin ứng cử có 48 liên danh được chấp thuận. Hai liên danh thuộc nhóm Phật giáo đấu tranh [ gọi là nhóm Phật giáo Ấn Quang] của Thích Trí Quang nằm trong số bị khước từ. Một liên danh Phật giáo ôn hòa được chấp thuận nhưng không thắng cử. Các liên danh của Hòa Hảo, Nguyễn Cao Kỳ và Trương Đình Dzu được chấp nhận nhưng thất cử. Các liên danh đắc cử bao gồm cả những người ủng hộ lẫn chống đối Ngô Đình Diệm, nhưng nói chung họ có thiện cảm với Nguyễn Văn Thiệu.


ĐỆ NHỊ CỘNG HOÀ CHẤP NHẬN PHE PHẬT GIÁO PHÁ HOẠI VÀÒ QH

Ba năm sau, một nửa số thượng nghị sĩ, những người đã hết thời hạn ba năm [nhiệm kỳ thông thường của thượng nghị sĩ là sáu năm và cứ ba năm thì bầu lại một nửa Thượng viện], sẽ ra tranh cử lần nữa hoặc từ nhiệm. Trong cuộc bầu cử Thượng viện năm 1970, mười sáu trong số mười tám liên danh ra ứng cử được chấp thuận và liên danh của nhóm Phật giáo Ấn Quang do Thích Trí Quang đứng đầu là một trong ba liên danh đắc cử. Trong số những nghị sĩ mới sau cuộc bầu cử này có những người theo đạo Hòa Hảo và Cao Đài, một người Khơ me theo Phật giáo Tiểu thừa [Theravada Buddhism hay còn gọi là Phật giáo Nguyên thủy] và một người Chăm theo đạo Hồi. Kết quả bầu cử lần này đã gia tăng đáng kể con số các thượng nghị sĩ đối lập hoặc phê phán Chính phủ
Lời mở đầu của Hiến pháp 1967 do chủ tịch Quốc hội Lập hiến Phan Khắc Sửu ký ngày 18 tháng 3 năm 1967, xác định Việt Nam là một chế độ cộng hòa “Dân chủ độc lập, thống nhất, lãnh thổ bất khả phân, chủ quyền thuộc về toàn dân” phát xuất từ “Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể cộng hòa của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Độc lập Tự do Dân chủ trong công bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau.


Quốc Hội VNCH

CÁCH TỔ CHỨC QUỐC HỘI CHXHCNVN

Theo lời Chánh văn phòng Hội đồng bầu cử Quốc gia Nguyễn Hạnh Phúc ( Tổng thư ký Quốc hội Khóa XIII), Mặt trận Tổ quốc đã chọn xong 870 Ứng cử viên Quốc hội khoá XIV gồm 11 người tự ứng cử, 97 người ngoài Đảng, 339 người là phụ nữ, 204 ngươi dân tộc thiểu số, 168 người tái cử và 268 người dưới 40 tuổi. Không có ứng cử viên “Việt kiều” nào được chui đầu vào trò xiếc bầu cử này.
http://baotoquoc.com/20…/…/29/xem-bau-cu-dang-nho-thoi-vnch/
Theo báo Tổ Quốc, số Đại biểu được chọn sẽ là 500 người, nhưng ưu tiên được đảng “đặt đâu dân bầu đó” đã quy họach xong từ trước ngày bầu cử cho tất cả 19 Ủy viên Bộ Chính trị, đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ông Trọng Lú là một trong số 4 Lãnh đạo chủ chốt, đã được bố trí ứng cử tại đơn vị bầu cử số 1 TP Hà Nội, gồm quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và Tây Hồ.
Kế đến là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ứng cử tại đơn vị bầu cử số 1, TP Cần Thơ, gồm quận Ninh Kiều, Cái Răng, và huyện Phong Điền.
Người thứ ba là Chủ tịch nước Trần Đại Quang ứng cử tại đơn vị bầu cử số 1 TP HCM, gồm quận 1, quận 3 và quận 4.
Và thứ tư là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ứng cử tại đơn vị bầu cử số 3, TP Hải Phòng gồm quận Kiến An, Đồ Sơn và các huyện An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo.
15 Ủy viên Bộ Chính trị còn lại từ Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh cho đến Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng cũng đã được chia ghế từ Bắc vào Nam.
Như vậy thì bầu cử làm gì cho tốn tiền và phí phạm thời giờ vàng ngọc của dân? Nhân dân cũng muốn thách đố xem có đơn vị bầu cử nào nào dám đánh trượt người của Bộ Chính trị không để chứng minh cho câu nói “dân chủ thế này là cùng, không thể dân chủ hơn” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 18/1/2016?
Ngặt nỗi đảng đã mắc bệnh đãng trí nên quen chứng nói trước quên sau. Chính báo QĐND cũng đã viết ngày 25/4 (2016): “Nghị quyết số 1135/2016/UBTVQH13, ngày 22-1-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XIV, quy định chi tiết phân bổ ứng cử viên tới từng bộ, ngành, địa phương, người trong Đảng và ngoài Đảng.”
Nhưng báo này đã ma mãnh tìm cách đánh lừa dư luận qua mánh khoé tách vai trò Tổ chức, chọn người và giám sát bầu cử của Mặt trận Tổ quốc, một cơ quan chính trị ngọai vi của đảng, ra khỏi sự lãnh đạo của đảng. QĐND thanh minh khờ khạo rằng: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tham gia giám sát việc bầu cử… Rõ ràng ở đây, không thấy có quy định nào nêu liên quan đến vai trò của tổ chức đảng hay cho phép Đảng “đạo diễn”, “lũng đoạn” bầu cử.”
Nếu không “đạo diễn”, không “lũng đoạn bầu cử” thì tại sao Mặt trận Tổ quốc địa phương đã kéo công an, gia đình họ và những cư dân lạ mặt đến tham gia các cuộc đấu tố các ứng cự viên tự do để loại họ?
Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, dù trong chiến tranh nhưng không làm gì có các trò ma bùn và lạc hậu này. Câu nói “đảng lãnh đạo bầu cử nhưng không làm thay” chỉ đúng nếu các cơ quan được trao trách nhiệm làm thay đảng không phải của đảng, do đảng và vì đảng mà làm như từ mấy chục năm qua. Các Đại biểu Quốc hội thời VNCH, cả đối lập, độc lập và thân Chính phủ đều đã có những đóng góp lập pháp gía trị lịch sử trong tất cả mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế cho đến văn hoá và xã hội.
Vì vậy trong suốt 20 năm, dù phải hy sinh xương máu để bảo vệ chế độ chống lại cuộc xâm lăng của đảng CSVN từ miền Bắc được Nga-Tầu và Cộng sản Quốc tế đứng sau yểm trợ thúc đẩy, nhân dân miền Nam vẫn nghiêm túc thi hành luật pháp để xây dựng và củng cố nề nếp sinh họat của một Chế độ Dân chủ Pháp trị. Các Dân biểu và Nghị sỹ thời VNCH đã tranh luận thẳng thắn, đôi khi gay gắt và chỉ trích Chính phủ không tiếc lời, hoặc xa hơn còn mở các cuộc điều tra, đề nghị cách chức các viên chức Hành pháp và Tư pháp phạm pháp luật.

Ngược lại thì như lịch sử “vàng son” của Quốc hội nhà nước CSVN đã chứng minh, trong tất cả các khóa Quốc hội chỉ có một số rất nhỏ, chừng dưới 20 người trong tổng số 500 Đại biểu hay ít hơn, đã dám chất vấn Thủ tướng hay các thành viên của Chính phủ khi họ ra điều trần trước Quốc hội. Số đông còn lại chỉ biết “ngồi chơi xơi nước” hay “ngậm miệng ăn tiền dân”. Tệ hại hơn, không thiếu Đại biểu “mở Ipad chơi game”, ngũ hay làm việc riêng cho hết giờ rồi đi mánh mung hay chạy áp phe kiếm thêm lợi tức ngoài vùng phủ sóng cho cá nhân.

CHÙM ẢNH VẬN ĐỘNG TRANH CỬ TRONG BẦU 
KHÔNG KHÍ TỰ DO DÂN CHỦ CỦA VNCH















Lê Kim Anh biên khảo, 19/5/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét