Powered By Blogger
CHIẾN DỊCH ĐỐT SÁCH CỦA ĐOÀN QUÂN 
PẮC PÓ (CSVN) SAU 30.4.1975
Việt Nam vốn tự hào là quốc gia có hơn 4000 năm văn hiến, nhưng sách vở của người xưa để lại thì rất ít. Nguyên nhân chính là vì quân nhà Minh bên Tàu đã ra lệnh hủy hết sách vở ngay trong những ngày đầu đô hộ nước ta để dễ bề cai trị. Đến khi cộng sản chiếm miền ngày 30.4.1975, người cộng sản đã cho đốt hết toàn bộ sách của miền nam - một việc làm tưởng như chỉ có trong thời Tần Thủy Hoàng trước công nguyên, không ngờ hơn 2000 năm sau sau lại xuất hiện ở VN trong thế kỷ 20 - thời đại Hồ chí Minh.

Cho dù với bất cứ lý do nào đi chăng nửa, việc đốt sách được coi là những  hành động mọi rợ kém văn minh của nhửng bộ óc ích kỷ, mặc cảm, tự ti vì tri thức yếu kém - một hành động đáng phỉ nhổ của những con thú đến từ Pắc Bó, bắt đầu cho chiến lược, bóp nghẹt tiếng nói đối lập, đàn áp tự do ngôn luận do những kẻ cai trị độc tài chủ xướng. Để đảng tự do bóp méo, tuyên truyền xuyên tạc chính quyền tự do dân chủ và nhân bản VNCH. Người dân miền nam VN thật bất hạnh khi đàn bò về thành phố chúng đã cho đốt hết những gì thuộc về phạm trù văn học do VNCH sáng tác - Những công trình sáng tác đồ sộ của các nhà văn, thi sĩ, kịch sĩ, các bậc thức giả miền nam, các sách báo về khoa học kỹ thuật. Đó là những sáng tác trong môi trường hoàn toàn tự do với những ngòi bút không bị bẻ cong vì bàn tay can thiệp thô bạo của đảng csVN. 
Việc đốt sách xảy ra trên thế giới từ xưa tới nay chỉ thấy xuất hiện nơi các chính quyền độc tài. Tần thủy Hoàng (tháng 1 hoặc tháng 12, 259 TCN – 10 tháng 9, 210 TCN) , một nhà Vua độc tài tàn ác khét tiếng của Trung Hoa đã thực hiện việc đốt sách đầu tiên trong lịch sử thế giới với chiến dịch được gọi là "Đốt sách chôn nho". (chữ Hán: 焚書坑儒;  Hán-Việt: Phần thư khanh nho). Lần đốt sách này có thể coi như lần đốt sách đầu tiên trong lịch sử thế giới mà Tần Thủy Hoàng đã thực hiện, để bảo vệ chế độ. Theo Sử ký Tư Mã Thiên, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa lần đầu tiên, thừa tướng của ông là Lý Tư đã đề nghị Thủy Hoàng đế dập tắt tự do ngôn luận để thống nhất các chính kiến và tư tưởng bằng cách đốt hết tất cả các sách và các nhà nho giáo hoặc thông thái có tư tưởng khác với mình. Lý Tư chỉ trích giới trí thức đang dùng dối trá để tạo ra phản loạn. Nhà độc tài Tần Thủy Hoàng tin vào triết học của Pháp gia và muốn tiêu diệt những triết học khác như Bách Gia Chư Tử hay Nho giáo. Từ năm 213 TCN, tất cả những kinh điển từ thời Chư Tử Bách Gia (trừ sách Pháp gia, trường phái của Lý Tư) đều bị đốt sạch.
Lý Tư đã đề nghị đốt sạch tất cả những thi, thư, sách vở, trừ những quyển được viết vào thời nhà Tần. Sách của chính phủ trong lĩnh vực triết lý và thi ca, trừ những sách của Bác sĩ (nhà cố vấn vua) đều bị đốt cháy. Tất cả những người dùng sử sách để chỉ trích chính quyền đều bị hành hình, cũng như những quan lại thờ ơ với việc này. Những sách dạy về y dược, bói toán, và nông nghiệp không bị đốt cháy. Tất cả mọi người muốn học luật phải học từ các luật sư chính quyền. Những ai dựa vào chế độ xưa để phê phán chế độ hiện thời sẽ bị xử tội chém ngang lưng.
Lần đầu tiên đã xãy ra việc đốt sách ở VN vào thời Minh Thành Tổ-Trung Hoa, Vào thời này, VN từng bị kẻ thù xâm lược cướp sách, đốt sách. Năm 1407, chỉ sau 1 năm thực hiện việc xâm lược nước ta, quân Minh đã đánh bại triều đình nhà Hồ và bắt sống cả vua tôi giải về Trung Hoa. Tướng giặc là Trương Phụ được lệnh của Minh Thành Tổ Chu Đệ cho in các sách Tứ Thư, Ngũ Kinh và Tính lý đại toàn đem sang nước ta để phát cho những người Nho học và tịch thu sách vở của nước ta từ đời Trần trở về trước đưa về Kim Lăng.

Năm 1418, nhà Minh còn sai người sang tiếp tục tìm tòi và thu lượm tất cả những sách chép về lịch sử và sự tích xưa nay do người Việt viết. Năm 1419, nhà Minh lại cho người đem sách Khổng giáo, Đạo và Phật giáo của Trung Hoa sang thay thế cho những sách trước kia chúng lấy đi. Nhiều sách bị quân Minh đốt phá, đồng thời trừng phạt người Việt nào còn lưu giữ sách của chính dân tộc mình. Cướp, đốt, phá hủy sách vở được tiến hành song song với việc đưa sách của Trung Hoa thay thế rõ ràng là một chính sách phá hoại nền văn hóa của dân tộc ta, là âm mưu đồng hóa, nô dịch hết sức thâm độc.

Trong Đại Việt thông sử (viết năm 1749), Lê Quý Đôn còn liệt kê thêm một số sách báo tài liêu quan trọng của nước ta như: "Hoàng tông ngọc diệp" (thời Lý Thái Tổ), Nam Bắc phân giới địa đồ (thời Lý Anh Tông), Quốc triều thông chế (thời Trần Thái Tông), Công văn cách thức (thời Trần Anh Tông)… Ngoài ra, có nhiều tài liệu rời thuộc nhiều lĩnh vực… có giá trị khác cũng đã bị tiêu hủy hay bị quân Minh lấy mất. Sự mất mát đó không có gì bù đắp được! Tội ác quả thực “trúc Nam Sơn không ghi hết tội” (Cáo bình Ngô)! Dân tộc ta không bao giờ quên lịch sử đau thương đó!

Chiến dịch đốt sách do đảng csVN chủ trương sau ngày 30.4.1975 là bắt chước cái tàn ác cái độc tài bóp nghẹt tự do ngôn luận giống như các thời chuyên chế bên Tàu và nhất là triều đại do Mao chủ xướng trong cuộc cách mạng văn hóa từ năm 1966 đến năm 1976. Đến khi cuộc Cách mạng Văn hóa chấm dứt, nó đã để lại rất nhiều hậu quả: khoảng 200 triệu người sống tại các vùng nông thôn bị suy dinh dưỡng kinh niên do nền kinh tế kiệt quệ; có tới 20 triệu người bị điều chuyển về các vùng nông thôn; và khoảng 2 triệu người đã bị hành quyết hoặc bức tử, những thư viện lưu trữ các cuốn sách ngoại văn đã bị phá hủy, và Đại sứ quán Anh thì bị thiêu cháy.
Riêng tại VN, cs Bắc Việt đã thực hiện nhiều lần việc đốt hết những gì thuộc VNCH sáng tác, bắt hết các văn nghệ sĩ miền nam đi học tập cải tạo.




CHIẾN DỊCH BÀI TRỪ VĂN HÓA ĐỒI TRỤY CỦA CỘNG SẢN

Tại miền Nam , ngay sau ngày 30/4/1975, việc đốt sách được thể hiện qua chiến dịch Bài trừ Văn hóa Đồi trụy-Phản động - Một chiến dịch "đốt sách chôn ngụy" tương tự như " đốt sách chôn Nho" thời Tần Thủy Hoàng.. Chiếm Sài Gòn ngày 30 tháng 4 năm 1975, chỉ hơn 3 tháng sau, Bộ Thông tin Văn hoá đã ra chỉ thị cấm lưu hành các tác phẩm bị xem là phản động hay đồi truỵ. Một số chỉ thị có nội dung tương tự lại được lặp lại với những tên sách cụ thể hơn trong các năm sau đó. Trong số những tác giả bị cấm toàn bộ, có những người ít nhiều viết về chính trị hoặc chiến tranh như Võ Phiến, Doãn Quốc Sỹ, Mai Thảo, Nguyễn Mạnh Côn, Duyên Anh, Chu Tử, Hồ Hữu Tường, Nguyên Sa, Nhã Ca,  Phan Nhật Nam, Thế Uyên, v.v… Đã đành. Ngay cả những người hầu như chỉ viết thơ tình như Đinh Hùng, Hoàng Hương Trang hay truyện tình như Túy Hồng, Nguyễn Thị Hoàng, v.v… cũng bị cấm. Cấm, dưới tên tác giả, dường như sợ chưa đủ rõ ràng, người ta còn soạn ra một danh sách dài loằng ngoằng gồm tên tác phẩm của từng người.
Bắt tác giả và cấm tác phẩm. Cũng chưa đủ. VC còn tổ chức các cuộc hội nghị để vu khống, xuyên tạc và bôi nhọ văn học miền Nam. Ngoài ra, người ta còn viết bài đăng trên các tạp chí cũng như xuất bản thành sách để tiếp tục công việc vu khống, xuyên tạc và bôi nhọ ấy. Nội dung của chiến dịch vu khống, xuyên tạc và bôi nhọ ấy khá giống nhau; giới cầm bút tại miền Nam nếu không ăn tiền của Mỹ thì cũng tuân theo các chỉ thị của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa dùng ngòi bút của họ như một vũ khí chống cộng. Nếu không chống cộng thì cũng làm sa đọa con người bằng thứ văn chương đồi truỵ nhầy nhụa mùi xác thịt. Ngay cả với những tác giả hoàn toàn không dính líu gì đến chính trị, không viết về tình dục, chỉ viết về tình yêu một cách đầy thơ mộng của tuổi học trò cũng bị vu cho cái tội tâm lý chiến: ru ngủ tuổi trẻ, để không ai còn quan tâm đến đất nước cả. Như vậy, viết về chính trị: có tội; không viết về chính trị: cũng có tội. Với lối quy chụp như thế, hầu như không có ai trong giới cầm bút miền Nam thời 1954-1975 có thể được xem là có lý lịch sạch cả.
Có khoảng 180 chục triệu cuốn sách đủ loại ở miền Nam nằm trong vùng định chế sách bị tiêu hủy, vẫn có một số sách không nhỏ trên thoát nạn do sự cất dấu của những người có lòng với văn học và do cả óc trục lợi của một số người. Dù cho có trục lợi đi nữa thì cũng vẫn là một điều đáng làm vì gián tiếp giúp cho sinh mệnh chữ nghĩa miền Nam vẫn có cơ hội sống lại.
Chính trong cái khung cảnh sinh hoạt sách báo miền Nam bị vây khốn khó khăn như thế đã làm nảy ra một nghề mới: Nghề bán sách dạo, sách bán ở vỉa hè. Nghề này từ nay thay thế công việc của ông Khai Trí cũng như cho khoảng 2500 nhà sách trên toàn miền Nam đã phải tự động đóng cửa sau 1975.
Chỉ là một con đường nhỏ dài chừng 200m, nối liền hai đường Ký Con và Calmette là những sạp chứa đầy sách, đối diện nhau qua một lối đi bộ…
Cũng nhờ chợ sách này mà nhiều tác phẩm xuất bản trước 1975 của miền Nam được lưu truyền, gìn giữ. Có những gia đình cất dấu nhiều sách quý , nhưng sau đó đứt ruột chia tay với sách vì sinh kế. Mua bán sách cũ cũng giúp bao gia đình thoát được cái đói. Cảnh đó chỉ có những người ko may mắn kẹt lại Sài Gòn sau 75 mới thấu hiểu!
Trong quyển " Hồi ký dang dở của cựu Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa có đoạn đề cập tới việc " bài trừ văn hóa đồi trụy" của cộng sản Bắc Việt như sau:

Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, một ủy ban gọi là “ủy ban bài trừ văn hóa đồi trụy” ra đời. Thành phần gồm một cán bộ Ðảng CSVN và sinh viên học sinh chít khăn đỏ trên tay (mà người dân Sài Gòn gọi là mấy con “cọp 30”), tại Sài Gòn Chợ Lớn thì mỗi quận một tiểu ban, ở các tỉnh thì mỗi tỉnh một tiểu ban.

“Văn hóa đồi trụy” được định nghĩa là tất cả những ấn phẩm thuộc mọi lãnh vực chánh trị, kinh tế, lịch sử (nhất là lịch sử), giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn hóa, văn nghệ, phim, ảnh. v.v… đang được lưu hành và sử dụng tại Việt Nam Cộng Hòa từ ngày 30 Tháng Tư, 1975 trở về trước, được in, chép hay thu vào băng nhựa, bằng tiếng Việt Nam hay bất cứ loại sinh ngữ ngoại quốc nào (trừ chữ Tàu và chữ Nga).

Mục tiêu mà các VC nhắm vào trước tiên là Thư Viện Quốc Gia (national library) ở đường Gia Long. tất cả sách bìa cứng bìa mềm, gáy tím gáy vàng, dày mỏng gì cũng đều được mang ra đường xé nát và đốt hết. Tội nghiệp cho mấy bộ tự điển và Encyclopédia chữ Anh chữ Pháp (trên 100 cuốn), và rất nhiều bộ sách quý thuộc các ngành Công Pháp quốc tế, Khoa Học Kỹ Thuật, Hàng Không và cả khoa học Không Gian,v.v… mà anh Hữu đã tốn công sưu tầm trên 10 năm dài để làm giàu cho thư viện của Ðất Nước, trong phút chốc bị VC xơi tái hết! 

Mục tiêu kế tiếp của VC là Thư Viện Bộ Giáo Dục, các nhà sách ở khu chợ Bến Thành và dài dài vô đến Chợ Lớn… sau đó tiểu ban đi xét từng nhà khắp đô thành Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Ðịnh, ai sợ thì cứ tự mình đốt, bỏ…

Về văn nghệ thì tất cả các bản nhạc in hoặc thu vào băng nhựa, nếu không phải loại nhạc lai căn (lai nhạc Tàu) từ nhóm văn công miền Bắc mang vào, đều được liệt vào loại “nhạc vàng của đế quốc Mỹ và tay sai,” cấm lưu hành, xé đốt, hủy bỏ, ai lưu giữ sẽ có tội. Các kịch bản hay các vở tuồng cải lương, hát bộ v.v… cũng phải được duyệt xếp loại lại (Bà thiếu tá cách mạng đào hát Kim Cương phụ trách phần này).

Theo ông Nguyễn văn Lục viết trong "30 tháng 4 – Ði tìm thời gian đánh mất (p2) ", thì cuộc truy lùng sách vở “ngụy”, bị đánh giá đồi trụy và phản động này, thì ông Linh mục (LM) Trương Bá Cần, nguyên giáo sư sử học, hay Trần Bá Cường tỏ ra biết lợi dụng thời cơ nhất. Trần Bá Cường đã yêu cầu địa phận, nhà xứ, nhà in nộp tất cả tài liệu ấn phẩm tôn giáo. Từ đó cho người sàng lọc tài liệu nào không cần thì đem bán kí lô, tài liệu nào xử dụng được hay có giá trị lịch sử thì ông cất giữ cho riêng mình. Ông Nguyễn văn Lục cho biết rằng riêng địa phận Sài Gòn và nhà in Tân Định còn tàng trữ rất nhiều tài liệu quí giá từ thời Pháp thuộc. Các văn kiện liên quan đến Tòa thánh, các phúc trình địa phận, các thư từ giao dịch của các vị giám mục tiền nhiệm, các sắc chỉ, bài sai, các sách cũ quý và hiếm không đâu có, các sách đạo như kinh bổn, hạnh thánh, báo chí như tờ Nam Kỳ địa phận trong suốt hơn 40 năm… Không biết ông Cường đã cướp được những tài liệu gì và cất giữ ở đâu. Điều chắc chắn là cả một di sản văn hóa tinh thần có giá trị lịch sử Thiên Chúa giáo Việt Nam bỗng chốc trở thành tiêu ma.

Trong chiến dịch lên án và triệt hạ “Văn hóa đồi trụy” này, theo thống kê chính thức năm 1981, trong chiến dịch đợt 3 vào tháng 6 năm 1981 chính quyền cộng-sản đã tịch thu trên toàn quốc 3 triệu đơn vị ấn phẩm trong đó 316,314 sách báo bị cấm; riêng ở Sài-gòn 60 tấn sách (151,200 cuốn), 41,723 cuộn băng nhạc, 53,751 bức tranh, 631 cuộn phim. v.v. Đồng thời khám phá ra 205 nhà in bí mật (-Theo Trần Thọ, Tạp-chí Cộng-Sản 10-1981


Nói tóm lại cs Bắc Việt chủ trương hủy bỏ tất cả những gì mà họ cho là tàn tích của Mỹ Ngụy từ 75 trở về trước, để đem thay thế vào đó những gì mà miền Bắc đang có và đang áp dụng, không cần biết có hợp với dân tộc Việt Nam hay không và cũng không cần lượng xét hậu quả sẽ như thế nào (có nghĩa là thay vì đẩy Miền Bắc tiến lên để theo kịp đà phát triển của Miền Nam, họ làm mọi cách nhằm kéo lùi Miền Nam thụt lùi lại vài chục năm, sao cho trình độ văn minh tiến bộ của hai miền Nam Bắc phải ở cùng nằm ở một trình độ kém phát triển như nhau… nhằm đưa đất nước Việt Nam vào con đường xã hội chủ nghĩa đúng theo lệnh của các quan thầy Liên Xô và Trung Cọng…Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/dien-dan/Hoi-ky-dang-do-Tiep-theo-ky-truoc-2848/

Tuy không có con số thống kê chính thức nhưng người ta ước đoán có đến vài trăm ngàn sách báo và băng, đĩa nhạc bị thiêu đốt trong chiến dịch truy quét văn hóa phẩm đồi trụy-phản động tại Sài Gòn.

Dù thế nào đi chăng nửa, chính hàng trăm triệu sản phẩm văn hoá bị  người cộng sản kết án và cấm đoán này đã giúp dân miền Bắc tỉnh ngộ, hiểu ra là mình đã bị “một chế độ man rợ” lừa gạt cả đời thanh xuân, như nhà văn Dương Thu Hương đã công nhận. Có thể nói là từ đống tro tàn của sản phẩm văn học nghệ thuật của Miền Nam hồi ấy đã hình thành những Dương Thu Hương và một nền văn học phản kháng, tiếp nối truyền thống của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm của giữa thập niên 1950. 

Để bảo tồn nền văn hóa nhân bản của VNCH, hiện nay nhiều thư viện online, tủ sách của người Việt Hải ngoại đã lưu giử được một số sách bào và ấn phẩm trước 1975. Điểm qua vài Web sites lưu giữ sách báo xuất bản trước 1975 tại Miền Nam:
Hiện có một số Web sites lưu trữ nhiều sách báo xưa, song người đọc chỉ có thể vào đọc những cuốn sách phần lớn đã được đánh máy lại và đọc tại chỗ, không thể tải xuống máy computer hay các máy di động khác, như điện thoại hay tablet, để đọc mà không cần phải lên mạng. Điển hình là Thư Viện Việt Nam tại https://www.tvbtv.org/, hay Việt Nam Thư Quán tại https://vnthuquan.net/, và một số văn khố điện tử khác trên mạng. 
Sách giáo khoa Google Drive, 
Tại https://drive.google.com/drive/mobile/folders/0B-JKbAa37-OQNTF6N1Y2VzRQNVE. Thực ra đây chỉ là một đường dẫn vào nơi lưu trữ trên mây (cloud) của ai đó, trên đó chứa trên 100 cuốn sách giáo khoa xưa, phần lớn xuất bản vào thời Việt Nam Cộng Hoà, do chủ nhân có nhã ý mở ra để công chúng vào tham quan hay tải xuống cuốn nào tùy sở thích đọc. Khách viếng thăm cũng có thể tải xuống toàn thể bộ sưu tầm, nếu muốn, song sẽ hơi lâu, và cũng tùy theo tốc độ của dịch vụ Internet của mỗi người. Tôi vừa làm thử, bấm Download All ở trên góc tay phải. Tổng cộng sách lưu trữ tải xuống được là 1.9 GB, không nhẹ.
Tại http://ndclnh-mytho-usa.org/KhoChuaSachCu.htm, chứa nhiều sách báo xưa, trong đó có một số ấn hành từ đầu thế kỷ 20. Tôi cũng vừa download thử cuốn Viet-Nam Tự-Điển của các soạn giả Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ, do nhà Khai trí xuất bản năm 1970, dầy tổng cộng 1311 trang. Đây là Quyển Hạ, từ vần M tới X. 
Xem tiếp tại:Trùng Dương- Điểm qua vài Web sites lưu giữ sách báo xuất bản trước 1975 tại Miền Nam: https://www.diendantheky.net/2019/01/trung-duong-iem-qua-vai-web-sites-luu.html
Cộng sản ra lệnh triệt hạ nền văn hóa VNCH của miền nam, cho đốt sách (thực chất là đốt sử), nhưng chúng không ngờ là sau 44 năm cũng không thể nào xóa sạch được văn hóa VNCH. Tình cảm, lòng mến mộ nền văn hóa VNCH của người miền nam vô tình đã bảo tồn được các sáng tác về âm nhạc mà người dân thường gọi đó là nhạc vàng,  một thứ văn hóa ăn sâu vào trái tim của người miền nam. Đây là một phạm trù văn hóa VNCH đã chiến thắng được cuộc cách mạng văn hóa do đảng csVN chủ xướng. Ngày nay nhạc vàng đã vươn mạnh trong dân gian từ nam chí bắc, đâu đâu cũng thấy người dân lưu trử và hát những bản nhạc vàng và nó đã đánh bại hoàn toàn nhạc đỏ do các nhạc sĩ gia nô sáng tác.
Nhạc vàng, một thứ văn hóa mà cách đây 44 năm đã bị cs Bắc Việt lên án và triệt để tìm diệt! vì họ lên án đó là thứ văn hóa đồi trụy. Nhưng ngày nay,   trong gia đình của những tên đảng viên, cán bộ văn hóa cũng nghe và hát các bản nhạc vàng do văn nghệ sĩ VNCH sáng tác một cách say mê. 5 triệu người Việt tự do hải ngoại, khi rời khỏi VN đã mang theo quê hương miền nam của họ trong đó có văn hóa VNCH đến xứ người và bảo tồn cho đến hôm nay -  giờ đây đã trở thành một thứ vũ khí đánh bại được những định hướng về văn hóa của đám khỉ Pắc Bó. Văn hóa VNCH cũng đã tham dự vào mặt trận chính trị trên các mạng xã hội, đã làm mất ăn mất ngũ giới lãnh đạo csVN . Mai đây khi VN không còn cộng sản, đất nước VN trong thời hậu cộng sản sẻ tái lập và phát triển rực rở nền văn hóa VNCH trên 3 miền đất nước để trả lại một VN với nền văn hóa dân tộc trong sáng và tiến bộ trong giáo dục và đào tạo những thế hệ thật tốt cho quốc gia.

Tóm lại việc đốt sách thực tế chỉ là một chiến lược nhằm đồng hóa tư tưởng con người, nhưng đã bị tác dụng ngược  không tạo được tác dụng triệt để trong việc xóa sạch vết tích văn hóa vàng như người cộng sản chóp bu mong muốn.
Văn hóa VNCH  tuy chỉ tồn tại trong thời gian vỏn vẹn có 20 năm nhưng đã đào tạo ra những lớp người nhân hậu, biết yêu nhân loại và đất nước, biết sống thật với mình và với người chung quanh, những con người được trang bị thứ tư tưởng khai phóng, đó là chính là những kẻ thù tiềm ẩn cho bất cứ một chế độ độc tài nào. Sự khai phóng nó đi xa hơn những đòi hỏi tự do trong hành động và các hoạt động chính trị - xã hội. Văn Hóa VNCH khác với thứ Văn Hóa do người cs chủ xướng, vì đó là một thứ  đã làm đạo đức xuống thấp kéo theo một xã hội đầy dối trá, lường gạt. Người dân trong nước đang  bị lạc trong thế giới văn minh và tiến bộ về tư tưởng trong thời đại hôm nay.  Nó thúc đẩy tất cả các cởi trói về tư tưởng, cổ vũ cho những suy nghĩ tự do, và luôn luôn muốn lật ngược lại các vấn đề. Những con người vừa mang tư tưởng tự do, đòi hỏi và thực hiện một hệ thống chính trị-xã hội tự do, yêu quê hương đất nước mình, và quý mến đồng loại hiển nhiên sẽ trở thành kẻ thù và kẻ chống đối tiềm tàng của một chế độ độc tài khét tiếng đàn áp chính người dân mình. Đó là lý do  mà những người cộng sản cố xóa sổ cho được những tinh hoa của chế độ miền Nam Cộng hòa.
Một lý do khác mà những người cộng sản cố xóa mọi dấu vết và hạ nhục chế độ VNCH là vì vấn đề tính chính danh. Bằng cách bôi nhọ và hạ nhục chế độ VNCH thì chế độ mới mới có được tính chính danh khi đem quân “giải phóng”. Một chiến dịch không thể nào gọi là “giải phóng” và có tính chính danh khi bên đem quân đi tấn công, đòi giải phóng một quốc gia lại có một đẳng cấp phát triển kém xa bên “bị giải phóng”. Đó không gọi là giải phóng được, mà đó gọi là xâm chiếm, ăn cướp....

Vì vậy mà bằng mọi cách phải dập tắt các văn hóa phẩm của VNCH, vì nếu để những văn hóa phẩm này có cơ hội lan tỏa khắp đất nước, nó khác nào cho người dân thấy rằng nền văn hóa của VNCH là một nền văn hóa phù hợp với Việt tộc hơ những thứ văn hóa mà đảng đả rước về từ cái đống rác của thế giới cộng sản. Văn hóa VNCH là một thứ làm nhức nhối những cái đầu đất trong Bộ Chính Trị và đã cải tạo được phần nào tư tưởng bị sơ cứng vì chủ nghĩa của người miền bắc.

THAM KHẢO: 
1.Con đường sách Sài Gòn và câu chuyện đốt sách
2.Mở lại hồ sơ vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (phần 1)
3.Một đánh giá mới về Nhân Văn - Giai Phẩm
4. Sách cũ miền nam 1954 - 1975
5.Ông Nguyễn Hùng Trương và nhà sách Khai Trí
https://www.nguoi-viet.com/van-hoc-nghe-thuat/Ong-Nguyen-Hung-Truong-va-nha-sach-Khai-Tri-4737/
6.Bốn mươi năm Dương Nghiễm Mậu và tự truyện Nguyễn Du
6.văn học miền nam tự-do 1954-1975 (phần i)
https://damau.org/35749/van-hoc-mien-nam-tu-do-1954-1975-phan-i
7.văn học miền nam tự-do 1954-1975 (phần II)
8.30 tháng 4 – Ði tìm thời gian đánh mất (p2) - Nguyễn Văn Lục

Biên khảo Hậu duệ VNCH Lý Bích Thủy 23.4.2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét