CHIẾC NÓN LÁ BÀI THƠ                                    
                                 
                                              
Không như một nơi nào khác, nón bài thơ luôn là người bạn đồng hành của người phụ nữ Huế. Trong cuộc sống hàng ngày, phụ nữ Huế dùng chiếc nón để che nắng, che mưa, để đựng đồ… nhưng với một ý nghĩa cao đẹp hơn, nón bài thơ dùng để tô điểm thêm cho vẻ đẹp người con gái Huế. Sự duyên dáng, nhẹ nhàng và uyển chuyển của người con gái Huế với áo dài tím, đôi guốc mộc, nón bài thơ khiến bất cứ ai nhìn thấy cũng phải xao xuyến không nguôi.

Dòng nước sông Hương chảy lặng lờ
Ngàn thông núi Ngụ đứng như mơ
Gió cầu vương áo nàng tôn nữ
Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ
(ca dao)

Chiếc nón bài thơ
Trích thơ Lưu Vĩnh Hạ

O dễ thương với nụ cười Gia Hội
Tóc Trường Tiền làm trai Huế ngẩn ngơ
Chiếc áo dài cùng với nón bài thơ
Để xao xuyến hồn sông Hương núi Ngự


                                                                                   
                                                             Chiếc nón lá bài thơ

Đến với Huế, mảnh đất được thiên nhiên ban tặng một vẻ đẹp nên thơ như một bức tranh thủy mặc, sơn thủy hữu tình. Ngân vang trong tiếng chuông chùa Thiên mụ là một khoảng không gian rộng mở của dòng Hương giang đang lặng lờ trôi.

                                                               
                                                     Cảnh đẹp Huế Biển Thuận An
                                           
                                                              Cầu Trường Tiền về đêm
                                                                            
                                                                 Cầu Trường Tiền

Con người xứ Huế vốn dĩ thông minh, tài hoa và rất cần cù, sáng tạo trong lao động. Từ rất lâu đời, do nhu cầu của cuộc sống của các vương triều phong kiến nhà Nguyễn (kéo dài 143 năm: 1802 – 1945 ) và do sự phân bổ ngành nghề trong xã hội lức bấy giờ, vì vậy, nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng trên vùng đất Huế đã được hình thành, phát triển và tồn tại cho đến tận ngày nay. Trong số đó có những làng nón truyền thống như Phủ Cam, Đốc Sơ, Dạ Lê, Kim Long, Tây Hồ và làng nón Bài Thơ.

Có lẽ chưa thể có câu trả lời chính xác nhất về thời điểm ra đời. Tuy nhiên, theo những ghi chép còn sót lại của Lê Quý Đôn trong “Phủ biên tạp lục”, khi nhận xét về chiếc nón lá xứ Thuận Hóa ở thế kỷ XVI, XVII đã cho chúng ta biết rằng nghề làm nón lá Huế đã có từ khoảng hơn 300 - 400 năm về trước.

Nghề làm nón ở Huế xuất phát từ nhu cầu của đời sống dân gian. Nón vừa là vật dụng khá tiện lợi, phù hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, giá lại rẻ, vì vậy, nón Huế rất được ưa chuộng. Nón Huế xuất hiện ở mọi nơi, trên cánh đồng lúa chín vàng ươm, ở chốn đền đài lăng tẩm vươn màu thời gian. Ai ai cũng có thể đội nón Huế. Từ cụ già đến em bé và cả những du khách nước ngoài.

Nghề làm nón lá nổi tiếng ở Huế từ lâu nhưng làm nón bài thơ thì khoảng từ sau năm 1959. Người dân Tây Hồ luôn tự hào quê mình là nơi xuất xứ của nón bài thơ xứ Huế. Chiếc nón bài thơ ra đời ở Tây Hồ như một sự tình cờ. Đó là vào khoảng năm 1959-1960, ông Bùi Quang Bặc - một người làm nghề chằm nón lá, cũng là một người yêu thơ phú trong làng đã có sáng kiến làm nên nón bài thơ, bằng cách ép những câu thơ vào giữa hai lớp lá, tôn vinh thêm vẻ đẹp của chiếc nón.

Lúc đó, nón lá ở Huế chủ yếu bán vào thị trường ở các tỉnh phía Nam, nên hai câu thơ đầu tiên được ông Bặc ép vào chiếc nón là:

“Ai ra xứ Huế mộng mơ
Mua về chiếc nón bài thơ làm quà”.


Ban đầu, nón bài thơ được người dân Tây Hồ làm để tặng người thân, không ngờ lại được mọi người yêu thích. Từ đó, những người làm nón ở Tây Hồ bắt đầu làm nón bài thơ hàng loạt, đưa ra bán ở thị trường. Những câu thơ được ép vào nón cũng đa dạng và phong phú hơn, thường là những câu thơ về Huế http://vi.wikipedia.org/wiki/Nón_bài_thơ


NÓN LÁ TRONG THI CA

Nón em chẳng đáng mấy đồng,
Chàng mà giật lấy ra lòng chàng tham
Nón em nón bạc quai vàng
Thì em mới dám trao chàng cầm tay
Tiếc rằng vì nón quai mây
Nên em chẳng dám trao tay chàng cầm
(ca dao)


                                                                       

Nón lá
(Nguyễn Lãm Thắng)


Mỏng manh chiếc nón, ấy mà
Che mưa che nắng đường xa mẹ về

Từ phố thị đến làng quê
Ở đâu nón cũng nguyện che mái đầu

Nón che cái nắng qua cầu
Chị đi đến lớp mặc dầu nắng oi

Nón che từng giọt mưa rơi
Chiều đông cha vẫn ra nơi ruộng đồng

Giúp người nón mãi ước mong
Dẫu bao mưa nắng nón không ngại ngần.



                                                     

chiếc nón lá
Tác giả: Dã Qùy
Sáng nay đi học đội nón
Hình như con phố diệu vời
Nắng cũng nghe chừng dễ mến
Xoe tròn bóng mát, thương ơi !

Nón lá ngoan hiền đến lớp
Bỗng dưng sách vở thật xinh
Mực tím nương về hương gió
Nghe trong nét bút , lời mình !

Con gái dịu dàng nón lá
Sân trường áo trắng tung bay
Con trai trở thành hiền lạ
Ngu ngơ theo mái tóc dài

Chiếc nón nghiêng che hương tóc
"Si " trồng suốt quãng đường đi
Bài thơ dấu hoài không đọc
Ép lên chiếc nón lạ kỳ

Nón lá cùng tà áo trắng
Theo em suốt một quãng đời
Tuổi thơ dệt cùng dĩ vãng
Trọn đời thương nhớ hoài thôi

Những chiếc nón bài thơ thường trở thành vật "trang sức" của biết bao thiếu nữ. lựa nón, lựa quai, cũng là một thú vui nên không ít người đã kỳ công đến tận nơi làm nón để đặt cho riêng mình với dòng thơ yêu thích. Buổi tan trường, các con đường bên sông Hương như dịu lại trong nắng hè oi ả bởi những dáng mảnh mai với áo dài trắng, nón trắng và tóc thề.

CẤU TẠO CHIẾC NÓN BÀI THƠ                                               


Thật kỳ lạ, so với nón lá ở miền bắc, nón Bài thơ xứ Huế có vẻ mỏng hơn, nhẹ và thanh hơn. Theo các lời kể của những người làm nón, không nơi nào ở nước ta có lá cọ, lá buông đặc biệt thanh mảnh mà bền dai như ở rừng A Lưới, rừng Nam Ðông của Huế. Muốn nón bền, đẹp, người làm nón phải tự tay chọn những chiếc lá vừa đủ một tháng tuổi, đã phát triển hết chiều dài, chiều ngang. Ấy là khi lá không quá non cũng không quá già, chưa chuyển sang mầu xanh đậm, các bẹ lá vẫn ôm khít nhau và độ mềm vừa đủ. Nếu khéo léo, người ta chỉ cần chín đến mười đọt lá là có thể làm thành một chiếc nón hoàn chỉnh. Sau khi lá được cột lại thành từng chùm thì đến công đoạn đạp lá bằng chân, để sau đó sấy lá dễ chín đều. Thời gian sấy lá kéo dài đến năm tiếng, phải trở lá liên tục. Ðến khâu ủi lá thì tương đối phức tạp, bởi phải ủi thật đều tay thì lá mới đủ độ phẳng và láng. Nếu than nóng quá, lá sẽ cháy; còn than nguội quá, lá lại không thẳng. Vì thế khi ủi, người làm nón chuyên nghiệp thường đưa mặt phải (là mặt lá có mầu trắng đều, sóng thưa) tiếp xúc với miếng gang; mặt trái tiếp xúc với bọc vải ủi, một tay cầm bọc ủi lá, một tay cầm lá và kéo từ từ cho tới lúc lá thẳng….https://www.facebook.com/photo.php?fbid=296303097200885&set=a.296302513867610.1073741962.100004635900665&type=3&theater
ƯƠM THƠ VÀO CHIẾC NÓN LÁ 

                           
                                         

Không chỉ là vật dụng để che nắng, che mưa, giờ đây nón Huế đã thật sự trở thành món quà đầy ý nghĩa cho du khách phương xa mỗi khi đến Huế. Từng lớp nón lá hiển hiện lung linh dưới nắng, trong suốt, người ta có thể dễ dàng đọc được những vần thơ của thi sĩ Hàn Mặc Tử, hoặc của những thi sĩ nổi tiếng khác...

Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Không bán đoàn viên, ước hẹn hò...
Bao giờ đậu trạng vinh qui đã
Anh lại đây tôi thối chữ thơ.


hay câu ca dao:

Ai ra xứ Huế mộng mơ
Mua về chiếc nón Bài thơ làm quà
.

Phải chăng, vì thấm đẫm chất thơ, thấm đẫm vẻ nguyên sơ trong sáng của đất trời xứ Huế nên tên gọi "bài thơ" mới gắn liền với chiếc nón cố đô? Xoay một vòng nón dưới nắng, cảm xúc bỗng ùa về khi bắt gặp cả hình ảnh đôi trai gái đang thẹn thùng trao gửi ân tình bên dòng sông Hương..

Chiếc nón bài thơ không những là một nghệ thuật của dân Huế, còn nói lên được tính sáng tạo trong ngành nghề thủ công, mà còn mang đậm dấu ấn văn học của người dân đất thần kinh, trung tâm văn hoá chính trị của VN từ năm 1804-1945.


Nón bài thơ nghiêng lộng gió chiều
Vầng hồng trong nắng tím hoang liêu
Bâng khuâng lê bước chiều lên phố
Áo trắng cho ai nỗi nhớ nhiều


Nguyen Thi Hong 27.4.2014


                                                                 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét