Powered By Blogger
NGHĨA TÌNH NGƯỜI SÀI GÒN
(Với những lớp học tình thương)



Sài Gòn chỉ chính thức mất tên trong văn tự hành chính nhưng con người Sài Gòn vẩn còn lối văn hoá ứng xử mang đậm chất hào hiệp.. nghĩa tình - vẩn còn sót lại đâu đó trong trái tim của người Sài gòn xưa. Đó là nồng hậu, thân thiện, hiếu khách, vui vẻ, phóng khoáng, thẳng thắn bộc trực, ngang tàng và dễ tính là những tính cách quý báu, mà người Sài Gòn có được nhờ cái đặc thù của những người đi mở cõi. Đến Sài Gòn, nếu không thạo đường, bạn cứ hỏi những người đang bán hàng quán bên đường, những người nhàn tản trên phố, những người bán vé số... họ sẽ chỉ cho bạn một cách tận tình. Vì họ là người Sài Gòn, hoặc ít ra cũng đã nhiễm “máu Sài Gòn”. Người Sài Gòn luôn có ý thức giúp đỡ bè bạn chứ không hề “lãnh cảm”.
Sài Gòn thiên hạ rộn ràng 
Qua đây nhớ bậu không màng cuộc chơi
Xứ nào vui bằng xứ Sài Gòn
Người đi như hội, anh còn nhớ em
Ai đem em đến Sài Thành, 
Phồn hoa ai khéo dỗ dành hở em.
Đất Sài Gòn anh ở
Xứ Cần Thơ em trở lộn về
Bấy lâu sông cận biển kề
Phân chia mai trúc, dầm dề giọt châu. 
(ca dao)

Măc dù Sài Gòn đã bị đổi tên bởi bọn cướp nước, nhưng người dân miền nam VN khi nhắc tới, họ đều nói đến tên Sài Gòn, gần như không ai nói là thành hồ. Văn hoá, thi ca, văn học, ca dao tục ngữ một hàng rào ngăn cản được tham vọng đổi tên Sài Gòn của đám quân xâm lược từ miền Bắc. Tuy chúng cướp được miền nam, nhưng chưa bao giờ người cộng sản cướp được cái tên Sài Gòn trong lòng nhân dân miền nam. Họ thắng cuộc nhưng thật ra họ không thắng được hàng rào chống đồng hoá Sài Gòn với tên quốc tặc hồ chí minh. Thế nên đất Sài Gòn vẩn còn lại những con người xưa, những thế hệ sinh trưởng trước năm 1975. Những con người từng được tiếp nhận một nền giáo dục với triết lý Dân tộc-Nhân Bản-Khai Phóng, họ đã trở thành những người hữu dụng cho đất nước.
Bất cứ một chế độ nào cũng phải coi trọng Giáo dục, vì nó là nền móng đào tạo con người cho xã hội và cho đất nước. Nó còn là cái thước đo chính xác nhất để xác định là quốc gia đó có tiến bộ thật sự, có văn minh đúng mức và có tương lai để cho các thế hệ mai sau vươn lên. Trước năm 1975 VNCH tuy chỉ một có một thời gian ngắn (20 năm) để dựng nước, nhưng giáo dục VNCH đã để lại một di sản lớn về văn hoá nhân văn, sự thành tựu này còn đọng lại đến ngày hôm nay nơi các thế hệ sinh trưởng trước năm 1975 tại miền nam.
Trong chế độ VNCH, những đứa trẻ không phân biệt giai cấp đều được cắp sách dến trường để học hết bậc tiểu học. Lên trung Học, nếu như đậu được vào các trường công lập thì được hưởng chế độ miển phí tiền học. Đại học cũng thế, việc học của trẻ em trước 1975 đều được chính phủ lo lắng đến hết bậc đại học, nếu như chuyên cần học tập trong các trường công lập với chế độ thi tuyển. Những trẻ em kém may mắn thì cũng có cơ hội khác - là được bước vào hệ thống giáo dục tư thục từ tiểu học đến Đại Học, nơi đây thì học sinh hay sinh viên phải trả lệ phí học.
Giáo dục Việt Nam Cộng Hoà là giáo dục nhân bản. Triết lý nhân bản chủ trương lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời nầy làm căn bản, xem con người là cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho một cá nhân, đảng phái hay tổ chức nào. Triết lý nầy chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người, và không chấp nhận sự kỳ thị với lý lịch, phân biệt giàu nghèo, điạ phương, tôn giáo, chủng tộc. Với triết lý nhân bản mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.
Thế nên trong chế độ VNCH đã đào tạo được nhiều thế hệ tốt hữu ích cho xã hội. Việc học không là gánh nặng cho các bậc phụ huynh như ngày hôm nay. Trong chế độ độc tài toàn trị, người cộng sản chủ trương ngu và bần củng hoá nhân dân, họ chỉ biết chăm lo cho đảng và đảng viên của mình, phó mặc các giai cấp khác ra sao thì sao - việc học hành của các giai cấp nghèo như bần cố nông, nông dân hay công nhân nghèo, đều bị gạt ra khỏi nhà trường vì không có tiền để đóng học phí hàng tháng. Trong các chế độ độc tài đảng trị của Cộng Sản. Từ Âu sang Á, từ Đông sang Tây, từ Bắc chí Nam, hể nơi nào có sự lãnh đạo của đảng CS thì nơi đó có băng hoại giáo dục. Giáo dục dưới chế XHCN ngày nay tất cả đều phát xuất từ các nền giáo dục vay mượn hay bắt chước các nước CS đàn anh với sự chỉ đạo từ đảng CSVN trong mấy chục năm qua, để rồi xã hội VN hôm nay có quá nhiều công dân mù chử, qúa nhiều những con người vô cãm với đất nước ....quá nhiều quan tham, tướng quân, lãnh đạo hèn vô trách nhiệm với nhân dân và đất nước. Xã hội xuống dốc một cách thãm hại. Nhưng may mắn thay, bên cạnh các hiện tượng tiêu cực đó, còn có những người Sài Gòn xưa đầy nghĩa tình, mặc dù có người nghèo tiền bạc, nhưng là những trọc phú của nhân bản của vị tha, họ sẳn sàng chung vai chia sẻ với những giai cấp bất hạnh trong xã hội, mà chế độ công sản đã vứt họ ra bên lề. Họ là những con người giàu lòng nhân ái, đứng ra đãm đương những công việc mà đúng ra là nhà nước cộng sản phải làm và gánh vác. Những tấm lòng cao đẹp đó đã làm Sài Gòn ngày trở nên đẹp đúng như nhạc sĩ Y vân đã diển tã trong bản nhạc " Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi"

Dừng chân trên bến khi chiều nắng chưa phai,
Từ xa thấp thoáng muôn tà áo tung bay
Nếp sống vui tươi nối chân nhau đến nơi này
Saigon đẹp lắm, Saigon ơi ! Saigon ơi !
Ngựa xe như nước trên đường vẫn qua mau
Người ra thăm bến câu chào nói lao xao
Phố xa thênh thang đón chân tôi đến chung vui
Saigon đẹp lắm, Saigon ơi ! Saigon ơi !
Lá la la lá la
Lá la la lá la
Tiếng cười cùng gió chan hòa niềm vui say sưa.
Lá la la lá la
Lá la la lá la
Ôi đời đẹp quá, tràn bao ý thơ.
Một tình yêu mến ghi lời hát câu ca
Để lòng thương nhớ bao ngày vắng nơi xa.
Sống mãi trong tôi bóng hôm nay sẽ không phai
Saigon đẹp lắm, Saigon ơi ! Saigon ơi !

Sài Gòn đẹp từ thành phố đến con người, đẹp nơi những con người xưa, sinh trưởng trước 1975, là những con người được hấp thụ nền giáo dục Nhân Bản, nên bản chất mang đậm tình người , sống sao cho đáng sống để cuộc đời có thêm ý nghĩa, mặc dù họ nghèo nhưng lòng vị tha, lòng nhân ái họ rất giàu, giàu hơn những đám con hoang Ba Đình vạn lần hơn. Sài Gòn ngày vẩn còn rất nhiều tấm lòng đó. Để biết nếp sống nghĩa tình của họ ra sao, chúng ta sẻ thấy họ thể hiện nơi những quán cơm tình thường, để phục vụ miển phí cho giai cấp nghèo, nơi những bình đựng trà đá đặt cạnh ven đường, nơi có những ổ bánh mì tình thương miển phí có mặt khắp nơi trong thành phố Sài Gòn.
Ngoài ra chúng ta còn thấy những con hẽm tình thương đơợc thành lập từ những con ngươì Sài Gòn có trái tim nhân bản tương thân tương ái. Trong căn hẻm này, người ta tìm thấy từ tủ thuốc treo ngay ở đầu hẻm, bình nước uống hay xe ôm, vá xe... cho đến cả dịch vụ mai táng, cái gì trong con hẻm nhỏ này cũng đều được ghi rõ là "miễn phí". Đến Sài Gòn phải nhớ đến câu tục ngữ:" Hổng có lòng, hổng làm người Sài Gòn được đâu". Thật vậy người Sài Gòn xưa luôn với tấm lòng rộng mở vị tha hiệp nghĩa..
Bài viết này muốn đề cập tới lối sống nhân bản còn sót lại trong cái xã hội suy đồi hiện nay trên mãnh đất Sài Gòn xưa, nơi vẩn còn những con người mang nặng nghĩa tình với tuổi trẻ bất hạnh đang sống bên lề xã hội, không có cơ may đến trường để học.
Một hiện tượng đáng được ca ngợi và thán phục trong một xã hội đầy bất công ngày hôm nay trên quê hương VN. Người ta tìm thấy trên mãnh đất phồn hoa của đất Sài gòn nay được gọi là thành "hồ" - những cô thầy giáo đã hết mình chăm lo cho các em nhỏ với hoàn cảnh khó khăn không có tiền để đến trường mở mang kiến thức. Những đứa trẻ đáng lẻ nếu như được sinh ra trong thời VNCH, thì sẻ không bị thất học như ngày hôm nay sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.
CÔ GIÁO 70 TUỔI TẬN TỤY VỚI CÁC EM HỌC SINH NGHÈO
Dù đã hơn 70 tuổi, bà Nguyễn Thị Thiền cùng chồng, cư ngụ ở phường Tân
Thuận, quận 7, Sài Gòn, ngày ngày vẫn tận tụy với việc dạy học cho những trẻ em nghèo không đủ điều kiện đến trường. Không chỉ dạy kiến thức, cô còn dạy các trò của mình phải luôn sống có ích cho đời. Tấm lòng cao cả này này rất xứng đáng là những người Sài Gòn xưa đầy nghĩa tình với tha nhân.


LỚP HỌC TÌNH THƯƠNG CỦA THẦY HÙNG:
Lớp học của ông Hùng

Những đứa trẻ đến với lớp học "tình thương Hòa Hảo" của thầy Hùng - Sài Gòn để được thầy tận tình truyền thụ những kiến thức tối thiểu để có thể hoà mình vào sinh hoạt xã hội. Đa số những học sinh nơi đây đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, phần lớn thời gian của các em là ở ngoài đường để bán vé số, hoặc nhặt ve chai phụ giúp gia đình. Hơn 5 năm, từ khi mở lớp học và cưu mang những đứa trẻ bất hạnh, thầy Hùng gặp rất nhiều khó khăn nhưng chưa bao giờ làm thầy nản chí.
Tấm lòng của các cô thầy giáo Sài Gòn không dừng lại với những lớp học tình thương của cô giáo nghèo tên Cúc ( Phùng xuân Lợi) đã trải rộng đến các em khốn khổ trong cuộc sống. Hy vọng các nhà hảo tâm có thể mỡ lòng như người Sài gòn xưa để giúp các cô thầy giáo Sài Gòn thực hiện tốt việc khai trí cho giai cấp bất hạnh trong xã hội đầy bất công hiện nay. Điện Thoại của cô giáo Cúc là: 0919.089.408 Phùng Thị Lợi 196/6 đường Đề Thám, Phường Cầu Ông Lãnh. Q.1 Sài Gòn.
Nhờ nó mà những người nghèo khổ, những người khuyết tật khó khăn, mỗi khi đi qua đây lại thấy ấm lòng hơn...
Những ai đi ngang qua con hẻm 96 (đường Phan Đình Phùng, phường 2, quận Phú Nhuận, (Sài Gòn) sẽ không khỏi bất ngờ với hình ảnh chiếc tủ thuốc từ thiện được treo ngay đầu hẻm.

Chiếc tủ thuốc này đã xuất hiện ở đây hơn 10 năm nay, do người dân trong hẻm chung tay, góp sức dựng nên. Người có tiền thì góp dăm ba chục nghìn, người không có tiền thì góp vỉ thuốc, chai dầu gió, cuộn băng keo y tế... Tuy đơn sơ, giản dị nhưng nhờ chiếc tủ thuốc này mà có biết bao người đi đường được giúp đỡ kịp thời.
Sài Gòn tuy vẩn còn trong vòng kìm hãm của cộng sản nhưng người Sài Gòn vẫn giữ nguyên phẩm chất của mình: hiền hòa, hiếu khách và lòng nhân ái cao cả. Những ngày trước 1975 khi được cắp sách đến trường, học sinh luôn được dạy dỗ, nhắc nhở từ đạo đức, lễ nghĩa cho đến tinh thần tương thân, tương ái trong truyền thống của người Việt Nam. Mỗi khi có thông báo kêu gọi đóng góp, giúp đỡ đồng bào bị bão lụt, thiên tai là mọi người lại hăng hái quyên tiền, gạo, thuốc men, vật dụng sinh hoạt để hỗ trợ cho những người đang lâm cảnh màn trời, chiếu đất dù là đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung hay miền Bắc. Tinh thần " một con ngựa đau cã tàu chê cỏ"", anh em một nhà của người Sài Gòn là như thế, không phô trương rầm rộ, không khoe khoang ồn ào, mà rất chân tình và hào phóng. Hình ảnh Sài gòn với những cơ sở từ thiện chan chứa tình nhân ái làm ấm áp tình người tình đồng loại, Sài Gòn còn toả sáng được một nền văn hoá nhân bản - dân tộc từ các thầy cô giáo với những lớp học tình thương.
Sài gòn đẹp lắm Sài gòn ơi!! Sài Gòn ơi!!
Võ thị Linh, 18/6/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét