Powered By Blogger
NÉT ĐẸP QÚI PHÁI THANH LỊCH CỦA 
ĐỆ NHẤT PHU NHÂN VNCH
Đối với người phụ nữ là các tín đồ của thời trang, ngoài những bộ trang phục, quần áo váy vóc còn phải có những trang sức khác đi kèm với thời trang . Túi sách, bóp, nử trang được coi là những trang sức để tăng thêm nét qúi phái sang trọng, không thể nào có thể thiếu trên người phụ nữ nhứt là các bà mệnh phụ phu nhân, người của công chúng hàng ngày phải đối diện trước ống kính của truyền thông và quần chúng.

Cái đẹp đến từ giáo dục và truyền thống văn hóa nhân văn của tổ tiên đã ảnh hưởng rất lớn đến quan niệm thẩm mỹ về phong cách ăn mặc của người phụ nữ Việt Nam. Trong nhu cầu làm đẹp của người miền nam VN trước 1975 khác xa với người miền Bắc trong xã hội cộng sản. Nhìn lại một chặng đường dài hơn 50 năm trước về thời trang phụ nữ, phải nói người phụ nữ miền nam vào thập niên 60-70 ( tk.20) trong chế độ tự do, phong cách ăn mặc rất thanh lịch và đẹp.

Người phụ nữ Việt khi còn trẻ vào độ tuổi thah xuân trông thanh tú, về già thì người đàn bà trở nên quí phái, mệnh phụ dễ coi hơn so với với phụ nữ Tây Phương. Về ngoại hình người phụ nữ VN rất đẹp rất hấp dẫn qua mấy câu ca dao truyền khẩu như sau:

Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh
Trúc xinh trúc mọc bờ ao
Em xinh em đứng chổ nào cũng xinh.
Để nhớ lại một thời thịnh trị trong chế độ tự do của miền VN và phong cách làm đep của người phụ nữ miền nam VN khi chưa bị người cộng sản "Giải Phóng", nười viết xin phép ghi lại nơi đây một đoạn trích trong bài thơ “Thăng Long Thành Hoài Cổ” của Bà Huyện Thanh Quan:
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương
Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương,
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ.
Cảnh đấy người đây luống đoạn trường
Cũng vì cuộc hí trường (30.4.1975) đó mà Sài Gòn đã đổi tên, người Sài gòn với nét đẹp văn hóa truyền thống cũng chỉ còn trong hoài cảm..... Sài Gòn ngày nay đều cau mặt với tang thương, nhìn cảnh vật còn lại của SG ngày hôm nay mà lòng người SG không ai mà không luống đoạn trường.
NÉT ĐẸP QÚI PHÁI CỦA ĐỆ NHẤT PHU NHÂN VNCH
1.Bà Trần Lệ Xuân sinh ra tại Huế, thuộc dòng dõi quý tộc phong kiến nhà Nguyễn nên bà có một vẻ đẹp sắc nước hương trời, cốt cách trâm anh. Dư luận đương thời rất kiêng nể bà bởi quyền lực và nhan sắc hơn người.
Bà Trần Lệ Xuân là vợ của cố vấn Ngô Đình Nhu, em trai ruột Ngô Đình Diệm. Đương thời, bà là ngưới tham dự rất nhiều vào chính trường miền Nam Việt Nam. Dư luận thời ấy có nhiều chỉ trích về bà tuy nhiên phần lớn chỉ là những lời đàm tếu vì nhan sắc và thực tài của bà, nhưng ngược lại mọi người rất kiêng nể bà bởi quyền lực chính trị và nét đẹp khác thường tỏa sáng của bà

                                                     
"Đệ nhất phu nhân" của Ngô gia chính là người khởi xướng kiểu áo dài cổ thuyền, khoét sâu tạo nên làn sóng thời trang áo dài hở cổ mới. Loại áo dài đó vẫn thịnh hành cho đến ngày nay. Năm 1963, Trần Lệ Xuân sang Ý lưu vong. ..
2. Bà Nguyễn Thị Mai Anh (sinh 1931) là một đệ nhất phu nhân của Việt Nam Cộng hòa, vợ của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu. Bà là Đệ Nhất Phu nhân đầu tiên của chính thể Đệ Nhị Cộng hòa (1967 - 1975), có lúc được gọi là Bà Nguyễn Văn Thiệu - ông bà thành hôn năm 1951.

Trong những năm chồng mình đạt đến đỉnh cao quyền lực, không như một vị Đệ nhất phu nhân Việt Nam Cộng hòa của nền đệ nhất là bà Trần thị Lệ Xuân, bà hoàn toàn không can dự vào chính trường, mà đi nhiều vào các hoạt động xã hội. Sắc đẹp của bà trọn vẹn với nét phúc hậu, dịu dàng của một người phụ nữ VN qúi phái trong hàng mệnh phụ phu nhân.
Bà Trần lệ Xuân đã qua đời tại Ý ngày 24.4. 2011. Còn Bà Nguyễn Thị Mai Anh phu nhân cố TT Thiệu vẩn còn sống . Được biết hai đời Tổng Thống VNCH bước đầu tị nạn đều không đặt chân lên nước Mỹ. Bà Nhu sống cuộc đời lưu vong trên đất Ý. Còn Ông Bà Nguyễn văn Thiệu đã xin tị nạn ở Anh Quốc vào năm 1975. Đến năm 1990, ông bà Thiệu chuyển sang định cư tại Foxborough, bang Massachusetts.
Nguyen Thi Hong 17/7/2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét