Powered By Blogger
CÁI CHẾT CỦA VNCH

Ngày 30.4.1975 là thời điểm kết thúc của VNCH, một sự kết thúc hết sức bi thảm vượt ra ngoài suy nghĩ của những người miền nam. Có người gọi đó:
1.Ngày miền nam bị bức tử

2.Ngày của "Cái ác" lên ngôi.
3.Ngày bị gảy súng
4.Ngày sâu bọ lên làm người.
5. Ngày tan hàng..
6. Ngày quốc tang của người miền nam
7. Ngày quốc hận...

Còn rất nhiều cách nói để diễn tả về ngày đen đủi này của nước VNCH. Tuy nhiên về nguyên nhân thì người trẻ chúng tôi đi tìm những tài liệu lịch sử sẳn có trên mạng để chia sẻ cùng với những người trẻ trong nước. Khi tìm hiểu về cái chết của VNCH, chúng tôi nhận thấy rằng mình phải trở về với giai đoạn của các bối cảnh trước khi xảy ra hoà đàm Paris, cho đến ngày miền nam bị thất thủ. Bài viết này chỉ là một góc nhỏ của lịch sử cận đại nói về khó khăn của chính quyền đệ nhị Cộng Hoà trong cuộc chiến tự vệ của VNCH do Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu lãnh đạo.
Bối Cảnh Chính Trị Đưa Đến Hòa Đàm Paris
Cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân (tháng 2-1968) là một thất bại nặng nề về quân sự của phe Cộng sản, với tổng số thương vong gần 39.000, trong đó có 33.249 quân tử trận, so với phía Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và Hoa Kỳ chỉ có khoảng 15.000 thương vong, trong đó có 3.470 tử trận. Về mặt chính trị, tại Hoa Kỳ, các phong trào phản chiến rầm rộ nổi khắp nơi trên đất Hoa Kỳ, làm ảnh hưởng không ít đối với những quyết định của Quốc Hội Hoa Kỳ khi biểu quyết về chiến tranh VN. Các chiến lược của Hoa Kỳ ở vùng Đông Dương cũng từ đó bĩ thay đổi. Các phong trào phản chiến đã làm ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của của Tổng Thống đương nhiệm. Đó là một thời điểm không may, dẩn dần đến sự bất lợi hoàn toàn về chính trị cho phía VNCH.
Tổng Thống Lyndon B. (Baines) Johnson quyết định xuống thang chiến tranh và tìm cách thương thuyết để rút quân ra khỏi Việt Nam. Ngày 31-3-1968, ông tuyên bố không ra tranh cử tổng thống nữa, quyết định ngưng oanh tạc Miền Bắc, và kêu gọi Bắc Việt đến bàn hội nghị. Và hai bên chính thức khởi sự thương thuyết công khai tại Paris, Pháp, từ ngày 13-5-1968. Về phía Hoa Kỳ, trưởng và phó phái đoàn thương thuyết là các ông Averell Harriam và Cyrus Vance. Về phía Bắc Việt là các ông Xuân Thủy và Hà Văn Lâu. Cuộc hoà đàm đã kéo dài gần 4 năm chính tháng gồm 202 phiên họp công khai và 24 phiên họp kín, kết thúc vào ngày 27/1/1973 và có hiệu lực 1 ngày sau đó tức ngày 28.1.1973 và văn bản này hết hiệu lực sau khi kết thúc cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào ngày 25.4.1976. Bản văn Hiệp Định Paris gặp sự chống đối mạnh mẽ của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, vì đây là một văn bản hoàn bất lợi cho phía VNCH. Tổng Thống Hoa Kỳ là Nixon, đã nhiều lần doạ dẫm và đói đảo chính, cắt viện trợ quân sự..v..v..cuối dưới áp lực quá mạnh của Hoa Kỳ, ông Thiệu đành ngậm ngùi cho thông qua, mặc dù biết số phận VNCH sẽ bi đát trong những ngày tháng sau khi ký HĐ Paris. Và điều gì phải tới cũng đã tới đó là ngày 30.4.1975.
Ngày 21-4 Ông Thiệu từ chức bàn giao cho ông Hương, ngày 24-3 hai ông Thiệu và Khiêm ra đi, tinh thần quân lực VNCH bị suy sụp. Ngày 26-4 Cộng quân bắt đầu mở chiến dịch tấn công Sài gòn, ngày 28-4 Đại tướng Dương Văn Minh lên thay thế ông Trần văn Hương, các phòng tuyến của ta sụp đổ dần dần trước các đợt tấn công pháo kích của địch. Ngày 30-4-1975 Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng kết thúc cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ.
Nhiều người kết án ông Thiệu cho lệnh rút bỏ Quân Khu II và I đã đưa tới sự sụp đổ toàn bộ VNCH. Ông Thiệu là nguyên nhân gần gây nên sự sụp đổ, nhưng nếu kết án ông ta là nguyên nhân duy nhất thì không đúng lắm, bài viết nơi đây không phải để bênh vực cho ông Thiệu, nhưng chúng ta không thể nói sai lịch sử. Về phía VNCH người đồng minh Hoa Kỳ đã bắt đầu chơi ép ông Thiệu cắt giãm lần lần quân việc sau khi rút quân về. Các kho dự trử đạn dược lần hồi đi đến kiệt quệ không còn khả năng đẩy lui được các cuộc tổng tấn công của địch . Các phương tiện tản thương bằng trực thăng cũng bị giảm làm số tử vong lên cao. Đến khi xin viện trợ khẩn cấp của Hoa Kỳ, thì gặp trở ngại về phía đảng Dân Chủ, cánh này nắm đa số tại Quốc Hội. Họ chủ trương cắt hoàn toàn quân viện bỏ rơi miền Nam VN một cách vô nhân đạo.
Nửa năm sau Hiệp định Paris, Quốc hội Dân chủ ra luật cắt hết mọi ngân khoản dành cho chiến tranh Đông Dương của Hành pháp. Nixon không còn quyền hành để bảo vệ đồng minh tại nơi đây.
Đó cũng là lý do do mà những hậu duệ chúng tôi không có cái nhìn thiện cảm với đảng Dân Chủ trong quốc hội Hoa Kỳ. Một bài học qúi giá về tinh thần tự quyết dân tộc. Một tinh thần mà ngày xưa dưới các thể chế quân chủ ở nước ta đặt hàng đầu trong các quyết định đánh quân xâm lược phương bắc để bảo toàn chủ quyền về lãnh thổ của Đại Việt, của Nam Quốc Sơn Hà Nam Đé Cư.
Vì thế ngoài nguyên nhân quân sự nêu trên còn những nguyên nhân khác đóng góp vào sự sụp đổ miền Nam. Một nguyên nhân gần nữa và vô cùng quan trọng ở đây là vấn đề cắt quân viện, dẩn đến cái chết của VNCH.
HOA KỲ CẮT QUÂN VIỆN.
Vấn đề cắt quân viện đã manh nha từ đầu thập niên 1970. Cuộc “Hành quân qua Kampuchia" vào năm 1970 đã tạo ra phản ứng chống đối dữ dội của Quốc Hội Mỹ vì họ cảm thấy bị ngành hành pháp che dấu sự thật. Tháng 6.1970, Thượng viện đã biểu quyết với đa số chấm dứt nghị quyết Vịnh Bắc Việt trao toàn quyền hành động cho Tổng Thống Mỹ. Hai Thượng Nghị Sĩ John S. Cooper (đảng Cộng Hoà, tiểu bang Kentucky) và Frank F. Church (đảng Dân Chủ, tiểu bang Idaho) một thành viên của Ủy ban Ngoại Giao Thượng Viện đã đề nghị một tu chính án cắt tất cả phí tổn về quân sự của Mỹ tại Miên kể từ ngày 1.7.1970. Sau 7 tuần lễ tranh cãi, Thượng Viện Mỹ biểu quyết vào cuối tháng 6.1970 với 58 phiếu thuận và 37 phiếu chống. Tuy nhiên Hạ Viện đã bác bỏ tu chính án này. Tu chính án do đó được sửa đổi lại và được biểu quyết chấp thuận vào tháng 12. Theo đó Mỹ không được đưa quân tác chiến qua Lào và Thái Lan.
Lần đầu tiên Tổng Thống Mỹ với tư cách Tổng Tư Lệnh Quân đội bị giới hạn quyền hành trong tình trạng chiến tranh. Một tu chính án khác do hai Thượng Nghị Sĩ George Mc Govern (đảng Dân Chủ, tiểu bang South Dakota) và Mark O.Hatfield (đảng Cộng hoà, tiểu bang Oregon) đã đề nghị rút tất cả quân đội Mỹ và cắt tất cả quân viện cho VNCH vào cuối năm 1971. Tuy nhiên Thượng Viện Mỹ đã bác bỏ hai lần (1970 và 1971) tu chính án này. Năm 1973, Quốc Hội Mỹ biểu quyết chấp thuận tu chính án do Frank Church và Thượng Nghị Sĩ Clifford (đảng Cộng Hoà) chấm dứt tất cả quân viện cho các nước Đông Dương.” Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 510 Tháng 6-1973 Quốc Hội Mỹ biểu quyết cắt ngân khoản cho tất cả các hoạt động quân sự tại Đông Dương, ngày 1-7 Nixon miễn cưỡng ký thành luật áp dụng kể từ 15-8. Đến tháng 10-73 Quốc Hội lại thông qua dự luật Quyền Hạn Chiến Tranh (War powers Act) buộc Tổng Thống phải tham khảo ý kiến Quốc Hội trước khi gửi quân đi tham chiến. Ý định phản bội của người bạn đồng minh đã bắt đầu lộ diện.
Khi người Mỹ mới đổ quân ồ ạt vào Việt Nam năm 1965 ngân sách năm ấy mới có 646 triệu đô la, năm sau 1966 tăng vọt lên gần 6 tỷ, đến 1967 tăng lên 20 tỷ, năm 1968 tăng lên 26 tỷ năm 1969 lên 29 tỷ, hai năm 1970, 1971 xuống còn 12 tỷ vì Mỹ đang rút quân. Năm 1972 họ rút gần hết chỉ còn 24,200 người khi ấy miền Nam phải một mình gánh vác chiến trường với tiền viện trợ ngày một bị cắt giảm. Năm 1973 Quân viện là 2 tỷ 1, sang năm 1974 chỉ còn 1 tỷ 4, năm 1975 tụt xuống còn 700 triệu trong đó 300 triệu để trả lương cho nhân viên cơ quân tuỳ viên quân sự DAO của Mỹ. VNCH chỉ nhận được một nửa số quân viện cần thiết.
Năm 1975 đảng Dân Chủ nắm đa số tại Quốc Hội Mỹ, họ chủ trương bỏ Đông Dương không cần biết hậu quả cũng như danh dự cho nước Mỹ. Về thế lực cũng như tài chính Dân chủ thua kém Cộng Hoà nên chỉ thừa cơ nước đục thả câu, lợi dụng sơ hở của Cộng Hòa để thọc gậy bánh xe. Họ thường o bế giới bình dân, da đen, Mễ miếc, cu li cu leo khố rách áo ôm, đám trốn lính, chống chiến tranh … để lấy lòng kiếm phiếu. Họ chớp đúng thời cơ khi phong trào phản chiến lên cao được dân chúng ủng hộ để nắm đa số tại Quốc Hội và thẳng tay bỏ rơi đồng minh không thương tiếc, cái mà ông Nguyễn Tiến Hưng gọi là “nhát gươm đao phủ”.
“Ngay sau đó, 13 tháng Ba, nhát gươm đao phủ đã hạ xuống: ban lãnh đạo Đảng Dân Chủ, cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện (họ lại là thành phần quyết định trong Quốc Hội) bỏ phiếu với đa số: chống bất cứ viện trợ nào thêm cho Miền nam” , trích từ cuốn "Khi Đồng Minh Tháo Chạy trang 245" của Nguyễn Tiến Hưng.

VNCH BẾ TẮC VỀ TIẾP LIỆU:
Theo Đại Tướng Cao Văn Viên hậu quả của cắt giảm quân viện là không quân phải cho hơn 200 máy bay ngưng bay.. giảm giờ bay, huấn luyện 50%, số giờ bay thám thính 58%, phi vụ trực thăng giảm 70%.. Hải quân cũng bị cắt giảm hoạt động 50%, 600 tầu xuồng các loại nằm ụ, các chiến cụ, quân dụng hư hỏng không được thay thế, chỉ có khoảng 33% được thay mà thôi. Tổng số đạn trong kho chỉ đủ dùng cho đến tháng 6-1975, thuốc men thiếu thốn, số tử vong lên cao khiến tinh thần binh sĩ xuống thấp.
Người Mỹ ký hiệp định Ba Lê để rút quân ra khỏi VN và lấy tù binh về không đếm xỉa gì tới sự tồn vong của miền Nam nước Việt. Sir R Thompson, chuyên viên về du kích chiến cho rằng miền Nam bị đe doạ chỉ vì để cứu nước Mỹ khỏi cảnh xâu xé nhau, miền Bắc bị buộc phải ngồi vào bàn hội nghị để cứu nước Mỹ. Ông M.Gauvin nguyên chủ tịch Ủy Hội Kiểm Soát Quốc tế tuyên bố ngày 4-4-1975 cho rằng miền Nam VN thất bại do quyết tâm bỏ rơi đồng minh của Mỹ. Và Mỹ đã đâm sau lưng người đồng minh của mình.
“Còn về khả năng tồn tại, ông cho là ‘vẫn còn tùy thuộc vào số quân viện Hoa Kỳ cung cấp cho VNCH’. ĐT Viên kết luận “Một sự thật không thể chối cãi là quân đội VNCH sẽ hết đạn và nhiên liệu vào tháng 6-1975 nếu không nhận được quân viện phụ trội. Và một quân đội sẽ không thể nào chiến đấu nếu không có những trang bị cần thiết để chiến đấu” Nguyễn Tiến Hưng, Khi Đồng Minh Tháo Chạy (KĐMTC) trang 457"
Khi lập luận như trên người ta sẽ đạt thêm câu hỏi tại sao họ lại bỏ rơi VNCH? ông Nguyễn Tiến Hưng cho biết

“Tại sao Mỹ lại dứt khoát bỏ rơi Miền nam? Câu trả lời ngắn gọn là vì quyền lợi của Mỹ ở Việt nam đã không còn nữa” KĐMTC trang 455.

Đau đớn thay một quân lực, chỉ vì quyền lợi của những cường quốc, những tham vọng thoả hiệp trên bàn cờ quốc tế, đồng minh tin cậy nhất đã phản bội họ, đâm sau lưng họ, bằng "một nụ hôn Du Đà bán Chúa" qua Hiệp Định Bàn Tròn Ba Lê năm 1972, từ đó ngưng tiếp tế vũ khí, trói tay bạn trên chiến trường, lũng loạn hậu trường chính trị để làm nản chí và mất niềm tin chiến đấu, tạo điều kiện thuận lợi và dọn đường cho bọn Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm Miền Nam.
QLVNCH thất trận không phải vì thua kém, mà vì không có cơ hội chiến đấu. "Cọp trong cũi sắt phải giương mắt nhìn", để đám khỉ “nhảy bàn độc” mặc tình bày trò nhố nhăng. Những niềm đau, nỗi nhục sau khi cuộc chiến kết thúc, đã kéo dài 42 năm qua và còn mãi mãi, chết vẫn chưa quên! Như vết sẹo hằn sâu trên cơ thể nhắc nhở hoài đau thương, và vết thương chỉ lành hẳn khi nào QLVNCH có cơ hội chiến thắng lại kẻ thù qua bất cứ hình thức nào, thì niềm đau kia mới phai mờ.
Như một phép lạ, quân lực VNCH khi bị bỏ rơi, vẫn kiên nhẫn, vẫn kiên cường chiến đấu đơn độc, vẫn chiến đấu dũng cãm chống kẻ thù đông hơn gấp bội, với vũ khí tối tân và dồi dào hơn gấp nhiều lần, với sự yểm trợ tích cực không điều kiện từ tinh thần đến vật chất của Liên Xô, Trung Quốc và cả khối Cộng Sản Quốc Tế. Quân lực VNCH vẫn gan dạ, sừng sững như núi, hy sinh vững vàng chiến đấu. Nếu cấp chỉ huy của họ không ra lệnh buông súng, quyết định sống mái tới giây phút cuối cùng. Thì chưa chắc ngày hôm nay phần thắng đã thuộc về ai? 30.4.1975 lịch sử nói về VNCH đã sang trang.
Như trên đã phân tích về cái chết của VNCH vào ngày 30.4.1975, chúng ta thấy rất rỏ là VNCH đã qúa lệ thuộc vào viện trợ quân sự của Hoa Kỳ nên không thể tự quyết trước những quyền lợi chính đáng của VNCH. Hiệp định Paris hoàn toàn bất lợi cho VNCH, đã bị ông Thiệu phản đối kịch liệt ngay từ đầu nhưng rồi cuối cùng cũng phải đặt bút ký để giải toả sức ép của Hoa Kỳ, một đồng minh không thuỷ chung trên con đường chống lại sự xâm lăng của cộng sản Bắc Việt đến nơi đến chốn. Số phận của VNCH vào 42 năm trước đây là bài học qúi giá cho hậu duệ VNCH trong thời kỳ cứu nước và giử nước tương lai.
Nhưng kể từ khi vận nước nổi trôi thì Tháng Tư đã để lại một vết thương nhức nhối trong lòng người Việt Quốc Gia chẳng biết đến bao giờ mới lành miệng. Nhà thơ Khiếu Như Long đã trút cạn tâm sự cùng các chiến hữu với bài "Tháng Tư Uất Hận", mà người viết dùng để kết thúc bài viết.
Tháng Tư mình mất cuộc đời

Ngày buông tay súng chơi vơi hận cuồng
Trời quê hương chợt nhuốm buồn
Một đời chinh chiến hào truông biên thùy.


Lê Kim Anh,1/4/2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét