Powered By Blogger
VOVINAM CẦN MỘT CUỘC CÁCH MẠNG 
TRONG THỜI HẬU CỘNG SẢN


Nói đến môn phái VoViNam ngày nay trên điạ bàn cã nước, nhân dân VN không khỏi ngậm ngùi cho một bộ môn văn hoá nhân bản của dân tộc đang bị xâm thực bởi văn hoá Marx và tư tưởng hồ chí minh. Những người cộng sản và các môn đồ tay sai, đã đem Vovinam đi chệch hướng so với thời nguyên thủy do sáng tổ Nguyễn Lộc thành lập. Đảng cộng sản đã nhúng tay trực tiếp điều hành Vovinam trong nước và một số cơ sở ở Hải Ngoại, ngày nay chỉ là nơi để mua bán đai đẳng làm kinh tế và các công tác tình báo cho đảng, như đưa người xâm nhập vào các cộng đồng người Việt tự do, nhằm thi hành nghị quyết số 36/TW/ĐCSVN về người nước ngoài. Thiết lập sự sinh hoạt bộ môn văn hoá nghệ thuật này bằng nhiều thứ chi phí dành cho một môn sinh nhập môn. Các võ sư cao đẳng ngày nay không còn phải trình luận án võ học trong các kỳ thi lên đai. Chỉ cần múa vài đường quyền, đóng lệ phí ngoài luồng cho ban giám khảo, và những khoảng tiền qui định chính thức cho một môn sinh dự thi cũng như lệ phí hàng tháng. Võ đạo thời nay chỉ còn là một thứ xa xí phẩm trong chương trình huấn luyện các môn sinh. Các võ sư Cao Đẳng không cần biết hay hiểu gì về chủ thuyết " cach mạng tâm thân" của sáng tổ Ngưyễn Lộc, họ chỉ cần bè phái thân thế với các trưởng bối của mình là đũ tư cách làm huấn luyện viên hay làm võ sư trưởng của một võ đưởng, tình trạng Vovinam ngày nay trong nước không khác nào như trong các cửa quyền khác trong chế độ cộng sản, chuyện chạy chức chạy đai là chân lý của môn sinh muốn đạt tới trinh độ cao trong mái nhà Vovinam quốc doanh.
Lấy một thí dụ nhỏ về các khoảng tiền phải đóng trong một kỳ thi cho một giải thi đấu được tổ chức trong mấy tuần vừa qua được qui định như sau:

Sau đây là các phần trích trong các trang sau của  điều lệ giải vô địch trẻ VVN toàn quốc lần XIV. Nguồn:http://www.vovinamvietnam.com.vn/vi/van-ban/dieu-le-giai-vo-dich-tre-vovinam-toan-quoc-lan-xiv-nam-2016-tranh-cup-vinatex/217.html

Nếu một môn sinh đi dự thi giải trẻ này phải tốn sơ khởi tiền 
lệ phí thi là= 250.000 đồng
       tiền ăn=180.000 đồng/1ngày
       tiền ở = 200.000 đồng/1 ngày
Tổng cộng = 430.000 đồng là chi phí cho ngày đầu tiên, chưa kể chi phí di chuyễn. Một khoảng tiền chi khác và phải đóng trước là 500.000 đồng nếu có sự khiếu nại.

Với mợt người trẻ còn đi học và sống với gia đình, thì con số này thật không nhỏ cho một gia đình có mức thu nhập trung bình.

Tinh thần thể thao (?!) của các môn sinh đều bị lợi dụng để làm giàu cho Liên Đoàn Vovinam Việt Nam, một bộ phận chân rít của cộng sản. Nên nhớ tất cã số tiền thu là do Liên đoàn thu, chớ không phải Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản - Môn Phái không có thẩm quyền thu các lệ phí đó. Điều này cũng nói lên được bản chất bù nhìn của cái gọi là HĐVSCQ-MP, không có một chút giá trị nào trước LĐ-VVN/VN ( Quốc Doanh)

Chúng tôi được biết từ các bậc tiền bối học Vovinam ngày xưa của thời 1966 cho biết: lệ phí học hàng tháng của một môn sinh Vovinam chỉ là tượng trưng,không có con số quá lớn như ngày hôm nay. Còn những kỳ thi lên đai gần như không phải đóng lệ phí nào. CHXHCNVN, một quốc gia nghèo trong cộng đồng thế giới bởi sự cai trị độc tài thiếu dân chủ và những đỉnh cao cháy rụi trong Bắc Bộ Phũ, nên tình trạng võ đạo đã xuống dốc một cách thãm hại nơi các võ đường. Tình trạng thực tế của các võ đường chỉ còn là nơi làm kinh tế cho đảng, mục tiêu cao cã về tinh thần phục vụ dân tộc và nhân loại hoàn toàn trống vắng, lý tưởng của sáng tổ và các chưởng môn đời 2, 3 và các môn sinh tâm huyết đều bị hũy diệt.

Thế nên, muốn Vovianm trở về thời nguyên thủy, thì phải phá vỡ cái bọc Quốc Doanh trong thời hậu cộng sản. Những người có trách nhiệm điều hành các hoạt  động của môn phái Vovinam, cần phải làm một cuộc cách mạng toàn diện và triệt để thanh lọc các phần tử làm tay sai và các võ sư biến chất không hội đũ nhưng điều kiện của một võ sư cao đẳng đúng chất lượng như qui lệ của môn phái từng đặt ra trong thời nguyên thuỳ. Còn lại đại đa số các môn sinh khác cần phải trãi qua một cuộc thi chọn lọc do các võ sư thời hậu cộng sản đặt ra để gạn lọc lại một số môn sinh có chất lượng về võ thuật lẩn võ đạo, các môn sinh hay vỏ sư không đũ điều kiện qui định cho giải nghệ và cho về nhà nghĩ ngơi. Đó là cuộc cách mạng cần phải có, giống như vua Quang Trung đã từng làm vào cuối thế kỷ 18 về  tôn giáo, để chấn hưng Phật Giáo.

CUỘC CÁCH MẠNG TÔN GIÁO THỜI QUANG TRUNG

Trong thời gian Vua Quang Trung trị vì, tôn giáo củng là một quốc sách thuộc hàng đầu của ông. Ông chủ trương một cuộc cách mạng thiên niên kỷ về tôn giáo nhằm trong sạch hoá hàng ngũ Phật Giáo.

Vua Quang Trung thấy làng nào cũng có chùa chiền, mà những người đi tu hành thì ngu dốt, không mấy người thấu đạt được cái đạo cao sâu của Phật, chỉ mượn tiếng thần thánh mà đánh lừa kẻ ngu dân, ông xuống chiếu bắt bỏ những chùa nhỏ ở các làng, đem gỗ gạch làm ở mỗi phủ mỗi huyện một cái chùa thật to, rất đẹp, rồi chọn lấy những tăng nhân có học thức, có đạo đức, ở coi chùa thờ Phật. Còn những người không xứng đáng thì bắt về làm ăn. Ý vua Quang Trung muốn rằng nơi thờ phượng, chùa Phật phải thật tôn nghiêm, mà những người đi tu hành thì phải là những bậc chân tu, thấu hiểu thật thâm sâu về Phật pháp. Tóm lại là trọng dụng những bậc cao tăng, khổ hạnh, quán triệt thật sâu đạo pháp, ai đáp ứng được nhu cầu đó thì mới được bước vào chùa.

Cuộc cách mạng tôn giáo của vua Quang Trung là duy nhất trong sử Việt được ghi nhận, nó mang ý nghĩa cải cách tận gốc rể từ thượng tầng tới hạ tầng của Phật Giáo.
.
Quang Trung có một chính sách tôn giáo rất tự do và rộng rãi dù là người đề cao Nho giáo nhưng ông vẫn bảo đảm hoạt động cho các tôn giáo khác như Phật giáo và các tín ngưỡng khác. Về Công giáo, các giáo sĩ tự do hoạt động, truyền đạo, xây dựng nhà thờ. Nhưng đồng thời ông cũng thi hành chính sách bài trừ mê tín dị đoan rất mạnh, chấn chỉnh lại việc tu hành: nhiều chùa ở các làng có mà người tu hành lạm dụng để truyền bá mê tín dị đoan. Ông can đảm đập bỏ những chùa ở cấp thôn, làng để xây duy nhất một ngôi chùa lớn ở cấp xã, huyện, đồng thời chọn những vị cao tâng về trụ trì và chấn hưng Phật giáo; còn những người thiếu đạo hạnh không đủ phẩm chất của một người tu đạo, những kẻ lưu manh lợi dụng chiếc áo cà sa, những người lười biếng núp dưới mái chùa đều trị tội theo đúng luật pháp và bắt buộc phải hoàn tục.

Vovinam trong thời hậu cộng sản cần phải có một cuộc cách mạng toàn diện và triệt để như Vua Quang Trung đã từng làm trong qúa khứ về Phật Giáo. Đó là cuộc cách mạnh lần đầu cũng là lần cuối cho môn phái Vovinam để lấy lại niềm tin cho những người yêu chuộng  bộ môn văn hoá nghệ thuật có một không hai trong làng võ thuật VN để đặt đúng vị trí nguyên thủy của VOVINAM:

Lý bích Thủy 10/8/2016
(mt môn sinh hậu bối)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét