THA LA XÓM ĐẠO
( Quê hương của anh hùng Ngụy văn Thà)
http://www.youtube.com/watch?v=uGnUulYqI14
Tìm về miền đất nhỏ Tha La nơi sinh trưởng của người anh hùng giử nước Ngụy-văn-Thà, cố Trung-Tá Hải-Quân Hạm Trưởng Nhựt-Tảo HQ10 thuộc quân lực Việt Nam Cộng Hòa, đã vị quốc vong thân ngày 19.1.1974 trong cuộc hải chíến chống bọn xâm lược Trung cộng tại quần đảo Hoàng Sa thuộc lảnh thổ VN. http://anhhungvaphanboi.blogspot.de/2009/09/nguy-van-tha.html
http://www.youtube.com/watch?v=uGnUulYqI14
Tìm về miền đất nhỏ Tha La nơi sinh trưởng của người anh hùng giử nước Ngụy-văn-Thà, cố Trung-Tá Hải-Quân Hạm Trưởng Nhựt-Tảo HQ10 thuộc quân lực Việt Nam Cộng Hòa, đã vị quốc vong thân ngày 19.1.1974 trong cuộc hải chíến chống bọn xâm lược Trung cộng tại quần đảo Hoàng Sa thuộc lảnh thổ VN. http://anhhungvaphanboi.blogspot.de/2009/09/nguy-van-tha.html
Đây là một miền đất đã là một thời trước năm 1975, được người dân miền nam biết đến qua bản nhạc do nhạc sĩ Dzũng Chinh phổ nhạc từ thơ của nhà văn Vũ-Anh-Khanh sáng tác.
ĐỊA DANH THA LA
Trong thơ văn và âm nhạc Việt Nam có vùng địa danh mà tên nghe dễ thương và mang đậm nét tôn giáo bằng 4 chữ trong bản nhạc "Tha La Xóm Đạo" của nhạc sĩ Dzũng Chinh. Phải nói là nhiều người đã nghe qua địa danh này, nhưng chi tiết tại sao có tên lạ tai như vậy, mà họ có thể không biết nhiều về Tha La.
Tại sao là "Tha La Xóm Đạo ?":
Tên Tha La phát nguyên do chữ của người Thủy Chân Lạp hay Khmer là “Schla", được người Việt đọc trại thành "Tha La", nó là vùng đất xưa nơi người Chân Lạp định cư, trước khi sát nhập vào lãnh thổ Việt Nam. Vì là tên của người Khmer nên nó có âm thanh lạ tai của ngoại ngữ khi chúng ta dùng mà không mang nghĩa Việt ngữ nào hết. Nhưng nếu phải dịch từ ngữ "Schla" thí nó có nghĩa là trạm, trại, nhà lồng, nhà mát. Vùng Tha La ngày xưa là rừng rậm hoang vu, đã được quan quân và con dân chúa Nguyễn đến khai phá và định cư từ hơn 200 năm trước. Đất Tây Ninh cũng có nhiều chỗ cùng mang tên Tha La. Tại nhiều tỉnh khác như Châu Đốc, Trà Vinh, có đồng bào Khmer ở, cũng có nhiều địa danh Tha La nhưng nó không nổi tiếng như Tha La Xóm Đạo của Trảng Bàng để rồi địa danh này được đưa luôn vào văn học và âm nhạc Việt Nam. Tha La theo dấu chân của Trảng Bàng khi thì vì Trảng Bàng thuộc tỉnh Tây Ninh, nên có dạo thời Pháp thuộc nó bị sáp nhập vào Gia Định, rồi lại được tách riêng theo Tây Ninh thời đệ nhất VNCH, rồi Trảng Bàng lại bị chia cắt vào đất tỉnh mới là Hậu Nghĩa thời đệ nhị CH, rồi chính quyền CS lại sát nhập Tha La và Trảng Bàng vào tỉnh Tây Ninh. Điều hiển nhiên mà nhiều người Tây Ninh hay Gò Dầu, Trảng Bàng cứ xem Tha La thuộc địa phận Tây Ninh vì sự gắn bó lịch sử từ nguyên thủy.
ĐƯỜNG VỀ THA LA
Đường đi đến Tha La không khó mà thật dễ đi. Ta cứ lấy Quốc Lộ 1 từ Sài Gòn theo hướng tây bắc mà chạy thẳng về Gò Dầu hay về Tây Ninh. Con đuờng này đưa bạn về Trảng Bàng nơi có địa danh Tha La Xóm Đạo. Nên biết đoạn đường Trảng Bàng và Sài Gòn cách nhau khoảng 30 miles hay 50 cây số mà thôi. Từ Trảng Bàng mon men về hướng tây thêm 6 cây số thì chúng ta vào đất Tha La, nơi có xóm đạo hiền hòa, nơi có nhiều trái ngọt cây lành. Người Tha La hay người Trảng Bàng không thể nào không biết những món ăn địa phương tại đây là món bánh canh giò heo hay bánh tráng cuốn thịt heo.
THA LA
Tha La là một địa danh đẹp về thắng cảnh thiên nhiên và đẹp vì tình người . Thật vậy, tên Tha La chỉ cho ta ý nghĩa tượng hình ra một họ đạo tại đất Tha La này. Chính vì mật độ dân cư không nhiều chỉ vào khoảng 3,000 người trước năm 1975, người ta không tìm thấy Tha La trong bản đồ địa lý hay hành chánh. Đây là xóm đạo thuộc Xã An Hoà được tổ chức khá ngăn nắp và qui củ, nhà cửa khang trang, quây quần chung quanh ngôi thánh đường. Trải qua bao thăng trầm của chiến tranh tàn phá, nhà thờ đã được trùng tu lại. Cho tới năm1967 thì việc sửa sang được hoàn tất. Chánh toà nằm giữa với tường gạch bao quanh, với sân rộng lót đá, với trường học và nhiều cơ sở phụ thuộc. Ngôi Chánh toà đồ sộ có phần nguy nga, hai mái ngói xoải dài xuống thấp có sức chứa chừng 400 con người ngoan đạo trong các buổi hành lễ. Tượng Đức Mẹ trước mặt, và có một hang đá khổng lồ nằm bên hông, tháp chuông không cao nhưng có kiến trúc lạ mắt như cái lồng chim. Toàn bộ khu nhà thờ, nhìn chung, với lối kiến trúc đơn giản, không mang nặng nét cổ điển của Tây phương, nhưng lại được bao bọc xung quanh bằng những tàn cây cổ thụ cao to cho bóng mát, mang vẻ u hoài, thanh tịnh như một ngôi chuà cổ của một miền quê.
Nhà thờ Tha La hôm nay
Xã An Hòa, thuộc huyện Trãng Bàng, có 8 ấp, dân số 12,000, nhìn trên bản đồ thấy hình dạng bầu dục, nằm dọc theo rạch Trãng Bàng mà đầu nhọn là ấp An Thới vươn ra tận Vàm Trãng bên bờ sông Vàm Cỏ Đông.
Thời tiền chiến 1945, thì đất Tha-La vốn là một trục lộ nhỏ, là vùng địa lý đi vào ngõ cụt do bị dòng Vàm-Cỏ Đông án ngữ. Do vậy, người dân Tha-La may mắn có được rất nhiều yếu tố về địa lợi để hòa mình vào với thiên nhiên và sống một cuộc đời hạnh phúc, an bình. Hơn thế nữa, lúc bấy giờ thì nơi thôn trang vắng vẻ nầy duy nhất chỉ có một cái nhà thờ nhỏ, và chừng vài chục nóc gia có những tín đồ ngoan đạo hằng ngày thường xuyên đến nguyện cầu thọ ân phép lành của Đức Chúa. Họ đạo và nhà thờ Tha-La từ lâu đã có một bề dày lịch sử từ thuở thời ông Coximo Nguyễn-văn-Trí (nguyên là một chức vị cao trong họ đạo) cùng với vài gia đình con chiên ở từ Huế trốn vào Nam để lẩn tránh cuộc truy sát gắt gao của triều đình nhà Nguyễn dưới trước cả thời vua Tự-Đức ban hành sắc dụ 1859 lúc bấy giờ. Sau khi đến đất Tha La, tìm được nơi nương náu an toàn thì ông liền tổ chức khẩn hoang lập xóm, làm ruộng, trồng cây trái, hoa màu. Đồng thời, ông cũng lén lút truyền bá trong công tác hoằng pháp với những gia đình người lương ở láng giềng. Vì là người đầu tiên dấn thân có công gieo trồng hạt giống thiên thần Bác-Ái ở nơi nầy, cho nên về sau ông cùng với một số giáo dân đã phải chịu hi sinh tử vì đạo pháp vào năm 1869 trong ngục thất.
Tha-La vẩn trường tồn với thời gian, xóm đạo vẩn thủy chung như là một địa danh đích thực, mà không cần đến một phương cách ca tụng hóa trang được tô son điểm phấn của bất cứ những loại hình thể văn chương bóng bẩy nào. Miền đất tuy nhỏ, nhưng đã khai sinh ra vị anh hùng lớn Ngụy văn Thà. Lớn ỏ đây chính là cái tiết tháo giử nước lớn hơn 3,5 triệu đảng viên đảng csVN ngày nay. Cái mà Ngụy Văn Thà có thì không có một đảng viên lớn nhỏ nào của Hải quân cộng sản VN có được; đám ngụy quân trong Hải quân CHXHCNVN, chỉ là những tên ăn hại, hàng tháng lảnh lương từ nhân dân, nhưng chưa một lần thấy chúng bảo vệ ngư dân an toàn đánh cá trong vùng biển chủ quyền của VN, củng chưa bao giờ chúng có một hành động kịp thời can thiệp khi ngư dân bị truy sát bởi Tàu cộng lúc đang đánh cá ngoài khơi, đúng là một lủ khiếp nhược làm nhơ nhớp truyền thống oai hùng của Việt tộc trong lịch sử giử nước chống ngoại xâm.
Hèn với giặc-ác với dân
Mặt mo cộng sản, lãnh đạo hèn
Cúi đầu lạy giặc, hiếp dân đen
Quốc sách bởi óc trâu mặt ngựa
Tế thế kinh bang...một lũ quèn!.
Thằng Tàu cười đểu…chúng mày ngu
Có được quyền tiền sướng mê ru
Tổ Quốc thượng vàng đem đổi cám!
Lãnh đạo quốc gia, những thằng đù!.
Tài nguyên lãnh hải vô vàn tỉ
Bán riêng bỏ túi mấy triệu đô!
.....…
(trích thơ Nguyên Thạch)
ĐỌC THÊM:
1.Tha La Xóm Đạo : Người Trăm Năm Cũ
http://xubung.blogspot.de/2013/02/tha-la-xom-ao-nguoi-tram-nam-cu.html
2.Nhớ lại bài thơ Tha La xóm đạo ( trong nầy có đề cập đến chất độc da cam)
http://www.saimonthidan.com/?c=article&p=1366
3. Tìm hiểu về Giáo xứ Tha La, Giáo hạt Tây Ninh
http://www.giaophanphucuong.org/giao-phan/giao-xu/giao-xu-tha-la.html
4. Đêm giáng sinh đóng quân ở Tha La xóm đạo
http://www.nguyenkhapnoi.com/2012/12/26/dem-giang-sinh-dong-quan-ở-tha-la-xom-dạo/
http://xubung.blogspot.de/2013/02/tha-la-xom-ao-nguoi-tram-nam-cu.html
2.Nhớ lại bài thơ Tha La xóm đạo ( trong nầy có đề cập đến chất độc da cam)
http://www.saimonthidan.com/?c=article&p=1366
3. Tìm hiểu về Giáo xứ Tha La, Giáo hạt Tây Ninh
http://www.giaophanphucuong.org/giao-phan/giao-xu/giao-xu-tha-la.html
4. Đêm giáng sinh đóng quân ở Tha La xóm đạo
http://www.nguyenkhapnoi.com/2012/12/26/dem-giang-sinh-dong-quan-ở-tha-la-xom-dạo/
Nguyen Thi Hong, ngày 25.10.2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét