Powered By Blogger
CÁCH THOÁT HIỂM CỦA PHI CÔNG MỸ
VÀ VNCH KHI PHI CƠ LÂM NẠN

Ảnh các Pilot F.5 của VNCH 1970 được
trang bị áo thoát hiểm Survival Vest
Tai nạn máy bay luôn là hiểm họa rình rập đối với lĩnh vực hàng không, đặc biệt là hàng không quân sự. Các máy bay quân sự thường bay với tốc độ rất nhanh, nên tai nạn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Bất trắc có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào, ngay trong khi bay huấn luyện vì thế việc bảo đãm an toàn cho phi công, các máy bay chiến đấu thường được trang bị ghế thoát hiểm giúp phi công thoát ra ngoài máy bay trong các tình huống khẩn cấp. Trong suốt quá trình bay nhiệm vụ, phi công luôn duy trì liên lạc với trạm điều khiển mặt đất. Nếu máy bay gặp tai nạn, phi công có thể gửi thông báo cho trung tâm chỉ huy trước khi thoát ra ngoài. Bên cạnh đó, các máy bay của Mỹ đều phải được lắp trang bị phát sóng định vị khẩn cấp (ELT). Điều này đã được quy định trong Luật An toàn Hàng không Liên bang vào năm 1976. Người phi công của máy bay lâm nạn thoát ra khỏi máy bay bằng một ghế thoát hiểm.
Mấy ngày qua, tin tức về chiếc máy bay chiến đấu SU 30 bị rớt khu vực tọa độ 19.12 vĩ độ, 106.28 kinh độ, giáp ranh Đảo Mắt, trên vùng biển Nghệ An, ngày 15/6/2016, người phi công bị huấn luyện thượng tá Trần Quang Khải tử nạn, trong khi đó người đồng đội khác thì sống sót. Người sống sót thì được ngư dân cứu một ngày sau đó. Còn xác chết của Pilot Trần Quang Khải cũng được ngư dân Chính phát giác trên biển. Đây là một chuyện lạ về cách trang bị an toàn cho người Pilot phi cơ chiến đấu của không quân nước CHXHCNVN. http://trandaiquangvn.org/thuong-ta-tran-quang-khai-da-hy-sinh.html.
Đảng cs nổ - chiến dịch tìm kiếm phi công mất tích được mở rộng từ vùng biển Hà Tĩnh đến Hải Phòng với sự tham gia của hàng nghìn người và gần 200 phương tiện. Kết qủa thì sao? Ngư dân tìm thấy các Pilot lâm nạn chứ 200 phương tiện tìm kiếm của Hải Quân ND, Cảnh Sát Biển, Phi cơ cứu nạn đều không có mang lại chút giá trị nào hết. Qúa hay, quá giỏi phải không các đồng chí cứu nạn??
Tức cười cho các đỉnh cao trí tuệ của không quân nước CHXHCNVN, vấn đế an toàn cho mạng sống của một phi không không thấy đề cập tớí, nhưng lại thấy khoe khoang phần ăn của một phi công SU 30 trên các báo của nhà nước. Không quân CHXHCNVN lạ quá phải không anh, ăn quan trọng hơn an toàn mạng sống của phi công?
Trích các bài "nổ" về phăn ăn của Pilot SU 30 của VN trên trang web của Nguyễn tấn Dũng như sau:
"Trong phi đội trực chiến tại sân bay Sao Vàng, chúng tôi gặp phi công Vũ Đức Hùng (sinh năm 1985), nặng 93kg với thân hình rất đẹp. Anh cười vui: “Ngày trước, em cũng gầy lắm, vào đây, ăn – ngủ – nghỉ rất khoa học nên giờ mới được như thế này”. Nếu như người bình thường chỉ cần 1.600- 1.800 kilocalo thì với phi công, yêu cầu bắt buộc phải nạp vào cơ thể tới 4.680 kilocalo mỗi ngày. Có nghĩa, ngày nào họ cũng phải ăn các món thịt gà, thịt bò, thịt lợn, trứng, cá, rau xanh và uống các loại sữa, chưa kể hôm nào thực hiện bay, phải ăn thêm khẩu phần phụ bồi dưỡng. Và tuyệt đối, phi công không được uống rượu trước khi lên máy bay 24 giờ. Nếu ai không ăn hết khẩu phần là không hoàn thành nhiệm vụ." http://nguyentandung.org/thuc-don-sieu-nang-luong-cua-phi-cong-su-30mk2.html
Trước sự kiện quái lạ này chúng tôi những người trẻ chúng tôi đành phải tìm hiểu về cách trang bị an toàn cho một phi công máy bay chiến đấu của Mỹ, VNCH trước đây và của Pilot CHXHCNVN, khi họ gặp nạn và máy bay bị rơi.
GHẾ THOÁT HIỂM
Mẫu ghế thoát hiễm đầu tiến của hảng Martin – Baker được sản xuất ở Anh Quốc từ năm 1946, tính tới tháng 5/2006, loại ghế này đã cứu thoát 7.152 phi công máy bay quân sự. Ghế phóng đảm bảo giúp phi công thoát hiểm ở độ cao từ 0-20.000m.
Ghế thoát hiểm của Pilot

Ghế thoát hiểm là hệ thống cuối cùng để cứu mạng phi công khi máy bay gặp trục trặc. Lúc tình huống khẩn cấp, phi công kéo một cần gạt nằm giữa hai chân thì cơ chế tự động kích hoạt: các khớp nối lập tức bung ra ép chặt thân và chân của phi công vào chiếc ghế, thiết bị bảo vệ đầu và ngực được kích hoạt bảo vệ phi công, và chiếc ghế trượt tới trước khỏi thanh ray cố định. Sau đó khối thuốc nổ (hoặc động cơ rocket) dưới ghế sẽ phát nổ, tống cả ghế và người vọt lên, bung vỡ nắp buồng lái, lao lên cao. Toàn bộ sự việc chỉ diễn ra không quá 0,45 giây.
Sau khi phóng ra, chiếc ghế phóng (nặng 120 kg) sẽ tự động tách khỏi thân phi công. Lúc này phi công dính chặt với 1 chiếc ghế mềm, chiếc hộp trên đầu chiếc ghế nhẹ này bung dù đưa phi công đáp xuống đất hoặc mặt nước an toàn. Trong hộp này còn có hệ thống dưỡng khí phục vụ phi công nếu phải dùng ghế thoát ở độ cao hàng km so mặt đất.
Khi đáp xuống đất (hoặc mặt nước), phi công sẽ sử dụng bộ dụng cụ thoát hiểm khẩn cấp ở dưới ghế, chứa tất cả các món cần thiết để sống sót, nặng độ 10 kg.
Bộ dụng cụ này đựng trong một chiếc bao đựng đặc biệt màu cam, và chiếc bao sẽ biến thành 1 chiếc bè hoặc một túi ngủ không thấm nước. Trong bộ dụng cụ có áo phao, ăng ten, gương báo hiệu, súng bắn pháo hiệu, 1 dao phát cây, máy liên lạc vô tuyến, nồi nấu ăn, chai nước uống, đường viên, hộp cứu thương, diêm, cồn khô…
Ảnh: Phi công được ghế lắp động cơ rocket đẩy khỏi chiếc máy bay đã
mất điều khiển chỉ trong vài giây trước khi F/A-18 lao xuống đất nổ tung

Ảnh: ghế thoát hiểm khẩn cấp trên MiG-25 Nga

Sau khi thoát ra ngoài và đáp xuống đất bằng dù, phi công cần sự trợ giúp của lực lượng cứu cấp để trở về đơn vị một cách an toàn. Tuy máy bay gặp nạn và rơi ở bất kỳ nơi đâu, nhưng với sự trang bị kỹ thuật tối tân hiện nay cho một phi công, các cơ quan liên hệ trong việc cứu cấp các phi cơ gặp nạn có thể tìm thấy ngay vị trí máy bay và phi công bị lâm nạn một cách nhanh chóng.
VIỆC TRANG BỊ THOÁT HIỂM CHO PILOT HOA KỲ VÀ VNCH
Đối với sự an toàn cho một Pilot là một vấn đề được không quân Mỹ hay không quân VNCH trước đây được trang bị đúng mức. Ngoài bộ áo bay, nón dưởng khí để chống thay đổi áp suất đột ngột, người Pilot của các máy bay phản lực chiến đấu, được trang bị thêm một áo khoát chứa nhiều vật dụng dùng để thoát hiễm, để khi máy bay bị địch bắn hay trục trặc rớt xuống mặt đất hay trên biển, thì người Pilot có thể duy trì sinh mạng để chờ tiếp cứu trong vòng vài ngày.
Bộ đồ đựng vật dụng cứu cấp và thoát hiểm chi làm 2 loại: survival kit được dính chung với ghế thoát hiễm của Pilot và Survival Vest là áo khoát bên ngoài áo bay, có chứa đựng nhiều dụng cụ dùng cho việc duy trì sự sống trong lúc chờ đồng đội tới giải cứu.
Survival kit của không lực Mỹ, đồng minh hay VNCH đều chứa đựng các dụng cụ cần thiết và một xuồng cao su tự động bơm phồng khi tách rời ghế bay khi rơi xuống nước và một số vật dụng khác để thoát hiểm.
Phi công Mỹ thực tập khóa mưu sinh thoát hiểm trên biển.
Dùng PRC-112 để liên lạc với phi cơ.

Trong cuộc chiến trước 1975, Phi công Mỹ và VNCH đều có trang bị thêm áo mưu sinh thoát hiểm Survival vest đề phòng trường hợp túi survival kit nơi ghế bay bị thất lạc khi máy bay bị rơi, lúc ấy phi công bị thương không thế lấy được, hoặc lúc nhảy dù xuống người Pilot phải đi tìm chổ ẩn nấp hoặc chạy trốn sự truy lùng của kẻ thù, thế nên không đủ thời giờ thu hồi các vật dụng được trang bị.



Pilot Hoa Kỳ

VNAF và USA Air Force pilots với áo thoát hiểm trên người " SRU-21/P survival vest "

Bộ áo "SRU-21/P survival vest" ( Áo thoát hiểm chứa các vật dùng để thoát hiễm mưu sinh khi khẩn cấp) của Pilot Mỹ và VNCH trước 1975-đựng các vật cứu cấp và thoát hiểm khi máy bay bị rớt trên biển hay trên đất liền, các vật chứa trong bộ áo của Pilot F.5 ngày xưa của VNCH gồm có:
"SRU-21/P survival vest" Áo đựng vật dụng thoát hiểm
của Không Quân/VNCH
SRU-21P Aviator’s Survival Vest Contents listing
NSNDescription
8465-00-177-4819Survival Vest ( Áo chứa các vật dùng để thoát hiễm mưu sinh, trong khi khẩn cấp)
6515-00-383-0565Tourniquet ( dụng cụ cứu cấp cấp thời)
5820-00-782-5308AN/PRC-90 Survival Radio (máy liên lạc truyền tin)
1305-00-301-1692.38 caliber tracer ammunition (đạn dùng cho súng cá nhân)
1305-00-322-6391.38 caliber ball ammunition (đạn)
1005-00-835-9773Revolver, .38 caliber (súng cá nhân)
9920-00-999-6753Lighter, butane (bật lửa)
6350-00-105-1252Mirror, signaling (tấm phản chiếu ánh sáng mặt trời, dùng trong việc gọi cấp cứu với máy bay cứu nạn)
6545-00-782-6412Survival kit, individual tropical ( vật dụng dùng để cứu thương)
1370-00-490-7362Signal kit, foliage penetrating (súng bắn pháo hoa đỏ phát sáng trên nền trời, để xác ịịnh vị trí lâm nạn cho đơn vị cứu cấp)
6230-00-938-1778Light, distress marker, SDU-5/E ( Đèn chớp sáng để báo cấp cứu)
8465-00-634-4499Bag, storage, drinking water ( nước uống với võ bọc được đặc chế chống được vở bể khi va chạm mạnh)
5110-00-162-2205Knife, pocket (dao găm )
4240-00-300-2138Net, gill, fishing ( dụng cụ câu cá)
6605-00-151-5337Compass, magnetic, lensatic  (la bàn)
"SRU-21/P survival vest"của Không Quân/VNCH

Military Pilot " Survival Fiel radio PRC 90"
 của Pilot VNCH



Ngày nay phương tiện cầm tay trong lúc thoát hiểm của Pilot bị nạn, theo Airspacemag, ELT có 3 bộ phận hoạt động, gồm: tự động gửi tín hiệu cấp cứu khi gia tốc tăng tác động vào máy bay vượt quá ngưỡng cho phép, hoặc máy bay đáp xuống đất an toàn ở vị trí không thể xác định và tự động phát sóng khi máy bay chìm trong nước.
Các ELT đời cũ phát sóng định vị ở tần số 121,5 MHz, được đưa vào sử dụng từ năm 1999 hoạt động ở tần số 406 MHz. Ngoài ra, các máy bay chiến đấu của Mỹ còn được trang bị hệ thống theo dõi máy bay bằng GPS. Hệ thống này tự động cập nhật vị trí của máy bay trong mọi thời gian đến trung tâm chỉ huy, nên địa điểm máy bay có thể xác định ngay khi gặp nạn.
Tuy nhiên, khi nhảy dù ra ngoài, vị trí đáp của phi công có thể cách xa hàng chục kilomet so với vị trí rớt của máy bay. Nên các phi công Mỹ được trang bị thêm đèn hiệu định vị cá nhân (PLB). Sau khi đáp xuống đất an toàn, phi công có thể dùng PLB để phát sóng định vị, GPS giúp xác định chính xác vị trí gặp nạn.
Khi vị trí phi công được xác định, khả năng phản ứng của đội cấp cứu rất quan trọng trong việc đưa phi công trở về an toàn. Không quân Mỹ có 3 trung tâm cấp cứu chuyên nghiệp, ngoài ra còn có các đội cấp cứu của các tàu Tuần duyên, Hải quân và Trung tâm cứu cấp quốc gia.
Các đội cứu cấp của Mỹ hoạt động với khẩu hiệu “24 giờ vàng”, tức là phải tìm thấy phi công gặp nạn trong vòng 24 giờ. Sau thời hạn này, sức khỏe và tính mạng của phi công có thể không còn an toàn. Nhờ sự hỗ trợ của các trang bị định vị kỷ thuật cao, phần lớn các phi công Mỹ gặp nạn thường được cứu cấp nhanh chóng và thành công
Phương pháp tìm kiếm cứu nạn với sự trợ giúp của đèn hiệu cá nhân PLB.
Ảnh đồ họa: Trung tâm điều phối cứu nạn của hàng không Anh

Trong bộ áo mưu sinh thoát hiểm lúc nào cũng có một máy truyền tin nhỏ. Khoảng thập niên 70 phi công Mỹ dùng máy AN/PRC 90 gồm có các tần số như sau: 243 MHz (guard frequency) có thể nói bằng lời nói, phát tín hiệu (beacon), morce, và 282.8 MHz. 243 MHz là tần số cấp cứu quân sự được vệ tinh Mỹ kiểm thính để báo động cho các lực lượng cấp cứu.
Hiện nay phi công Hoa Kỳ dùng máy truyền tin AN/PRC 112 tối tân hơn. Biển đông là nơi có nhiều máy bay quân sự và hàng không quốc tế qua lại. Phi công lâm nạn có thể dùng tần số guard của hàng không dân sự 121.5 MHz để thông báo. Các phi công hàng không có nhiệm vụ và theo luật pháp quốc tế là phải giúp đở khi nhận được lời kêu cứu MAY DAY, MAY DAY… trên tần số này.

Máy truyền tin đới mới của Pilot Mỹ AN/PRC 112

Máy truyền tin AN/PRC 112 có rất nhiều tần số và được mã hóa. Đặc biệt có thể liên lạc tần số cấp cứu của máy bay hàng không dân sự qua tần số 121.5 MHz. Ngoài ra còn có tần số của hệ thống truyền thông vệ tinh (SATCOM). Khi liên lạc, máy AN/PRC 112 cập nhật tọa độ GPS mỗi giây để máy bay tiếp cứu biết chính xác vị trí dù phi công đang lúc chạy trốn.

Dụng cụ bắn tín hiệu cấp cứu của Pilot Mỹ
chứ không dùng diêm quet như không quân CHXHCNVN

Phi công Việt Mỹ 1970

Pilot F.18 Elizabeth Phạm
http://lizpham.blogspot.de/

Vừa qua phi cơ chiến đấu SU 30 bị mất tích hai phi công vc thoát ra ngoài an toàn, nhưng một chết một sống. Phi công vc Trần Quang Khải tử nạn trên biển là một chuyện khó hiểu? Trong khi đó đồng đội của ông là Nguyễn Hữu Cường sống sót được là nhờ thuyền đánh cá tình cờ thấy lửa tín hiệu bằng que diêm của ông phát sáng nên đã đến kịp thơì và vớt ông lên chớ không phải họ đã dùng máy vô tuyến từ túi Survival kit ở ghế bay hay máy liên lạc trong có trong áo thoát hiểm như các Pilot của Hoa Kỳ hay VNCH. Như vậy có thể đoán là trên mình của viên phi công vc này không có trang bị bộ đồ thoát hiểm đúng mức như các phi công Mỹ và đồng minh.
Tuy không tối tân như F-22 hay F-35 của Hoa Kỳ nhưng SU-30 là một chiến đấu cơ có khả năng chiến đấu rất hữu hiệu trong mọi thời tiết, nhưng có rất nhiều quốc gia đã mua SU-30 của Nga. Trong đó có các quốc gia như Tàu Cộng, India, Indonesia, Malaysia, Venezuela v.v.
Phi công Ấn Độ lái SU-30 với áo thoát hiểm Survival Vest
Một Pilot SU 30 -Nga với bộ áo mưu sinh thoát hiểm trên người
Pilot Mỹ chuẩn bị trước khi vào buồng lái
Đồ bay của các Pilot CHXHCNVN không thấy có bộ áo Thoát hiểm trên mình
Cách huấn luyện Pilot SU 30 CHXHCNVN

CÁC DIỂN TIẾN PHÁT HIỆN HAI PHI CÔNG SU 30
Trích báo vc :"Sáng 14/6, đội hình tiêm kích Su-30 xuất phát từ sân bay Sao Vàng (Thọ Xuân, Thanh Hóa) thực hiện nhiệm vụ huấn luyện trên biển. Đến 7h29, chiếc Su-30MK2 số hiệu 8585 mất liên lạc cùng hai phi công là thượng tá Trần Quang Khải (43 tuổi) và thiếu tá Nguyễn Hữu Cường (39 tuổi).
Một ngày sau, anh Nguyễn Hữu Cường được tàu cá của ngư dân cứu sống tại vùng biển Nghệ An, cách nơi nghi máy bay gặp nạn khoảng 28 hải lý về phía đông bắc đảo Mắt.
Chiều cùng ngày, anh Cường về đất liền an toàn. Chiến dịch tìm kiếm phi công mất tích được mở rộng từ vùng biển Hà Tĩnh đến Hải Phòng với sự tham gia của hàng nghìn người và gần 200 phương tiện.
Quá trình tìm kiếm, máy bay tuần thám CASA-212 số hiệu 8983 chở 9 chiến sĩ đã rơi trên vùng biển Hải Phòng, cách đảo Bạch Long Vỹ khoảng 44 hải lý. Hiện, chưa ai được tìm thấy song nhiều mảnh vỡ của chiếc CASA đã trôi trên biển.
18h ngày 17/6, ngư dân Nghi Lộc (Nghệ An) phát hiện thi thể phi công Trần Quang Khải quấn trong vải dù, cách đảo Hòn Mê (Thanh Hóa) khoảng 33 hải lý. Ngay trong đêm, anh Trần Quang Khải được tàu biên phòng đưa về đất liền."http://kenh14.vn/dai-ta-phi-cong-tran-quang-khai-trong-ky-uc-nguoi-dan-que-nha-20160620125000657.chn
TRANG BỊ ĐỒ THOÁT HIỂM CHO PILOT SU 30MK
Bộ dụng cụ thoát thường được mang theo
trên các chiến đấu cơ Nga

Trước khi bước lên máy bay, phi công SU 30MK được trang bị “quần áo dính liền chống áp suất” được trang bị với những phần khoét rất ngộ nghĩnh, lạ mắt. Chiếc quần đặc biệt này có tác dụng khi phi công bị thay đổi áp suất đột ngột, nó sẽ tự động thổi phồng, ép chặt vô mạch máu giúp phi công không bị thiếu máu não đột ngột, không bị choáng váng bất tỉnh.


Nếu như cộng sản VN yêu cầu Mỹ hay các nước bạn như Nhật , Ấn Độ, Úc.. thì sẻ nhận được sự trợ giúp bằng các loại phi cơ C-130, P3 Orion, P8 Poseidon của các nước bạn đến giúp, tuy nhiên có lẻ vì xấu hổ vì kém tài hay sợ lòi ra viêc bị hoả tiển Tàu Cộng bắn nên vc đã từ chối hết sự giúp đở của các nước khác, chỉ xin Tàu Cộng giúp tìm kiếm, thê nên một sĩ quan cao cấp của không lực CHXHCN phải bị tử vong. Mạng sống của quân đội cs là thế, nhiều khi chết một cách oan uổng vì sĩ diện và trình độ kém cỏi đảng.
Những quốc gia hùng mạnh về quân sự với những phương tiện tìm kiếm tối tân như: radar, hồng ngoại tuyến FLIR tìm kiếm hoặc các vệ tinh quân sự tình báo họ sẻ tìm thấy được người phi công và máy bay bị lâm nạn rất nhanh chóng và biết được vị trí cuối cùng của các phi cơ bị rơi. Và như thế có thể phi công vc Trần Quang Khải được cứu sống nếu đã đáp bằng dù an toàn xuống biển.
Vấn đề sĩ diện của csVN hôm nay làm người viết nhớ lại thãm hoạ của chiếc tàu ngầm nguyên tử của Nga chìm cách đây 16 năm. Đó là chiếc tàu ngầm của Nga số hiệu K-141 Kursk bị chìm ngày 12/08/2000 khi tập trận với 118 thành viên thủy thủ đoàn và sỹ quan bên trong. Họ hy sinh cũng vì sĩ diện của Nga, Putin lúc đầu tàu bị tai nạn chìm, đã từ chối hết mọi sự giúp đở của các nước như Mỹ , Anh, Đan Mạch Na Uy, Phần Lan, để rồi đến khi biết mình bất tài trong việc cứu nạn, nên cuối cùng cũng phải nhờ tới các nước Anh và Na Uy cứu giúp. Nhưng rất tiếc thái độ chậm chạp của Putin đã 118 thuỷ đoàn bị chết một cách oan uổng. Nỗ lực quốc tế nhằm cứu các thủy thủ tàu Kursk bị chìm dưới đáy biển được tiến hành, nhưng không cứu được vì khi các thợ lặn xuống được đến nơi -một tuần sau khi tàu đắm nên không còn ai trong tàu sống sót.
Với bộ óc của những kẻ độc tài trộn lẩn với tính tự ái, tự tôn, nên mạng người chỉ là trò chơi của giới chính trị. CHXHCNVN cũng đang đi trên con đường sĩ diện, na ná như Putin trưâc đây. Cuối cùng chỉ để thế giới chê cười cho sự ngu dốt , kém cỏi của mình. Chẳng những sĩ diện về phạm trù cứu nạn, csVN còn sĩ diện về vụ cá chết trong vùng biển miền trung, thê nên tới nay thãm hoạ về cá chết vẩn chưa đưa ra được lý do và các biện pháp ngăn chận. Quan niệm của các đỉnh cao là dân chết, chứ đảng đâu có chết!!
Theo báo cộng sản, máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 số hiệu 8585 xuất phát từ sân bay Sao Vàng ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Chiếc máy bay mất liên lạc lúc 7 giờ 29 tại khu vực Hòn Mắt, cách TP Vinh (Nghệ An) khoảng 40 km về phía Đông. Các lực lượng chức năng đang tích cực huy động các phương tiện tham gia tìm kiếm chiếc máy bay Su-30 MK2 mất liên lạc.
phi công Trần Quang Khải

Theo thông tin ban đầu, trên chiếc máy bay Su-30 MK2 mất liên lạc có Phó trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn 923 (Sư đoàn Không quân 371, Quân chủng Phòng không - Không quân) Thượng tá Trần Quang Khải (43 tuổi; quê xã Tân Rĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) và Phó phi đội trưởng Phi đội bay Su-30, Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường (39 tuổi; quê xã Nghĩa Hồ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang).

phi công Trần Quang Khải

Khi tín hiệu báo động nhấp nháy trên bảng báo hiệu tai nạn hay trục trặc, điều đầu tiên các phi công lái máy bay chiến đấu nghĩ đến là phải tìm mọi cách bảo đãm an toàn cho máy bay của mình. Tuy nhiên, nếu mọi nỗ lực cứu máy bay đều vô ích, họ sẽ buộc phải nhấn vào chiếc nút màu đỏ đằng trước ghế lái để khởi động ghế thoát hiểm có dù đáp.
Các hoạt động của ghế thoát hiễm của SU 30 Nga.

Ghế thoát hiểm K-36D 3.5 của SU 30 Nguồn: Zvezda

Bộ Survival Vest cho Pilot SU 30

Theo tường trình của truyền thông nhà nước khi chiếc máy bay SU 30 MK bị nạn, cã hai phi công đều thoát ra khỏi máy bay bằng ghế thoát hiểm, nhưng chỉ một phi công sống sót, như vậy là sao? Qua đó có thể tạm kết luận là việc trang bị hệ thống thoát hiểm không đúng mức, nên Pilot bị tử thương khi đáp xuống biển.Thông thường tỉ lệ sống sót khi Pilot rớt xuống biển của các Phi cơ chiến đấu rất cao gần như là 95% nếu như không bị kẻ thù bắn tiếp. Theo lời kể của thiếu tá Cường, đồng đội của Pilot bị tử vong, nói là đã nhìn thấy chiếc dù của thượng tá Trần quang Khải cách ông không xa-tức là ông chưa tử thương khi thoát hiểm. Chỉ có thể nói là ông Khải chết khi đáp xuống biển.
Thiếu tá Cường may mắn hơn ông nên đã dùng diêm quẹt để làm tín hiệu cấp cứu (?!), sau đó được ngư dân đến cứu. Còn lại thuợng tá Khải, chắc không hút thuốc nên không còn diêm quẹt trong túi, nên không phát được tín hiệu bằng diêm quẹt được - để rồi sau đó bị cá mập ăn thịt? Tiếp theo tai nạn của SU 30MK, đến chiếc cứu nạn CASA 212 cũng cùng một số phận, tất cã đều chết hết, rất mong ông Bộ Trưởng Quốc phòng cho biết lý do tại sao các phi công của ông bị chết oan uồng như vậy? Cá không minh bạch được, chẳng lẽ Pilot tử thương cũng không minh bạch được? vậy thì việc gì nhà nước minh bạch được ngoài việc giải phóng mặt bằng của dân oan??

Chi phí quốc phòng của CHXHCNVN được ghi nhận vào năm 2011 là 2.410.000.000, chiếm 2,5% GDP đứng hàng thứ 51/154 quốc gia. Nếu như những phương tiện an toàn cho một phi công chiến đấu hạng nhất của CHXHCNVN không được trang bị đúng mức, thì tử thần luôn tháp tùng với phi công mổi khi làm nhiệm vụ.
Nếu phi công tử vong vì không được trang bị an toàn đúng mức, thì Bộ Quốc Phòng phải chịu trách nhiệm, rất mong những tên hèn lãnh đạo BQP đừng vì chạy tội mà đảng rình rang tôn vinh cái chết của thượng tá Trần Quang Khải lên mức cao như là "Tang dân tộc" ?. Đảng đang dùng dao to búa lớn để che lấp giùm tội cho Hán cộng - đã lở lầm bắn rơi chiếc phản lực chiến đấu đắt tiền của VN. Và như vậy đảng đã có lời vì dùng " tang dân tộc" để giải quyết êm thấm mọi việc - thoát được 2 tội của mình: vừa qua mắt được nhân dân cã nước vừa mua được lòng thiên triều. Thế nên đảng chỉ cho Tàu Cộng cứư nạn và từ chối hết các lời giúp đở của các nước khác.

Võ thị Linh tổng hợp 21/6/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét