BÁNH PHU THÊ (SU SÊ)

Bánh ăn nên vợ nên chồng
Ăn vào con cháu Lạc Hồng mến nhau
Từ Nam Quan đến Cà Mau
Yêu nhau ta nhớ dặn nhau nên dùng
Tứ thân phụ mẫu kính chung
Mối tình khắn khít khắp vùng đều khen
( ca dao)


Bánh phu thê (hay được gọi chệch là bánh su sê hoặc bánh xu xuê) là một loại bánh ngọt cổ truyền của Việt Nam. Đình Bảng là nơi gắn bó với phát tích của triều Lý và là nơi đầu tiên làm ra loại bánh này. Ở nhiều nơi tại Việt Nam bánh được sử dụng như một lễ vật đựng trong các tráp ăn hỏi. Trong đám cưới người ta cũng dùng bánh này làm món tráng miệng  http://www.youtube.com/watch?v=Jr_NwoBXy1M

                                            



TRUYỀN THUYẾT VỀ BÁNH PHU THÊ


Chuyện kể rằng khi vua Lý Anh Tông đi đánh trận, người vợ ở nhà thương chồng vất vả đã tự tay vào bếp làm bánh gửi ra cho chồng. Vua ăn thấy ngon, nghĩ đến tình vợ chồng đã đặt tên bánh là bánh phu thê. Còn tên bánh gọi là su sê hay phu thê gì cũng đúng, tuy nhiên su sê hay phu thê cụm từ nào có trước hay có sau còn là vấn đề tranh cải http://www.vietthuc.org/2011/09/17/su-se-hay-phu-the/

Ngày nay, bánh phu thê còn được người dân quê tôi gọi là bánh su sê. Những ngày đám cưới, giỗ, tết, bánh phu thê luôn có mặt trên bàn thờ tổ tiên như một ước vọng về sự thủy chung, bền chặt trong tình yêu đôi lứa của vợ chồng gia chủ.



                                 
     
                                                            Lá dừa ôm bột lọc trong,
Ngọt ngào thơm nhụy đậu xanh ứng vàng.
Phu Thê vui chuyện xóm làng,

Mừng nhau tác hợp thiếp chàng hoà duyên


CÔNG THỨC và CÁCH LÀM

VẬT LIỆU

1. Nhân bánh:

- 500gr đậu xanh cà (loại đã làm sạch vỏ, cà bể làm hai).
- 300gr đường cát trắng.
- Ít nước hoa bưởi nếu thích.
- Vo sạch đậu, cho vào nồi, đổ nước sấp mặt đậu, nấu nhỏ lửa cho đến khi nước cạn, đậu chín như nấu cơm. Trong khi nấu thăm chừng nước nếu cần phải châm thêm nước để đậu chín xong phải ở dạng ướt mềm chứ không khô hột. Nếu dùng nồi cơm điện để nấu thì không có cách nào khác là bạn phải cho nước nhiều hơn phân luợng dùng gạo một chút rồi nấu thử.

- Đậu chín xong xới ra, để nguội bớt, dùng chày cối quết nhuyễn hoặc cho vào máy xay cắt có dao hình chữ S, tán nhuyễn đậu.

- Cho đậu đã tán mịn với đường vào một nồi vừa, trộn đều, bắt lên bếp, nhỏ lửa, dùng đũa đảo đều tay cho đến khi đậu quánh lại, sờ không dính tay là được. Lưu ý nhỏ lửa kẻo đậu cháy. Khi đậu đã được, nếu thích cho vào vài giọt nước hoa bưởi, đảo đều.

2. Bột bánh:

- 500gr bột năng, 300gr đường cát trắng, 900gr nước.

- 300gr dừa nạo sợi dài hoặc tùy thích dùng cơm dừa dày, cắt mỏng rồi cắt lại thành dạng sợi ngắn nhỏ, cách làm này cho sợi cơm dừa dòn hơn.

- Nấu chừng 1 lít nước sôi với 2 muỗng cà phê muối, trụng dừa nạo vào nước sôi rồi đổ ra ngay qua một cái rây để ráo. Cách làm này giúp cho bánh để được lâu hơn.

- Hoà tan bột với nước, lược qua rây; cho đường vào, đánh tan đường; cho dừa vào bắc lên bếp, để nhỏ lửa. khuấy đều tay cho đến khi bột nửa sống nửa chín nhưng phải ở dạng sệt chứ không đặc.

* Cách khuấy bột nửa sống nửa chín bếp VN gọi là dáo bột, khi bột dáo được thì hỗn hợp bột sệt lại ở mức độ có thể đổ chảy được chứ không phải đặc.

** Phân lượng đừờng cho vị bánh ngọt nhẹ, tùy thích gia giảm trong khoảng 100 - 150gr.

3. Làm bánh phu thê mà không cần dùng đến hộp làm bằng lá dừa:

- Chuẩn bị xửng hấp nhiều nước.

- Dùng một khuôn nhựa lớn, loại có nhiều ngăn nhỏ để làm nước đá chẳng hạn hoặc nhiều khuôn nhựa, kim loại nhỏ cỡ chừng cái ly uống rượu nhỏ xíu cũng được... Quét vào lòng khuôn một lớp mỏng dầu ăn, đổ vào mỗi ngăn nhỏ một lớp bột dày chừng 1cm tùy ngăn to nhỏ. Cho vào trên lớp bột 1 -2 muỗng cà phê nhân đậu. Đổ lên trên nhân một lớp bột nữa dày 1cm, lắc nhẹ khuôn cho bột bằng mặt. Hấp cách thủy khoảng 20 phút sau khi nước sôi là bánh chín, để nguội lóc bánh ra. Bánh chín sẽ đông đặc lại và trở trong đều.

- Dùng khuôn chữ nhật bằng nhôm cỡ 30 X 20 cm., có thành cao chừng 2 hoặc 3cm (hoặc tùy ý dùng một cái khay kim loại tương tự có thành cao) láng dầu vào lòng khuôn và đổ bánh với lớp đậu giữa hai lớp bột như trên.

- Sau khi bánh hấp xong và nguội hẳn, dùng dao mỏng bén, lau một lớp dầu mỏng vào luỡi dao cho dễ cắt, cắt bánh thành miếng cỡ 4 X 4cm.

- Dùng một khuôn kim loại tròn đường kính chừng 20cm, cao chừng 3cm để đổ nguyên một cái bánh lớn.

- Dùng dầu láng vào khuôn là chỉ để bánh dễ lóc ra. Nếu thích, cứ đổ thử mà không cần láng dầu, sau khi nguội thấy bánh lóc ra dễ dàng thì không cần dùng dầu để bánh khỏi bị dây mùi dầu hoặc dùng khuôn, khay loại không dính thì cũng không cần láng dầu hoặc dùng khay khuôn bằng thủy tinh.

- Dùng giấy bóng kiếng trắng gói bánh lại, dán dính và tùy ý dùng ruy-băng màu cột thắt ngang dọc để trang (sưu tầm)

                                                    
                                  Bánh phu  thê, một lễ vật không thẻ thiếu trong ngày cưới hỏi

CÁC BÀI LIÊN KẾT:

1. Bánh phu thê đặc sản Huế
http://dacsannguoiviet.com/baiviet/382-Banh-phu-the.html

2.Làng nghề Bánh Phu Thê Đình Bảng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét