Powered By Blogger
Tính chính danh của Việt Nam Cộng Hòa 
Muốn được tồn tại trong xã hội một cách hợp pháp thì người dân cần phải có một căn cước hay chứng minh thư để xác nhận một số yêu cầu theo thủ tục pháp lý quy định của đất nước mình đang sinh sống. Nếu là một người lãnh đạo thì cần phải giới thiệu cho người dân biết được vai trò, năng lực và tính hoạt động độc lập trong việc thực thi chức trách theo quy định của luật pháp và cần phải được sự đồng thuận của đa số người dân về vị trí cầm quyền của mình. Ngược lại, nếu không được quần chúng ũng hộ mà bước ra nắm quyền lãnh đạo thì được coi như cướp quyền lãnh đạo, một hành động bất chính trong chính trị. Đó là trường hợp của Hồ chí Minh và đảng cộng sản VN đã từng làm trong quá khứ vào năm 1945 một trường hợp nghich lý không thuận lòng dân. Nên sau khi nắm quyền bác và đảng phải dùng đến các thủ đoạn tuyên truyền xảo trá và vũ lực để tồn tại. Thế nên, từ nhiều thập niên qua đảng cs lội ngược hướng tiến bộ văn minh của xã hội, tạo quá nhiều hệ luỵ cho dân tộc trên quê hương VN. Ngày HCM đọc bản tuyên ngôn tại Ba Đình ngày 2.9.1945, đa số người Hà Nội không biết HCM là ai? từ xó nào bước ra?.
Một cá nhân hay tổ chức chính trị khi xuất hiện trước quần chúng cần phải  “Danh chính ngôn thuận”, mọi việc đều minh bạch không qua thủ đoạn, trừ các băng đảng cướp. Nói khác đi, khi nào có danh nghĩa chính đáng rồi thì lời nói mới có giá trị, khi thốt ra trước mọi người mới được suôn sẻ và được kính trọng. Ngoài ra, nó cũng bao hàm ý nghĩa là khi làm một việc gì mà đã có lý do đầy đủ, chính đáng, đúng lý hợp tình, thuận trên thuận dưới thì sẽ gặt hái được nhiều thành công trong việc quản trị đất nước. Nói nôm na, khi muốn làm một việc gì thì phải phù hợp lòng dân và khi có lòng dân thì mưa thuận gió hoà.


Chính danh trong chính trị là gì? 

Chính danh trong chính trị, là niềm tin và sự đồng thuận bằng lá phiếu trong một cuộc bầu cử tự do của người dân dành cho một cá nhân, liên danh hay một đảng phái để uỷ thác trách nhiệm lãnh đạo quốc gia. Có như thế việc cầm quyền của người lãnh đạo mới phù hợp với sự chọn lựa của người dân, từ đó người dân mới hết lòng phục tùng chính quyền ấy và khi được đồng thuận của người dân người lãnh đạo mới có được quyền lực tối cao để điều hành quốc gia. Được quốc dân đồng thuận uỷ nhiệm trong vị trí lãnh đạo là hình thức hoàn hảo nhất trong một chế độ dân chủ văn minh do dân và vì dân. Chỉ có đảng cướp hay tướng cướp mới không cần tính tính danh khi cướp được chính quyền vào tay mình, điều này đã từng xảy ra ở VN vào năm 1945 và 1975.


Chính danh còn được coi là một hình thức xác lập vị trí, thế đứng của mình trước quần chúng. Nói theo cách nói của người xưa là: vua ra vua, thầy ra thầy, trò ra trò, vợ ra vợ, chồng ra chồng.....

Một tổ chức chính trị có được tính chính danh để trở thành đảng nắm quyền hợp pháp, hợp hiến thuận với lòng dân  cần phải đạt được những điểm căn bản sau.
1. Trong một chế độ quân chủ phải mang tính truyền thống của cha truyền con nối. 
2. Vị thế cho một người lãnh đạo là cần phải có tài và được đại đa số dân chúng tín nhiệm bằng lá phiếu.  
3. Nhận được nhiều sự công nhận của bè bạn quốc tế.
TÍNH CHÍNH DANH CỦA VNCH

Việt Nam Cộng Hòa (Republic of Vietnam) chính là hậu thân của Quốc Gia Việt Nam (État du Vietnam) do Cựu Hoàng Bảo Đại lãnh đạo với cương vị Quốc trưởng (Chef d’État) từ 1948 đến 1955. Quốc trưởng Bảo Đại, vị vua thứ 13 của Nhà Nguyễn nối ngôi vua Khải Định ngày 8-1-1926, đã thừa kế chính danh của Vương triều Nhà Nguyễn được thiết lập từ thời vua Gia Long lên ngôi vua năm 1802. Chính danh của Quốc Gia Việt Nam đã chuyển qua Việt Nam Cộng Hòa từ sau ngày Trưng Cầu Dân Ý (Referendum) 23-10-1955. 
Về địa lý và chánh trị, Quốc Gia Việt Nam là một nước độc lập và thống nhứt từ tháng 3/1945, lãnh thổ bao gồm Nam Phần, Trung Phần và Bắc Phần chạy dài từ ãi Nam Quan đến mũi Cà Mau. Tính đến đầu năm 1950, đã có 35 Quốc Gia trên thế giới công nhận Quốc Gia Việt Nam của Quốc Trưởng Bảo Đại. Trong khi chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà do Hồ chí Minh thành lập chỉ có 2 Quốc Gia (TQ và LX) công nhận. Hoàng kỳ (Cờ Vàng 3 sọc đỏ) Quốc Gia Việt Nam của Quốc Trưởng Bảo Đại thời gian đó tung bay khắp lãnh thổ từ Bắc chí Nam. Cờ đỏ sao vàng Việt nam Dân Chủ Cộng Hoà cuả Hồ chí Minh chỉ có mặt tại vùng thượng du Bắc Việt giáp Trung Hoa không có mặt ở Thủ đô Hà Nội.




Thể chế dân chủ pháp trị đã được Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa liên tục áp dụng để bảo đảm nhân quyền và dân quyền, đồng thời tiến hành việc xây dựng và phát triển đất nước bằng nền kinh tế thị trường. Các cuộc bầu cử ở các cấp trung ương, tỉnh và xã đã được tổ chức theo nguyên tắc tự do ứng cử và bầu cử và phổ thông đầu phiếu. Báo chí tư nhân đã được tự do xuất bản.
VNCH có một bộ máy cầm quyền gồm một hệ thống quân đội, các cơ quan cảnh sát công an đặt dưới quyền điều hành của bộ Nội Vu, một hệ thống toà án để thi hành luật pháp được thành lập từ thượng tầng xuống tới hạ tầng. Nói một cách cụ thể, dưới chính thể Đệ Nhứt Cộng Hòa của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, tư pháp, hành pháp và lập pháp hoàn toàn độc lập, còn gọi là tam quyền phân lập.

Chính nghĩa sáng ngời của Quốc Gia Việt Nam đã được thể hiện qua lập trường của Thủ tướng Trần văn Hữu xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội nghị San Francisco 1951 kết thúc Thế Chiến II. Phái đoàn của hai nước cộng sản Liên Xô và Trung Quốc đã không tranh cải về chủ quyền trên hai quân đảo kể trên với phái đoàn Quốc Gia Việt Nam.

Trong thế kỷ 20, Việt Nam Cộng Hòa thật sự là một quốc gia độc lập, hợp pháp và có chủ quyền. Về mặt quốc tế công pháp, Việt Nam đã được hai nước Nhựt và Pháp lần lượt trao trả độc lập trước và sau khi chấm dứt Thế Chiền II :

Ngày 9-3-1945, quân đội chiếm đóng Nhựt bổn đảo chánh nhà cầm quyền Pháp và Đại sứ Toàn Quyền của nước Nhựt trao trả độc lập cho Việt Nam. Ngày 11-3-1945, Hoàng đế Bảo Đại tuyên cáo hủy bỏ các hiệp ước 1862, 1874 và 1884 và ban hành Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhứt: nước Việt Nam đôc lập gồm cả ba miền Nam, Trung, Bắc. Nội các Trần Trọng Kim do Hoàng đế Bảo Đại bổ nhiệm gồm có nhiều trí thức lỗi lạc. Nhưng ngày 19-8-1945, đảng Cộng Sản Việt Nam sử dụng bạo lực cướp chính quyền của Hoàng đế Bảo Đại và cưỡng bức nhà vua phải thoái vị để tránh khỏi nội chiến. 
Ngày 8 tháng 3 năm 1949, sau nhiều tháng đàm phán, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysée tuyên bố xác nhận "nền độc lập của Việt Nam", chính thức thành lập Quốc gia Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, đứng đầu là Quốc trưởng Bảo Đại kéo dài cho đến khi bị nhân dân truất phế sau cuộc trưng cầu dân ý vào ngày (23-10-1955) để suy tôn thủ tướng Ngô Đình Diệm vào vị trí lãnh đạo quốc gia VN. Vai trò quốc trưởng của Bảo Đại chấm dứt kể từ ngày ấy.

Nền Đệ Nhứt Cộng Hòa dưới quyền lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã được thành lập và thay thế chế độ Quốc Gia Việt Nam của Quốc trưởng Bảo Đại với sự đồng thuận của người dân miền nam. Dưới chánh thể Cộng Hòa, miền Nam Việt Nam đã đẩy mạnh việc phát triển các quan hệ quốc tế. 

Ngay từ năm đầu thành lập có tất cả 35 nước công nhận chính thể VNCH, 2 năm sau con số này lên đên 48 nước tiếp tục công nhận VNCH và 8 nước cảm tình với VNCH nhưng không có trao dổi ngoại giao. Có hai nước Ấn Độ và Miến Điện bổ nhiệm Tổng lãnh sự ở Việt Nam dù không có giấy chấp nhận lãnh sự. Cambodia đã trao đổi đại diện.Tính tới thời điểm 14/9/1958, sau 3 năm xây dựng nhà nước VNCH đệ nhất trên thực tế VNCH cũng đã đảm bảo được 3 tiêu chuẩn dân số, lãnh thổ, chính phủ; và tiêu chuẩn có năng lực tham gia vào mối quan hệ với các quốc gia khác. Theo danh sách các nước công nhận VNCH cho tới ngày 7/8/1958 lưu ở Văn khố quốc gia Úc (NAA) có tới 62 nước chính thức hoặc hàm ý công nhận VNCH. Danh sách này ở trang 40-42 (và 44,45) trong hồ sơ "Saigon - Vietnam relations with other countries general [re Republic of Vietnam also known as South Vietnam]” gồm 157 trang số hiệu NAA: A4531, V221/5, có thể truy cập trực tuyến ở recordsearch.naa.gov.au.

Đây là chổ khác biệt lớn với VNDCCH do HCM thành lập từ tháng 9/1945 cho tới đầu năm 1950 chỉ có Trung Cộng là nước đầu tiên công nhận và lập quan hệ ngoại giao vào ngày 18/1/1950, tiếp theo là LX ngày 30/1/1950... Trong 5 năm từ tháng 9/1945 đến đầu năm 1950 không có bè bạn quốc tế nào công nhận sự ra đời của nhà nước VNDCCH. Nói cách khác là nhà nước do HCM thành lập không mang được tính chính danh về mặt công pháp quốc tế.
Việt Nam Cộng hòa sau khi thành lập đã trở thành  thành viên trong một số tổ chức quốc tế như Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO), Ủy ban Kinh tế của Liên hiệp quốc về Á châu và Viễn Đông ECAFE, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực FAO (1950); Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA (1957); Tổ chức Hàng không Dân sự Quốc tế ICAO (1954); Hiệp hội Phát triển Quốc tế IDA; Tổ chức Lao động Quốc tế ILO (1950); Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF (1956); Liên hiệp Viễn thông Quốc tế ITU (1951); Tổ chức Giáo dục, Khoa học, và Văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO (1951); Quỹ Thiếu nhi Liên hiệp quốc UNICEF, Liên hiệp Bưu chính Quốc tế UPU (1951); Tổ chức Y tế Quốc tế WHO (1950); Tổ chức Khí tượng Thế giới WMO (1955), Ngân hàng Thế giới (1956), và Ngân hàng Phát triển châu Á (1966). CHXHCNVN cũng đã thừa hưởng mối quan hệ đó từ VNCH để lại như ECAFE, IMF, UNICEF, UPU, WB,  WMO...đó là những mối quan hệ quốc tế mà VNDCCH không có trước 1975.

Sau khi được toàn dân tín nhiệm qua Trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955 và được dân trao quyền lãnh đạo, ông Diệm đã tổ chức bầu cử Quốc Hội Lập Hiến để soạn thảo, biểu quyết và ban hành Hiến pháp vào ngày 26-10-1956 cho nền Đệ Nhứt Cộng Hòa và Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đã ban hành hiến pháp ngày 1-4-1967 cho nền Đệ Nhị Cộng Hòa. Các cơ quan công quyền phải điều hành một cách minh bạch trong khuôn khổ pháp luật quy định. Không cá nhân nào có quyền đứng trên Hiến pháp và luật pháp.

Ngoài ra VNCH cũng thành lập Giám Sát Viện với thẩm quyền của một định chế hiến định độc lập phụ trách việc bài trừ tham nhũng, thẩm tra kế toán và kiểm kê tài sản của tất cả nhân viên các cơ quan cộng quyền từ cấp nhỏ nhất đến cấp lớn nhât, kể cả Tổng Thống.

Tóm lại: Tổng thống Ngô Đình Diệm đã lãnh đạo nước VNCH đúng với công pháp quốc tế, hợp hiên, hợp với lòng dân miền nam VN đồng thời cũng được sự ủng hộ của nhiều quốc gia trên thế giới, đó là cái mà HCM và tà quyền csVN không bao giờ làm được như VNCH. Hồ chí Minh chỉ có khả năng thành lập được một đảng cướp và một nhà nước trong tư thế hoàn toàn bất chính, nói nôm na là một nhà nước "danh không chính mà ngôn cũng không thuận". Bác và đảng csVN đã bị nhân dân miền Bắc bỏ phiếu bất tín nhiệm bằng chân vào  năm 1954 và lần thứ hai từ đồng bào miền nam vào năm 1975. Xuất phát từ một đảng cướp nên tà quyền đã không được lòng dân và sau 43 năm lãnh đạo toàn bộ đất nước, csVN đã lộ nguyên hình là một tập đoàn bán nước buôn dân hoàn toàn không đũ khả năng để quản trị đất nước. Đảng cs và đám " tinh hoa quý tộc khỉ đít đỏ" đã dùng những cách bá đạo nhất để giử đảng. Chiến lược của chúng là tìm kiếm thế chính danh bằng cách bôi nhọ, mạ lỵ, chà đạp tính chính danh của VNCH để vươn lên và tà quyền cs đã dùng những thủ đoạn hèn nhất mà chúng đang sở hữu để đánh phá cộng đồng người Việt tị nạn cs ở hải ngoại - một lực đối trọng gay gắt với csVN. 


Ngày nay, tình hình chính trị thế giới đang nhanh chóng thay đổi trước sự tấn công dồn dập của Tổng thống Donald Trump vào thành trì CNXH, đương nhiên trong đó có VN. Tập đoàn bán nước buôn dân đang sống thoi thóp trong  cộng đồng thế giới vì đu dây theo đàn anh 4 tốt, nên đã và đang bị cô lập về nhiều mặt, nợ nần chồng chất...ngày tàn của các " đỉnh cao trí tuệ Ba Đình" đã gần kề. Dân tộc ta phải nhất tề vùng lên nhận chìm tập đoàn bán nước csVN xuống đáy biển đông,  để dân tộc hồi sinh và thăng tiến trong cộng đồng thế giới.

Hãy vùng lên diệt tiêu phường Vẹm sản!
Hãy xuống đường đuổi sạch lũ tàn hung!
Dân tộc ơi, đã đến bước đường cùng
Còn hơi thở ta sẽ còn tranh đấu.
( trích "Tiếng gọi non sông"-thơ Phan Huy)

Biên khảo chính trị Hậu duệ VNCH Nguyễn Thị Hồng 20.10.2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét