Powered By Blogger
Hai nhà văn tên tuổi này tuy không có tham gia trận tổng khởi nghĩa của VNQDĐ vào năm 1930, nhưng nhân mùa kỷ niệm ngày tang Yên Bái chúng tôi giới thiệu nơi đây để những người trẻ trong nước biết đến tội ác của Việt Minh dưới sự lãnh đạo của "hồ chí minh" ( tôi không viết hoa tên tuổi con người phi nhân tội đồ của dân tộc VN này). Hai ông không bị hành hình dưới máy chém của thực dân ngày 17.6.1930, nhưng bị đảng cộng sản do họ "hồ" lãnh đạo dưới cái tên Việt Minh thủ tiêu bằng búa liềm.
1. KHÁI HƯNG
Tên tuổi của Khái Hưng rất nổi bật trên văn đàn VN, người có bút hiệu là Nhị Linh, tuy ông lớn hơn Nhất Linh 9 tuổi, nhưng vị trí trong nhóm " Tự Lực Văn Đoàn" là người thứ hai sau Nhất Linh - Nguyễn Tường Tam.
Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư, bút hiệu khác Nhị Linh, sinh năm 1896 tại làng Cổ Am, phủ Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương. Con trai Tuần phủ Trần Thế Mỹ, và là anh ruột Trần Tiêu. Thuở nhỏ học chữ nho, rồi theo Tây học (lycée Albert Sarraut, có nơi ghi Paul Bert). Sau khi đậu tú tài Pháp, ban triết, Khái Hưng dậy ở tư thục Thăng Long, ở đây ông gặp Nhất Linh. Khái Hưng kết hôn với bà Lê Thị Hoà (con tổng đốc Lê Văn Đính) bút hiệu Nhã Khanh. Gia đình Khái Hưng không có con, Nhất Linh cho con trai là Nguyễn Tường Triệu làm con nuôi từ nhỏ: Trần Khánh Triệu.
Khái Hưng viết cho Phong hoá, từ khi tờ báo còn do Phạm Hữu Ninh hiệu trưởng Thăng Long chủ trương. Năm 1932, Nhất Linh mua lại Phong hoá. 1933, thành lập Tự Lực văn đoàn. 1933, xuất bản Hồn bướm mơ tiên. 1936, Phong Hoá bị đóng cửa. Ngày Nay, đã ra từ trước, tiếp tục.
1942 Nhất Linh chạy sang Quảng Châu.Tháng 7/1942, Thạch Lam mất. 1943, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Nguyễn Gia Trí được đưa về quản thúc tại Hà Nội. Nhất Linh ra lệnh sát nhập Đại Việt dân chính vào Việt Nam quốc dân đảng. Ngày 5/3/45 Ngày Nay tục bản khổ nhỏ: Ngày nay kỷ nguyên mới do Khái Hưng cùng Nguyễn Tường Bách phụ trách. 19/8/1945 Việt minh lên nắm chính quyền. 2/9/45 thành lập chính phủ lâm thời. Ngày nay kỷ nguyên mới bị đóng cửa. Tháng 9/1945, Nguyễn Tường Bách và Khái Hưng chủ trương nhật báo Việt Nam thời báo.
Việt Nam thời báo đổi thành Việt Nam «cơ quan ngôn luận của Việt Nam quốc dân đảng», đối lập với chính quyền, Khái Hưng, Hoàng Đạo và Nguyễn Tường Bách viết bài vạch trần những âm mưu của Việt Minh cấu kết với Pháp, đưa Pháp trở lại VN. Từ tháng 2/46, một mình Khái Hưng trách nhiệm cơ quan tuyên truyền của đảng. Hoàng Đạo và Nguyễn Tường Bách lánh nạn sang Trung Hoa trước sự đàn áp của Việt Minh cộng sản. Khái Hưng tiếp tục viết trên Chính Nghĩa, một cơ quan ngôn luận khác của Việt Nam quốc dân đảng do Lê Ngọc Chấn chủ trương.
Ngày 19/12/1946, chiến tranh Việt Pháp bùng nổ. Khái Hưng cùng gia đình tản cư về Nam Định. Ông bị Việt Minh bắt và bị thủ tiêu năm 1947.
Các Tác phẩm của Khái Hưng đã được in :
Truyện dài: Hồn bướm mơ tiên (in 1933), Gánh hàng hoa (viết chung với Nhất Linh, 1934), Nửa chừng xuân (1934), Đời mưa gió (viết chung với Nhất Linh,1934), Trống mái (1936), Gia đình (1938), Thoát Ly (1939), Thừa tự (1940), Tiêu Sơn tráng sĩ (1940) Đẹp (1941), Băn khoăn (1943).
Truyện ngắn: Dọc đường gió bụi (1936), Anh phải sống (viết chung với Nhất Linh, 1937), Tiếng suối reo (1937), Đợi chờ (1939), Hạnh (1940), Đội mũ lệch (1941), Số đào hoa (1962), Cái ve...


Kịch: Tục lụy (1937), Đồng bệnh (1942), Khúc tiêu ai oán (1969).


Đọc thêm về Khái Hưng qua cái nhìn của nhà văn, nhà phê bình văn học Thụy Khuê http://thuykhue.free.fr/stt/k/KhaiHung01.html


2. NHƯỢNG TỐNG- HOÀNG PHẠM TRÂN
Sau nhà văn Khái Hưng, nhà văn thứ hai của VNQDĐ bị Việt Minh sát hại là Nhượng Tống, một tên tuổi rất ít người biết đến, nhưng là một yếu nhân của VNQDĐ trong Tổng Bộ Lâm Thời của VNQDĐ, mà Nguyễn Thái Học là Đảng Đưởng thành lập ngày 25.12.1927 tại Thể Giáo. Ông được mọi người trong hội nghị tín nhiệm vào chức Ủy Viên Tuyên Truyền của Đảng.

Nếu trước 1945 ở Việt Nam có một thin tài văn chương đích thực, đúng nghĩa và trọn vẹn nhất, thì thiên tài ấy là Nhượng Tống - Hoàng Phạm Trân. Không như các nhà văn tên tuổi khác của VNQDĐ như Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng, Thạch Lam ...Nhượng Tống rất ít được giới trẻ ngày nay biết đến và vị trí của ông cũng rất khiêm nhường trên văn đàn VN thời tiền chiến.
Nhượng Tống (1904-1949), tên thật là Hoàng Phạm Trân, là nhà Nho học quê quê ở làng Đô Hoàng, xã Yên Thành, huyện Ý Yên, tỉnh ở Nam Định. Ông tự học thêm chữ quốc ngữ và tiếng Pháp. Tài hoa của ông được thể hiện trong các lĩnh vực viết văn, soạn kịch, viết báo, làm thơ, dịch thuật. Trong đó, dịch thuật được đánh giá cao nhất. Ngoài tư cách là một dịch giả, một nhà văn, nhà báo, nhà cách mạng, thì Nhượng Tống còn là một tác gia sân khấu, đồng thời ông cũng là người đi tiên phong của phê bình văn học. Cuốn sách Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống được viết năm 1945, để kỷ niệm 15 năm Khởi nghĩa Yên Bái là cuốn sử liệu do một người trong cuộc viết ra, và độ lùi thời gian chỉ mới 15 năm, là một cuốn sách quý, chân thực về lãnh tụ Nguyễn Thái Học và Cuộc khởi nghĩa Yên Bái .
Từ năm 16 tuổi (1921), Nhượng Tống đã bắt đầu sự nghiệp báo chí với những bài đăng trên báo Khai hóa, sau đó là các báo Nam thành, Thực nghiệp dân báo, Hồn cách mạng, Hà Nội tân văn… Thân sinh ông là Hoàng Hồ, thi đỗ tú tài đời nhà Nguyễn, nổi tiếng chống Pháp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chính trị của ông sau này. Ngoài người cha ruột, ông còn làm con nuôi ông Phạm Bùi Cẩm ở phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Nhượng Tống là cây bút kỳ tài lúc bấy giờ. Ðến nay, đọc văn ông vẫn thấy một tấm lòng tha thiết với sự nghiệp cách mạng của ông và các đồng chí VNQDĐ của ông.
Ông còn là một trong những thành viên chủ chốt thành lập Nam Đồng Thư xã - một cơ sở chuyên xuất bản sách tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước, là cơ sở tiền thân của VNQDĐ. Ngày 25 tháng 12 năm 1927, Nhượng Tống cùng với các đồng chí thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng tại làng Thể Giao, Hà Nội. Ông là ủy viên tuyên truyền của Ban chấp Hành Tổng Bộ Lâm Thời vai trò trọng yếu này ông phụ trách việc biên soạn văn thư tuyên truyền và huấn luyện đảng viên.
Năm 1929, theo kế hoạch của Nguyễn Thái Học, Nhượng Tống được biệt phái vào Huế gặp Cụ Phan Bội Châu, nhưng khi trở ra khi thì bị Pháp bắt. Hội đồng đề hình tuyên án ông 10 năm tù rồi đày ra Côn Đảo mãi đến năm 1936 mới được tha, nhưng vẫn chịu sự quản thúc tại quê nhà. Khi ông đang ở nhà lao Côn Đảo, thì các đồng chí của ông tổ chức cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930).
Sinh thời, Nhượng Tống là nhà cách mạng, vừa là bạn vừa là người đồng chí đã chứng kiến cuộc đời người anh hùng Nguyễn Thái Học và ông đã có ghi lại cuộc đời của người anh hùng Nguyễn Thái Học. Cuộc đời Nhượng Tống trải qua nhiều thăng trầm, cuối cùng của cuộc đời là một kết cục rất bi thảm.
Năm 1947 sau khi mản tù, Nhượng Tống trở lại Hà Nội (1947), rồi cùng với một số đồng chí tái tổ chức lại hoạt động của Việt Nam Quốc Dân Đảng tại một số vùng do quân Pháp kiểm soát.
Ngày 17 tháng 2 năm 1947, Việt Nam Quốc dân đảng tham gia Mặt trận Quốc gia Thống nhất Toàn quốc, chống lại chính quyền Việt Minh và ủng hộ giải pháp Bảo Đại, thành lập chính quyền Quốc gia Việt Nam. Năm 1948, làm cố vấn chính trị cho Tổng Trấn Nghiêm Xuân Thiện. Tiếp tục hành nghề thầy thuốc tại 128 phố Chợ Hôm, Hà Nội.
Sáng ngày 20 tháng 8 năm 1949 nhằm ngày 26 tháng 7 năm Kỷ Sửu, ông bị ám sát, bắn xuyên qua gáy. Kẻ bắn ông tên là Nguyễn Văn Kịch, người làng Mai Động, Quỳnh Lôi, ngoại thành Hà Nội, là biệt động nội thành của CS.
Gia tài văn học của Nhượng Tống có khoảng 30 tác phẩm dịch.
Ông là dịch giả đầu tiên chuyển ngữ những tác phẩm triết học kinh điển, sử liệu Trung Quốc như Nam hoa kinh, Kinh thư, Sử ký (Tư Mã Thiên)... Những tác phẩm, sử liệu của Việt Nam cũng được ông dịch ra quốc ngữ như Đại Việt Sử ký toàn thư, Bình ngô đại cáo. Nhượng Tống dịch nhiều tác phẩm văn chương chữ Hán sang chữ quốc ngữ như Ức Trai thi tập, Hồng Lâu Mộng, Ly tao, Thơ Đỗ Phủ, Tây Sương ký... Bên cạnh đó, Nhượng Tống cũng dịch các tài liệu y học. vì bị cho là phản quôc.
Các sáng tác của ông:
Hai Bà Trưng, đệ nhất anh thư (1926)


Trưng Vương, Hà Nội: Nam Đồng thư xã, 1927
Đời trong ngục, Nhà xuất bản Văn hóa mới, 1935
Lan Hữu, Hà Nội: Nhà in Lê Cường, 1940, tiểu thuyết tình cảm lãng mạn, có tính tự truyện
Nguyễn Thái Học, Hà Nội, Tân Việt, 1945 (in lần 2: 1949, lần 3, 1956, lần 4: 1973 đêu do Tân Việt tại Sài Gòn; tái bản sau 1975: Nhà xuất bản Hội nhà văn và Công ty Nhã Nam, 2014) (hồi ký)
Tân Việt cách mệnh đảng, Việt Nam thư xã, 1945
Hỗ trợ thảo luận, tác giả xuất bản, Tân Việt tổng phát hành, 1945
Treo cổ Hoàng Diệu
Phất cờ nương tử
Hoa cành Nam, Sài Gòn: Khai Trí, 1964, tập hợp những bài viết của Nhượng Tống từ 1945 và bạn bè viết về ông sau khi ông mất


Ngoài ra, ông còn sáng tác một số bài thơ trong đó có những bài đầy khí khái.
Trang tử, Nam Hoa kinh, Hà Nội: Tân Việt, 1945 (in lần 2: Sài Gòn: Tân Việt, 1962; tái bản sau 1975: Nhà xuất bản Văn học và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2001)


Khuất Nguyên, Ly tao, 1944 (in lại trong: Khuất Nguyên, Sở từ, Đào Duy Anh và Nguyễn Sĩ Lâm dịch, Hà Nội, Nhà xuất bản Văn học, 1974)
Thơ Đỗ Phủ, Hà Nội: Tân Việt, 1944 (tái bản sau 1975: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 1996)
Sử ký Tư Mã Thiên, Hà Nội: Tân Việt, 1944 (in lần 2: Sài Gòn: Tân Việt, 1964)
Vương Thực Phủ, Mái Tây (Tây sương ký), Hà Nội: Tân Việt, 1944 (in lần 2: Sài Gòn: Tân Việt; in lần 3: Sài Gòn: Tân Việt, 1963; tái bản sau 1975: Nhà xuất bản Văn học, 1992; Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 1999)
Tào Tuyết Cần, Hồng lâu mộng, 1945
Lão tử, Đạo đức kinh, 1945
Khổng tử, Kinh Thư, Sài Gòn: Tân Việt, 1963 (tái bản sau 1975: Nhà xuất bản Văn học, 2002)


Văn dịch ký bút danh Mạc Bảo Thần:
Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Hà Nội: Tân Việt, 1945 (tái bản: Sài Gòn: Tân Việt, 1964)


Nguyễn Trãi, Lam Sơn thực lục, Tân Việt, 1945 (in lần 2: Sài Gòn: Tân Việt, 1949; lần 3: Sài Gòn: Tân Việt, 1956)


Một số tác phẩm viết và dịch tiêu biểu của Nhượng Tống:
- Lan Hữu (Lê Cường xuất bản, 1940)
- Nguyễn Thái Học (Việt Nam thư xã, 1945)
- Tân Việt cách mạng đảng (Việt Nam thư xã, 1945)
- Vương Thực Phủ, Mái Tây (Tân Việt, 1943)
- Trang tử Nam Hoa kinh (Tân Việt, 1944)
- Thơ Đỗ Phủ (Tân Việt, 1944)
- Sử ký Tư Mã Thiên (Tân Việt, 1944)


Những bài thơ của Nhượng Tống:
Cảm đề lịch sử
Ba xứ non sông một giải liền,
Máu đào xương trắng điểm tô nên.
Cơ trời dù đổi trò tang hải,
Mặt đất chưa tàn nghiệp tổ tiên.
Có nước có dân đừng rẻ rúng;
Muốn còn muốn sống phải đua chen.
Giựt mình nhớ chuyện nghìn năm cũ;
Chiêm, Lạp xưa kia vốn chẳng hèn.


Khóc Nguyễn Thái Học
Nhục mấy trùng cao, ách mấy trùng.
Thương đời không lẽ đứng mà trông.
Quyết quăng nghiên bút xoay gươm súng,
Ðâu chịu râu mày thẹn núi sông.
Người dẫu chết đi, lòng vẫn sống,
Việc dù hỏng nữa, tội là công.
Nhớ anh nhớ lúc khi lâm biệt;
Cười khóc canh khuya chén rượu nồng.


Cảnh nhà tù
Hàng vạn con người áo một màu
Khác nhau con số chẳng đều nhau
Xưa nay vẫn có câu bình đẳng
Bình đẳng là đây lọ phải cầu!


Đọc thêm về Nhượng Tống trong buổi nói chuyện của các nhà văn, nhà bao.. CHXHCNVN tại Trung Tâm Văn Hóa Pháp Chiều ngày (09.12.2015):
Nguyen Thi Hong biên khảo 9.6.2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét