Powered By Blogger
CÔNG KHÓ CỦA TỔ TIÊN TRONG VIỆC
 MỞ NƯỚC VỀ PHƯƠNG NAM
(Chiến tranh giửa Chiêm Thành và Đại Việt)

Ngày hôm nay Việt tộc chúng ta đang thừa hưởng một di sản qúi báu của tiền nhân để lại là một mảnh đất hình cong chử S chạy dài từ Ải Nam Quan tới mủi Cà Mau bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa, là phải nhớ ơn  công trình mở nước về phương nam của tổ tiên chúng ta qua 10 thế kỷ. Mọi công dân nước Việt đều phải cố gắng giử gìn, đó là một thứ nhiệm vụ thiêng liêng mà tổ tiên đã giao phó cho các thế hệ đi sau. Không một ai có thể nhân danh hay dùng bất cứ quyền lực gì để dâng bán cho ngoại bang đều bị kết tội là phản bội tổ quốc. Không có luật pháp nào có thể tha thứ hoặc xử nhẹ cho tội tày trời này. Hôm nay những người cộng sản vì tham vọng nhuộm đỏ toàn vùng Đông Nam Á, theo lệnh quan thầy Nga Xô, tức đệ tam quốc tế đã nhận viện trợ từ súng đạn Nga Tàu để bắn giết đồng bào miền bắc và nam, sau đó phải trả lãi bằng cách cắt đất, biển, đảo dâng cho Tàu Cộng để trả nợ. hành động này được ghi nhận từ thời hồ chí minh rồi tiếp đến các đời cộng sản cầm quyền sau này như: Nguyễn văn Linh, Đổ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng...đây chính là những tội đồ của Việt tộc đang được sự che chở của băng đảng Mafia csVN, đang ngang ngược thách thức với toàn dân VN về tội bán nước cho Tàu Cộng mà tập đoàn csVN đang vi phạm. Căn nhà VN, không phải do hồ chí minh và đảng cs tạo dựng ra, đó là di sản của tiền nhân để lại cho con dân nước Việt, nó không phải tài sản của đảng hay của họ "hồ". Thế nên những người cầm quyền không được phép được cắt nhượng cho đàn anh Tàu Cộng. Tất cã mọi người đều có bổn phận phải giữ gìn tài sản chung này.
http://danlambaovn.blogspot.com/2012/06/nhung-su-that-khong-choi-bo-phan-2-ho.html

Cái nhà là nhà của ta
Công khó ông cha lập ra
Cháu con phải gìn giữ lấy
Muôn năm với nước non nhà
Xóm làng là làng của ta
Xương máu ông cha làm ra
Chúng ta phải gìn giữ lấy
Muôn năm với nước non nhà
(bài hát cộng đồng)

BỐI CẢNH THỜI KỲ CHIẾN TRANH CHIÊM THÀNH - ĐẠI VIỆT

Vào thời Trung cổ (tk thứ V tới XV), các quốc gia muốn tồn tại đều phải dùng chiến tranh để giải quyết cho sự sống còn của quốc gia và dân tộc mình. Đây là những thế kỷ có sự hiện diện của Chăm Pa và VN chúng ta ở phương Đông. Vào thời này mọi quốc gia trên thế giới từ Âu đến Á đều phải hiểu ngầm: muốn tồn tại thì phải chiến đấu để vươn lên. Qui luật đó tuy không có văn bản nhưng các nước đều tuân thủ triệt để, thế nên vùng địa lý chính trị trên thế giới luôn thay đổi, các đường biên giới đều được vẽ bằng máu. Chiến tranh đâu đâu cũng có rất khốc liệt tàn nhẩn dùng đế hủy diệt lẩn nhau. Trong bài viết này tên gọi của nước Champa còn được gọi là Tương Lâm, Lâm Ấp, Chiêm Thành theo từng thời gian biến động của lịch sử.


Thời đại có sự hiện hữu của Đại Việt và Chiêm Thành là thời kỳ mà mọi quốc gia trên thế giói đều tuân thủ một quy luật “Quốc gia nào thích nghi tốt nhất sẽ là quốc gia trường tồn”. Quy luật này sau đó đã được Darwin hình thành" thuyết Tiến Hóa"vào thế kỷ 19. Các nhà khoa học cho rằng các chủng tộc trong loài người cũng giống như các loài động vật phải biết đấu tranh sinh tồn, trong đó kẻ mạnh sẽ thống trị và tiêu diệt kẻ yếu. Thế nên địa lý thế giới về đường phân chia ranh giới các quốc gia thay đổi không ngừng. Nước nào mạnh về quân sự là đem quân đi thôn tính các quốc gia khác. Ngày xưa nếu như Đại Việt chúng ta không mạnh về quân sự, thì từ lâu đã không còn mảnh đất để gọi là VN.

Trong quá khứ người Chàm không đũ sức vượt qua được các thế lực mạnh chung quanh để vươn lên thì bị quật ngã và xóa sổ. Không thể trách và càng không nên nguyền rủa là Việt tộc đã chiếm hữu nước Chiêm Thành, để rồi ngày nay gặp một quả báo, đó là sự cai trị của loài qủi đỏ csVN. Nói thư thế là gán ép tôn giáo vào việc chính trị thời trung cổ,  thời mà tư tưởng con người chưa phát triển cao, con người chỉ biết lấy sức mạnh để giải quyết tồn vong của quốc gia và dân tộc mình, trong đó có các dân tộc như: Đại Việt, Chân Lạp và Chiêm Thành cùng nhau tranh sống.


Việc chiếm hữu đất đai để vẽ ra lằn ranh biên giới quốc gia là một sự đấu tranh cần thiết trong giai đoạn phát triển chủ nghĩa đế quốc và dân tôc cực đoan mà tất cã các quốc gia trên thế giới tứ Âu sang Á đều phải dọn mình để bước vào sân chơi này. Đại Việt, Trung Hoa, Chân Lạp, Chiêm Thành đều thấu hiểu nguyên tắc sinh tồn này trong thời trung cổ trước khi có Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ra đời vào năm 1945 sau khi chiến tranh thế giới lần II chấm dứt.

Chiêm thành và Đại Việt đều sẳn sàng cho cuộc thư hùng và phải mất trên 14 thế kỷ mới chấm dứt.  Giai đoạn đầu của cuộc thư hùng gần 7 thế kỷ (từ thứ III đến thứ X), nước VN đã nhiều lần bị quân Cham Pa sang tấn công cướp phá tại Giao Châu, Nhật Nam, Cửu Chân...Đây là thời gian mà VN đang bị Tàu đô hộ lần II đất nước dưới sự cai quản của các quan Thái Thú. Sự chống trả với quân Chiêm Thành do quân Tàu đãm trách. Cho đến khi VN lấy lại được chủ quyền đất nước vào năm 939, từ đây các triều đình của Đại Việt mới tính đế chuyện dẹp giặc Chiêm Thành để bảo đảm an ninh cho dân tộc Đại Việt sống trong yên bình. Giao Châu (chữ Hán: 交州) là tên một châu hoặc phủ thời xưa, bao trùm vùng đất miền Bắc Việt Nam ngày nay. Ban đầu Giao Châu còn bao gồm một phần đất Quảng Tây và Quảng Đông thuộc Trung Hoa. Sau khi Sĩ Nhiếp chết (226), Đông Ngô đã chia Giao Châu ra làm hai châu: Quảng Châu gồm các quận Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô cho Lữ Đại (Lã Đại) làm Thứ sử và Giao Châu (mới) gồm các quận Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam


Việc Chiêm Thành mất nước vào tay Đại Việt là một điều tất yếu của lịch sử trong một giai đoạn. Người viết tuy là con dân nước Đại Việt nhưng không hề đứng trên quan niệm cúa phe thắng cuộc để nhìn và phê phán. Chỉ đưa ra những bối cảnh và những quy luật sống còn vào giai đoạn mà Đại Việt và Chiêm Thành cùng nhau tranh sống một cách quyết liệt. Số phận Chiêm Thành rơi đúng vào thời trung cổ để rồi bị xóa sổ trong thời đại mà mọi quốc gia đều dùng vũ lực làm kim chỉ nam trong mọi việc giành độc lập hay vẽ đường biên giới địa lý quốc gia. Đôi bên khi tham chiến đều phải thừa biết "không thắng thì thua", mà khi thua là mất hết. 


Chiêm Thành bị xóa sổ vào giai đoạn mà chủ nghĩa đế quốc thịnh hành, khi mà vấn đề nhân quyền còn là chuyện hoàn toàn xa lạ với mọi người trên thế giới. 


Khái niệm Nhân Quyền bắt đầu phát triển vào thế kỷ 18, nước Pháp là nước được coi là cái nôi về Nhân Quyền. Năm 1789 khi cuộc cách mạng đòi nhân quyền đầu tiên trên thế giới xảy ra, đó là lúc nhân dân bị trị đứng dậy đòi quyền sống phá ngục Bastil. Rồi cũng chính tại cái nôi về nhân quyền của thế giới, một thời gian không lâu sau đó, người Pháp đã xua quân sang VN để biến nước ta thành một thuộc địa của Pháp. Vậy thì, cho tới ngày Chiêm Thành bị xóa sổ vào năm 1832, được coi đó như là điều tất yếu của sử thế giới đã dành cho số phận một quốc gia không may mắn. 

Cũng như bao quốc gia khác Đại Việt muốn tồn tại được trong một khu vực chung quanh toàn là hổ báo, thì Việt tộc hơn bao giờ hết phải hết sức cố gắng vươn lên để sống để bảo vệ bời cõi. Một đất nước bé nhỏ luôn chuẩn bị nội lực để chống lại các đàn hổ báo hung tợn (Trung Hoa, Chân lạp, Chiêm Thành) mà sinh tồn. Như thế mới biết công khó của tổ tiên Đại Việt trong bảo vệ và mở mang bờ cỏi về phương nam lớn lao và khó nhọc biết chừng nào. 

Việt tộc đã bị người Trung Hoa cai trị gần 1000 năm, trong thời gian này người Việt phải nhịn nhục sống để rồi vươn lên lấy lại được những gì đã mất, chứ không hề oán than hay đổ lỗi là phạm vào luật nhân quả như người Chàm khi bị mất nước. Nên, khi ai nói người Việt chúng ta đang bị nhân quả báo ứng, đó là câu nói hoàn toàn sai lạc. Nếu ai là người nói đến luật nhân quả báo ứng của Phật Giáo trong việc Đại Việt xóa sổ Chiêm Thành, xin hãy cho biết: VN đã trải qua 3 lần quốc nạn là bị  người Trung Hoa đô hộ 3 kéo dài gần 1000 năm,  Việt tộc trước đó đã làm gì ác mà phải gặp quả báo như vậy?? Nếu không có câu trả lời, thì xin hãy từ bỏ ngay lập tức những suy nghỉ thiếu luận cứ khoa học và đầy ác ý nhằm khích động hận thù giửa hai dân tộc Việt - Chiêm, trong đó có một số sử gia thiếu tính khách quan người Chiêm khi viết về đoạn sử đẩm máu của Đại việt và Chiêm Thành. Người viết  ghi lại hết quá trình lịch sử của Chiêm Thành trước và khi bị xóa sổ một cách khách quan bằng chứng liệu có trong sử Việt, Chiêm Thành, Pháp và Trung Hoa để ra đưa ra nhận định riêng của người viết.



Việt tộc khi bị đế quốc Trung Hoa chiếm đóng đã phải lấy máu mình để đổi lấy nền độc lập nếu một khi đã đũ mạnh, còn không lấy lại được độc lập thì vĩnh viển bị xóa sổ như các quốc gia Phù Nam, Chàm... Dân tộc VN, trong tương lai còn phải xóa bỏ sự cai trị của cộng sản trên quê hương VN. Trong khi đó người Do Thái phải mất 2000 năm mới về lại nơi quê hương đã mất. Đó là những hình ảnh của một thời mạnh được yếu thua. Trong thời đại này khi phê phán một hiện tượng từng xảy ra trong lịch sử không nên nhìn sự việc qua lăng kính tôn giáo, rồi cố tình gán ép vào cho một cái tội không phù hợp với thời trung cổ, vì chính các tôn giáo cũng đã từng đem quân đi chiếm hữu đất đai và diệt người Hồi Giáo như cuộc Thập Tự Chinh (không liên tục giữa năm 1095 và 1291 và tiếp  tục vào thế kỷ XV ở tây Ban Nha và Đông Âu)


Người Chiêm Thành nguyền rủa Việt tộc sau khi mất nước, nhưng họ quên một điều quan trọng, đó là bản chất của người Chiêm Thành vào thời trung cổ rất hiếu chiến, khi nào họ mạnh liền đưa quân sang VN để đánh phá và chiếm đất. Họ đã nhiều lần tấn công vào đất Việt, trong khi đất nước chúng ta đang bị người Tàu đô hộ lần II. Từ lúc mới dựng nước, Chiêm Thành đã từng đưa quân sang tấn công và cướp phá nước ta liên tục. Bối cảnh VN trong lúc đó là một nước bé luôn bị các nước láng giềng rình rập để đem quân vào cướp phá. Chiêm Thành là mối nguy hiểm lớn cho các triều đình VN, sức ép về quân sự của Chiêm Thành không thua gì Trung Hoa. VN trước thế kỷ thứ X chỉ là một nước nhỏ bé hơn tất cã các nước có đường biên giới chung. Nghe bản nhạc " Hận Đồ Bàn" để thấy sự tự hào và hảnh diện về một thời cường thịnh của Chiêm Thành. Vào lúc mà họ tự hào thì Việt tộc chúng ta phải chịu cảnh lầm than khổ sở vì sự chém giết cướp bóc phá hoại của người Chiêm Thành trên quê hương của Đại Việt, nhiều lần Vua quan nhà Trần phải bỏ Thăng Long để đi lánh nạn. 

"....Về kinh đô 

Ngàn thớt voi uy hiếp quân giặc thù ... 
Triền sóng xô 
Muôn lớp quân Chiêm tiến như tràn bờ ... 
Tiệc liên hoan 
Nhạc tấu vang trên xứ thiêng Đồ Bàn 
Dạ yến ban 
Cung nữ dâng lên khúc ca Về Chàm. 
Một thời oanh liệt 
Người dân nước Chiêm 
Lừng ghi chiến công 
Vang khắp non sông...."


Người Việt quốc gia khác với người Chiêm Thành, khi nước VNCH mất, họ không than thân trách phận, coi thất bại là một bài học cho tương lai, họ không lấy luật nhân quả của Phật giáo để lồng vào cái thất bại của người đi trước. Sau tháng 4/1975 khi di tản ra ngoại quốc lánh nạn, 42 năm qua, lớp người đi trước tìm đũ mọi cách vừa tham gia tích cực trên các mặt trận cứu quốc vừa chiến đấu vừa xây dựng một đội ngũ cho công cuộc giải thể tập đoàn Mafia csVN bằng một chiến lược lâu dài. Thành quả này của người dân nước VNCH rồi đây chắn sẽ họ sẽ nhìn thấy lại quôc gia của mình bị mất. 

Chiêm Thành đánh Chân Lạp tàn phá di tích Angkor Wat



Sau khi được thành lập nước, vua Ayuthya của Chiêm Thành tiến đánh Chân Lạp, cai trị Chân Lạp trong 5 năm (1352-1357).  Năm 1353 Ayuthya lại đánh Chân Lạp và chiếm Angkor Wat. Một ông hoàng thân của Chân Lạp trốn thoát về Ba-san (Kongpong Cham) xây dựng căn cứ, tổ chức lực lượng và giải phóng Angkor năm 1396. Các cuộc xâm lược của Chiêm Thành liên tiếp do Ayuthya chỉ huy đã triệt phá Angkor Wat. Năm 1432, cảm thấy không đủ sức lực chống lại Ayuthya, vua Ponhea Yat của Chân Lạp  bỏ Angkor, về lập đô ở căn cứ Ba-san rồi ở Chakdomut (bốn mặt sông) ở địa điểm Phnôm Penh hiện nay. Thời kỳ Angkor Wat của Chân Lạp đến đây chấm dứt. Năm 1520 kinh đô lại dời về Lôvếch  trước sự xâm chiếm của Chiêm Thành. Xin cho biết nhân quả báo ứng nào cho việc làm này của người Chàm?


CHAMPA VÀ NHỮNG LẦN ĐÁNH PHÁ VN

Nước Champa đầu tiên có quốc hiệu là Tương Lâm, rồi sau đó là Lâm Ấp, Hoàn Vương, sau cùng là Chiêm Thành.

Đời vua Hóa Đế vào năm Nhâm dần 102 ( Nhà Đông Hán) có người của huyện Tượng Lâm hay sang quấy phá. Tượng Lâm là tiền thân của nước Lâm Ấp tức Chiêm Thành. Trong đời Tam Quốc, những người Lâm Ấp thường hay sang cướp phá và quấy nhiểu quận Nhật Nam và quận Cữu Châu. Thế nên vua nhà Hán mới cử một quan đến để giử gìn an ninh cho vùng này ( Sử Trần Trọng Kim , tr.49)
Năm Quí Sữu 353, người Lâm Ấp, đời vua Mục Đế đời Đống Tấn, thứ sử Giao Châu là  Nguyễn Phu, đánh vua Lâm Ấp là Phạm Phật.
Đến năm Kỷ Hợi 399, Phạm Bồ Đạt, cháu của Phạm Phật mang quân sang đánh lấy hai quân Nhật Nam và Cữu Chân. Nhưng sau đó bị quan Thái Thú Giao Chỉ là Đổ Viện đánh đuổi người Lâm Ấp lấy lại hai Châu đó.

Đến năm 413 Phạm Bồ Đạt lại đem quân sang phá quận Cữu Chân. Con của Đổ Viện là Đổ Tuệ Độ làm thứ sử Giao Châu đem binh đánh đuổi và chém được tướng Lâm Ấp là Phạm Kiện, bắt được hơn 100 người (Sử Trần Trọng Kim , tr.50). 
Dòng dỏi Phạm Bồ Đạt làm vua truyền được mấy đời, sau đó bị một quan Lâm Ấp là Phạm Chư Nông cướp mất ngôi, rồi truyền lại cho con là Phạm Dương Mại. Lúc đó bên Tàu phân ra Nam Triều và Bắc Triều, nhân cơ hội đó Phạm Dương Mại đem quan sang quấy phá Giao Châu. Lúc bấy giờ Giao Châu thuộc Nam Triều-Nhà Tống. 

Đến đời Văn Vũ Đế năm 433, Phạm Dương Mại thấy nước Tàu loạn lạc nên sai sứ sang triều cống nhà Tống và xin được cai trị xứ Giao Châu chúng ta, nhưng vua Tống không chấp thuận lời yêu cầu của Phạm Dương Mai.( Sử Trần Trọng Kim , tr.51). Từ đó nước Lâm Ấp thường xuyên quấy phá Giao Châu ở mạn Nhật Nam và Cữu Chân. Vua Tống sai thứ sử Đàn Hòa Chi  và Tông Xác là phó tướng đem quân đi đánh Lâm Ấp. Phạm dương Mại đem quân ra chống. Nhưng thua, cùng với con chạy thoát được. Hai tướng Tàu vào Lâm Ấp chiếm được nhiều vàng bạc của cải. 

Đến đời Lý Bôn năm 543, người lâm Ấp lại đưa quân sang quấy phá quân Nhật Nam của Giao Châu. Lý Bôn sai tướng Phạm Tu đánh vào Cữu Đức ( Hà Tĩnh), người Lâm Ấp thua chạy về nước.

Đến năm Nhâm Tuất 602 vua nhà Tùy sai tướng Lưu Phương sang đánh Nam Việt hậu Lý Nam Đế là  Lý Phật Tử sợ đánh không lại nên ra hàng. Từ đấy nước ta bị bắc thuộc thêm 336 năm nửa.

Đến đời nhà Đường bên Tàu 618-907, đời Đường Thái Tông, Lâm Ấp lúc đó có vua mới là Phạm Đầu Lê tên là Chư cát Địa lên ngội và đổi tên Lâm Ấp thành -Hoàn Vuơng Quốc. Từ đó Chiêm Thành với cái tên mới là Hoàn Vương. Và  vua mới này hay đưa quân sang đánh phá Giao Châu và chiếm giữ Châu Hoa và Châu Ái.

Năm Mậu tý 808 đời vua Đường Hiến Tông, quan đô hộ là Trương Chu đem quân sang đánh nước Hoàn Vương, vua nước Hoàn Vương lui về Quảng Tĩnh, tức Quảng nam và Quãng Nghĩa bây giờ và đổi quốc hiệu là Chiêm Thành. Nước việt chúng ta vào thời nhà Đường không những bị Chiêm Thành cướp phá thường xuyên mà bị nước Nam Chiếu cũng thường sang cướp phá giết hại người Giao Châu chúng ta rất nhiều .( Sử Trần Trọng Kim , tr.65).  Nước Nam Chiếu có quốc hiệu là Đại Mông quốc rồi lại đổi là Đại Lễ, ở phía nam Trung Hoa  https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_Chi%E1%BA%BFu.

Nước VN chúng ta tới thời Ngô Quyền (939 - 965) thì đánh đuổi được Tàu, giành độc lập về cho xứ sở. Trong thời gian này quân Hoàn Vương không thấy sang cướp phá nước ta.

Đến năm  Qúi Tị 993 nhà Tống phong cho Lê Đại Hành làm Giao Chỉ Quận Vương. Rồi đến năm 997 phong cho là nam Bình Vương. Bấy giờ sứ nhà Tống thường hay đi lại trong nước ta, vua Lê Đại Hành tiếp chiếu mà không lạy, lấy cớ đi đánh giặc bị ngã ngựa chân đau không qùi hành lễ. Vua Tống biết nói dối nhưng đành làm ngơ.

Đời vua Lê Đại Hành lúc mới lên ngôi năm 980 nước có cử 2 sứ sang Hoàn Vương ( Chiêm Thành), nhưng vua Chiêm Thành lúc bấy giờ bắt giử hai sứ của nước ta. Đến khi vua Lê Đại Hành đánh xong quân nước Tống sang xâm lăng nước ta. Phía bắc nước ta đã tạm ổn,vua Lê Đại Hành thân chinh cầm quân sang đánh Hoàn Vương, đây là lần đầu tiên, sau ngày Ngô Quyền lấy lại được độc lập cho VN vua mới đem quân sang đánh Hoàn Vương để trả thù, Vua chiếm được kinh đô, từ đó Chiêm Thành mới chịu khuất phục và triều cống cho VN.( Sử Trần Trọng Kim , tr.91)

Rồi các cuộc đánh phá của Chiêm Thành và các nước Chân Lạp vẩn thường xuyên xảy ra trên đất Đại Việt một khi họ mạnh hơn Đại Việt. Vua quan nước Đại Việt xem Chiêm Thành là một nước khó thể sống chung lâu dài sau nước Tàu. Trong suốt  Thế kỷ thứ 3 cho đến đời nhà Lý gần 700 năm, nước Chiêm Thành luôn đem quân sang đánh và cướp phá nước ta mặc dù VN còn đang bị đô hộ bởi quân Tàu. Người Chiêm đã nhiều lần cướp phá trên đất Việt thì không nên trách Đại Việt đem quân sang Chiêm để trừng phạt.

Từ năm 939 sau tây lịch, Đại đế Ngô Vương Quyền chém đầu thái tử Hoàng Thao trên Bạch Đằng Giang, đuổi quân Nam Hán chạy về Tàu, chấm dứt vĩnh viễn 1000 năm Bắc thuộc, bắt đầu nền độc lập cho cháu con Hồng Lạc và tổ quốc VN. Từ đó, mới có các sự chuẫn bị chinh phạt Chiêm Thành và công cuộc nam tiến mới được tiến hành qua các nhà Hậu Lý, Trần, Hậu Lê và các chúa Nguyễn ở Đàng Trong liên tục trên 600 năm, mới thành tựu.

THỜI KỲ HÙNG MẠNH CỦA CHAMPA

Đó là thời Chế Bồng Nga (Che Bonguar/ Po Binasor hay Po Bhinethour), là niên hiệu của vị vua thuộc vương triều thứ 12 nước Champa (Sau năm 877, nhà Đường Trung Hoa gọi xứ Champa là Chiêm Thành quốc). Trong thời kỳ này, vương quốc Champa rất là hùng mạnh. Trong vòng ba mươi năm (1360 -1390), Chế Bồng Nga đã thu hồi lại được những vùng đất bị mất, quân Chăm đã ba lần đánh vào Thăng Long. Đến năm 1390, lúc đang tiến vào Thăng Long lần thứ tư, bị nội phản, Chế Bồng Nga tử trận, chấm dứt trang hùng sử của đất nước Champa: Nhà Trần lấy lại những vùng đất đã mất, vương quốc Champa xuống dốc để từ đó lãnh thổ ngày càng bị thu hẹp.

Trong triều đại nhà Lý, tổng cộng quân Đại Việt có khoảng 10 lần đem quân đánh sang Chiêm Thành (1020, 1043, 1044, 1069, 1075, 1104, 1132, 1167, 1216, 1218). Các vua hay các quan như Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành v.v. đã đem quân đi chinh phạt Chiêm Thành. Sau mỗi lần chinh phạt, vua Chiêm Thành lại cầu hòa, cử người sang cống nhưng sau đó lại tiếp tục chống đối.

Một sự kiện quan trọng nhất là vào năm 1069, Chiêm Thành đem quân ra cướp phá vùng Nghệ An - Hà Tĩnh. Vua Lý Thánh Tông thân chinh dẫn 10 vạn quân nam chinh vào tận kinh đô Chiêm Thành đánh bại và bắt được vua Chiêm đưa về Thăng Long, để  chuộc vua Chiêm bị vua Lý thánh Tông bắt, triều đình Chiêm Thành đã cắt phần đất phía Bắc dâng cho Đại Việt là vùng đất Quảng Bình và bắc Quảng Trị ngày nay, sau sự kiện này biên giới phía nam của Đại Việt lần đầu tiên tiến đến sông Thạch Hãn (Quảng Trị). Đây là lần đầu tiên nước Chiêm Thành bị thu hẹp vì chuộc mạng cho vua Chiêm, chứ không do Đại Việt đánh chiếm.
LỊCH SỬ CHAMPA -PART 1

Đến thế kỷ thứ 14, vua Chế Mân dâng 2 châu Ô và Lý (Quảng Trị-Thừa Thiên) cho vua Trần Anh Tôn để xin cưới Huyền Trân công chúa. Như vậy sau bao thế kỷ chia phân, toàn bộ Việt Thường Thị lại trở về với Đại Việt. 

Chế Bồng Nga (Che Bonguar/ Po Binasor hay Po Bhinethour), là niên hiệu của vị vua thuộc vương triều thứ 12 nước Champa (Sau năm 877, nhà Đường Trung Hoa gọi xứ Champa là Chiêm Thành quốc). Trong thời kỳ này, vương quốc Champa rất là hùng mạnh. Trong vòng ba mươi năm (1360 -1390), Chế Bồng Nga đã thu hồi lại được những vùng đất bị mất, quân Chăm đã ba lần đánh vào Thăng Long. Đến năm 1390, lúc đang tiến vào Thăng Long lần thứ tư, bị nội phản, Chế Bồng Nga tử trận, chấm dứt trang hùng sử của đất nước Champa: Nhà Trần lấy lại những vùng đất đã mất, vương quốc Champa xuống dốc để từ đó lãnh thổ ngày càng bị thu hẹp.


Nghiên cứu trang Champaka Info: 
http://www.champaka.info/index.php?option=com_content&view=article&id=836:kynien&catid=34:lichsu&Itemid=28. 
Một vị tiến sĩ của người Champa viết về cuộc diệt chủng người Chăm thơi vua Minh Mạng, nhưng tất cã chứng minh của vị tiến sĩ này hoàn toàn không thuyết phục, chỉ thấy vị tiến sĩ này viết bằng thứ mực căm hờn. Cuối cùng vị tiến sĩ này này bị vướng vào một mâu thuẩn trong việc lên án Vua Minh Mạng diệt chủng là: trích ".. dân tộc Champa hùng mạnh trở thành một tập thể thua trận, chỉ còn sóng sót chưa đầy 100.000 người trong hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, đang lâm vào cảnh nghèo đói khốn cùng, đang sống trong không gian xã hội không tổ chức, không nhà lãnh đạo tinh thần và không dự án tương lai, chờ ngày bị diệt vong....(?!) hết trích. Tác giả nói nước Chiêm Thành bị xóa sổ, dân Chiêm Thành bị diệt chủng, nhưng ta thấy đoạn kết của vị tiến sĩ này viết: "còn sống sót 100.000 người", như vậy sao gọi là diệt chủng?

Thế nên có nhiều lý luận từ những người Chiêm Thành cho rằng việc xóa xổ Chiêm Thành  đã làm cho người Việt chúng ta mang tội diệt chủng và sẽ bị quả báo (?!) đó là những lên án một cách cực đoan thiếu luận cứ khoa học chứng minh mà chỉ dựa vào lòng căm thù khi bị mất nước. Điều đó càng không đúng, vì người Chiêm Thành từ khi còn là nước Tương Lâm, Lâm Ấp, Hoàn Vương đã nhiều lần sang đánh phá, cướp tài vật của các vùng Giao Châu. Cữu Chân, Nhật Nam..Nếu như thời buổi lúc đó, các quan thái thú Tàu không ngăn chận được thì VN đã hoàn toàn bị xóa sổ. Đó là những thiên niên kỷ mà các quốc gia trên toàn thế giới đều phải tôn trọng một qui luật chung không có viết trong văn bản mà viết bằng máu :"chỉ có mạnh mới tồn tại". Tổ tiên Việt tộc rất vất vả để giử nước trước sức mạnh của nước Tàu ở phương bắc, phía nam là quân Chiêm Thành.

Có những lúc VN chúng ta bị quân Chiêm Thành áp đảo, mạnh mẽ nhất là lúc quân Chiêm Thành đánh ra tới Thăng Long vua quan của chúng phải bỏ Thăng Long mà chạy. 


Trong giai đoạn 1367–1389, Chế Bồng Nga từng 12 lần xua quân Bắc phạt Đại Việt nhằm tái chiếm các vùng đất Châu Ô và Châu Lý vốn được chuyển giao sang chính quyền Đại Việt trong thời gian cai trị của vua Chế Mân. Năm 1377, khi thành Đồ Bàn bị quân đội nhà Trần tấn công, Chế Bồng Nga đã lãnh đạo quân đội chống cự rất mãnh liệt, khiến vua Trần Duệ Tông bị tử trận trong trận chiến này. Thắng lợi này của Chế Bồng Nga khiến Thượng hoàng Trần Nghệ Tông khiếp đảm, sau này hễ Chế Bồng Nga bắc tiến là Lê Quý Ly ( Hồ Qúi Ly) phải bỏ kinh thành chạy dài. Tới đây chúng ta có thể gọi chiến tranh giửa Đại Việt và Chiêm Thành nhằm giải quyết sự trường tồn của hai dân tộc một cách triệt để không khoan nhượng.


Trong các cuộc bắc tiến Chế Bồng Nga đã có tổng cộng 3 lần đánh vào tận kinh đô Thăng Long. Năm 1389, Chế Bồng Nga tử trận tại trận Hải Triều. Cái chết của ông khép lại một trang hùng sử trong lịch sử Chăm Pa. Chế Bồng Nga được xem là vị vua vĩ đại cuối cùng của vương quốc Chăm Pa vì sau khi ông mất, nước Chăm không còn quật khởi như trước được nữa, từ đó sức ép của quân Chiêm Thành mới giảm dần.



Qua dòng lịch sử do người Việt ghi chép lại, hay từ các sử gia ngoại quốc, hoàn toàn không thấy nói tới sự tàn ác dã man của quân Việt đối với tù binh hay dân chiến nạn người Chàm. Sự việc đã xảy ra suốt dòng lịch sử, khi người Việt trên con đường nam tiến, tới đâu cũng tận tình bảo quản những di tích lịch sử của người Chiêm để lại, đồng thời hòa đồng với họ khi đã sống lẫn lộn, tôn trọng tôn giáo riêng tư của kẻ khác, cho nên nói người Chiêm sau khi mất nước phải hòa đồng vào dân tộc VN là đúng, nhưng bảo người Việt đã diệt chủng và đồng hóa Chiêm Thành như đã xảy ra dưới thời vua Minh Mạng, là một bịa đặt không ai tin được. Câu hỏi cuối cùng được đặt ra, là tại sao hơn ba thế kỷ tiến hóa, tính từ niên lịch 1693 tới ngày nay, nhân số trong cộng đồng sắc tộc Chàm, vẫn không thấy gia tăng quá con số 100.000 người, nếu so với người Minh Hương, Khmer hay cả với các sắc dân thiểu số cao nguyên? Khó có thể giải thích vì người Chàm dù bị vong quốc, họ vẫn tiếp tục sống với lối khép kín bao đời, theo bản làng thị tộc. Ngoài ra các giới lãnh đạo cộng đồng Chàm, vẫn còn đầu óc phân chia giai cấp, nại lý do bảo tồn văn hóa truyền thống thị tộc, nghiêm cấm đồng bào mình hướng ngoại và kết hôn với các thị tộc Chàm khác, dù đều là người Chiêm Thành. 

Dân Champa có bao nhiêu người theo chiều dài lịch sử chính người Champa cũng chỉ là phỏng đoán, không có một chứng liệu khả tin nào để ghi nhận? Do đó nếu nói vua Minh Mạng diệt chủng và sự việc đó như thế nào? con số bị diệt chủng là bao nhiêu không có ai đưa ra được con số cụ thể, tất cã đều cũng chỉ là dựa vào những lời đồn. Xin hãy đọc một bài viết do người Champa viết về dân số Champa qua các thời đại. 
http://www.champaka.info/index.php?option=com_content&view=article&id=352:dan-s-&catid=36:xahoi&Itemid=18

NƯỚC CHĂM PA (Chiêm Thành)

Theo các tài liêu của người Champa viết những năm sau này thì Vương Quốc Champa là một Quốc gia độc lập, tồn tại từ khoảng thế kỷ thứ 7 đến năm 1832 trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. http://www.nguoicham.com/blog/159/l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-v%C6%B0%C6%A1ng-qu%E1%BB%91c-champa/. 

Nhưng theo sử Trung Hoa và VN thì Champa đựoc ghi nhận chính xác trong sử Chămpa (Chiêm Thành) tồn tại từ năm 192 và kết thúc vào 1832. tất cã đất sát nhập vào Đại Việt. Ngày nay tại các vùng có người Chàm sinh sống vẩn còn các di tích đền đài xưa của nước Chămpa ( Chàm). Dân tộc Người Chăm, (tiếng Chăm: Urang Campa), còn gọi là người Chàm, người Chiêm , dân Chiêm Thành, người Hời nay là một thành phần của 54 dân tộc Việt vào khoảng 161.729 người theo lần kiểm tra dân số vào 01/04/2009. 

Theo tác giả Mường Giang, thì Champa thuộc Việt thường

Chiêm Thành xưa làvùng địa lý của Việt Thường, cho nên vua Gia Long trong lúc cầu phong với nhà Thanh, đã viết: "Ngay từ thời lập quốc, lãnh thổ của Tổ tiên ta bao gồm cả vùng đất Việt Thường".

http://vanhoanghean.com.vn/PDF/Ch6.pdf

Căn cứ vào sử Trung Hoa, vùng này đời Tần gọi là Lâm Ap, thuộc Tượng Quận. Đời Hán đổi thành huyện Tượng Lâm, thuộc quận Nhật Nam của Van Lang, lúc đó đã bị người Tàu cưởng chiếm và đô hộ, sau khi tiêu diệt nhà Triệu của người Việt. Năm thứ 2 Vĩnh Hòa Hậu Hán, vua Thuận Đế, có viên công tào trong huyện tên Au Lân, nổi lên giết quan huyện, chiếm xứ này, tự xưng làm vua Lâm Ap. Đến đời nhà Tuỳ chiếm lại đất này, cải thành Sung Châu rồi lại đổi thành Lâm Ap như cũ, thống hạt 4 huyện: Tượng Phố, Kim Sơn, Giao Giang và Nam Cực. Cuối đời Trinh Nguyên nhà Đường (785) bỏ hẳn.

Cũng theo Trung Hoa sử, đời Đại Đường có xứ Việt Thường, qua triều cống một con rùa thần đã được 1000 tuổi, lưng rộng trên 3 thước, trên có chữ khoa đẩu, chép việc từ lúc khai thiên lập địa đến nay. Vua sai chép lấy và gọi là lịch rùa. Bùi Dương Lịch (1757-1828) có viết cuốn Nghệ An ký, đề cập tới đất Việt Thường nhưng biên giới thì từ phía bắc Thanh Hóa tới đèo Hải Vân. Tác phẩm trên cũng cho chúng ta nhiều ý niệm lịch sử có trước các thời vua Hùng dựng nước Văn Lang, sống theo chế độ du mục, thì ở Việt Thường Thị đã có chữ viết. https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Th%C6%B0%E1%BB%9Dng 

Khi đề cập tới nước Chiêm Thành xưa nay hầu hết các sữ gia đều đồng chung quan điểm là nước Chiêm Thành ra đời từ đầu thế kỷ thứ 2 sau TL và tồn tại tới năm 1832 thì bị diệt vong. Về lãnh thổ, thì hầu hết các nguồn tài liệu đều nói nước Chiêm Thành nằm trên duyên hải miền Trung Việt Nam, phiá bắc từ Đèo Ngang vào tới Bình Tuy ngày nay. 

Trong suốt chiều dài lịch sử, hầu như biên giới giữa Việt-Chiêm không bao giờ cố định vì chiến tranh triền miên giữa hai nước. Và cứ mỗi lần như thế, thì biên giới lại thay đổi cho tới năm 1471, lần đầu tiên vua Lê Thánh Tôn mới cho dựng bia đá trên núi Thạch Bị (đèo Cả, giữa Phú Yên -Khánh Hòa), từ đó ít ra trên giấy tờ mới thấy có sự minh định. Với người Chàm, thực tế chưa bao giờ có một ý niệm ranh giới đối với các lân bang. Theo quan niệm của đạo Bà La Môn, rồi sau này là Hồi Giáo thì nước Chiêm Thành, được coi như là một tập hợp giữa các làng và biên giới nước, được tính từ khoảng không gian giữa kinh đô tới tận các làng mạc xa nhất của người Chàm. Quan niệm cổ này, mãi tới những năm 1955-1975, vẫn được Chính Phủ VNCH cho áp dụng khi tổ chức hành chánh quận Phan Lý Chàm của tỉnh Bình Thuận.

Chúng ta biết người Chiêm suốt dọc dài lịch sử, phần lớn làng mạc chỉ tụ tập ở châu thổ các sông ngòi và các hải cảng, nên đa số đất bị bỏ hoang thành rừng. Điểm này, vua chúa Chiêm Thành lại đem yếu tố tín ngưỡng ra áp dụng để thay thế cho các minh định theo điều kiện kinh tế hay quân sự. Cho nên nói lãnh thổ Chiêm Thành chạy dài tới tận Bình Tuy, vì ở cực nam này vẫn có một số làng Chàm sinh sống tại Phố Châm, Phố Hải, trong khi gần cả trăm cây số từ Đồ Bàn vào Khánh Hòa hay từ Phan Rang vào Phan Thiết, đều là rừng núi hoang vu không có bước chân người, nên mới phát sinh câu tục ngữ truyền khẩu "cọp Phú Yên-Khánh Hòa, ma Bình Thuận " là vậy.

Tóm lại chỉ có dân bản địa và triều đình mới hiểu đâu là ranh giới của làng mình, vì nó chỉ có tên gọi nhưng không có trong bản đồ và văn kiện. Theo truyền khẩu, thì vua Chàm là chúa tể sơn hà hay Po-tana-raya, chủ nhân ông tất cả mọi thứ trong nước, dù thực tế chỉ có quyền hạn, tại các làng mạc cùng chung tín ngưởng. Đó là sự bất di bất dịch không ai có quyền xâm phạm vì đã được thần linh xác nhận qua trung gian của đồng cốt. Do trên khi gây chiến tranh, người Chiêm biện lý rằng đó là quyết định của thần linh, chứ không phải là xâm lược. Cũng do cái ý niệm thiêng liêng như vậy, mà mỗi cá nhân phải có bổn phận gắn liền đời mình với mảnh đất quê hương, để không bị làm con ma trơi bất hạnh khi phải chết ngoài làng mình. Sự ràng buộc khiến người Chiêm không muốn xuất ngoại, nên dù đã vong quốc, sống trong một tổ quốc khác, nhiều người Chiêm Thành cứ tiếp tục cho là mình vẫn lệ thuộc vào chính trị và hành chánh của quốc gia . Quan niệm này tới khi VN hoàn toàn bị Cọng sản đệ tam quốc tế đô hộ, có một số ít người Chàm bị nguy hại tới tính mạng, vì liên hệ với Chính phủ Quốc Gia VN, nên mơi chịu bỏ xóm làng của mình mà vượt biển hay tới nước ngoài, tìm tự do


Căn cứ vào sự thay đổi diện tích của nước Đại Nam vào thời nhà Nguyễn để biết diện tích của nước Chămpa rộng lớn như thế nào? Diện tích VN từ thời nhà Nguyễn đến nay vẫn không thay đổi bao nhiêu, rộng 331.000 km2, chia ra Bắc phần 115.700km2, Trung phần bao gồn vùng duyên hải, dãy Trường Sơn và cao nguyên phía nam, từ Thanh Hóa vào tới giáp ranh tỉnh Biên Hòa là 147.600 km2 và Nam phần 67.700km2. Như vậy nước Chiêm Thành buổi đó, từ nam đèo Ngang vào tới Bình Tuy, đất đai xét cho cùng chẳng có bao nhiêu. Riêng cao nguyên Nam Trung phần, nằm giữa vĩ tuyến 11 độ - 15 độ 30 bắc và kinh tuyến 105 độ 30, chạy dài từ bắc xuống nam trên 450 km và đông sang tây 150km, diện tích chừng 65.000 km2, nằm trong tứ giác giới hạn bởi sông Bùng (Quảng Nam), biên giới Việt-Lào-Miên và các con sông Đồng Nai-Sài Gòn. Dãy Trường Sơn chạy từ sông Mã tới sông Búng, phần còn lại tức cao nguyên Nam Trung Phần.
Người dân Chăm Pa có nguồn gốc Malayo-Polynesian di cư đến đất liền Đông Nam Á từ Borneo vào thời đại văn hóa Sa Huỳnh ở thế kỷ thứ 1 và thứ 2 trước Công nguyên.  Nhưng được ghi nhận hiện diện và tồn tại tương đối chính xác nhất là vào năm 192 tới 1832 (16 thế kỷ). 

Cũng dựa theo sử liệu, hiện nay có hai giả thuyết nói về biên giới của Chiêm Thành. Thuyết thứ 1 của A.Bergaigne, E.Aymonier, L.Pelliot là những nhà nghiên cứu Pháp thế kỷ XIX và XX, cho rằng lãnh thổ Chiêm Thành gồm duyên hải và cao nguyên Trung Phần, từ Quảng Bình vào tới Bình Thuân. Giả thuyết trên đã bị các nhà nhân chủng học đánh đổ vào hậu bán thế kỷ XX. Thuyết thứ 2 của một nhóm giáo sư Pháp, thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học Ba Lê, thực hiện vào năm 1975. Nhóm này căn cứ vào các văn bía viết bằng chữ Phạn cũng như những di tích của người Chàm còn lưu lại trên các vùng đất mà họ có mặt. 

Tóm lại thuyết này chẳng những đồng ý lãnh thổ Chiêm Thành bao trùm cả duyên hải lẫn cao nguyên Trung phần, mà còn chứng minh người Chiêm Thành không phải chỉ có người Chàm, mà còn bao gồm nhiều sắc tộc khác tại cao nguyên. Để biện minh lập luận trên, nhà nghiên cứu đưa vua Po Ramo người Churu, đã làm vua Chiêm Thành từ 1627-1651 và còn đi xa hơn khi nói dòng họ này tiếp tục làm vua qua 14 đời, tới năm 1786 mới chấm dứt, trong khi nước Chiêm Thành thật sự đã bị xóa tên trên bản đồ thế giới năm 1693. 

Tất cả những giả thuyết trên ngày nay cũng chẳng có gì mới lạ, khi chúng ta được đọc những sử liệu của Trung Hoa, Chân Lạp và Đại Việt, viết về lịch sử Chiêm Thành, trong khi những nhà nghiên cứu không nói rõ về xuất xứ của những di tích Chàm còn để lại ở Phù Nam, Chân Lạp hay Lào qua các cuộc chiến dành qua kéo lại và trên hết là một phần cao nguyên bị đô hộ bởi người Chàm trên 300 năm. Đại uý người Pháp là Doudart de Lagrée, trong phái đoàn thám hiểm sông Cửu Long, từ đất Miên vào năm 1866, đã nói thật chí lý "không ai có thể biết được biên giới nước Chiêm Thành như thế nào, nhưng chúng ta có thể định vị bằng niên lịch, vì chúng thay đổi theo từng giai đoạn.


Mỹ sơn thung lũng thần linh và nghệ thuật

Chiêm Thành bị nhiều nước láng giềng tàn phá

Sự tàn phá nước Chiêm Thành không phải riêng do Đại Việt tàn phá trong chiến tranh  mà trước đó đã bị các quan thái thú tại VN dẩn quân đi sát phạt, rồi đến Chân lạp nhiều lần tấn công vào Chiêm Thành đã cướp phá và hủy diệt nhiều di tích cổ của người Chiêm. Ví dụ như Tháp Bà Po Nagar tại Kauthara, bị Chân Lạp phá huỷ nhiều lần, cho tới khi châu này thành tỉnh Khánh Hòa của Đại Việt vào thế kỷ thứ XVII, mới được người di dân VN, bảo quản và giữ gìn giá trị văn hóa này cẩn trọng cho tới hôm nay. 

Ngoài ra, Chiêm Thành cũng bị người Tàu tàn phá hai lần vào năm 605 và 1282, người Nam Dương cướp phá vào các năm 774, 787 nhưng tàn bạo nhất vẫn là những sự trả thù dã man của Chân Lạp trên đất Chiêm Thành vào những năm 950, 1190 và thời gian chiếm đóng từ 1203-1220. Sự đối xử tàn bạo của người Chân Lạp và những năm này không thấy các nhà sữ học người Chiêm lê án (?!).

Nói chung nhìn về mặt sử liệu thì Đại Việt là nạn nhân của nhiều nước làng giềng hùng mạnh như Trung Hoa, Chân lạp và Chiêm Thành. Riêng áp lực của Chiêm Thành nặng nề không kém như nước Trung hoa vào thời đó. 

Đặt trường hợp, nếu như đũ mạnh trong thời gian này, thì Chân Lạp đã bị Vua Ayuthya của Chiêm Thành xóa sổ trên bản đồ, và đồng hóa luôn dân Chân lạp. Điều này cho thấy sức mạnh của Chiêm Thành không đồng đều chỉ nhất thời, nạn tiểu vương cũng làm cho Chiêm Thành suy yếu từ nội tại. Nội bộ các tiểu vương đấu đá không ngừng, nên đưa đến việc diệt vong là điều tất yếu của lịch sử. Chiêm Thành cũng đã từng liên minh với Chân Lạp để đánh Đại Việt, không những như thế. Đến đời Văn Vũ Đế năm 433, Phạm Dương Mại thấy nước Tàu loạn lạc nên sai sứ sang triều cống nhà Tống và xin được cai trị xứ Giao Châu chúng ta, nhưng vua Tống không chấp thuận.

Năm 1132 có sự phối hợp của quân Chiêm Thành, và quân Chân Lạp đến cướp châu Nghệ An. Thái uý Dương Anh Nhĩ chỉ huy quân Thanh Hoá và Nghệ An đánh tan được quân Chân Lạp và quân Chiêm Thành.Tham vọng nuốt chửng VN của Chiêm Thành không lúc nào bị quên lảng trong suốt thời gian tồn tại của nước Chiêm Thành.

Quá trình thu phục Chăm Pa:


1. Lê Đại Hành san phẳng kinh đô Indrapura.

2. Lý Thánh Tông hạ Chế Ma Na, sáp nhập Quảng Bình và Quảng Trị. Sau đó Chiêm Thành chịu thần phục nhưng vẫn nhiều lần khởi binh đòi lại đất.
3. Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân và được tặng Huế.
4. Cha con Hồ Quý Ly chiếm lấy Đà Nẵng - Quảng Nam và Quảng Ngãi.
5. Lê Thánh Tông thân chinh hạ kinh đô Đồ Bàn, bắt vua Trà Toàn, được triều thần Chiêm Thành dâng cho  đất tới Phú Yên.
6. Nguyễn Phúc Tần tiến sâu vào Nam đến Nha Trang - Khánh Hoà.
7. Nguyễn Phúc Chu bắt vua Chiêm, chiếm đất Bình Thuận, lấy nốt Phan Rí, Phan Rang. Từ nay kể như nước Chiêm Thành gần như bị xóa tên trên bản đồ.
8. Minh Mạng xoá sổ Thuận Thành Trấn, chấm dứt lịch sử Chăm Pa.

Tóm lại Chiêm Thành mất nước là do họ tự đạo diễn. Cuộc nam tiến của Đại Việt chẳng qua cũng chỉ là một ngẫu cảm trùng hợp. Sự đụng chạm nếu có trong quá khứ, chẳng qua vì cá nhân trong lúc cùng sống lẫn lộn, hay trường hợp vua Minh Mạng đối xử gay gắt với cá nhân những người Chàm tại Bình Thuận, có liên hệ tới cuộc phản loạn của Lê văn Khôi tại thành Gia Định, đó là những người Champa đi theo Lê văn Duyệt không chịu lệ thuộc triều đình Huế, nhưng đây chỉ là vấn đề ngoại lệ của lịch sử.

Ngày nay Chiêm Việt hòa đồng, đồng bào Chàm chỉ mất có triều đình nhưng giữ lại gần như đầy đủ các công trình sáng tạo tại các đền, chùa, thánh tích nổi tiếng của dân tộc mình ở điện Ngọc Trản (Huế), thánh tích Mỹ Sơn, Đồng Dương, Tháp Bà, Ninh Thuận và Bình Thuận. Sau rốt nền văn minh Chiêm Thành vẫn tồn tại qua mọi lãnh vực văn hóa, nghệ thuật, kể cả tín ngưỡng của người Việt Trung Phần.



Trong gần 300 làm chủ cao nguyên, người Chàm còn để lại nhiều di tích như các tháp Yan Mun, Dranglai ở gần Cheo Reo (Phú Bổn), tháp và tường thành Eahleo ở Bản Đôn (Darlac) và nhiều Rasung Batau (thùng dùng tắm rửa theo nghi thức tôn giáo) ở Ban Mê Thuột, Keudeu, Meteung, Kontum. Theo Henri Maitre trong Jungles Moi, thì sau khi chiến thắng Chiêm Thành, những quan chức và quân sĩ Chàm từ cao nguyên đã rút về Khánh Hòa, còn triều đình nhà Lê chỉ ấn định một đường ranh giới, phân chia Kinh-Thượng mà thôi.


Tuy người Chàm không lưu lại các tác phẩm lịch sử, nhưng ngày nay nhờ có viện bảo tàng cổ vật Chiêm Thành, được xây dựng từ năm 1915 ở thành phố Đà Nẵng, với nhiều tác phẩm nghệ thuật và điêu khắc của người Chiêm, có thể gần như liên tục từ thế kỷ thứ VII tới thế kỷ thứ XV.

Người Chàm trong chế độ VNCH:


Trong thời VNCH (1955-1975), chính phủ có một bộ phát triển sắc tộc, dành riêng cho các sắc dân thiểu số trong đó có người Chàm. 

Ngay từ thời Pháp thuộc, vua Bảo Đại có ban hành bộ luật Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật, nhưng vẫn cố tránh làm đảo lộn nếp sống cổ truyền của đồng bào thiểu số, trong đó có người Chàm, nên đả ban hành thêm đạo luật số 51 ngày 25-5-1943 với đặc ân cho người thiểu số, trong đó có Chàm khỏi thi hành. Vì vậy cho nên với pháp luật thời đó, chỉ áp dụng luật Chàm để xử họ và tôn trọng chế độ mẫu hệ bao đời. 

Thời VNCH (1955-1975), tại các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận có đông người Chàm cư ngụ. Trong sự tế nhị và nâng đỡ, chính phủ đã bổ nhiệm các quận trưởng và phó quận, phần lớn là người Chàm, để dễ dàng hành sử với đồng bào của họ, vì các Quận Trưởng Chàm đều kiêm nhiệm chánh án tòa sơ thẳm trong vùng. Ngày nay đọc lại danh sách các viên chức hành chánh cao cấp của tỉnh Bình Thuận, tính đến ngày 30-4-1975, ta mới thấy tình người giữa Việt-Chiêm, thật ấm áp và đầy ý nghĩa.


- Quận Trưởng Phan Lý Chàm: Thiếu Tá Đặng Chánh Anh. Phó QT là đốc sự Ya Pha (còn sống tại VN).

- Quận Trưởng Hàm Thuận: Trung Tá Dụng văn Đối. 
- Quận Thiện Giáo: Phó QT, đốc sự Nguyễn Trọng Chống (còn ở VN).
- Quận Hải Ninh: Phó QT, đốc sự Đắc Hữu Thiên (ở Mỹ).
- Quận Tuy Phong: Phó QT, đốc sự Lâm Quang Chân (đã chết trong tù cải tạo VC).
- Quận Hải Long: Phó QT, đốc sự Mai Tường (ở Mỹ).
- Đác văn Kiết, Tham sự hành chánh, Trưởng Ty Phát triển sắc tộc Bình Tuy.
- Nhiều Sĩ Quan giữ các chức vụ quan trọng tại TK.Bình Thuận, Ninh Thuận. Nổi tiêng nhất tại địa phương, có ai sánh nổi Thiếu Tá Thô Thêm, Tiểu Doàn Trưởng TD 230 ĐPQ/BT hay Đại Uý Đặng Phiên, ĐĐT/ĐPQ đã cùng với một số sĩ quan ĐPQ. Bình Thuận, trong đó có Đại Uý Nguyễn Văn Ba, Cựu học sinh Trung Học PBC, xuất thân sĩ quan Lực Lượng Đặc Biệt, đã mất tích, trong khi vượt traị tù VC ở Lương Son, quận Hòa Đa, Bình Thuận.
- Nhiều công chức, cán bộ và giáo chức..
Tất cả những viên chức trên đều là người Chàm.

Những cái nhìn tiêu cực đầy thiên vị và không phân biệt được trắng đen của một ít người khi viết những trang sử cận đại, xét cho cùng một phần do sự mâu thuẩn địa phương, mà thời nào cũng có trong xã hội người Việt.


Nghỉ đến công khó của tổ tiên trong việc mở mang bờ cõi phương Nam, với 10 thế kỷ đi vẽ lằn ranh biên giới với các quốc gia xung quanh đã nói lên được một sự hy sinh vô bờ bến của hàng triệu sinh linh. Chỉ đáng tiếc một điều là cho tới nay vẩn còn những lời phê bình về hành động này của tổ tiên Việt tộc hoàn toàn không trung thực và không khách quan của một số người Việt lẩn người Chiêm. 

Ngày nay, Việt tộc còn phải chứng kiến những đứa con hoang csVN đang ngày đêm phá hoại các di sản về vật chất của tiền nhân đã để lại cho con cháu, chúng dâng đất, dâng biển phản bội lại tổ tiên và Việt tộc.


Lê Kim Anh 1.7.2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét