Powered By Blogger
 ÁO DÀI KHĂN ĐÓNG LỄ PHỤC 
CỦA TỔNG THỐNg NGÔ ĐÌNH DIỆM
(Khác biệt với lối ăn mặc của Hồ chí Minh)
Cho tới nay chưa ai có thể xác nhận chính xác nguồn gốc lịch sử của chiếc áo dài có từ lúc nào?.Tạm thời chúng ta không phân biệt chiếc áo dài nữ với chiếc áo dài nam, ít ra về mặt hình dạng, chứ chưa xét đến chất liệu vội, bởi trên thực tế, ở khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chiếc áo dài của phụ nữ thành thị vẫn chưa được chiết eo, và hình dạng không khác gì chiếc áo dài đàn ông. Áo dài đàn ông thường bằng vải, lụa, the, hay, gấm, và thường được gọi là : áo dài ta, áo the, hay áo gấm. Màu sắc của chiếc áo dài đàn ông, trừ áo gấm, cũng chỉ giới hạn ở các màu : đen, trắng, xanh lam.
Trong cuốn sách "Huế, la cité impériale du Viet Nam" người ta thấy có bức chân dung của vua Gia Long mặc áo thâm cổ cao, trông như áo dài ta. Như vậy truyền thống mặc áo dài ta của đàn ông VN có thể chấp nhận chính xác, ít nhất từ cuối thế kỷ XVIII vào thời Nguyễn Gia Long. Áo dài đàn ông không chiết eo, và có thể từ trước đến giờ vẫn như thế, từ chiếc áo vải thâm của các ông thầy đồ, hay của các cậu học trò nhỏ ngày xưa, cho đến chiếc áo của "liền anh" Quan Họ, hoặc  chiếc áo gấm của nhà quyền quý. Chiếc áo dài đàn ông không bó sát người, và khi đội thêm cái khăn xếp vào, thi nó toác ra được nét văn hóa truyền thống của Việt tộc của tổ tiên VN. Nếu một người một lãnh đạo dùng trang phục bằng chiếc áo dài nam truyền thống, nó sẽ biểu đạt được nét đặc trưng của Việt tộc với nét văn hóa Đông Phương khác với nam giới trong bộ Âu phục.

Trong khuôn khổ của bài viết này sẽ không đi sâu vào việc phân tích chi tiết của chiếc áo dài nam giới mà người Việt chúng ta thường mặc trong các buổi lễ trọng trong gia đình và  ngày Tết Nguyên Đán hàng năm. Chiếc áo dài khăn đóng nam giới nó đã trải qua một đoạn đường khá dài trong lịch sử VN mà người ta có thể kiểm chứng được, nó đã từng xuất hiện rất nhiều từ Triều Nguyễn Gia Long. Trong triều Nguyễn, áo dài khăn đóng  gần như được coi là trang phục của các quan ngày xưa và dân gian. Áo dài khăn đóng là văn hóa ăn mặc rất thịnh hành trong dân gian từ thế kỷ 17, 18, nó không hề tiểu biểu cho bản chất của chế độ quân chủ phong kiến, vì phong kiến hay quân chủ là cái nằm trong đầu của con người và do con người sáng tạo. Văn hóa ăn mặc "áo dài khăn đóng " của nam giới là một truyền thống của người xưa theo dòng thời gian và cho đến hôm nay có nhiều biến thể để phù họp với không gian và thời gian.Cũng từ lâu Việt tộc đã ngầm công nhận dó là một thứ quốc phục của nam lẫn nữ. VNCH từ thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, người đứng đầu nền đệ nhất cộng hòa công nhận, ông thường mặc áo dài khăn đóng trong các buổi lễ trọng của VNCH, trọng ngoại giao hay trong các dịp tết nguyên đán, người ta còn thấy ông mặc để đi thăm viếng các quốc gia thân hữu. Với Tổng Thống Ngô Đình chiếc áo dài khăn đóng là một vật bất ly thân của ông có từ lúc ông còn là Lễ Bộ Thượng Thư của triều Nguyễn Bảo Đại, chứ không phải từ lúc ông lên làm Tổng Thống. Nơi ông người ta thấy một con người vói tinh thần ái quốc cao độ,  một lãnh tụ đầy đức độ của nhân dân miền nam.
Nhìn qua văn hóa ăn mặc của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và quốc tặc Hồ Chí Minh người thấy được ai là người hết lòng vì dân vì nước và ai là kẻ bán nước làm tay sai cho ngoại bang. 
Khăn đóng người ta làm có hai loại: hoặc là có 7 vòng, hoặc là có 5 vòng, loại bảy vòng được giải thích đó là theo nghĩa “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” còn năm vòng có nghĩ là “Ngũ thường: Nhân, nghĩ, lễ, trí, tín”, dưới cùng những vòng đó khăn đóng của vua Khải Định hay Bảo Đại chỉ là một vạch ngang chữ 一 “nhất” còn của Trương Vĩnh Ký chữ 入(nhập), hình trên đây chữ 人(nhân), những chữ ấy đều có ý nghĩa là bậc trên cùng, thay Trời trị dân, nhập hay đi vào đạo nghĩa làm người, còn chữ nhân là đạo làm người, phải giữ ngũ thường. Áo dài đàn ông có 5 nút, đó cũng là biểu tượng cho giềng mối Ngũ thường: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Về màu sắc chiếc Áo Dài Nam truyền thống thời xưa, vua hay quyến thuộc nhà vua mặc màu vàng nên được gọi là “hoàng tộc”, màu đỏ thường để cho những vị thần thờ ở tôn miếu, những nhà quyền quý thì mặc gấm, lụa là màu sắc, còn những người thường mặc màu thâm, màu trắng dành để mặc khi có tang. Với ý nghĩa phong phú về văn hóa Việt như thế, ngày nay muốn đi tìm môt bộ quốc phục cho người Nam, thì "Áo dài khăn đóng" chính là điều mà chúng ta đang đi tìm.

Các văn nô của đảng csVN từng viết bài đã phá rất nhiều về chiếc áo dài khăn đóng của nam giới. Một điều lạ là bọn văn nô này chúng rất mâu thuẩn khi bài bác chiếc áo dài nam mà không bài bác áo dài nữ (?). Thật ra áo dài nam hay nữ đều giống nhau về nguồn gốc xuất thân, chỉ khác về nội dung, áo dài nam không có chấn eo và màu sắc khác cũng như chất liệu may mặc khác nhau thế thôi!! Mục đích của đám văn nô bài bác chiếc áo dài nam truyền thống là để che dấu cách ăn mặc quái gở của Hồ chí Minh trong "bộ áo 4 túi cái bang" mà HCM đã mặc từ khi bước ra trình diện đồng bào trong ngày 2.9.1945 để đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập. Cái áo "4 túi cái bang" mà người viết dùng để gọi bộ đồ mà Hồ đã thường xuyên mặc xuất hiện trước công chúng hay đi ra nước ngoài, nó không hề biểu hiện được tính dân tộc hay màu sắc văn hóa truyền thống của VN. Người ta chỉ nhìn thấy được bản chất gia nô của các đảng viên nằm trong hệ thống đảng cs đệ III QT, mà HCM là một người trong hệ thống đó. Bộ áo 4 túi này của Hồ có nguồn gốc từ Stalin tên trùm QT3, các phiên bản của bộ quần áo này người ta còn nhìn thấy được ở Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và các nhà lãnh đạo khác của đảng csTQ. Đến khi truyền tới Hồ chí Minh đã là phiên bàn thứ 3 sau Mao...rồi đến gia tộc 3 đời nhà họ Kim Nhật Thành của Bắc Triều Tiên. 
Chính vì đậm chất tay sai đã thể hiện nơi bộ áo 4 túi cái bang của Hồ Chí Minh nên cho tới nay toàn bộ văn gia nhân sĩ trí thức, học giả của đảng đã không thể đưa ra được bộ "Quốc Phục nam của VN" Lý do: vị chúa đảng hèn với giặc ác với dân HCM, từ lúc sống cho đến khi vào lồng kiếng, đều mặc áo "4 túi CB", biến thể từ cái áo của trùm QT3 là Stalin. Thế nên đảng rất lúng túng trong việc đề nghị một bộ "Quốc Phục Nam" cho VN. Nếu như được đảng công nhận là "Quốc Phục" đồng nghĩa với đàn hậu duệ đảng ngày nay đã xát muối hay đạp mặt vào mặt vị sáng lập đảng csVN, tức cha già Dân Tộc, một con người hoàn toàn không có tư duy dân tộc trong chủ thể. Cũng vì cha già dân tộc ăn mặc ngoài truyền thống dân tộc. Nên, tới nay hơn 7 thập niên qua, Đảng chưa kiếm ra được một bộ quốc phục cho người dân VN để công nhận. Có như thế chúng bảo vệ được cho "Cha Dzà dzân tộc HCM" tránh những trận ném đá và không bị xát muối vào mặt. Tóm lại "Áo 4 túi cái bang" là tác phẩm của Stalin, tức của đệ tam quốc tế. Cờ đảng và cờ quốc gia của Nga Tàu và VNDCCH đều rập khuôn như nhau, nội dung của các là cờ cộng sản đều có nền đỏ và chứa sao vàng và búa liềm.

Không biết rồi đây trong kỳ họp các nguyên thủ APEC tại Đà Nẳng trong tuần 6-10.11.2017 tới đây, các vị này sẽ mặc bộ đồ nào gọi là truyền thống của VN? Điều mà lần trước những đỉnh cao trí ngu của đảng đã vô tình lăng xê cái " Áo Dài Khăn Đóng", một thứ áo mà các đỉnh ngu thời đại từng cho những tên văn nô mạ lỵ là đại diện cho Quân Chủ Phong Kiến. Thật tức cười khi thấy đảng bối rối về "Quốc Phục Nam " của VN nên lôi đại cái Áo Dài truyền thống của Việt tộc ra để các nguyên thủ APEC ăn mặc trong kỳ họp lần nhất năm 2006 ở Hà Nội, cái mà chúng không hề muốn và mạnh miệng nói đó là quốc phục VN, bọn người gian manh xão ngôn này gọi đó là "lễ phục VN" tiêu biểu cho kỳ họp APEC năm 2006 ở Hà Nội . Đúng là một thứ đĩ miệng thời đại HCM. 

Áo dài khăn đóng được xữ dụng như là một bộ lễ phục trong những ngày lễ quan trọng của nền đệ nhất cộng hòa. Khăn đóng áo dài được tổng thống Ngô Đình Diệm dùng làm trang phục cho ông trong những buổi lễ trọng, hoặc trong những lần tiếp đón các vị quốc khách nườc ngoài hay ngoại giao đoàn của các quốc gia có bang giao với VNCH, nó là một trang  phục biểu tượng đặc trưng cho Việt tộc, là kết tinh của quê hương xứ sở, là hồn Việt trải qua mấy ngàn năm nay. Nếu chỉ biết nói cái ăn cái mặc, thoạt nghe rất đơn giản, nhưng một người nam bận áo dài khăn đóng tự nó đã hàm súc được một truyền thống văn hoá tuyệt vời của Việt tộc.

Tục ngữ Việt Nam có câu; "Ăn cho mình, mặc cho người". Ăn mặc nghiêm túc là tự trọng và tôn trọng người khác. “Thông qua việc ăn mặc của môt người lãnh đạo, người quan sát sẽ tìm được một số thông tin quan trọng về văn hóa, phong cách, tư duy, sở thích, dân tộc tính chứa trong con người lãnh đạo,…”. 

Với chiếc áo dài của người Việt Nam, dù ở bất cứ đâu trên thế giới, khi nhìn thấy chiếc áo dài này thì mọi người đều biết rằng đó là trang phục truyền thống của người Việt Nam, đây là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Mỗi quốc gia đều có một nét văn hóa riêng về trang phục truyền thống của họ, như Nhật Bản có Kimono, Hàn Quốc có Hanbok, Thái Lan có Phasin, Campuchia có Sampot,…Khi nhìn vào những bộ trang phục này thì chúng ta đều biết họ từ đâu đến và đại diện cho nền văn hóa của nước nào.

Cái ăn cái mặc, là một nét biểu hiện văn hóa của con người trong cuộc sống. Trong ca dao- dân ca vùng miền Tây (ĐBSCL), cái mặc thường được miêu tả đi liền với cái đẹp Việt tính và cái tình chân chất của người miền sông nước. Chiếc áo bà ba mang những nét đặc trưng của con người Nam. Nó không đơn thuần là chiếc áo quê mà còn thắm đậm hồn quê một thuở, mang tâm tính miền ruộng đồng, miền đầy thóc gạo và tôm cá... 

“Áo bà ba trắng không ngắn, không dài 
Sao anh không bận, bận hoài áo thun? 
Hai đứa mình chẳng đặng nằm chung 
Tháng này gió bấc, bận áo thun sao ấm mình” 

Qua cách ăn mặc của người lãnh đạo, người dân sẽ khám phá được những nốt nhạc căn bản của bản tình ca dân tộc. Đó là  những nốt nhạc không bao giờ có nơi con người của HCM. Y phục mà HCM ưa thích và ăn mặc hàng ngày nói lên được bản chất gia nô với QT3 cộng sản, thể hiện lòng tận trung với thiên triều của người sáng lập ra đảng bán nước (csVN). Chiếc áo mà họ khoát trên mình, biểu tượng một giai cấp mới " một giai cấp hèn với giặc ác với dân".

Người ta nhìn Tổng Thống Ngô Đình Diệm khi mặc áo dài khăn đóng, đã cho chúng ta thấy nơi ông lòng yêu nước nhiệt thành, biết tôn trọng giá trị văn hóa truyền thống của Việt tộc. Một người luôn biết nâng niu dân tộc từ việc nhỏ nhất như bộ lễ phục. Tác phong của ông hoàn toàn trái ngược với những con người cộng sản VN trước đây và sau này. Người cs đều giống nhau về bản chất thần phục Đại hán như  Hồ Chí Minh và quan chức cộng sản.

Lý Bích Thủy 29.10.2017
ÔNG DIỆM " NGƯỜI CỦA PHÉP LẠ" ĐÃ LÀM EISENHOWER PHẢI KÍNH PHỤC
Củng cần nhắc lại, vào tháng 6 năm 1954, ông Ngô Đình Diệm nhận sự ủy nhiệm toàn quyền về hành chánh và quân sự từ Quốc Trưởng Bảo Đại trao phó. ông nhận lãnh trách nhiệm điều hành quốc gia trong một tình hình hết sức bi đát: quốc khố trống rỗng, tình hình an ninh cũng như chính trị rối bời như mớ bòng bong. Vừa ngồi vào ghế thì đất nước bị chia hai. Ông lại phải mở rộng vòng tay để tiếp đón và định cư cho một triệu đồng bào di cư từ miền bắc vào nam. Quân quyền nhốn nháo như buổi chợ chiều. Sáu mươi ngàn quân viễn chinh Pháp vẩn còn lại trên lãnh thổ QGVN, bọn thực dân này vì căm thù ông Diệm nên tìm mọi cách xui giục các phần tử thân Pháp như Bình Xuyên nổi lên chống phá khắp nơi. Bước đầu chấp chánh của ông thật gian nan.
Trong khi dân tình chưa ổn định còn hoang mang hốt hoảng, lòng người ly tán thì ông Diệm phải đối đầu với những áp lực của Bắc Việt tại vĩ tuyến 17 vừa lo diệt trừ bọn cộng sản nằm vùng được Bắc Việt cài lại sau hiệp định Genève 1954, mặt khác ông còn phải lo việc thống nhất lực lượng quân sự từ các giáo phái võ trang như Cao Đài, Hòa Hảo , tình hình phải nói là gian nan trăm bề. Nhiều nhà quan sát chính trị thế giới đã cho rằng chính quyền của Thủ Tướng Diệm sẽ không trụ được lâu. Trước một tình trạng hầu như tuyệt vọng này, các nhà quan sát thời thế uy tín hàng đầu thế giới, lạc quan nhất cũng không ngần ngại quyết đoán: Miền Nam Việt Nam chỉ có thể tồn tại được tối đa là sáu tháng.
Nhưng với sức chiến đấu và lòng dũng cảm phi thường, ông Ngô Đình Diệm trong thời gian không đầy hai năm đã biến đổi hẳn tình hình Việt Nam từ hỗn loạn vô chính phủ, thành ổn định, trật tự với tân chế độ Cộng Hòa có kỷ cương, có pháp luật... Trước kết quả thần kỳ này, Tổng Thống Hoa Kỳ Eisenhower đã phải công khai thán phục, gọi ông Diệm là “Người của phép lạ!”. Ông Diệm cũng được tạp chí Time chọn là người của năm.
Tổng Thống Eisenhower đã chính thức mời Tống Thống Ngô Đinh Diệm viếng thăm Mỹ quốc vô cùng trọng thể. Đích thân Tổng Thống Eisenhower ra tận chân thang máy bay nghinh đón ông, là một sự kiện hi hữu trong lịch sử ngoại giao Hoa Kỳ.

Tổng Thống Hoa Kỳ Eisenhower đã mở quốc yến chào mừng ông Diệm và Quốc Hội đã trịnh trọng mời Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa đến nói chuyện trước Lưỡng Viện. Tổng Thống Hoa Kỳ có mặt trong buổi nói chuyện này.
Sự đón tiếp ông Diệm của Tổng Thống Hoa Kỳ hoàn toàn khác xa với sự đón tiếp của Hoa Kỳ dành cho các tên đầu lĩnh Ba Đình như: Chủ Tịch Trương Tấn Sang, Th.T Nguyễn Xuân Phúc hay TBT Nguyễn Phú Trọng trong những lần đến viếng thăm Hoa Kỳ, không có sự dàn chào toán nghi lể dành cho thượng khách, không có thảm đỏ, không có Tổng Thống Hoa Kỳ ra đón tại phi trường....


TIẾT TRỰC TÂM HƯ NỀN TẢNG TƯ DUY CỦA NGÔ ĐÌNH DIỆM

Trong suốt 9 năm cầm quyền Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã dùng cờ hiệu “Tiết trực tâm hư” để biểu tượng cho tư duy của mình trước đồng bào và quốc tế. Tiết trực tâm hư"mang một ý nghĩa hết sức nhân văn trong truyền thống Việt Đạo của mội chính nhân quân tử; Có nghĩa là ngay thẳng, vì dân vì nước, không xiên xẹo ; tâm có nghĩa là lòng thì trống rỗng, không có gì riêng tư cho bản thân. “Tiết trực tâm hư” tượng trưng cho tấm lòng của người một hiền quân. Ông Ngô Đình Diệm trị quốc theo cung cách vương đạo nên lấy khóm trúc làm biểu tượng, làm lời nhắc nhở cho công chức trong hệ thống hành chánh từ trung ương xuống tới hạ tầng.

Dưới chính thể Đệ nhất Cộng hòa, tất cả các khuôn dấu của chính quyền các cấp, kể cả khuôn dấu của Tổng thống đều có hình khóm trúc xum xuê. “Khóm trúc” (hoặc đoạn, khúc giữa hai mắt tre) là hình ảnh của tiết tháo “Tiết trực tâm hư”.
Có lẽ vì bản tính chính trực quang minh của ông Diệm ( Thể hiện qua Quốc huy nền Đệ Nhất Cộng Hòa là Bụi Trúc "Tiết trực tâm hư") là khắc tinh với sự gian manh xảo quyệt của Hồ Chí Minh, và Hồ Chí Minh đã thấy được sự thất bại sẽ đến với hắn nếu ông Diệm còn nắm chính cương ở Miền Nam, nên Hồ chí Minh đã tìm mọi cách loại trừ ông, âm mưu sát hại ông để trừ hậu hoạn cho chế độ Cộng Sản Vô Thần .
Tiếc thay và cũng rủi thay cho thân phận nhược tiểu của VNCH, Hoa Kỳ đã dùng tiền viện trợ để dồn sức ép lên chính phủ Ngô Ðình Diệm, bắt buộc phải theo kế hoạch của Mỹ. Sức ép ngày mỗi gia tăng. Cuối cùng không xoay chuyển được ý chí của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, Hoa Kỳ đã cho CIA kết họp với đám sư sải Ấn Quang và sự hổ trợ của csVN. Phật Giáo và SVHS thân cộng sách động đồng bào Sài Gòn và khắp nơi gây hỗn loạn cho hậu phương. Thâm độc và tai hại nhất là vu cáo cho chính phủ Ngô Ðình Diệm kỳ thị và đàn áp Phật Giáo. Kế hoạch này đã được mặc nhiên phối hợp giữa Hoa Kỳ và Việt Cộng.
Các tài liệu được tiết lộ cho thấy có ba nhân vật quan trọng của chính phủ Hoa Kỳ lúc đó đã dính líu trực tiếp đến việc hạ sát Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu, đó là Averell W. Harriman (1891-1986), Thứ trưởng ngoại giao đặc trách về Các Vấn đề Chính trị ; Henry Cabot Lodge (1902-1985), Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng Hòa và Lucien E. Conein (1919-1998), đặc vụ của CIA tại Việt Nam. Trong ba nhân vật này Harriman là người đóng vai trò chỉ đạo và quyết định. https://www.thongluan-rdp.org/…/4294-t-i-sao-ph-i-gi-t-c-di…
Tứ bề thọ địch, một nghịch cảnh đến với nền cộng hoà son trẻ. Vì quyền lợi của Mỹ và đám phản tướng VNCH, nên chúng đã cấu kết ra tay sát hại người chí sĩ suốt đời tận tuỵ với tổ quốc và dân tộc. Thương thay cho số phận của một bậc minh quân trong bối cảnh còn nhiều tư tưởng phong kiến, hẹp hòi, hám lợi và thiếu ý thức về trách nhiệm bảo quốc của đám phản tướng-không biết đặt quyền lợi đất nước trên quyền lợi cá nhân.
Hậu duệ VNCH Lý Bích Thủy 25.10.2017
KẾ HOẠCH THIÊN ĐÔ CỦA VÕ SƯ TRẦN HUY PHONG CHƯỞNG MÔN ĐỜI III 
MÔN PHÁI VOVINAM
Đến ngày hôm nay, môn phái Vovinam có mặt khắp nơi trên thế giới với sự đóng góp của những thế hệ môn sinh mới vói tư duy mới, ngoài việc phát triển môn phái, những thế hệ mới này sẽ đóng góp tích cực hơn cho công cuộc cứu quốc và kiến quốc vì họ là những môn sinh trẻ là những mần non của Việt tộc. Thế nên, ngoài những sinh hoạt với môn phái thế hệ mới này sẽ đóng vai trò xây dựng cộng đồng vững mạnh, xa hơn nửa là họ có thể tiếp tay với đồng bào quốc nội để đưa VN sớm thoát khỏi sự độc tài toàn trị của cộng sản VN. Tương lai các thế hệ trẻ này có thể sẽ thay thế được những thế hệ đi trước, những thế hệ đã từng dày công gầy dựng môn phái, nhưng ngày nay, phần lớn tư duy các thế hệ đi trước này sẽ không còn theo kịp đả tiến về tư tưởng của thế giới văn minh bên ngoài VN. Những thế hệ môn sinh trẻ ở hải ngoại phần lớn được sinh trưởng trong một môi trường giáo dục tốt, được tiếp nhận nền văn hóa nhân bản và tiến bộ nơi xứ người nên họ sẽ không bao giờ thụ động trong việc tiếp tay làm thay đổi bộ mặt của xã hội.
Nhắc lại thời điểm sau khi cộng sản chiếm miền nam năm 1975, đến ngày 27-5-1975, tà quyền cộng sản đã bắt Võ Sư Chưởng Môn và đi cải tạo, một hình thức cầm tù (trá hình) người lãnh đạo của môn phái Vovinam. Không lâu sau đó, VS Trần Huy Phong cũng bị cộng sản nhốt luôn vào tù cải tạo như chưởng môn Lê Sáng. Vovinam như rắn mất đầu, nội bộ môn phái trong ngoài nước đều xáo trộn lãnh đạo. Giữa năm 1980 Võ sư Trần Huy Phong nguyên là Tổng cục Trưởng Tổng Cục huấn luyện đã được tại ngoại. Nhưng môn phái vẩn còn bị cộng sản cấm hoạt động. Trong thời gian 13 năm trải qua nhiều nhà tù khắc nghiệt của cộng sản như: Chí Hoà, Thuận Hải, Phú Khánh, Xuân Phước, Xuân Lộc.... cuối cùng thầy chưởng môn Lê sáng được trả tự do mấy ngày trước tết âm lịch (1988).

Riêng võ sư Trần Huy Phong sau khi được tự do, ông vẫn tiếp tục công việc huấn luyện và đào tạo môn sinh trong bóng tối như ở thời kỳ 1960-1963 trước đây, song song đó thầy Phong đã kín đáo tổ chức đưa hàng trăm võ sư, huấn luyện viên, vượt biên ra hải ngoại tìm tự do để tiếp tục chăm lo việc phát triển môn phái. Chính nhờ việc làm này của Thầy Trần Huy Phong, ngày nay môn phái vẩn tiếp tục được sự nghiệp phát triển môn phái ở hải ngoại tiếp nối tâm nguyện của các chưởng môn đời II Lê Sáng và Chưởng môn đời III Trần Huy Phong, các võ đường Vovinam-VVĐ lần lượt được xây dựng và lớn mạnh tại các quốc gia mà các võ sư và HLV đã định cư như : Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc Đại Lợi, Âu Châu...Năm 1988 Thầy Trần Huy Phong lại bị cộng sản bắt vào tù lại vì tổ chức vượt biên cho các võ sư của môn phái. Xin xem chuyện kể về võ sư Trần Huy Phong trong những năm bị tu tội trong tác phẩm Đèn Cù: http://www.vinadia.org/den-cu-tran-dinh…/den-cu-2-chuong-29/.
Kế hoạch đưa một số võ sư và HLV vượt biên ra hải ngoại là một tầm nhìn chiến lược của môn phái trong việc "Thiên Đô" thành phần nòng cốt của môn phái ra Hải Ngoại để tránh việc úp bộ toàn phần Vovinam vào quốc doanh.



Năm 1990, bên ngoài VN-tình hình chính trị thế giới đã bước sang khúc quanh mới trong hệ thống các nước anh em Xã Hội Chủ Nghĩa bị rã băng, trong nước kinh tế quốc dân đang ở mức chạm đáy thung lũng, cô đơn trong cộng đồng thế giới, tập đoàn mafia csVN mới đưa ra chiến lược đổi mới toàn diện để không bị thế giới bõ rơi sau lưng. Vovinam được hồi sinh, tà quyền cộng sản cho hoạt động công khai trở lại tại miền nam. Nhưng toàn bộ môn phái phải đặt dưới sự lãnh đạo của chính quyền cộng sản. Nhà nước đương thời đã quốc doanh toàn bộ Vovinam trong nước đồng thời đặt những cánh tay nối dài ra hải ngoại để mưu đồ tóm thâu luôn các võ đường đang hoạt ở hải ngoại do các võ sư và HLV đi vượt biên sau ngày 30.4.1975 và những võ sư đi theo kế hoạch "thiên đô" của võ sư Trần Huy Phong.
Trong lịch sử VN đã từng có nhiều lần dời đô để phù hợp với tình hình an ninh lãnh thổ và quốc gia trước những kẻ thù nhằm thôn tính Việt tộc. Vào thế kỷ 11, Vua Lý Thái Tổ vào mùa xuân năm 1010 đã ra chiếu dời kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La-Thăng Long (Hà Nội), để tránh áp lực của quân xâm lược Bắc Phương về vấn đề an ninh quốc phòng và phát triển quốc gia. Dời đô là một dấu mốc lịch sử nhằm vào việc bảo vệ sự tồn vong của một dân tộc. Trước một chế độ độc tài toàn trị Chưởng môn đời III Trần Huy Phong đã theo gương người xưa thực hiện việc di chuyễn bộ phận lãnh đạo nòng cốt của mộn phái Vovinam ra hải ngoại để tránh nạn cộng sản và không để Vovinam trở thành một bộ phận ngoại vi cho đảng cộng sản VN. Kế hoạch của thầy Phong được gọi là " Thiên Đô" nhắm bảo vệ môn phái trường tồn trước biến động về chính trị, gây bất lợi cho sự phát triển môn phái theo đúng truyền thống của sáng tổ và các bậc võ sư tiền bối trong thời gian đầu xây dựng môn phái thời kỳ 1964.

Bản chất của cộng sản là dùng bạo lực cách mạng để san bằng các giai cấp nhằm đưa đến việc xây dựng một hàng rào chắn cho chế độ, nói nôm na, nhà nước sẽ chủ đạo trong sinh hoạt của bất cứ các tổ chức dân sự nào có mặt trên toàn lãnh thổ VN kề cả các tôn giáo cũng không được nằm ngoài sự kiểm soát của đảng. Thế nên ngày nay các cơ sở như Công Giáo, Phật Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành.... đều bị nhà nước khống chế. Vovinam một tổ chức XHDS nhưng cũng không ngoại lệ nếu như không có người của đảng nằm trong thành phần lãnh đạo.
Thế nên đến năm 1994, khi thấy tình hình chín mùi, mọi cơ sở VVN ở miền nam VN đã hoạt động điều hoà trở lại, cộng sản liền ra quyết định 176 để chi phối toàn bộ hoạt động và trực tiếp nắm quyền điều hành của môn phái VVN, kế tiếp tà quyền ra lệnh cho phát triển VVN-VVĐ rộng ra trên khắp các địa bàn miền bắc. Rồi Tổng cục Thể dục Thể thao CHXHCNVN đã ngang nhiên thành lập một Ban Điều Hành cho VoViNam Việt Võ Đạo toàn quốc bằng quyết định 176 được ký ngày 29/04/1994 bởi Phó Tổng cục trưởng là Mai văn Muôn, Trưởng ban là ông Trương quang Trung, chức vụ là phó Vụ trưởng Vụ TDTT quần chúng, Tổng thư ký Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền là Trưởng ban. Kể từ đó tà quyền cộng sản đã tóm thâu được toàn bộ VVN-VVĐ trong nước với sự tiếp tay của Nguyễn văn Chiếu và một số võ sư nằm vùng để biến toàn bộ Vovinam trong nước thành một cơ sở quốc doanh nằm trong qủi đạo của đảng csVN. Thế là Vovinam từ một tổ chức phi chính trị trước 1975 đã biến thành một cơ sở ngoại vi của đảng csVN và bắt đầu bước vào con đường làm chính trị và tay sai chính thức cho đảng csVN. Các qui lệ cũ của môn phái, được các võ sư tay sai góp sức sửa đổi để phù hợp với Tư Tưởng Hồ chí Minh và chủ trương của đảng csVN.
Trước nguy cơ thôn tính và áp đặt môn phái vào qủi đạo của cộng sản, năm 1996 võ sư Trần Huy Phong đã xuất ngoại và kêu gọi các võ sư khắp 5 châu họp tại Paris thành lập Tổng Liên Đoàn Vovinam Việt Võ Đạo (World Federation Vovinam Vietvodao) và Hội đồng Võ sư Vovinam-Việt Võ Đạo thế giới (World Council of Masters). Chính nhờ việc làm này của võ sư Trần Huy Phong mà ngày nay Vovinam Việt Võ Đạo chính thống đã phát triển và tồn tại trên 18 nước, hàng chục Liên Đoàn Quốc gia và hàng nghìn môn sinh ViệtNam và ngoại quốc luyện tập VVN-VVĐ trên khắp thế giới. Ước mơ hoài bão lý tưởng cao đẹp về việc thiên đô của cố võ sư Trần Huy Phong chưa thành tựu viên mãn thì cơn bạo bệnh đã khiến môn phái chúng ta mất đi một võ sư một đời cống hiến cho môn phái và dân tộc.http://vovinamworldfederation.eu/…/thuong-hoi-dong-vo-su-hd…
Võ sư Trần Huy Phong , người thừa kế dòng máu yêu nước di truyền từ Trần Hưng Đạo Đại Vương nên tiềm tàng một tinh thần yêu nước cao độ, lúc nào trong sinh hoạt của môn phái thầy thường chú trọng đến việc đưa tinh thần yêu nước chống ngoại xâm truyền thống của Việt tộc từ ngàn xưa vào chương võ học. Khi Hội Đồng Võ Sư được thành lập năm 1964 tại Sài Gòn, thầy đã bắt tay vào việc huấn luyện và soạn thảo các văn kiên quan trọng để đặt nền móng phát triển môn phái.

Ngoài việc soạn thảo các qui lệ và chương trình chuyên môn cho môn phái cùng với một số các võ sư cao đẳng khác, thầy còn soạn thảo cho chương trình Võ Đạo Hóa công chức hành chánh toàn quốc và Chứng minh "Tính dân tộc của Việt Võ Đạo" nhằm phát huy tinh thần yêu nước của giới trẻ và công chức miền nam VN trước năm 1975.
Võ sư Trần Huy đã từ giả chúng ta và môn phái ra đi, không phải chỉ có môn sinh Vovinam thương tiếc và kính trọng cố võ sư Trần Huy Phong mà cả dư luận rộng rãi trong và ngoài nước cũng biểu lộ sự thương tiếc lòng cảm phục đối với thầy, xem ông như một biểu tượng của những giá trị cao đẹp nhất của cả một giai đoạn lịch sử vô cùng khó khăn của dân tộc Việt nam.
Cố võ sư Trần Huy Phong là “biểu tượng cho một nhân cách sáng ngời và quả cảm trong suốt thời gian còn sinh tiền, thầy tận tụy suốt cuộc đời mình vì lý tưởng Quốc Gia, dân tộc, dân chủ cho đất nước và sự trường tồn của môn phái Vovinam”. Thầy Trần Huy Phong tuy mất vẩn như còn ngự trị trong từng trái tim từ ái của hầu hết các môn sinh chính thống của môn phái Vovinam trên toàn thế giới.
"Công chi sinh, sinh ích vu thời,

Tạo hóa kỳ sinh, sinh hữu tử,

Công chi tử, tử lưu vu hậu,
Quân tử chi tử, tử như sinh"

tạm dịch:
"Ông đã sinh, sinh để có ích cho đời,

Tạo hóa mà sinh, sinh có mất,

Ông đã mất, mất để lưu danh hậu thế,
Quân tử mà mất, mất vẫn như còn".

Chính khí của một danh sư đã làm cho toàn thể các võ sư Cao Đẳng trong kỳ Đại hội Vovinam Viêt võ đạo Thế giới năm 1998 tại Hoa Kỳ đã tôn vinh “Tinh thần Trần huy Phong” là một biểu tượng cao đẹp tuyệt vời sẽ mãi mãi làm rạng danh môn phái, là nguồn sáng rực rỡ - soi đường dẩn lối cho các thế hệ môn sinh hậu duệ Vovinam Việt võ đạo chính thống . Phong cách sống và tinh thần của võ sư Trần Huy Phong chính là tư tưởng và các sống của nhà ái quốc Nguyễn An Ninh
Sống mà vô dụng, sống làm chi

Sống chẳng lương tâm, sống ích gì?

Sống trái đạo người, người thêm tủi
Sống quên ơn nước, nước càng khi.
Sống tai như điếc, lòng đâm thẹn
Sống mắt dường đui, dạ thấy kỳ
Sống sao nên phải, cho nên sống
Sống để muôn đời, sử tạc ghi.


Trịnh khánh Tuấn 24.10.2017

Cựu môn sinh võ đường Trung Học Kỹ Thuật Cao Thắng 1966
THẤY GÌ QUA VIỆC TÊN VC NGUYỄN CHÍ VỊNH TẶNG TNS JOHN McCAIN NHỮNG LÁ THƠ CŨ ?
Biết Trump là người của đảng Cộng Hòa vừa thắng cừ trong nhiệm kỳ vừa qua với chức vụ cao nhất của Tòa Nhà Trắng từ 10 tháng nay, Trump với chủ nghĩa "Dân tộc Mỹ mới" Trump đã làm các đỉnh cao csVN e ngại về một chính sách không cởi mở của Trump với CHXHCNVN. Các đầu lĩnh Ba Đình đã tung ra nhiều nổ lực để kết thân với Trump trong mấy tháng qua, kể từ ngày Trump tuyên thế nhậm chức ngày 20.01.2017 .
Trump từng cho thế giới biết được khả năng của một con ngựa hoang trong chính trị vì Trump chưa có thành tích nào nổi bật về các hoạt động trên chính trường, ông là con người thuần về làm kinh tế thương mại. Do đó giới chính trị thế giới rất thận trọng khi tiếp xúc với Trump bàn về thế Liên minh đối tác chiến lược,với csVN cũng không ngoại lệ.
CHXHCNVN từng xám mặt với tuyên bố của Trump khi bước lên ngai: là rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đẩy VN lệ thuộc nhiều hơn vào nền kinh tế TQ. Điều này gây trở ngại không ít cho các đầu lĩnh Ba Đình về việc giãm bớt áp lực kinh tế và quân sự với thằng đàn anh TQ chơi bẩn nầy.
Trong tầm ngắm của csVN, nhiệm kỳ của Trump là nhiệm kỳ không dể thở như Obama, thế nên bọn cs thường tìm cách tạo thân thiện với các nhân vật hàng đầu của đảng Cộng Hòa để tìm một hậu thuẩn từ cái dù của Trump. Thủ tướng VC ngay khi Trump đăng ngai vài tháng, Nguyễn Xuân Phúc đã đôn đáo chạy qua tiếp xúc, tìm cách ve vản Trump trong ngày 30-31/5/2017. Sau đó là những ngày họp tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 nơi thành phố Hamburg-Cộng Hòa Liên Bang Đức từ ngày 5 -8/7/2017, Nguyễn Xuân Phúc luôn lăng xăng tìm cách đến gần Trump được bắt tay và chụp hình, mặc dù trong cuộc Hội Nghị này CHXHCNVN không phải là một thành viên chính thức, vì G.20 chỉ dành cho các nước có nền kinh tế lớn trên thế giới. CHXHCNVN 100 năm nửa cũng chưa đũ tư cách là một thành viên.
Tiếp tục cố gắng ve vản với Hoa Kỳ trong các dịch vụ Kinh tế và Quốc Phòng, CHXHCNVN đã đưa tên Đại Tướng Ngô Xuân Lịch tới thăm Hoa Kỳ với cương vị Bộ trưởng Quốc phòng vào ngày 7-10/8/2017, chuyến này của Lịch đi diễn ra trong bối cảnh Việt Nam không giành được nhiều ủng hộ về vấn đề Biển Đông tại hội nghị các ngoại trưởng ASEAN diễn ra tại Philippines ngày 5.8.2017. Trong chuyến đi Lịch không đạt được những thỏa hiệp về quốc phòng quan trọng, ngoài việc Bộ trưởng QP Mỹ James Mattis hứa cam kết sẽ tiếp tục hợp tác trong việc tìm kiếm thông tin bộ đội Việt Nam mất tích trong chiến tranh cũng như hỗ trợ cho việc tẩy độc dioxin tại sân bay Biên Hòa. Lịch chỉ mời mời được Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ sang viếng thăm Cam Ranh vào năm 2018 để chào hàng cảng quân sự này với HK, nơi mà trước đây hơn nửa thế kỷ từng là căn cứ HQ chiến lược của Hoa Kỳ tại biền Đông . Sự có mặt của HQ Hoa Kỳ trong khu vực này sẽ là lá chắn hữu hiệu ngăn chặn sự bành trướng của TQ trên biển đông mà csVN không phải là đối thủ.
TNS JOHN McCAIN-TẦM NGẮM CỦA VC TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU VỀ VIỆC MUA BÁN VŨ KHÍ SÁT THƯƠNG VÀ XIN XỎ CÁC VIỆN TRỢ QUÂN SỰ CỦA HOA KỲ
Bộ trưởng Bộ QP Ngô Xuân Lịch đã thất bại trong chuyến tiếp xúc với Hoa kỳ trong tháng 7/2017 vừa qua, đám chóp bu Ba Đình vội cử tên thứ trưởng BQP Nguyễn Chí Vịnh tới HK. Lần này, khôn khéo hơn VC không tiếp xúc ngay với giới cao cấp của Bộ QP-HK mà chọn TNS John McCain để tạo mối thân thiện tốt, và hy vọng qua sự trung gian của John McCain để có những những thỏa hiệp tốt cho thời gian sắp tới đây tại hội nghị APEC -sẽ diển ra tại Đà Nẵng vào tháng 11 sắp tới với sự tham dự của Trump. Đây là cuộc vận động được coi là tiền hội nghị APEC của Ba Đình với HK mà VN là nước chủ quản luân phiên trong kỳ này.
Thượng nghị sĩ John McCain là một TNS thâm niên của Hoa Kỳ, người tiểu bang Arizona và là người từng được Đảng Cộng hòa đề cử ra tranh chức tổng thống trong kỳ bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2008. Ông tham gia cuộc chiến ở VN, trong chuyến thi hành nhiệm vụ oanh tạc trả đủa Bắc Việt lần thứ 23 trên bầu trời Bắc Việt Nam, phi cơ của ông bị bắn rơi và ông bị thương nghiêm trọng. Năm năm rưỡi ông bị bắt làm tù binh chiến tranh tại miền bắc Việt Nam, sau Hiệp định Paris 1973 ông được trả tự do.
Trong khuôn khổ chuyến tham dự Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Hoa Kỳ, từ ngày 15-18/10/2017 vừa qua , Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã có hàng loạt cuộc gặp với giới chức Hoa Kỳ, các nghị sỹ Quốc hội, đại diện một số tổ chức của Hoa Kỳ tại Washington nhằm thảo luận các vấn đề hợp tác song phương, thúc đẩy các hoạt động khắc phục hậu quả chiến tranh Việt Nam.
Trong chuyến đi này Nguyễn Chí Vịnh đã cố gắng tìm gặp Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện một TNS kỳ cựu của đảng Cộng Hòa, Vịnh đã chuyển lời thăm hỏi của lãnh đạo Việt Nam tới ông McCain, khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ với Hoa Kỳ.
Để chứng tỏ thiện chí của mình, Nguyễn Chí Vịnh đã trao cho phía Hoa Kỳ hai bộ hồ sơ về việc thu thập hài cốt của các chiến binh HK đã tử trận trong cuộc chiến vừa qua, mà theo Vịnh, phía Việt Nam đã phát động phong trào tìm kiếm, thu thập và trao tặng lại các hiện vật liên quan đến quân nhân mất tích trong chiến tranh và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Trong cuộc tiếp xúc với TNS John McCain tên VC Nguyễn Chí Vịnh đã trao cho ông những bức thơ cũ mà mẹ ông đã từng viết gởi cho ông vào cuối thập niên 60, đầu những năm 1970, đó là thời gian mà ông McCain bị cầm tù ở Hỏa Lò -Hà Nội, khi máy bay của ông bị lâm nạn trên không phận Bắc Việt.

Trong việc trao lại hiện vật từ phía HK như chiếc mủ cối có hình chim bồ câu đã được bốn cựu binh sĩ trao lại cho gia đình người sở hữu cái nón cối vào ngày 14/1/2014 đó là gia đình bộ đội Bui Duc Hung tại xã Hương Nộn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ trong một buổi lễ thể hiện tinh thần hòa bình và thân thiện. 
Ngoài cái nón cối còn có cuốn nhật ký của cô liệt sĩ Đặng Thùy Trâm cũng được phía HK trao lại cho thân nhân một cách vô vụ lợi từ các chiến binh HK, không như phía VC, tên Nguyễn chí Vịnh đã trao lại hiện vật chiến tranh trong lúc đi thương thảo với HK về QP. Bản chất buôn bán của đám Mafia csVN không bao giờ thiếu trong mọi phạm trù, bản chất này xuất phát từ DNA của hồ tặc, tên trùm đã sinh ra cái gọi là đảng Mafia csVN. Ngày xưa HCM từng bán cụ Phan Bội Châu để lấy 150.000 tiền Đông Dương https://anhbasam.wordpress.com/…/5484-150-000-dong-dong-du…/.
Ngày xưa, Hồ Chí Minh trong tư cách chủ tịch chính phủ liên hiệp đã gian manh tổ chức Tuần Lễ Vàng, kêu gọi nhân dân Việt Nam đóng góp vàng để mua súng chống Pháp tái xâm lăng Việt Nam. Nhưng thực tế, Hồ Chí Minh đã dùng số vàng thu được để đút lót (hối lộ) mua chuộc Tướng Lư Hán và các tướng, tá trong ban tham mưu quân Tầu tại Hà Nội cũng như tại các thành phố có quân Tầu đang trấn đóng, để chúng làm ngơ cho phe Việt Minh và Hồ Chí Minh mở các cuộc hành quân cảnh sát tiêu diệt thành viên các đảng phái quốc gia không thuận theo Cộng Sản, để Việt Minh chiếm độc quyền cai trị dân tộc Việt theo chế độ cộng sản quốc tế do Liên Bang Xô Viết Nga lãnh đạo.
Đảng CSVN ngày nay vẫn mang bản chất bảo thủ và tư tưởng hẹp hòi phi đạo đức của thứ lưu manh như thời Hồ Chí Mịnh còn sống . Thành phần nòng cốt của Đảng CSVN chủ yếu vẫn là lưu manh giặc cỏ khi xưa thời tiền kỳ có Đảng.
Bản chất lưu manh của Nguyễn Chí Vịnh là đại biểu cho đám lưu manh Ba Đình, giống như nhà thơ Phan Huy đã diễn tả trong bài thơ " Nước và Đảng", mà người viết dùng để thay đọan kết.
Nước là nước của Rồng Tiên

Bốn nghìn năm trước còn truyền sử xanh.

Đảng là đảng của lưu manh

Cướp công kháng chiến tranh giành non sông.
Nước là nước của cha ông

Con Hồng cháu Lạc một lòng điểm tô.

Đảng là đảng của tội đồ

Buôn dân, bán nước, tham ô, độc tài.
Nước là nước chẳng riêng ai

Của toàn dân Việt gái trai trẻ già.

Đảng là đảng của tà ma

Bám theo hút máu dân ta không rờ
Thời cơ đã đến anh ơi!

Đứng lên dẹp đảng xây đời tự do.

23/10/2017 Trịnh Khánh Tuấn 

người lính già chưa bỏ cuộc
Tính man rợ của Việt cộng và Tính Nhân đạo của Lính Mỹ sau Chiến tranh Việt nam.

Trong khuôn khổ chuyến tham dự Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Hoa Kỳ 2017, từ ngày 15-18/10, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã có hàng loạt cuộc gặp với giới chức Hoa Kỳ, các nghị sỹ Quốc hội, đại diện một số tổ chức của Hoa Kỳ tại Washington nhằm thảo luận các vấn đề hợp tác song phương, thúc đẩy các hoạt động khắc phục hậu quả chiến tranh Việt Nam.


Tại cuộc gặp với Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, ông Matt Pottinger, Giám đốc cấp cao phụ trách khu vực châu Á thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Hoa Kỳ chào mừng Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tới Washington tham dự Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Hoa Kỳ 2017, bày tỏ quan tâm tới các nội dung hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Hoa Kỳ, trong đó đặc biệt lưu tâm đến vấn đề khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã thông báo với ông Pottinger thành công của dự án tẩy rửa chất độc da cam (dioxin) ở sân bay Đà Nẵng, bày tỏ mong muốn với cương vị của mình, ông Pottinger sẽ tiếp tục thúc đẩy các dự án tương tự ở Việt Nam, đặc biệt lưu ý đến dự án tẩy rửa chất dioxin ở sân bay Biên Hòa.
Tại cuộc gặp với Thượng nghị sỹ Patrick Leahy, thành viên cấp cao Ủy ban Chuẩn chi Thượng viện Hoa Kỳ, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chân thành cảm ơn ông Leahy về những gì ông đã làm cho Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt là sự ủng hộ của ông Leahy đối với dự án tẩy rửa chất dioxin ở sân bay Đà Nẵng đã giúp cho dự án thành công.
Dự án này là biểu tượng của quan hệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, mang ý nghĩa nhân đạo to lớn, giúp bảo vệ sức khỏe người dân, đồng thời cũng là một thành công về mặt công nghệ khi đây là dự án xử lý chất không phân hủy trên diện rộng đầu tiên trên thế giới. Ông Leahy chúc mừng sự thành công của dự án tẩy rửa chất dioxin ở sân bay Đà Nẵng, đồng thời khẳng định cá nhân ông rất quan tâm đến dự án tẩy rửa chất dioxin ở sân bay Biên Hòa, cam kết trên cương vị của một thành viên kỳ cựu Thượng viện Hoa Kỳ, ông sẽ làm hết sức mình để dự án đi vào thực tế.
Bên cạnh đó, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã có cuộc gặp Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện. Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh chuyển lời thăm hỏi của lãnh đạo Việt Nam tới ông McCain, khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ với Hoa Kỳ.
Ông McCain vô cùng xúc động khi Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trao lại một số kỷ vật của ông trong thời gian ở Việt Nam cuối những năm 1960, đầu những năm 1970.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh thông báo cho Thượng nghị sỹ McCain về kết quả hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về khắc phục hậu quả chiến tranh, trong đó có dự án xử lý chất dioxin tại sân bay Đà Nẵng.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh bày tỏ mong muốn ông McCain, với uy tín của mình, sẽ có tiếng nói với Quốc hội, Chính phủ Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy dự án xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa.
Thượng nghị sỹ McCain đã nhắc lại những kỷ niệm tốt đẹp trong những lần thăm Việt Nam, cho rằng hai nước đã và đang hợp tác hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, đồng thời khẳng định luôn ủng hộ phát triển quan hệ song phương.
Trước đó, trong cuộc gặp với bà Susan Thorton, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách châu Á-Thái Bình Dương, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh thông báo cho bà Thorton kết quả cuộc Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Hoa Kỳ, hy vọng chuyến thăm Việt Nam và dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào đầu tháng 11 tới ở Đà Nẵng sẽ thành công tốt đẹp.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh bày tỏ mong muốn bà Thorton sẽ đóng góp vào việc tăng cường quan hệ hữu nghị Việt Nam-Hoa Kỳ, thúc đẩy quá trình hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh.
Bà Thorton khẳng định với cương vị của mình sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trên cơ sở quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ.
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã có cuộc gặp bà Gloria D.Steele, Phó Trợ lý điều hành Văn phòng Cơ quan phát triển Hoa Kỳ (USAID) và ông Mark S.Kasman, Chủ nhiệm Văn phòng các vấn đề song phương và khu vực thuộc Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA).
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng trong hơn 20 năm kể từ khi bình thường hóa quan hệ song phương, hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh là một điểm sáng, là một trong những thành công lớn nhất trong mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ.
Sự hợp tác này đã làm hài lòng chính phủ và người dân của cả hai nước. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh bày tỏ cảm ơn đối với những hỗ trợ to lớn của USAID đối với sự thành công của dự án tẩy rửa chất dioxin ở sân bay Đà Nẵng cũng như xây dựng bản Đánh giá khảo sát môi trường khu vực nhiễm chất dioxin sân bay Biên Hòa.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đề nghị USAID phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam trong việc tổ chức lễ công bố kết thúc thành công dự án tẩy rửa chất dioxin ở sân bay Đà Nẵng đầu tháng 11 tới và tổ chức hội thảo quốc tế về dự án này vào đầu năm 2018.
Đại diện USAID và EPA đều thống nhất với các đề xuất của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, khẳng định USAID và EPA sẽ tích cực thúc đẩy chương trình hành động 3 năm về khắc phục hậu quả chiến tranh ở Việt Nam.
Hai bên thống nhất sớm ký kết Chương trình hành động ba năm khắc phục hậu quả chiến tranh, trước mắt là dự án tẩy rửa chất dioxin ở sân bay Biên Hòa.
Phía Hoa Kỳ cũng sẽ tiếp tục giúp phía Việt Nam nâng cao năng lực, xây dựng chiến lược truyền thông về các hoạt động khắc phục hậu quả chiến tranh để người dân hai nước cũng như thế giới hiểu được các nỗ lực to lớn trong lĩnh vực này của cả hai phía Hoa Kỳ và Việt Nam.
Trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Hoa Kỳ 2017, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã có cuộc gặp bà All Mills Griffiths, Giám đốc Liên đoàn Quốc gia các Gia đình tù nhân chiến tranh và quân nhân Hoa Kỳ mất tích (MIA).
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh thông báo cho bà Griffiths biết Việt Nam trong thời gian qua đã tạo điều kiện tối đa cho các đội tìm kiếm hài cốt và thông tin của hai bên, kết quả thu được rất khả quan.
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã trao cho phía Hoa Kỳ hai hồ sơ về địa điểm tìm kiếm MIA có độ tin cậy cao và trong chuyến thăm lần này, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng tiếp tục trao cho phía Hoa Kỳ hai bộ hồ sơ.
Việt Nam đã phát động phong trào tìm kiếm, thu thập và trao tặng lại các hiện vật liên quan đến quân nhân mất tích trong chiến tranh và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định việc tìm kiếm thông tin và hài cốt các quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh luôn là một trọng tâm chính sách ngoại giao của Việt Nam trong quan hệ với Hoa Kỳ.
Về các lĩnh vực hợp tác khác, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh thông báo cho bà Griffiths biết Việt Nam và Hoa Kỳ đã hoàn thành dự án tẩy rửa chất dioxin tại sân bay Đà Nẵng, cần tiếp tục thực hiện các dự án tương tự mà trước mắt là tẩy rửa chất dioxin ở sân bay Biên Hòa.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định những dự án như vậy được thực hiện trên tinh thần nhân đạo, là yếu tố bản lề, quan trọng trong quan hệ giữa hai nước, không chỉ là khắc phục hậu quả của quá khứ mà là chìa khóa mở ra tương lai lâu dài của quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ.
Ghi nhận những ý kiến của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, bà Griffiths cho biết tổ chức do bà đứng đầu đánh giá cao và bày tỏ cảm ơn chân thành trước những nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong lĩnh vực tìm kiếm MIA.
Bà cũng bày tỏ vui mừng trước những động thái tạo điều kiện thuận lợi mới mà Việt Nam dành cho các đội tìm kiếm hỗn hợp Việt-Hoa Kỳ, hy vọng những động thái này sẽ giúp quá trình tìm kiếm đạt hiệu quả cao hơn, nâng quá trình hợp tác song phương lên một tầm cao mới.
Về hoạt động tẩy chất dioxin ở Việt Nam, bà Griffiths cho rằng đây là hoạt động mang tính chất nhân đạo và tổ chức của bà sẽ làm hết sức để thúc đẩy các giới chức Hoa Kỳ hành động có trách nhiệm trong vấn đề này.
Trong thời gian ở thăm, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng gặp nhóm trợ lý, cố vấn Nghị sỹ các tiểu ban Quân lực và Đối ngoại của Quốc hội Hoa Kỳ.
Tin, ảnh: Đoàn Hùng (P/v TTXVN tại Washington)

Cựu binh sĩ Mỹ trả mũ cối của liệt sĩ Việt Nam sau 46 năm
Dân trí- Một nhóm cựu binh sĩ Mỹ đã đích thân tới tỉnh Phú Thọ để trao lại chiếc mũ cối có khắc hình con chim bồ câu cho gia đình một chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong chiến tranh.
Bốn cựu binh sĩ hôm 14/1/2014 đã trả lại chiếc mũ cối cho gia đình liệt sĩ Bui Duc Hung tại xã Hương Nộn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ trong một buổi lễ thể hiện tinh thần hòa bình và tái hòa giải.
"Đây là một khoảnh khắc rất thiêng liêng với đại gia đình chúng tôi", ông Bui Duc Duc, 52 tuổi, cháu của liệt sĩ Hung, nói tại buổi lễ.
Photo: Chiếc mũ của liệt sĩ Bui Duc Hung được đặt cạnh tượng Bác Hồ trong lễ trao trả kỷ vật.
Ông Duc đã xúc động khi chiếc mũ cối được đặt trên bàn thờ gia đình của nhà ông. Các cựu binh sĩ cùng các cán bộ địa phương và khoảng 100 người dân đã tham gia buổi lễ trao trả kỷ vật.
"Chúng tôi coi chiếc mũ cối này là một phần của liệt sĩ Hung và chúng tôi sẽ giữ nó như một lời nhắc nhở cho các thế hệ tương lai của gia đình", ông Duc nói thêm.
Vào năm 1968, John Wast, một binh sĩ trẻ người Mỹ, đang lục soát trận địa để tìm vũ khí và thông tin tình báo thì nhìn thấy chiếc mũ cối có khắc hình con chim bồ câu. Wast buộc chiếc mũ vào ba lô và 5 tháng sau đó đã mang nó về Mỹ như một kỷ vật chiến tranh. Wast đã đặt chiếc mũ trên giá sách suốt 46 năm qua.
Khi một tổ chức từ thiện của các cựu binh Mỹ tìm gặp Wast và hỏi ông liệu có muốn trả lại chiếc mũ cho gia đình chủ nhân cũ hay không, ông Wast đã đồng ý. Tổ chức từ thiện sau đó đã tìm được gia đình của liệt sĩ Bui Duc Hung, người hi sinh trong chiến tranh nhưng hài cốt bị thất lạc.
Wast, giờ đây 67 tuổi và hiện đang sống tại Toledo, bang Ohio, đã không trở lại Việt Nam để trả lại chiếc mũ cối cho gia đình liệt sĩ Hung. Nhưng trong một bức thư được đọc tại buổi lễ, Wast nói ông Hung đã chiến đấu bằng "khả năng và sự dũng cảm".
"Giờ là lúc tôi trả lại chiếc mũ cho những người biết và lo lắng cho Bui Duc Hung", ông Wast viết. "Tôi làm việc này với mong muốn rằng hòa bình và tình yêu sẽ đến với mọi người".
Theo AP-An Bình

Hành trình ly kỳ của cựu binh Mỹ từng giữ Nhật ký Đặng Thùy Trâm hơn 20 năm
Sau 45 năm “im lặng”, Carl W. Greifzu vừa trở lại Việt Nam với tư cách là cựu binh Mỹ và cũng là con rể của Bắc Ninh. Đến Hà Nội, ông tới thăm gia đình thân nhân và đến viếng mộ Anh hùng Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm. Thêm nữa, ông còn rước di ảnh vợ mình về thăm miền quê Quan họ.
Ông là Carl W. Greifzu, một người Mỹ gốc Đức, một cựu binh trong chiến tranh Việt Nam, là người có công giữ cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” hơn 20 năm. Hơn thế, ông còn phối hợp với người vợ mình là bà Trần Thị Kim Dung dịch cuốn sổ tay đó ra tiếng Anh từ gần 40 năm trước. Nhờ vậy mà các cựu binh Mỹ hiểu được giá trị, ý nghĩa của cuốn sổ tay nhật ký. Họ đã tìm mọi cách chuyển nó về Việt Nam…
Vào tháng 6/1970, khi Fredric Whitehurst, một lính Mỹ, tại chiến trường Đức Phổ (Quảng Ngãi) tính châm lửa đốt quyển sổ tay được bọc bằng vải, thu được sau một trận càn quét, người thông dịch của ông đã cản: "Đừng đốt. Bản thân nó đã có lửa rồi!". Nghe lời khuyên, người lính Mỹ ấy đã không đốt quyển sổ tay. Và “Ngọn lửa” ấy còn dẫn Fredric và người anh trai là Robert Whitehurst (cũng là một cựu binh Mỹ trong chiến tranh VN) làm một cuộc hành trình vượt đại dương, tình nguyện đưa nhật ký của Đặng Thùy Trâm về với gia đình chị…
Photo: Cựu binh Mỹ Carl W. Greifzu đến ôm hôn mẹ AHLS Đặng Thùy Trâm, nghẹn ngào không nói lên lời.
Cách đây 11 năm, cuốn nhật ký của bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm qua hơn 30 năm lưu lạc trên đất Mỹ, sau khi trở về VN đã in với số lượng hàng trăm ngàn bản. Cùng với nhật ký “Mãi mãi tuổi 20” của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, 2 cuốn sách đã tạo nên một hiện tượng xuất bản, gây chấn động xã hội, trở thành một sự kiện nổi bật được dư luận trong và ngoài nước biết đến.
Nhưng còn rất ít người biết chi tiết này: Năm 1970, Sau khi Fredric Whitehurst nhặt được cuốn sổ tay của Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, ông đã trao nó cho Carl W. Greifzu, một lính Mỹ gốc Đức, có vợ là người Việt giữ hộ. Sau hơn 20 năm, nhờ đọc bản dịch tiếng Anh tóm tắt nội dung cuốn nhật ký của vợ mình, tham gia hiệu đích bản dịch ấy và nhận ra giá trị của di vật đặc biệt đó, năm 1996 Carl W. Greifzu đã quyết định trao lại nó cho Fredric Whitehurst, để chuyển về Việt Nam…
Hơn 10 năm qua, có rất nhiều cựu binh Mỹ đã tới VN thăm lại chiến trường xưa và đến Hà Nội thăm gia đình Anh hùng liệt sĩ Đặng Thùy Trâm. Nhưng Carl W. Greifzu – người đã giữ cuốn sổ tay nhật ký của chị Trâm hơn 20 năm, vẫn chưa có dịp trở lại VN, kể từ sau năm 1975.
Đúng như kế hoạch đã thông báo được gửi qua email cho tôi, sáng ngày 22/3/2016, cựu binh Carl W. Greifzu, người giữ cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” hơn 20 năm - đã đáp chuyến bay tới Hà Nội. Đó là một người Mỹ có mái tóc đã bạc và khá cao (tôi cao trên 1m70, nhưng chỉ đứng đến tai ông). Tuy nhiên, là một Luật sư có tiếng ở Mỹ, trông Carl W. Greifzu rất hiền và lịch lãm.
Photo: Nhà văn Đặng Vương Hưng tặng hoa ông Carl W. Greifzu (bên phải) và hai người thân mật trò chuyện
Khoảng 10 giờ sáng, chúng tôi cùng có mặt trên sân thượng của quán Coffee Club ngay cạnh hồ Hoàn Kiếm để trò chuyện. Với tư cách là một nhà văn, cựu chiến binh, tôi mua sẵn một bó hoa mang đến tặng Carl W. Greifzu.
- Chào mừng ông đã đến Hà Nội an toàn! Tôi đã nghe người ta nói rất nhiều về ông. Rất hân hạnh được làm quen!
Tôi tặng cho Carl bó hoa tươi, rồi nói vài câu tiếng Anh theo phép lịch sự. Nhưng thật bất ngờ khi nghe người cựu binh Mỹ trả lời bằng tiếng Việt với giọng lơ lớ, thật dễ thương:
- Cảm ơn! Anh khoẻ không? Anh ăn cơm chưa? Anh đã có bạn gái chưa?
À, tôi quên ông ấy còn là con rể của Việt Nam. Chắc hẳn bà vợ người Việt từng dạy tiếng Việt cho ông ít nhiều. Tôi nói vui:
- Cái tên của ông phiên âm tiếng Việt đọc khó lắm. Cho phép tôi gọi thân mật ông là “Khôn” (khôn ngoan), hoặc “Kho” (nhà kho) nhé. Ở Bắc Ninh, quê vợ ông có Đền Bà Chúa Kho nổi tiếng lắm đó. Người ta đồn rằng, nhiều người nhờ tới đó đi lễ mà trở nên giàu có…
Cô phiên dịch giải thích xong, Carl W. Greifzu bật cười vui vẻ. Chúng tôi đã “làm thân” với nhau rất nhanh như thế.
Ông “Kho” có mang theo hàng trăm bức ảnh đen trắng kỷ niệm về chiến trường Quảng Ngãi những năm 1970 – 1971, trong đó có cả ảnh của Fredric Whitehurst và người phiên dịch thời đó. Rất nhiều tư liệu và ảnh về bà Trần Thị Kim Dung – người vợ Việt Nam quê Bắc Ninh. Đặc biệt, ông còn mang theo cả tập bản thảo hơn trăm trang viết tay và đánh máy bản dịch đầu tiên của "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" ra tiếng Anh, do ông bà phối hợp thực hiện từ thập niên 80.
Trang đầu bản viết tay và đánh máy dịch tiếng Anh của cuốn bản thảo Nhật ký Đặng Thùy Trâm


Carl W. Greifzu nhớ lại, khoảng tháng 9 năm 1971, khi cấp trên cho phép ông từ chiến trường Việt Nam trở về Mỹ, Fredric Whitehurst đã gửi ông cuốn sổ tay nhật ký Đặng Thùy Trâm nhờ ông giữ hộ. Năm 1975, khi chiến tranh Việt Nam đã kết thúc, những người lính Mỹ trở về nước, ai cũng bận rộn với công việc mới, lo chuyện mưu sinh, nên Carl và Fredric đã không có điều kiện gặp lại, vì họ sống ở hai bang cách xa nhau cả ngàn cây số.
Dù chỉ ở Việt Nam trong 2 năm, nhưng ký ức về cuộc chiến vẫn luôn ám ảnh, làm Carl W. Greifzu day dứt không nguôi. Những lúc rảnh, bà Trần Thị Kim Dung thường dịch nghĩa những trang nhật ký của người “Nữ bác sĩ Việt Cộng”, đọc cho chồng nghe từng đoạn. Càng ngày, những trang viết máu lửa chiến trường ấy càng cuốn hút ông. Đến một hôm, Greifzu đã chính thức đề nghị vợ giúp ông dịch toàn bộ cuốn nhật ký của “Nữ bác sĩ Việt cộng” ra giấy, để nhiều người, đặc biệt là các cựu chiến binh Mỹ cùng được đọc.
Bà Dung đồng ý và hưởng ứng ngay. Tuy nhiên, công việc dịch nghĩa diễn đạt lại theo lời nói và dịch viết ra bản thảo rất khác nhau. Bà Dung đã “đánh vật” với từng trang viết và vất vả nhiều tháng trời. Ông Greifzu đã trợ giúp vợ bằng cách tự đánh máy chữ và hiệu đính bản thảo vì thời đó, nhiều người Mỹ vẫn còn dùng máy chữ, chưa có sẵn máy vi tính như bây giờ. Rồi cuối cùng bản thảo dịch cũng hoàn thành.
Photo: Ông Carl W. Greifzu trao tặng Nhà văn Đặng Vương Hưng bản dịch tiếng Anh đầu tiên của
Bản thảo bà Dung viết tay được sử dụng bằng loại giấy có dòng kẻ khổ lớn, đục lỗ một bên lề, đóng kẹp như tài liệu lưu trữ trong hồ sơ, để sửa chữa và lưu giữ cho dễ dàng. Phần bản thảo viết tay gồm 102 tờ giấy, được viết trên cả 2 mặt trước và sau. Phần bản thảo do ông Greifzu đánh máy dày 121 trang, loại chữ nhỏ, trên một mặt giấy. Hầu như trang nào cũng được thêm bớt và sửa chữa nhiều lần bằng chữ viết tay.
Carl W. Greifzu cho biết, ông và bà Dung đã thuộc lòng nhiều trang nhật ký của người “Nữ bác sĩ Việt Cộng” anh hùng ấy. Bởi đó là một phần cuộc đời của vợ chồng ông. Những năm sau đó, bà Dung đã photo thêm nhiều bản dịch đã được văn bản hóa nêu trên, để chồng mình gửi tặng cho những người bạn cựu binh Mỹ cùng đọc nó, giúp họ hiểu thêm về cuộc chiến tranh Việt Nam…
Khoảng năm 1996, Fredric Whitehurs tìm đến thành phố nơi vợ chồng Carl W. Greifzu đang sống. Họ vừa ăn trưa cùng nhau, vừa ôn lại những kỷ niệm tại chiến trường Việt Nam. Carl đã quyết định trao lại cuốn sổ tay "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" cho Fredric. Và đoạn kết có hậu ở Việt Nam thì chúng ta đã biết...
Vốn tính khiêm nhường, Carl W. Greifzu rất ít nói về bản thân. Ông tự nhận là mình chỉ góp một phần nhỏ vào việc cùng các cựu binh Mỹ giữ gìn và trao lại cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” cho Việt Nam.
Carl W. Greifzu, người giữ cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” hơn 20 năm đã trực tiếp trao tặng tôi tài liệu rất quý: Bản dịch tiếng Anh đầu tiên của “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”!
Trước khi tiếp nhận 2 tập bản thảo gốc, tôi đề nghị Carl W. Greifzu viết mấy chữ đề tặng vào phong bì tài liệu. Là một luật sư, ông cẩn trọng hỏi lại: “Nên ghi như thế nào nhỉ”? Ở Việt Nam ghi ngày và tháng trước, hay là năm trước? Rồi ông lấy mấy tờ khăn giấy có sẵn trên bàn café, thử nháp trước tới 2 lần… Cuối cùng, Carl W. Greifzu đã chính thức viết, tạm dịch như sau: “Thay mặt Trần Thị Kim Dung, tôi vui mừng trao cho Đặng Vương Hưng vì lợi ích của nhân dân Việt Nam, bản dịch gốc ra tiếng Anh Nhật ký của Bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Hà Nội, tháng 3, ngày 23 năm 2016. Carl W. Greifzu"
Với sự cộng tác, trợ giúp của chồng mình, bà Dung là người đầu tiên dịch “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” ra tiếng Anh. Nhờ bản dịch này mà các cựu binh Mỹ hiểu được giá trị cuốn sổ tay ấy và họ đã quyết định tìm mọi cách trao trả cho gia đình Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm…
Tên đầy đủ của bà là Trần Thị Kim Dung. Theo một tài liệu, do Carl W. Greifzu cung cấp cho biết: Bà Dung sinh năm 1931, quê tại Yên Lãng - Phúc Yên. Nhưng lớn lên và gắn bó tại Niềm Xá – Bắc Ninh. Cha là Trần Văn Trùng và mẹ là Nguyễn Thị Dĩnh (*). Gia đình bà Dung từ Bắc di cư vào Nam từ rất sớm. Khoảng năm 1948, khi mới 17 tuổi, bà đã sang Đài Loan, rồi sang Mỹ học tập…
Bà Trần Thị Kim Dung từng làm nhân viên phiên dịch cho Tòa đại sứ của chính quyền Sài Gòn cũ tại Đài Loan. Tại đây, bà đã nhiều lần gặp ông Ngô Đình Diệm, từ khi ông này còn chưa làm Tổng thống chế độ Sài Gòn, rồi bị sát hại trong một cuộc đảo chính. Cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, bà Dung chuyển sang Mỹ, làm nhiệm vụ dạy tiếng Việt cho một số lính Mỹ trước khi họ sang chiến trường Việt Nam.
Carl W. Greifzu nhớ lại: Ông gặp bà Trần Thị Kim Dung năm 1969 trong một lớp học tiếng Việt cho lính Mỹ. Năm đó, Greifzu mới 26 tuổi, kém bà Dung tới 12 tuổi. Nhưng ông đã bị cô giáo làm cho “say nắng” ngay từ cái nhìn đầu tiên. “Thời đó, bà ấy là một phụ nữ đẹp lắm. Cả lớp chúng tôi đều mê cô giáo gốc Việt ấy - Greifzu thú nhận - Giờ nghỉ, tôi đánh bạo hỏi: Thưa, cô đã có bạn trai chưa? Bà ấy hóm hỉnh trả lời: “Có rồi. Tất cả các anh đây tôi đều coi là bạn”. Tôi chẳng chịu, bảo: “Không, ý tôi là chỉ một người duy nhất. Có thể kết hôn ấy!”.
“Chúng tôi yêu nhau từ đó - gương mặt Greifzu ánh lên niềm hạnh phúc khi kể lại chi tiết này - Trước khi sang tham chiến tại Việt Nam, tôi xin đính hôn với bà Dung, nhưng chưa làm lễ cưới, vì sợ làm lỡ dở cuộc đời bà. Những ngày ở Việt Nam, chúng tôi vẫn đều đặn viết thư cho nhau… Sau khi từ Việt Nam trở về Mỹ năm 1971, chúng tôi đã làm lễ cưới…”.
Dù hai người không có con, nhưng Trần Thị Kim Dung và Carl W. Greifzu đã sống hạnh phúc bên nhau 45 năm. “Lá rụng về cội”, những năm cuối đời, bà Dung luôn có một khát khao cháy bỏng là được một lần được về Việt Nam để thăm lại miền quê Quan họ Bắc Ninh, nơi bà đã sinh ra và lớn lên. Những đáng tiếc là ước nguyện cuối đời ấy bà đã không thực hiện được. Bà Dung đã mất tại Mỹ năm 2015, hưởng thọ 85 tuổi!
Tới thăm Việt Nam lần này, Greifzu mang theo một sứ mệnh thiêng liêng là thực hiện di nguyện của bà Dung về thăm quê hương, với tư cách là con rể của Bắc Ninh! Theo gợi ý của tôi, Greifzu đã nhờ người phóng to một bức chân dung đẹp nhất của vợ mình khi còn sống để cựu binh Mỹ Carl W. Greifzu sẽ mang theo di ảnh chân dung của bà Trần Thị Kim Dung cùng về Bắc Ninh. Ông tin rằng linh hồn vợ mình sẽ cùng về thăm quê với ông. Mỗi bước đi của ông tại Bắc Ninh, đều như có bà vợ đã chung sống hạnh phúc với ông gần nửa thế kỷ đi cùng.
Và sáng thứ Bảy, 26/3, người đàn ông Mỹ cao lớn, tóc bạc trắng ấy, đã thực hiện chuyến rước di ảnh của vợ về thăm quê với tâm trạng xúc động rất khó diễn tả thành lời…
Bắc Ninh trong tâm tưởng của Greifzu là vùng đất cổ, cũ kỹ, nghèo khó và dân cư thưa thớt của những năm 30 – 40 của thế kỷ trước, trong lời kể của bà Kim Dung…
Bởi thế, khi xe đưa ông đến thành phố của những điệu dân ca Quan họ nổi tiếng đã được UNESCO vinh danh là di sản phi vật thể, ông thốt lên: Sao nhiều nhà cao tầng đẹp thế! Nhiều con gái xinh thế! Mà người và xe cũng thoáng hơn Hà Nội rất nhiều!
Bắc Ninh, quê bà Trần Thị Kim Dung người vợ yêu thương của Carl W. Greifzu là vậy! Dù chuyện đi chỉ ngắn ngủi chỉ trong một ngày, nhưng cựu binh Mỹ đã luôn mang theo những tấm chân dung của người vợ mới qua đời cách đây 4 tháng. Khi nghe những Liền chị hát mấy làn điệu Quan họ, dù không hiểu nghĩa, nhưng ông vẫn cảm nhận được và nghẹn ngào, rưng rưng…

Có lẽ Chủ Nhật (27/3/16) là một trong những ngày đáng nhớ nhất trong cuộc đời cựu binh Carl W. Greifzu – Người giữ cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” hơn 20 năm và cùng vợ ông dịch nó ra tiếng Anh từ gần 40 năm trước.
Carl W. Greifzu dậy từ rất sớm, nhờ cô phiên dịch đưa ra Nhà thờ Lớn Hà Nội, nhân ngày Lễ Phục sinh. Ông ngạc nhiên khi ở Việt Nam cũng có những nhà thờ đã hàng trăm năm tuổi như thế.
Đúng 9 giờ 30 sáng, chúng tôi đón ông cùng lên taxi đến đến nhà bà Doãn Ngọc Trâm (thân mẫu của Anh hùng Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm) tại ngõ 135 phố Đội Cấn. Đã từ lâu, gia đình bà coi tôi như con cháu trong nhà. Vì đã hẹn trước, nên các chị Đặng Hiền Trâm, Đặng Phương Trâm và Đặng Kim Trâm đều đang đợi sẵn và ra tận cửa để đón Carl W. Greifzu.
Năm nay đã 92 tuổi, lại bị chứng bệnh đau chân, nên người mẹ của người nữ Anh hùng liệt sĩ phải ngồi đợi trên lầu. Khi người cựu binh Mỹ vừa bước lên, bà cụ đứng dậy nói những câu chào hỏi bằng tiếng Pháp:
- Cảm ơn ông đã đến. Cảm ơn anh đã giữ gìn cuốn sổ tay nhật ký của con gái tôi và dịch nó ra tiếng Anh. Chúng tôi đợi anh đã lâu lắm rồi! Mấy lần trước, khi Fredric Whitehurst sang thăm Việt Nam, mỗi lần đến nhà tôi chơi, đều có nhắc đến anh…
Carl W. Greifzu lúng túng cảm động chào lại, rồi hai người ôm nhau nghẹn ngào không nói nên lời.
Người cựu binh Mỹ xin phép thắp hương trên bàn thờ Anh hùng liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và vái lạy như phong tục Việt Nam. Ông quan sát căn phòng nhỏ và chợt như reo lên, vì phát hiện ra tấm ảnh quen thuộc có trong cuốn số tay nhật ký đang treo trên tường nhà…
Chị Kim Trâm đưa ra bản photo cuốn số tay nhật ký được đóng bìa cứng cho Carl W. Greifzu và hỏi:
- Anh có nhận ra những dòng chữ viết này không? Bút tích của chị Thùy Trâm tôi viết đó!
Người cựu binh Mỹ gật đầu và xúc động:
- Nhận ra chứ. Nhờ bản dịch của Kim Dung mà tôi đã hiểu đến thuộc lòng nội dung nhiều trang. Nhưng tôi nhớ cuốn sổ gốc kia cỡ chữ nhỏ hơn nhiều...
- Vâng, bản chính cuốn của cuốn sổ tay nhật ký gia đình đang nhờ lưu giữ bên Mỹ. Đây là bản sao, chúng tôi đã phóng to cỡ chữ lên cho dễ đọc.
Chờ cho nhóm phóng viên Truyền hình kỹ thuật số ghi hình mẹ Doãn Ngọc Trâm trò chuyện với Carl W. Greifzu xong, chúng tôi hối thúc ông lên đường ra nghĩa trang cho kịp trước 12 giờ trưa.
Ngày Chủ nhật, Nghĩa trang Liệt sĩ Từ Liêm không đông lắm. Tôi thấy Carl W. Greifzu bước xuống xe với tâm trạng rất lạ.
Sau khi thành kính thắp hương vái lạy trước mộ người Anh hùng Liệt sĩ đúng hướng dẫn của cô phiên dịch, ông bỗng quỳ xuống bên cạnh mộ thầm thì điều gì đó bằng tiếng Anh. Tôi đã kịp ghi lại giây phút hiếm hoi ấy: Người cựu binh Mỹ với mái tóc đã bạc ngồi lặng lẽ suy tư giữa nghĩa trang, xung quanh là các ngôi mộ của các Liệt sĩ Việt Nam với rất nhiều hoa và hương khói. Carl W. Greifzu dùng điện thoại ghi lại từng chi tiết nhỏ những hình ảnh và dòng chữ có trên bia mộ của Anh hùng Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm…
Một cơn gió nổi lên, thổi nắm hương cháy bùng thành ngọn lửa. Người phiên dịch kéo ông đứng lên: “Chúng ta về thôi. Còn rất nhiều việc đang chờ và chương trình chiều nay nữa”. Carl W. Greifzu như bừng tỉnh. Ông dụi mắt đứng dậy, thành kính cúi người chào vĩnh biệt người nữ Anh hùng đã mang ấn tượng sâu đậm không bao giờ phai mờ trong cuộc đời mình. Người nữ chiến sĩ của đối phương một thời, vừa xa xôi lại vừa thật gần gũi với ông. Dường như có ai đó đã thì thầm với Carl W. Greifzu rằng: Sự trở về và sức lan tỏa của cuốn nhật ký cho thấy, nó như một nhịp cầu gắn kết những con người vốn ở 2 chiến tuyến gần nhau hơn, xóa nhòa khoảng cách hận thù trong quá khứ. Có lẽ, đó là điều lớn hơn cả mà người Anh hùng Đặng Thùy Trâm đã để lại cho thế giới này.
Ra khỏi Nghĩa trang Liệt sĩ Từ Liêm, Carl W. Greifzu cứ nhắc mãi câu nói nổi tiếng có trong “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”, nay đã được khắc nổi trên mộ của chị: “Hãy yêu thương nhau khi còn sống”!
/
Ngày hôm nay, 29/3/2016, cựu binh Mỹ Carl W. Greifzu sẽ bay vào Thành phố Hồ Chí Minh, dừng lại đôi ngày trước khi về Mỹ. Đã ngoài 70 tuổi, không biết ông còn có điều kiện trở lại VN - Vùng đất “máu lửa một thời” đã gắn bó cuộc đời ông với bao kỷ niệm vui buồn một lần nữa không?

TỔNG HỢP NHIỀU NGUỒN