Powered By Blogger
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CỦA ĐỆ NHẤT VÀ ĐỆ NHỊ VNCH


Nói đến hệ thống chính trị của miền nam VN từ 1955 đến 30.4.1975 thì phải đề cập tới hệ thống chính trị của tiền VNCH, đó là của Quốc Gia VN. Đây cũng chính là chế độ chính trị mà đám lãnh đạo Việt Minh cũng như đảng cs sau này gọi đó là:  chế độ bù nhìn, tham nhũng, hèn nhát, thối nát, ngụy quân, ngụy quyền, độc tài, tàn ác, đánh thuê, phản động, tư sản mại bản, phong kiến thân Mỹ, tay sai đế quốc, bất hợp pháp, phi nhân tính, dối trá, xỏ lá, ba que... đây là những cụm từ mà đám đầu lĩnh Ba Đình và bộ máy tuyên truyền của đảng cộng sản dành để ám chỉ nhiều đến nền đệ nhất và nhị VNCH - là một chính thể dân chủ tự do, một nền cộng hòa  đúng nghĩa đầu tiên và là duy nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam. VNCH là một chế độ chính trị thích hợp với trào lưu tiến bộ về mặt tư tưởng trong thời điểm hiện nay. VNCH đã từng xây dựng được một XH công bằng và văn minh trong khu vực. Còn CHXHCNVN chỉ thể hiện được một nền chính trị rối như mớ bòng bong. "Việt Nam dân chủ cộng hòa" và Cộng Hoà XHCNVN chỉ là những nền cộng hòa tiếm danh, ngụy tạo - cho tới nay đã chứng minh được một thứ giá trị bất cập trong việc tạo hạnh phúc, ấm no cho người dân và không bảo về được chủ quyền thiêng liêng của tổ tiên VN để lại.


Sau hiệp định Genève 1954, VN đã bị chia làm 2 hai quốc gia: miền bắc do "hcm" lãnh đạo và thiết lập một nền chính trị độc đảng, chuyên chế theo học thuyết Mác Lê. Cấu trúc của mô hình chính trị này là xây dựng trên thế giới thành một chuỗi các nước Xã Hội Chủ Nghĩa để xích hoá thế giới vào mô hình của một xã hội không tưởng từ trí tưởng tượng của nhà mang tư tưởng Mác xít và mô hình chính trị này nơi các nước XHCN đã từng lầm lẩn đi theo, đã đều bị tan rả sau cuộc cách mạng 1990 tại Âu Châu, phát xuất từ sự bùng nổ ở Đức, kéo theo sự sụp đổ toàn diện của các nước trong khối Đông Âu và Liên Xô. Mô hình chính trị độc đảng của cộng sản ngày nay chỉ còn sót lại ở VN, Trung Quốc, Bắc Hàn, và Cu Ba. Để tranh sống với các nước theo chế độ chính trị Cộng Hoà đại nghị, đảng csVN và TQ đã phải vất bỏ mô hình Mác Lê, để có thể chung sống với các nước khác trên thế giới.


CÁI GỌI LÀ CHXHCNVN?
Hệ quả là một nửa nước Miền Bắc rơi vào tay đảng CSVN, họ thiết lập “Nền Chuyên Chính Vô Sản”và xây dựng chế độ độc tài toàn trị cộng sản, với quyền thống trị độc tôn, độc quyền của đảng CSVN, một công cụ chiến lược của  tân đế quốc đỏ TQ. Thể chế chính trị của VN từ 1976 đến nay được gói ghém trong nhóm chử "Cộng Hoà XHCNVN" là một cụm từ ghép từ 3 nhóm danh từ: "Cộng Hoà", "Xã Hội" và "Chủ Nghĩa".

Cộng hoà theo cấu trúc chính trị của Tây Phương là những quốc gia mà người lãnh đạo là tổng thống hay thủ tướng - người lãnh đạo quốc gia được bầu trực tiếp từ dân. 


Ngược lại, tất cả những người lãnh đạo trong chế độ chính trị của cộng sản thiết lập hiện nay trên 3 miền đất nước,  đều không từ lá phiếu chọn lựa của người dân mà từ sự áp đặt của đảng csVN- được đảng lựa chọn và 
đưa ra để nắm các cơ quan Lập Pháp, Tư Pháp và Hành pháp, gọi là bộ máy chính trị mang tính kềm kẹp của giai cấp chuyên chính.

Nhóm chử XHCN, đứng sau Cộng Hoà chỉ là nhóm chử bổ túc nghĩa (tính từ) - một biến thể từ các chế độ chính trị của hầu hết các nước  tư bản trên thế giới đã áp dụng, nhưng theo một thứ định hướng bất an của các nhà tư tưởng mác xít VN. Tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hàm ý sự “mong muốn” của các nhà hoạt động chính trị đỏ là để kiên định theo lập trường của “chủ nghĩa xã hội khoa học” - Theo quan điểm chính trị mác-xít, là xây dựng một nước Việt Nam có xã hội công bằng, bình đẳng (không còn người bóc lột người), xã hội văn minh hơn các xã hội “tư bản chủ nghĩa”, dân chủ hơn dân chủ tư do của các nước theo tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, cho tới nay 90% các nước trong khối XHCH theo mô thức này đều tan rả và không thành tựu trong việc xây dựng được một XHCN đúng mức theo lý thuyết.

Riêng tại các nước còn sót lại sau cuộc cách mạng nhung năm 1990 đã cấp tốc vá víu bằng một số lý luận khác để tiếp tục bịp dân và mưu cầu sự trường tồn của cái gọi là " XHCN" mục nát.  Do đó, cụm danh từ cộng hòa xã hội chủ nghĩa thể hiện một cách mơ hồ về một hình thức chính trị vá víu, thiếu cơ sở khoa học trong buổi hoàng hôn của XHCN  - tất cả đều thể hiện được tính rối loạn tư duy trong ngôn ngử chính trị, trên phương diện lý thuyết và thực tiển.

Thể chế chính trị Cộng hoà của CHXHCNVN hiện nay đã thể hiện được sự bịp bợm về thể chế chính trị theo mô thức "Cộng hoà" và tính dân chủ theo lý luận của đám lãnh đạo Ba Đình. Tóm lại cấu trúc chính trị của CHXHCNVN chỉ là hàng nhái từ các nước tư bản CN trong cơn hổn loạn về sự thoái trào của khối XHCN về lý thuyết sau 1990. Các chính trị gia đỏ Ba Đình đã dùng hình thức Cộng hoà để che dấu bản chất độc đảng, độc tôn trên chính trường VN. Đánh tráo khái niệm Cộng Hoà của các nước Tư Bản tây phương.

THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ CỦA MIỀN NAM.

Việt Nam Cộng Hòa trước biến cố 30-4-1975 là một quốc gia theo chế độ tự do, dân chủ pháp trị. Hiến Pháp ngày 26-10-1956 của nền Đệ Nhất Cộng Hòa dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Hiến Pháp ngày 18-3-1967 của nền Đệ Nhị Cộng Hòa dưới thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đều qui định tam quyền Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp phân lập và độc lập với nhau. 



Miền nam VN từ vĩ tuyến 17 tới mủi Cà Mau và các đảo Hoàng Sa và Trường Sa, do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo qua sự tín nhiệm trong cuộc tổng tuyển cử được tổ chức dưới sự quan sát của Liên Hiệp Quốc và báo chí thế giới. Miền nam theo chế độ cộng hoà đại nghị. Nền cộng hòa đã được xác lập tại Nam Việt Nam, bằng bản Hiến pháp ban hành ngày 26-10-1956, trên đó xây dựng chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng Hòa thay thế cho chế độ quân chủ chuyên chế và cuối cùng là quân chủ lập hiến nửa mùa (vì Thủ tướng không do dân bầu) đã từng tồn tại trước đó ở VN.

Thông thường trong thể chế cộng hoà, cơ quan lập pháp chính là quốc hội, thường gồm 2 viện: thượng viện và hạ viện. Hạ viện đại diện cho dân cư tại các đơn vị bầu cử, còn thượng viện đại diện cho các vùng, liên bang hay lãnh thổ như VNCH... 
Trường hợp của VNCH, thượng viện gồm 321 thượng nghị sỹ được bầu ra từ các vùng bởi các đại cử tri, có nhiệm kỳ 6 năm; trong khi đó, hạ viện gồm 577 nghị sỹ có nhiệm kỳ 5 năm, được người dân trực tiếp bầu ra từ các đơn vị bầu cử.  


Vì vậy muốn chủ quyền quốc gia thuộc về toàn dân, cần xây dựng một chế độ dân chủ trên nền tảng cộng hòa. Định chế cho chế độ dân chủ cộng hòa này, cần có một bản hiến pháp, là một văn kiện pháp lý căn bản qui định rõ quyền lợi nghĩa vụ người dân trong tương quan với chính quyền và nghĩa vụ của các cơ quan công quyền, với các viên chức được người dân ủy quyền qua lá phiếu trong các cuộc bầu cử tự do, chọn người đại diện cho dân, làm nhiệm vụ công bộc ăn lương của dân, điều hành guồng máy công quyền quốc gia, từ thượng tầng kiến trúc đến hạ tầng cơ sở, theo ý nguyện của người chủ đất nước là nhân dân, phải làm sao cho xã hội ổn định, phát triển, quốc gia phú cường, mọi tầng lớp nhân dân có điều kiện phát triển đồng đều, “cộng đồng đồng tiến”, có đời sống tự do, ấm no để mưu cầu hạnh phúc riêng (cá nhân) cũng như chung (tập thể).


Theo tự điển Hán Việt của học giả Đào Duy Anh, cộng hòa (Republic: Cộng đồng, dân chúng) có ý nghĩa như là nền tảng cho một chế độ dân chủ, chế độ cộng Hòa (Repubican Regime) với “Chủ quyền quốc gia thuộc về toàn dân”. Cố tổng thống Ngô Đình Diệm được coi là người khai sáng nền cộng hòa như thế tại Việt Nam.

Thực dân Pháp cũng đã phải trao trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam vào năm 1954. Nhưng Việt Nam có số phận không may đã rơi vào thế gọng kìm của một chiến lược quốc tế mới hậu Thế chiến II, với cuộc chiến tranh ý thức hệ (cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa), nên đất nước bị phân chia làm hai theo Hiệp Định Genève ngày 20-7-1954 ký kết giữa thực dân Pháp và Việt Minh cộng sản, có ý nghĩa như là Pháp (quân cướp nước) đã mất nửa thuộc địa Miền Bắc cho đảng cộng sản (phường bán nước cho quốc tế CS Nga-Tàu). Chính quyền chính thống quốc gia của Quốc trưởng Bảo Đại, với thủ tướng chính phủ Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ, không ký vào Hiệp định Genève 1954, nên không có trách nhiệm thi hành, nhưng phải tiếp nhận độc lập chủ quyền quốc gia trên nửa nước Miền Nam, phải chấp nhận một thực tế bị áp đặt trái với ý nguyện của nhân dân Việt Nam vào thời điểm đó.

Bildergebnis für Hiến pháp  VNCH
SỰ HÌNH THÀNH VIỆT NAM CỘNG HOÀ

Quốc gia Việt Nam được thành lập với cơ sở pháp lý là các hiệp ước ký kết giữa Chính phủ Pháp và Cựu hoàng Bảo Đại :
1.- Hiệp ước Vịnh Hạ long ngày 07-12-1947
2.- Hiệp ước Élysée ngày 08-03-1949
xác nhận "nền đôc lập của nước Việt nam", chính thức thành lập Quốc gia Việt nam trong Liên hiệp Pháp, đứng đầu là Quốc trưởng Bảo Đại.

Về mặt hình thức, Quốc gia Việt Nam là nước quân chủ lập hiến, bởi vì vai trò của hoàng tộc Nguyễn được phục hồi nguyên vẹn, Hội đồng trị sự Nguyễn Phước Tộc được toàn quyền đề cử người nắm giữ vai trò nguyên thủ quốc gia (tức là sự thế tập), chỉ riêng tước vị hoàng đế (empereur) được đổi thành quốc trưởng (chef d’État). Quốc trưởng có quyền ban bố các đạo luật và ân xá tù nhân, đồng thời cũng là Tổng tư lệnh quân đội. Chính thể Quốc gia Việt Nam không có quốc hội và hiến pháp nhưng vẫn có một chính phủ để điều hành đất nước. Chính phủ Quốc gia Việt Nam bao gồm Hội đồng Tổng trưởng (Nội các) và Hội đồng Cố vấn với người đứng đầu là Thủ tướng (Nội các Tổng trưởng), các quan chức chính phủ đều do Quốc trưởng bổ nhiệm. Như vậy, việc không có tam quyền phân lập (lập pháp – hành pháp – tư pháp) và trao quá nhiều quyền hạn cho Quốc trưởng đã khiến hoàng tộc Nguyễn đứng ở vị thế lấn át các phe phái khác; chắc rằng về lâu dài đây sẽ là mầm mống phát sinh những mâu thuẫn xã hội, khi mà năng lực chính trị của quần chúng không được thừa nhận xứng đáng. Loại quân chủ này có thể coi như là hình thức của "tân quân chủ chuyên chế".


Tính đến năm 1950, có 35 quốc gia công nhận Quốc gia Việt nam. Và cuối cùng là Thoả ước Matignon ( Accords de Matignon ) ký kết ngày 04-06-1954 giữa Thủ tướng Quốc gia Việt nam Nguyễn Phúc Bửu Lộc và Thủ tướng Pháp Joseph Laniel, xác định Quốc gia Việt nam độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và tách khỏi Liên hiệp Pháp. Chính phủ Pháp chuyển giao mọi cơ sở hành chánh, quôc phòng, an ninh cho quốc gia Việt nam. Các đời Thủ Tướng của Quốc Gia VN (14.6.1949 - 26.10.1955) là:
1.Trần Văn Hũu
2.Nguyễn Văn tâm
3.Nguyễn Phúc Bữu Lộc
4 Ngô Đình Diệm.
Năm 1954, ông Ngô Đình Diệm, được sự ủng hộ của Pháp và của Hồng Y Spellman Hoa kỳ, đươc Quốc trưởng Bảo Đại chỉ định làm Thủ tướng.




Sau cuộc Trưng Cầu Dân Ý ngày 23 thánh 10 năm 1955, Thủ tướng Ngô đình Diệm thay thế Quốc trưởng Bảo Đại để lên nắm quyền, trở thành Quốc trưởng Việt nam. Sau đó, Quốc gia Việt nam tổ chức bầu cử Quốc hội lập hiến vào ngày 4 tháng 03 năm 1956, khai mạc vào ngày 17 tháng tư năm 1956 với 123 dân biểu (trong số 405 ứng cử viên) Chủ tịch Quốc hội là Ông Nguyễn phương Thiệp. Quốc hội lập hiến có nhiệm vụ soạn thảo Hiến pháp. Hiến pháp được ban hành ngày 26 tháng mười năm 1956.
Nước Việt nam Cộng hoà ra đời từ đây, trên cơ sở thừa kế Quốc gia Việt nam, thủ đô là thành phố Sài gòn. Ngày ban hành Hiến pháp trở thành ngày quốc khánh của nước Việt Nam Cộng hoà (Đê nhất VNCH). Danh xưng Đệ nhất Cộng hoà chỉ xuất hiện vào năm 1967 khi nền Cộng hoà thứ hai được thành lập.


Miền Nam Việt Nam do chính quyền chính thống "quốc gia Việt Nam", thiết lập nền Cộng Hòa trên đó xây dựng chế độ tự do dân chủ, tức Việt Nam Cộng Hòa, với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và các đồng minh Thế giới Tự do trên nguyên tắc, song trên thực tế đã bị Hoa Kỳ biến thành công cụ chiến lược một thời của mình sau khi đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm; dù chỉ là một công cụ ngay tình(bị ép buộc) khác với đảng cộng sản Việt Nam đã là công cụ tri tình (tình nguyện, chủ động thực hiện nghĩa vụ công cụ) cho cộng sản quốc tế Nga-Tầu. Vì đảng CSVN đã tình nguyện làm một công cụ bành trướng của cộng sản quốc tế, đứng đầu là Nga-Tầu lúc đó, nên đã phát động và tiến hành cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn kéo dài 21 năm để thôn tính Miền Nam Việt Nam (1954-1975) và cộng sản hóa cả nước cho đến nay đã 43 năm rồi (1975-2018).

CỘNG HOÀ ĐẠI NGHỊ
Thể chế cộng hoà đại nghị có nguồn gốc từ thể chế quân chủ đại nghị của Anh. Hệ thống này hiện được áp dụng tương đối phổ biến trên thế giới. Trên thế giới hiện nay có tất cả là 89 nước theo chế độ chính trị đại nghị, trong đó có 49 nước có một quốc hội và có 39 nước có quốc hội lưỡng viện ( Hạ và Thượng Viên như: Mỹ , Anh, Đức, Ý, Nhật, Canada, Ba Tây, Bỉ, Áo, Phần Lan, Hoà Lan, Nam Phi ,Thuỵ Sĩ, Thái Lan, Úc, Ý, Tây Ban Nha....

Về mặt lý luận, thể chế cộng hoà đại nghị được thiết kế dựa trên lý thuyết tam quyền phân lập, theo đó, giữa các cơ quan quyền lực nhà nước có sự phân công và kiểm soát lẫn nhau. Tuy nhiên, sự phân quyền giữa các nhánh được tổ chức dưới hình thức mềm dẻo. Trong bộ máy nhà nước ở những quốc gia theo mô hình cộng hoà đại nghị, người đứng đầu nhà nước (tổng thống) và người đứng đầu hành pháp có sự độc lập.

Trong hệ thống tổng thống, nguyên thủ quốc gia đồng thời là người đứng đầu hành pháp. Sự phân quyền giữa các nhánh quyền lực được áp dụng một cách triệt để. Quyền lập pháp thuộc về nghị viện, quyền hành pháp thuộc về tổng thống, và quyền tư pháp thuộc về toà án. Cách phân chia như vậy dựa trên cơ sở hệ thống uỷ quyền: quốc hội và tổng thống được bầu theo những cách thức khác nhau và  Tổng thống do dân bầu lên qua một cuộc phổ thông đầu phiếu 


Cộng hòa là gì ?

Theo nghĩa rộng nhất, một nền cộng hòa là một bang hay một quốc gia được lãnh đạo bởi những người không dựa sức mạnh chính trị của họ vào bất kỳ một quy luật nào vượt khỏi tầm kiểm soát của Nhân dân trong bang hay nước đó. Cộng hòa là nói đến một hệ thống chính trị hay một hình thái chính phủ trong đó người dân chọn người đại diện cho mình để điều hành đất nước và mọi người dân có quyền tự do và bình đẳng chọn lựa những người đại diện cho mình thì gọi là dân chủ. Chế độ chính trị của một nước Cộng hòa và điểm nhấn của nó chính là sự độc lập của của bộ máy chính trị nhà nước. CHXHCNVN đã thiếu những điểm căn bản của chế độ chính trị Cộng Hoà thế nên được gọi là hàng nhái của các chính thể cộng hoà trên thế giới.

Trong các nước theo chế độ Cộng Hoà  - Quốc Hội và Hiến Pháp là 2 yếu tố quan trọng để đánh giá nền dân chủ của một quốc gia trong cộng đồng nhân loại ngày nay. Thế nên nhiệm vụ của các đại biểu hiện diện trong QH  rất quan trọng trong việc thực thi nghiêm minh nền công lý của quốc gia, nơi có thẩm quyền nhất để hạn chế sự lộng hành của đảng cầm quyền.
Xin tham khảo thên bản Hiến Pháp của nền đệ nhất cộng hoà nơi: http://www.vietnamvanhien.org/HienPhapVIETNAMCONGHOA1956.pdf

VAI  TRÒ QUỐC HỘI TRONG THỂ CHẾ CỘNG HOÀ

Quốc Hội không phải là nơi để nhường nhịn nhau, để tâng bốc nhau, không phải để đồng thuận, đồng lòng, không phải nơi để gật như đám dân biểu trong QH nước CHXHCNVN, mà là nơi để đưa ra những ý kiến đối nghịch nhau, phân tích lợi hại một vấn đề được phe cầm quyền đưa ra, phản biện nhau, tranh luận nảy lửa với nhau, thậm chí tố cáo nhau…v..v.. Qua đó mới xuất hiện được cái tốt của vấn đề, cái dốt sẽ được lòi ra, lòi cái tham nhũng, cái dở hơi... Từ đó đúc kết lại những ý kiến xây dựng hoàn hảo nhất, những điều luật được lòng dân, và cũng từ tranh cãi đó sẻ có được điều tốt đẹp nhất mà thế giới văn minh hiện đang được hưởng. Đó chính là dạng thức của một Quốc Hội vì nước vì dân trong thể chế Cộng Hoà.


Trong quốc hội phải có đối lập, mâu thuẫn mới đúng là cấu trúc của một nền chính trị văn minh phù hợp với sự phát triển không ngừng về tư tưởng nơi quần chúng tiến bộ. Một quốc hội không có đối lập thường chỉ xảy ra nơi các nước độc tài do người cộng sản thiết lập và ở những quốc gia mà ánh sáng văn minh chưa rọi tới. Loại quốc hội này là một mối nguy cho tương lai của tổ quốc và dân tộc, trước các quyết định mang tính độc đoán. Quốc hội đồng thuân là một dạng thức khắc chế nền dân chủ tự do phát triển, đây là loại QH của CHXHCNVN.
Một QH mà một đảng viên đảng độc tôn cầm quyền thì độc tài chiếm đa số tuyệt đối (chiếm 75%) đó là tai họa gây ung thư cho nền dân chủ tự do . Nếu như một Quốc Hội có cấu trúc giống QH nước CHXHCNVN thì đó chính  là đại hoạ cho đối lập, đại hoạ cho đất nước và dân tộc.

Quốc hội đệ nhất cộng hoà chỉ có một viện duy nhất gồm 123 dân biểu với nhiệm kỳ ba năm chọn theo từng đơn vị bầu cử. Một số ghế dành riêng cho các sắc tộc thiểu số như năm 1955 thì người Thượng có bốn ghế, đến năm 1959 thì giảm còn hai ghế.


Dân biểu và tổng thống được chọn bằng cách đầu phiếu kín và trực tiếp. Ông Trương Vĩnh Lễ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội còn Vũ Quốc Thông làm Phó Chủ tịch và Nguyễn Phương Thiệp làm Tổng Thơ ký.


HẠ VIỆN VNCH

Hạ viện khóa I (1967-1971) có 137 đại biểu, gọi là "dân biểu" do người dân trực tiếp đầu phiếu căn cứ theo từng địa phương. Có 532 ứng cử viên ra tranh cử cho  117 ghế Quốc Hội VNCH trong cuộc tuyển cử ngày 11 Tháng 9 năm 1966. Tổng cộng là 4.274.872 người đi bỏ phiếu, chiếm 80,8% cử tri ghi danh. Sau sáu tháng làm việc một bộ luật căn bản ra đời vào ngày 18 Tháng 3, 1967, bộ luật này tức Hiến pháp VNCH 1967.  Hiến pháp mới được ban hành ngày 1 Tháng 4, 1967.

Đến khóa II (1971-1975) thì tăng lên thành 159 dân biểu. Tính đến năm 1974 thì cứ 50.000 cử tri thì có một dân biểu. Nhiệm kỳ dân biểu là 4 năm. Các dân biểu được phân chia làm việc trong 18 ủy ban thường trực. Trụ sở Hạ viện là nhà Quốc hội ở Công trường Lam Sơn.


Hạ viện sau cùng của Việt Nam Cộng hòa, được bầu lên vào tháng tám năm 1971, tức khóa II.

Vào thập niên 1970 Hạ viện có sáu khối:
Khối Cộng hòa, 50 dân biểu, thân chính phủ
Khối Độc lập, 39 dân biểu
Khối Dân tộc Xã hội, 27 dân biểu, đối lập với chính phủ dưới lãnh tụ luật sư Trần Văn Tuyên ( lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng)
Khối Quốc gia, 9 dân biểu
Khối Dân quyền, 16 dân biểu
Khối không liên kết.

Ông Nguyễn Bá Lương là Chủ tịch Hạ viện 1967-1971 và Ông Nguyễn Bá Cẩn là Chủ tịch Hạ viện 1971-75.
THƯỢNG VIỆN VNCH:

Thượng viện VNCH gồm có 60 đại biểu, gọi là "nghị sĩ" do người dân đầu phiếu theo liên danh với nhiệm kỳ 6 năm. Mỗi liên danh là 10 người nên Thượng viện là sáu liên danh được nhiều phiếu nhất. Khác với dân biểu

Thượng viện sau cùng của VNCH gồm hai nhóm. Một nhóm thuộc nhiệm kỳ bầu lên năm 1970. Phân nửa kia thuộc nhiệm kỳ bầu lên năm 1973, tức là mỗi ba năm thì 30 trong 60 ghế Thượng viện phải ra tranh cử. Thượng viện có 11 ủy ban thường trực.

Tính đến năm 1974 Thượng viện có năm khối:
Khối Dân chủ, 22 nghị sĩ, thân chính phủ
Khối Thống nhất, 17 nghị sĩ
Khối Bông Huệ, 8 nghị sĩ, đối lập với chính phủ
Khối Hoa Sen, 7 nghị sĩ, đối lập với chính phủ
Khối không liên kết

Ông Nguyễn Văn Huyền là Chủ tịch Thượng viện 1967-1973 và Ông Trần Văn Lắm là Chủ tịch Thượng viện 1973-1975.


Trong Quốc hội Lưỡng viện đa đảng của VNCH vào năm 1974, Thượng viện có 41 nghị sĩ thân Chính phủ, 19 nghị sĩ đối lập. Hạ viện có 84 dân biểu thân Chính phủ, 59 đối lập và 16 độc lập.

Trong cuộc bầu cử năm 1967, liên danh Nguyễn văn Thiệu và Nguyễn cao Kỳ đắc cử với 34,8% số phiếu. Tuy nhiên, nếu tính riêng thủ đô Sài gòn thì liên danh Trần văn Hương-Mai thọ Truyền được nhiều phiếu nhất (151.102), nhì là liên danh Nguyễn văn Thiệu-Nguyễn cao Kỳ (148.933), thứ ba là liên danh Trương đình Dzu-Trần văn Chiêu (83.374).

Tổng thống chỉ định Thủ tướng Chính phủ và Thủ tướng đệ trình danh sách Nội các điều hành Chính phủ. Thủ tướng của Nội các đầu tiên, nhậm chức ngày 9 tháng 11 năm 1967 là ông Nguyễn văn Lộc người kế nhiệm là Trần Thiện Khiêm.


TỐI CAO PHÁP VIỆN VNCH:

Tối Cao Pháp Viện VNCH gồm từ chín (9) đến mười lăm (15) Thẩm Phán. Tối Cao Pháp Viện do Quốc Hội tuyển chọn và Tổng Thống bổ nhiệm
theo một danh sách ba mươi (30) người do Thẩm Phán Đoàn, Công Tố Đoàn và Luật Sư Đoàn bầu lên. Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện phải là những Thẩm Phán hay Luật Sư đã hành nghề ít nhất mười (10) năm trong ngành Tư Pháp. Nhiệm kỳ của Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện là sáu (6) năm. Chủ tịch TCPV-VNCH đầu tiên là thẩm phán Trần Văn Linh. Sau đó là ông Trần Minh Tiết kế nhiệm.

Bildergebnis für Hiến pháp  VNCH

9 Thẩm Phán Tối Cao Pháp ViệnTối Cao Pháp Viện có thẩm quyền giải thích Hiến Pháp, phán quyết về tánh cách hợp hiến hay bất hợp hiến của các đạo luật, sắc luật; tánh cách hợp hiến và hợp pháp của các sắc lệnh, nghị định và quyết định hành chánh. Tối Cao Pháp Viện có thẩm quyền phán quyết về việc giải tán một chánh đảng có chủ trương và hành động chống lại chính thể Cộng Hòa. 
Những quyết định của Tối Cao Pháp Viện tuyên bố một đạo luật bất hợp hiến hoặc giải tán một chánh đảng phải hội đủ đa số ba phần tư (3/4) tổng số Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện. Tối Cao Pháp Viện có thẩm quyền phán quyết về các vụ thượng tố các bản án chung thẩm. Tối Cao Pháp Viện tổ chức các cuộc tuyển chọn và điều hành các thẩm phán xử án. Tối Cao Pháp Viện có ngân sách tự trị và có quyền lập qui để quản trị ngành Tư Pháp. Tối Cao Pháp Viện tọa lạc tại Dinh GiaLong thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm trước đây. Xem thêm hệ thống toà án của VNCH trước 1975: 



Nền Tư Pháp của VNCH được phân định độc lập với hai cơ quan Lập Pháp và Hành Pháp. Cơ quan Tư Pháp có thẩm quyền xét xử các vụ vi phạm luật pháp. Mục đích của nền Tư Pháp VNCH là đem lại công lý cho mọi người. Chính vì thế, mọi người dân được bình đẳng trước pháp luật và các thẩm phán xét xử, các luật sư biện hộ luôn giữ được sự độc lập. Trong một vụ kiện tranh tụng, Công Tố Viện nắm quyền truy tố, Dự Thẩm lo về điều tra, thẩm cứu, Luật Sư biện hộ và cuối cùng Thẩm Phán Xử Án ra phán quyết. Chính vì vậy, tránh được nhiều bản án độc đoán và sai lầm.
Trong chế độ VNCH, nền tư pháp có mục đích đem lại Công Lý cho mọi người. Vì thế, chế độ VNCH luôn tránh cho mọi người dân cảnh bị kết án và ngồi tù oan uổng. Trái lại, dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam thì nền tư pháp chỉ phục vụ cho quyền lợi của Đảng.Do đó, khi người dân và nhiều nhà ái quốc bày tỏ thái độ và hành động yêunước chống lại sự xâm lăng của Trung Cộng, bảo vệ lãnh thổ đã bị các thẩm phán bù nhìn tuyên án thật nặng nề. Họ bị kết án, chỉ vì họ có những tư tưởng hay hành động tuy phù hợp với bản Hiến Pháp, nhưng chống lại quyền lợi của Đảng và Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam.Thật nực cười, khi cương lĩnh của đảng Cộng Sản Việt Nam lại ngồi xổm trên bản Hiến Pháp của cả nước .

Chính trị VNCH trong chế độ quân quản (1963-1967)

Do không có một tầng lớp chính trị có tầm vóc, chính thể Việt Nam Cộng Hòa như rắn mất đầu và lâm vào một cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài từ tháng 11/1963 đến tháng 9/1967, dưới sự lãnh đạo của các chính quyền quân đội. Hiến pháp được thay thế bằng hiến chương, được soạn thảo một cách vội vàng theo yêu cầu của vị tướng cầm đầu.

Qua Hiến chương 04/11/1963, tướng Dương Văn Minh trở thành Chủ tịch Hội Đồng Quân Nhân. Nhưng ba tháng sau, ngày 30/01/1964 tướng Nguyễn Khánh làm cuộc chỉnh lý loại Dương Văn Minh ra khỏi chính quyền và qua Hiến chương 07/02/1964, Nguyễn Khánh trở thành Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng kiêm Tổng tư lệnh quân đội. Từ sau ngày đó, tướng Nguyễn Khánh làm mưa làm gió trên chính trường Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 28 tháng 2 năm 1964, ông truất phế Nguyễn Ngọc Thơ để lên làm Thủ tướng.

Chưa hài lòng với những chức vụ vừa kể, ngày 16 tháng 8 năm 1964, Nguyễn Khánh ban hành "Hiến chương Vũng Tàu" để trở thành nhà lãnh đạo toàn năng. Theo đó, những chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng, Quốc trưởng, Thủ tướng, Tổng tư lệnh kiêm Tổng tham mưu trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đều do ông nắm giữ.

Sự tham quyền quá lố này đã gặp sự chống đối của dân chúng và những tướng lãnh khác. Ngày 25/08/1964, hàng chục ngàn người xuống đường chống đối, Nguyễn Khánh buộc phải hủy bỏ Hiến chương Vũng Tàu và thành lập Ủy ban Lãnh đạo quốc gia, theo chế độ tam đầu chế, nhưng còn chần chừ chưa chia quyền. Phài sau hai cuộc đảo chính (hụt), một ngày 13/09/1964, do hai tướng Dương Văn Đức và Lâm Văn Phát chỉ huy, và hai ngày 20/02/1965 do đại tá Phạm Ngọc Thảo lãnh đạo, Nguyễn Khánh mới vhjấp nhận chia quyền lãnh đạo quân sự với các tướng lãnh khác (Dương Văn Minh và Trần Thiện Khiêm) và nhường quyền lãnh đạo chính trị cho những nhân sĩ dân sự (các ông Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương và Phan Huy Quát). Chính phủ Trần Văn Hương cầm quyền từ tháng 1/1965 đến tháng 06/1965, chính phủ Phan Huy Quát từ tháng 06/1965 đến tháng 09/1967.

Trong suốt thời gian này, xã hội miền Nam bị đặt dưới quyền cai trị của quân đội qua các Hội đổng quân nhân cách mạng, Ủy ban lãnh đạo lâm thời, Thượng hội đồng quốc gia, Hội đồng quân lực và Ủy ban lãnh đạo quốc gia. Những quyền tự do cơ bản đều bị giới hạn, đặc biệt là các quyền tự do ngôn luận và chính trị. Các chính quyền dân sự chỉ giữ vai trò bù nhìn vì các tổ chức chính trị bị cấm hoạt động, lãnh đạo những tổ chức đối lập phải rút lui vào bóng tối để được yên thân. Những cuộc xuống đường của những tổ chức Phật giáo và Công giáo đều bị giới hạn hay bị dập tắt trong bạo lực.

Giai đoạn chuyển tiếp này đã là cơ hội để phe cộng sản miền Bắc tổ chức xâm nhập và phát triển trên khắp địa bàn miền Nam. Mặt trận Giải phóng Miền Nam, được thành lập ngày 20/12/1960, mở đường Trường Sơn đưa quân từ miền Bắc vào Nam, chiếm giữ nhiều địa bàn trên vùng rừng núi và đồng bằng làm căn cứ đánh phá miền Nam. Trong thành thị, các tổ chức cộng sản nằm vùng xâm nhập vào các hội đoàn tôn giáo (đặc biệt là Phật giáo), văn hóa (đại học, trung học) tuyên truyền, kết nạp thành viên và xúi giục xuống đường chống chính quyền và chống Mỹ.


Trước sự lớn mạnh của phe cộng sản, Nha chiến tranh tâm lý được cải danh thành Tổng cục chiến tranh chính trị trực thuộc Bộ tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa năm 1965. Trường Đại học chiến tranh chính trị Đà Lạt, được thành lập năm 1967, để huấn luyện công tác tâm lý chiến và dân vận.

Cũng trong giai đoạn này, Hoa Kỳ chính thức đưa quân vào Việt Nam (1965) để ngăn chặn sự xâm nhập của quân cộng sản miền Bắc vào Nam và buộc nhóm tướng lãnh cầm quyền chuyển hóa sang chế độ dân cử, xã hội Việt Nam bước vào một khúc quanh mới với sự ra đời của nền Đệ nhị Cộng hòa.

NỀN ĐỆ NHỊ CỘNG HOÀ (1967-1975)                          

Ngày 14/06/1965, Ủy ban Lãnh đạo quốc gia do hai tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ cầm đầu giải tán chính phủ Phan Huy Quát và nắm chính quyền. Đề chuyển tiếp từ một chế độ quân sự sang một chính quyền dân cử, Quốc hội lập hiến được bầu ngày 03/09/1965 để soạn thảo bản một Hiến Pháp dân sự.


Bản Hiến pháp mới được Quốc hội thông qua ngày 18/03/1967 và được chính phủ ban hành ngày 01/04/1967, chính thức khai sinh nền Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam. Cuộc tổng tuyển cử các chức vụ Tổng thống và Dân biểu Quốc hội được tổ chức ngày 03/09/1967 với 11 liên danh, trong đó có sự tham dự của những gương mặt chính trị kỳ cựu như Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Mai Thọ Truyền…Xem bản hiến pháp nước VNCH 1967:
https://issuu.com/vietnamthuvien/docs/hienphap_vnch_1967_reformatted_by_l

Hơn 5 triệu người đã đi bầu trên tổng số hơn 6 triệu cử tri, tỷ lệ 80%. Liên danh Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao Kỳ đắc cử với 35% số phiếu, về nhì là liên danh Trương Đình Dzu-Trần Văn Chiêu với 17%. Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống và Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, Phó Tổng thống.

Kể từ sau ngày đó, những nhân sĩ chính trị ẩn mình dưới thời Đệ nhất Cộng hòa và giai đoạn chuyển tiếp bắt đầu công khai lộ diện, thành lập đảng phái và tung người ra tranh cử các chức vụ dân cử trung ương (Tổng thống và Quốc hội) địa phương (Hội đồng thành phố, xã, quận). Được biết đến nhiều nhất là các đảng và các tổ chức chính trị:

- Mặt trận Cứu nguy Dân tộc do tướng Trần Văn Đôn và Nguyễn Xuân Oánh thyành lập năm 1963 để tham chính nhưng không tồn tại lâu vì thiếu lập trường chính trị.

- Lực lượng Hòa Hảo (bị giải tán năm 1955 và phục hồi năm 1963) chia thành hai phái chống phá lẫn nhau nên rất suy yếu : Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng, còn gọi là Đảng Dân Xã hay Dân Xã Đảng Hòa Hảo do Trình Quốc Khánh cầm đầu, Tập đoàn cựu chiến sĩ Hoà Hảo do Lâm Thành Nguyên lãnh đạo.


- Việt Nam Quốc Đảng được phục hồi sau 1963 nhưng cũng rất phân tán : Xứ bộ Miền Nam Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Hòa Hiệp và Trần Văn Tuyên lãnh đạo, chủ lực đặt ở Tiền Giang và Hậu Giang ; Kỳ bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng do Nguyễn Đình Lương lãnh đạo, chủ lực nằm ở miền Trung (Quảng Nam, Quảng Ngãi và Quảng Tín) ; và Trung ương Việt Nam Quốc Dân Đảng do Vũ Hồng Khanh và Phạm Thái lãnh đạo, chủ yếu hoạt động tại Sài Gòn. Sinh hoạt của ba chi phái Việt Quốc này tập trung vào việc đánh phá lẫn nhau nên rất suy yếu, do đó thường liên kết với phe cầm quyền để có chỗ đứng trong guồng máy.

- Lực lượng Đại đoàn kết, do Nguyễn Gia Hiến và Linh mục Hoàng Quỳnh lãnh đạo (1964), chủ lực đặt tại những khu Công giáo miền Bắc di cư và thường liên kết với chính quyền để hoạt động.

- Đại Việt Cách mạng Đảng, do Hà Thúc Ký thành lập năm 1965, là một chi phái tách rời từ Đại Việt Quốc dân Đảng. Tổ chức này lấy chủ nghĩa dân tộc sinh tồn làm nền tảng triết lý chính trị. Đại Việt cũng bị phân hoá thành nhiều chi phái.

- Đảng Dân chủ Xã hội, tiền thân của Liên minh Dân tộc Cách mạng Dân chủ Xã hội, Liên minh Tự do Dân chủ, do Nguyễn Văn Thiệu thành lập năm 1967 để ra tranh cử tổng thống.

- Việt Nam Nhân xã Cách mạng Đảng (gọi tắt là Nhân xã Đảng hay Đảng Nhân xã) do Giáo sư Trương Công Cừu thành lập năm 1967. Tổ chức này là hậu thân của Đảng Cần Lao Nhân vị bị giải tán cuối năm 1963 nhưng bất lực trong việc làm sống lại tổ chức.

- Phong trào Tân Dân Việt Nam do Phan Khắc Sửu chủ xướng năm 1968, với sự hợp tác của những nhân sĩ có danh như Phan Quang Đán, Nguyễn Thành Vinh, Trần Sinh Cát Bình, nhưng không phát triển mạnh vì có cùng lập trường với những hệ phái chính trị cùng hệ phái Hòa Hảo.

- Phong trào Quốc gia Cấp tiến là tên gọi một tổ chức ngoại vi của Đảng Tân Đại Việt, do Nguyễn Văn Bông và Nguyễn Ngọc Huy thành lập năm 1969. Chủ thuyết hành động dựa trên chủ nghĩa dân tộc sinh tồn, còn được gọi là chủ nghĩa quốc gia khoa học. Chủ trương chống cộng và đối lập ôn hòa đã lôi kéo đông đảo giới trẻ và phát triển mạnh. Thành viên là những thành phần trí thức trẻ, cán bộ hành chánh, sĩ quan và sinh viên học sinh thành thị.

- Lực lượng thứ ba bao gồm những nhân sĩ và trí thức đối lập với chính sách cai trị của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, cho dù thiên cộng hay cộng sản trá hình, cũng được tự do hoạt động nhưng chỉ bị theo dõi gắt gao.

- Cùng với những tổ chức chính trị, những hội đoàn tôn giáo, văn hóa, xã hội và phong trào sinh viên học sinh không cộng sản được tự do sinh hoạt. Nhiều cuộc xuống đường chống chính quyền đã xảy ra nhưng không bị dập tắt bằng bạo lực.

Tuy được tự do hoạt động, những đảng phái quốc gia không có thực lực nên đã không có vai trò quan trọng trong các chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Nội các dân sự đầu tiên của nển Đệ nhị Cộng hòa được thành lập ngày 09/11/1967 do Luật sư Nguyễn Văn Lộc làm Thủ tướng. Nhưng sau biến cố Mậu Thân năm 1968, quân cộng sản vào các thành phố lớn của miền Nam, chính phủ Nguyễn Văn Lộc bị giải tán. Dưới sự đỡ đầu của Nguyễn Văn Thiệu và quân đội, Giáo sư Trần Văn Hương được đưa lên thay từ 28/05/1968 đến 01/09/1969. Sau cùng tướng Trần Thiện Khiêm được đưa lên làm Thủ tướng và cầm quyền từ tháng 09/1969 đến tháng 3/1975.


Ngày 21/04, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, giao quyền lại cho Phó Tổng thống trần Văn Hương. Một tuần sau, ngày 28/04, Tổng thống Trần Văn Hương từ chức và giao quyền lại cho Đại tướng Dương Minh. Khi quân cộng sản tiến vào Sài Gòn ngày 30/04/1975, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, nền Đệ nhị Cộng hòa sụp đổ, toàn bộ miền Nam lọt vào tay cộng sản.

Chính sách trả thù báo oán, phân biệt đối xử của chính quyền cộng sản trên đồng bào miền Nam đã gây một vết thương đến nay vẫn rướm máu. Hơn 1,5 rưỡi người đã vượt biên, hàng trăm ngàn người đã vào tù, không biết bao nhiêu người đã chết trên biển và trong các trại tù cải tạo. Nhà cửa và tài sản của những gia đình liên quan đến chế độ Việt Nam Cộng Hòa đều bị tịch thu, con cháu của họ đến nay vẫn đang còn bị chế độ CHXHCNVN trù dập và kỳ thị.


 HIẾN PHÁP VNCH

Chúng ta hãy cùng đọc một số "Điều khoản căn bản" mở đầu của bản Hiến pháp VNCH năm 1956 của đệ nhất CH  để tìm ra những nét đặc thù của thể chế chính trị VNCH.


Thiên thứ nhất : Điều khoản căn bản
Điều 1 : Việt nam là một nước Cộng hoà, Độc lập, Thống nhất, lãnh thổ bất khả phân.
Điều 2 : Chủ quyền thuộc về toàn dân.
Điều 3 : Quốc dân ủy nhiệm vụ hành pháp cho Tổng thống dân cử, và nhiệm vụ lập pháp cho Quốc hội cũng do dân cử. Sự phân nhiệm giữa hành pháp và lập pháp phải rõ rệt. Hoạt động của các cơ quan hành pháp và lập pháp phải được điều hoà. Tổng thống lãnh đạo quốc dân.
Điều 4 : Hành pháp, lập pháp, tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ tự do, dân chủ, chính thể cộng hoà và trật tự công cọng. Tư pháp phải có một quy chế bảo đảm tính cách độc lập.
Điều 5 : Mọi người dân, không phân biệt nam nữ sinh ra bình đẳng về phẩm cách, quyền lợi và nhiệm vụ, và phải đối xử với nhau theo tinh thần tương thân tương trợ. Quốc gia công nhận và bảo đảm những quyền căn bản của con người trong cương vị cá nhân hay trong cương vị tập thể. Quốc gia cố gắng tạo cho mọi người những cơ hội đồng đều và những điều kiện cần thiết để thụ hưởng quyền lợi và thực hành nhiệm vụ. Quốc gia tán trợ sự khuếch trương kinh tế, phát huy văn hoá, khai triển khoa học và kỹ thuật.

Lời mở đầu và Điều khoản căn bản của Hiến pháp VNCH năm 1967 :

Tin tưởng rằng lòng ái quốc, chí quật cường, truyền thống đấu tranh của dân tộc bảo đảm tương lai huy hoàng của đất nước. Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể Cộng hoà của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc , thống nhất lãnh thổ, bảo đảm độc lập, tự do, dân chủ trong công bằng bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau.

Bildergebnis für Hiến pháp  VNCH
Chúng tôi một trăm mười bảy Dân biểu Quốc hội Lập hiến, đại diện nhân dân Việt nam, sau khi thảo luận, chấp thuận bản Hiến pháp sau đây :
Chương I. - Điều khoản căn bản
Điều I : Việt nam là một nước CỘNG HOÀ, độc lập, thống nhất, lãnh thổ bất khả phân.
Điều 2 : 1- Quốc gia công nhận và bảo đảm những quyền căn bản của mọi công dân
 2.2.- Quốc gia chủ trương sự bình đẳng giữa các công dân không phân biệt nam nữ, tôn giáo, sắc tộc, đảng phái. Đồng bào thiểu số được đặc biệt nâng đỡ để theo kịp đà tiến bộ chung của dân tộc.
 2.3.- Mọi công dân có nghĩa vụ góp phần phục vụ quyền lợi quốc gia dân tộc.
Điều 3 : Ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp phải được phân quyền và phân nhiệm rõ rệt. Sự hoạt động của ba cơ quan công quyền phải được phối hợp và điều hoà để thực hiện trật tư xã hội và thịnh vượng chung trên căn bản Tự do, Dân chủ và Công bằng xã hội.
Điều 4 : 1- VNCH chống lại chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thức.
 4.2- Mọi hành vi nhằm mục đích tuyên truyền hay thực hiện chủ nghĩa cộng sản đếu bị cấm chỉ.
Điều 5 : 1- VNCH chấp nhận các nguyên tắc quốc tế pháp không trái với chủ quyền quốc gia và sự bình đảng giữa các dân tộc.
 5.2- VNCH cương quyết chống lại mọi hình thức xâm lược và nỗ lực góp phấn xây dựng nền an ninh và hoà bình thế giới.

Trong phần mở đầu của Hiến pháp VNCH năm 1956 và 1967, chúng ta thấy, khi soạn thảo Hiến pháp, ngoài các ý niệm về dân chủ pháp trị, độc lập tự do, các vị dân biểu Quốc hội lập hiến còn chú tâm khai triển các triết lý về nhân bản, dân tộc và khai phóng, đã từng được chính thức hoá trong chính sách về giáo dục tại Đại hội Giáo dục quốc gia tại Sài gòn vào năm 1958. Các ý niệm nầy được ghi một cách cụ thể trong tài liệu « Những nguyên tắc căn bản » được Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành vào năm 1959, làm nền tảng cho triết lý giáo dục VNCH.
Theo tài liệu « Chính sách văn hoá giáo dục » của Hội đồng văn hoá giáo dục VNCH ấn hành vào năm 1972, các triết lý về "Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng" có thể hiểu như sau :
1. Tinh thần Dân tộc
Tinh thần dân tộc đề cao các giá trị của dân tộc Việt như : độc lập, tự do, tự chủ, thuần phong mỹ tục… Thể chế VNCH tôn trọng các giá trị đặc thù, các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp và đất nước. Nền Cộng hoà có nhiệm vụ bảo tồn và phát huy những tinh hoa của văn hoá dân tộc, đồng thời bảo đảm sự đoàn kết và sự trường tồn của dân tộc, sự phát triển điều hoà và toàn diện của quốc gia.

2. Tinh thần Nhân bản
Nhân bản là lấy con người làm gốc, đề cao giá trị thiêng liêng của con người, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời nầy làm căn bản; xem con người là một cứu cánh chứ không phải là một phương tiện hay công cụ phục vụ cho bất cứ cá nhân, đảng phái hay tổ chức riêng rẻ nào. Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân nhưng không chấp nhận việc sử dụng các sự khác biệt để đánh giá con người vá không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo hay chủng tộc. Nhân bản là cội nguồn của đa nguyên. Xã hội nhân bản tôn trọng mọi sự khác biệt để con người cùng nhau xây dựng một cuộc sống hài hoà trong cộng đồng dân tộc.. Một thể chế chính trị nhân bản là một thể chế đa đảng, quyền lực của tầng lớp lãnh đạo được pháp luật kiểm soát chặt chẽ. Mọi sinh hoạt về tôn giáo, văn hoá, nghệ thuật đều được khuyến khích và hỗ trợ một cách công bằng và không thiên vị. Mặc dầu chưa phải là một thành viên của Liên hiệp quốc, VNCH đã nhìn nhận, áp dụng và cổ vũ quyền con người, quyền dân sự ghi trong bản Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền. Trong hoàn cảnh chiến tranh, gia đình có người thân ở phía bên kia ranh giới quôc cộng vẫn được luật pháp bảo vệ, được đối xử một cách công bằng, có thể tham gia chính trị, làm ăn buôn bán, con cháu được học hành như các con em khác tại miền Nam.

3. Tinh thần Khai phóng
Dân tộc Việt nam sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ, mở rộng, đón tiếp những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, với mục đích hiện đại hoá quốc gia và xã hội, phát triển sự hợp tác quốc tế, đóng góp vào sự thăng tiến của nhân loại.
Do tinh thần khai phóng, VNCH xây dựng một thể chế dân chủ tam quyền phân lập. Mô hình chính trị VNCH 1967 là mô hình dân chủ đa nguyên, chống cộng triệt để.

Tháng tư 1975 một hoàn cảnh lịch sử đã đến với miền Nam Việt nam - vì người bạn đồng minh Hoa Kỳ bỏ rơi VNCH, họ đã cúp quân viện trong khi chiến trường khắp 4 vùng chiến thuật đã lên tới cao điểm, cộng quân thì được khối Cộng sản viện trợ đầy đủ nên miền Nam Việt nam đã bị mất vào tay Cộng sản Bắc Việt - chế độ VNCH tạm thời bị xoá tên kể từ ngày 30 tháng tư năm 1975. Nhưng linh hồn VNCH vẫn còn sống mãi trong trái tim của người Việt quốc gia ở hải ngoại. Bản sắc VNCH cùng với tinh thần Dân tộc, Nhân bản và Khai phóng vẫn còn in sâu trong ký ức của người Việt lưu vong và sẽ lưu truyền cho các thế hệ mai sau.

Giới trẻ ở trong nước ngày càng có ý thức về chính trị, lớp trẻ này đang tìm kiếm một hướng đi thích hợp cho một chế độ chính trị tương lai cho VN,  để thay thế cho chế độ do người cộng sản thiết lập trên 3 miền đất nước từ tháng tư 1975 đến nay, một chế độ chắc chắn sẽ tàn lụi. Một mô hình về một thể chế chính trị thích hợp cho VN và người dân trong và ngoài nước, chính là thể chế  chính trị mà VNCH đã từng ứng dụng trong việc xây dựng xã hội miền nam VN trước 1975

Đám đầu lĩnh cộng sản tuy chưa bao giờ thừa nhận sự có mặt của VNCH, nhưng lại dang hai tay tiếp nhận các định chế quốc tế từ trước 1975 đã cộng nhận VNCH như:

WMO là tổ chức chuyên môn về khí tượng của Liên Hiệp Quốc. WMO có tiền thân là Tổ chức Khí tượng Quốc tế thành lập năm 1873, mà Việt Nam Cộng hòa đã là thành viên từ ngày 1 tháng 4 năm 1955. Trong khi đó VNDCCH tới ngày 7/5/1975 mới được Đại hội lần thứ 7 của WMO công nhận là thành viên vì lấy danh nghĩa quốc gia tiếp nối và thừa kế từ VNCH. Đến ngày 20/7/1976, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm cho Tổng thư ký WMO thông báo về việc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin được tiếp tục là thành viên chính thức của WMO. Tất cả sự công nhận đều bắt ngưồn từ cái mà VNCH đã ký kết với tổ chức này. Và VNDCCH kế thừa tư cách thành viên của VNCH trong WHO (Tổ Chúc Y Tế Thế Giới) vào ngày 22/10/1975.


Ngày 16/12/1976, nhà nước CHXHCN Việt Nam đã đệ trình đơn phê chuẩn Công ước Viễn thông Quốc tế 1973 (1973 International Telecommunication Convention) mà chính phủ VNCH đã ký kết vào ngày 25/10/1974 tại Hội nghị Málaga-Torremolinos nhưng chưa kịp phê chuẩn. Đơn đệ trình của CHXHCN Việt Nam nêu rõ là việc phê chuẩn được dựa trên những ký kết mà VNCH đã thực hiện trước đó.

Tương tự, VNCH được công nhận tư cách thành viên của Liên minh Bưu chính Quốc tế (UPU) từ năm 1951. Vào tháng 7/1974, chính phủ VNCH đã ký kết các văn bản liên quan đến Các Quy chế chung (General Regulations) và Công ước Liên minh Bưu chính Lausanne (Universal Postal Convention) của UPU nhưng chưa kịp phê chuẩn. Ngày 27/10/1976, Quốc hội của CHXHCN Việt Nam đã phê chuẩn các văn bản này và đệ trình lên tổ chức UPU với yêu cầu được thừa kế (succession) tư cách của VNCH.

Ngoài ra, vào ngày 4/7/1976, chỉ 2 ngày sau khi được thành lập, Bộ Ngoại giao của nhà nước CHXHCN Việt Nam đã gửi công hàm đến chính phủ Thụy Sỹ và tuyên bố khẳng định tiếp tục tham gia vào các hiệp ước của Công ước Geneva 1949 (Geneva Conventions of 1949) mà hai chính phủ VNDCCH và VNCH đã ký kết trước đó về các vấn đề bảo vệ nạn nhân chiến tranh.

CHXHCN Việt Nam tiếp tục tư cách thành viên của VNCH đối với các định chế tài chính quốc tế mà VNCH đã từng ký kết. Trước tháng 4, 1975, chỉ có VNCH là thành viên của các định chế tài chính quốc tế. Đó là Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

Sau khi được thành lập vào tháng 7, 1976, CHXHCN Việt Nam đã trình thư xin thay thế (substitution) và xin được tiếp tục tư cách thành viên của VNCH tại các định chế tài chính nói trên, mà không phải là đơn xin gia nhập làm thành viên mới.

Cụ thể là khi thay thế tư cách thành viên của VNCH với ADB, CHXHCN Việt Nam đã tiếp quản 3.000 cổ phần của chính phủ VNCH tại ngân hàng này.

Mạ lỵ VNCH đũ thứ, đũ kiểu nhưng CHXHCNVN lại tranh nhau để thừa hưởng các định chế quốc tế của VNCH trong cộng đồng thế giới. Đó là thứ tận cùng của bỉ ổi mà  đám đầu lĩnh Ba Đình đã liếm lại của VNCH.

Biên khảo, người lính già xa quê hương Trịnh Khánh Tuấn 11.8.2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét