Powered By Blogger
CỐ VÕ SƯ TRẦN HUY PHONG
HẬU DUỆ CỦA HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG
Võ sư Trần Huy Phong là một võ sư hiếm hoi trong hàng ngũ lãnh đạo của môn phái vừa là một giáo sư toán Lý Hoá của các trường Trung Học tại Sài Gòn vào thập niên 60 của thế kỹ 20, vừa là một vị võ sư Cao cấp trong môn phái Vovinam, một người ưu tú cã văn lẫn võ. Ông là một hậu duệ của của Đức Thánh Trần.
Hậu duệ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Gia tộc họ Trần vốn định cư nhiều đời tại tỉnh Nam Định, miền bắc Việt Nam. Có truyền thống lập Từ Đường (lập đền thờ gia tộc) và viết Gia Phả. Khi gia tộc quá đông thì được chia thành từng CHI. Mỗi CHI bao gồm nhiều thế hệ và mỗi thế hệ đều có bổn phận viết gia phả nối tiếp cho các thế hệ sau.
Chính vì thế gia tộc họ Trần có rất nhiều Gia Phả và nhiều CHI. Được viết tùy theo CHI của mỗi gia đình và nếu muốn tìm tông tích hoặc vị trí trong gia đình thì phải so sánh giữa CHI đời trước và CHI đời sau.

Riêng CHI họ Trần của võ sư Trần Huy Phong, thuộc về CHI của cụ Trần Thiên Táng (húy là Trần Quốc Ninh) cháu đời thứ 16 của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và cháu đời thứ năm của tổ Trần Vu.
Gia phả CHI này được viết bởi ông Trần Văn Gia, vốn là Giám Sát Ngự Sử triều vua Tự Đức (1847-1883), năm thứ 36. Gia Phả được viết bằng chữ Hán-Nôm và có tên là Trần Tông Ngọc Phả. Bao gồm từ đời thứ nhất (Trần Quốc Tuấn) đến đời thứ 16 (Trần Quốc Ninh). Sau đó được các con cháu tiếp tục bổ túc theo thời gian, từ đời thứ 17 đến các đời sau.
Hiện nay bản chính Trần Tông Ngọc Phả được bảo trì bởi ông Trần Ngọc Giá (cháu đích tôn đời thứ 28 – Cháu ruột võ sư Trần Huy Phong), hiện đang sinh sống tại Hà Nội Việt Nam. Chính nhờ truyền thống viết gia phả này, võ sư Trần Huy Phong mới định được vị trí là cháu đời thứ 27 của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Năm 1993, nhân dịp về thăm quê tổ tại Nam Định, võ sư Trần Nguyên Đạo được các anh là Trần Bản Quế, Trần Huy Phong và cháu đích tôn là Trần Ngọc Giá hướng dẫn về thăm các Từ Đường, các Mộ Tổ và khảo cứu các gia phả. Nhờ vậy ông đã sưu tầm được một số bản sao và thành lập một CHI mới tại Hải Ngoại, tiếp tục truyền thống viết gia phả từ đời thứ 27 trở xuống và có nguyện vọng viết lại toàn bộ gia phả từ đời một (1230) đến các đời ngày nay.
Đầu năm 1964, Vovinam được sinh hoạt tự do trở lại, ông cùng với các võ sư đương thời : Lê Sáng, Mạnh Hoàng, Nguyễn Văn Thư, Ngô Hữu Liễn, Phan Quỳnh, Trần Bản Quế, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Văn Thông... lên phương án và thiết lập chương trình pháp lý hóa Vovinam-Việt Võ Đạo. Ban chấp hành Môn phái được thành lập, võ sư Lê Sáng được bầu làm Chưởng môn, võ sư Trần Huy Phong trở thành nhân vật thứ hai của môn phái với hai nhiệm vụ : Phụ tá Chưởng môn, kiêm Trưởng Ban Nghiên kế.
Một dự án phát triển tổng thể trên bình diện toàn quốc được ra đời, mở ra một kỷ nguyên huy hoàng nhất trong lịch sử môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo.
Về phương pháp tổ chức, ông đã đóng góp tích cực với các võ sư đương thời trên việc thành hình môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo qua các cơ chế và qui chế sau đây :
Thành lập các cơ chế căn bản
Thành lập Tổng hội Vovinam (Liên đoàn Quốc gia)
Qui Lệ Môn phái.
Chức vụ Chưởng Môn 
Ban Chấp hành Trung ương. 
Thiết lập chương trình võ thuật và võ đạo
Soạn thảo chương trình huấn luyện.
Biên soạn chương trình võ đạo.
Soạn thảo 10 điều tâm niệm.
Thiết lập các qui luật căn bản
Chuyển danh xưng Vovinam thành Vovinam-Việt Võ Đạo
Chế tác võ phục và thành lập hệ thống đẳng cấp
Hệ thống và qui luật Thi Vovinam-Việt Võ Đạo.
Truyền thống trình luận án
Phù Hiệu Vovinam-Việt Võ Đạo
Ấn định các nghi thức và nghi lễ.

Về phương diện võ thuật
Ông đã góp công khảo cứu và đóng góp vào hệ thống kỹ thuật cho Vovinam-VVĐ như sau :
Triển khai hệ thống đòn chân trung đẳng từ số 13 đến 21.
Đặt nền móng cho hệ thống chiến lược qua 10 đòn chiến lược căn bản đầu tiên của môn phái, dựa trên những khái niệm do Sáng Tổ Nguyễn Lộc hướng dẫn.
Triển khai hệ thống vật qua 15 thế vật cơ bản, rút kinh nghiệm từ các bài song luyện và vật cổ truyền.
Thành lập hệ thống tay không bắt vũ khí như : Tay không bắt mã tấu, tay không bắt búa, tay không bắt súng lưỡi lê, tay không bắt gậy...triển khai hệ thống giao đấu tự do và các qui luật tranh giải.

Về lý thuyết võ đạo
Võ sư Trần Huy Phong đã có công nghiên cứu và triển khai các lý thuyết sau đây :
Luật Cương Nhu Phối Triển thành một hệ thống triết học, đồng thời lấy Triết Lý Cây Tre làm căn bản để dẫn giải.
Chứng minh và lý giải các phương pháp té ngã Vovinam-Việt Võ Đạo bằng động lực học và toán học.
Soạn thảo đạo sống « Năm Tu Bốn Tiến » cho chương trình Võ Đạo Hóa công chức hành chánh toàn quốc.
Chứng minh Tính dân tộc của Việt Võ Đạo.
Chứng minh Tính khoa học của Việt Võ Đạo.
Chứng minh Tính giáo dục của Việt Võ Đạo.
Soạn thảo Nghệ thuật Lãnh đạo Chỉ huy.
Viết sách Chủ Thuyết Cách Mạng Tâm Thân.
Soạn thảo Giáo Trình trong việc giảng dạy tại phân khoa Giáo Dục Tâm Thể trong trường Đại Học Hùng Vương.
Soạn thảo lý thuyết và thực hành giáo trình luyện võ cao cấp: Nội Công Tâm Pháp.

Nhờ những cống hiến không ngưng nghĩ của võ sư Trân Huy Phong, nên các lý thuyết võ đạo và võ thuật được cải tiến không ngừng. Hệ thống đai đẳng của môn phái cũng được soạn thảo và ra đời để đưa Vovinam lên tầm cao mới, góp mặt với các môn phái hiện diện cùng thơì. Vovinam nhanh chóng thăng tiến một cách thành công trong xã hội miền nam lúc bấy giờ. Hai năm sau 1966 Vovinam đã vượt qua các võ phái bạn để tiến vào học đường, quân đội và ngành Cảnh Sát của VNCH. Rồi nhiều Cục huấn luyện cũng ra đời để đáp ứng các công tác phụ trách phát triển khắp 4 vùng chiến thuật (VNCH). Đâu đâu cũng có võ đường của Vovinam Việt Võ Đạo. Để cung cấp nhanh chóng hàng ngũ Huấn Luyện Viên cho các võ đường, môn phái phải mỡ ra nhiều khoá đặc huấn cấp tốc để đào tạo HLV.
Võ sư Trần Huy Phong ra đi để lại niềm thương tiếc vô biên trong lòng các môn sinh Vovinam từ trong nước ra đến Hải Ngoại. Vovinam đã mất đi một danh sư xứng tầm quốc tế. Di sản mà tôi cho là lớn nhất mà võ sư Phong đã để lại cho môn phái là "Lý thuyết Cương Nhu Phối Triển" và hệ thống lại nền tảng tư tưởng cũa môn phái đó là quyễn chủ thuyết " Cách Mạng tâm Thân" của sáng tổ Nguyễn Lộc, đây là một quyển sách đầu tiên trong mộn phái được viết và ghi chép lại từ sự lượm lặt những tư tưởng của sáng tổ và hệ thống lại một cách khoa học. Một công trình văn hoá lớn đáng được ghi nhận trong làng võ thuật Việt Nam. Đây là một chủ thuyết có thể được coi như làm nền tảng cho mọi chủ thuyết cách mạng dân tộc khác để cứu nước và dựng nước. Trong làng võ VN cho tới nay vẩn chưa có môn phái nào có một bảo vật trấn môn đáng tự hào như môn phái chúng ta. Chủ thuyết CMTT nếu như ngộ được sẽ đưa người môn sinh tiến tới việc hòa nhập vào "nhân võ đao". Đến nay vẩn chưa thấy một võ sư Cao Đẳng nào trong môn phái hệ thống lại tư tưởng của sáng tổ để đáp ứng với sự phát triển về tư tưởng của con người. Từ Công Giáo Thuyết đến Phật Thuyết đều phải được sửa đổi để đáp ứng với từng thời gian, không thì chủ thuyết sẽ bị thoái hoá trước sự thăng tiến về tư tưởng. Chủ thuyết Marx sống hơn 100 năm là bị đào thải và nó cũng không trưởng thành được ngay tại quốc gia mà Marx đã ra đời. Chủ Thuyết CMTT chính thức được phổ biến từ 1964 đến nay trên nửa thế kỷ, nên cần phải được thêm bớt cho đúng với thời bùng nổ của Internet và higtech.
Người viết là một môn sinh không được học trực tiếp với võ sư Trần Huy Phong, nhưng chúng tôi rất ngưởng mộ, kính nể và trân trọng võ sư Trần Huy Phong, một người thầy của các người thầy trong môn phái chúng ta.
Cựu môn sinh võ đường Trung Học Kỹ Thuật 
Cao THắng 1966 -Trịnh Khánh Tuấn 22.4.2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét