TỪ MÁY BAY BÀ GÌA
VÀ CÁĐÁP LCH S CA THIU TÁ LÝ BNG

Tên gọi “máy bay bà già” hay còn gọi “máy bay đầm già” xuất phát từ những chiếc máy bay cổ có cánh quạt như Morane hay Cessna L-19. Những máy bay này đa phần bay rất chậm và cánh quạt kêu phành phạch rất to, ồn ào như một bà đầm già. Thông thường, “máy bay bà già” không chở được nhiều người và chỉ được sử dụng với mục đích thể thao hoặc quân sự, đặc biệt là do thám. Cựu hoàng Bảo Đại cũng đã từng có một chiếc Morane còn các máy bay L-19 đã được Mỹ sử dụng với mục đích do thám trong những ngày đầu tiên của chiến tranh Việt Nam. https://www.youtube.com/watch?v=zJDC9dX3ljQ
           



LƯỢC S THÀNH HÌNH

Năm 1949, Không Quân Pháp thành hình ở Nha Trang.
Ngày 01/06/1951, Pháp thành lập CIA (Centre d’Instruction Aerienne, tức Trung Tâm Huyấn Luyện Không Quân) để huấn luyện các chuyên viên KQVN trong các môn bảo trì, vô tuyến và kỹ thuật để cấp thời bảo trì các phi cơ Criquets (tức máy bay bà già Morane Saulnier 500) không mấy phức tạp.
Chính những phi cơ nầy sau đó đã được Pháp chuyển giao cho Việt Nam vào giữa năm 1951 và trở thành lực lượng đầu tiên của Không Quân VNCH .
Ðầu năm 1952, Pháp khai giảng Trường Phi Hành và Trường Cơ Khí.
Tháng 10 năm 1952, Pháp khai giảng Trường Quan Sát Viên. Trước khi mở trường nầy, các sĩ quan thuộc Lực lượng Dù hoặc Pháo binh được xử dụng làm Quan Sát viên bay trên MS.500 (Gman, Quan Sát Viên trong KQVNCH, BGKQ)
Ðây là ba Trường Không Quân đầu tiên ở Nha Trang đào tạo không quân VN.
Từ những dữ kiện trên, có thể xác định một điều là:
Phi cơ khởi thủy của KQVN là phi cơ bà già
Nhân viên phi hành và chuyên viên kỹ thuật khởi thủy của KQVN thuộc Ngành Quan Sát.II.     Phi Ðoàn Quan Sát đầu tiên
Ngày 01/03/1953, thành lập Phi Ðoàn 1er GAOAC (Group Aerien d’Observation et d’Accompagnement au Combat, gọi tắt là GAO. Là Phi Ðoàn 1 Quan Sát và Trợ Chiến, đồn trú Sài Gòn, sau đó chuyển ra Huế. Phi đoàn trưởng, Ðại Úy Cottet. Năm 1953, thành lập Phi Ðoàn 2me GAO, đồn trú Nha Trang. Ðại Úy Nguyễn Ngọc Oánh sau đó tiếp nhận 1er GAO và Ðại Úy Võ Dinh tiếp nhận 2me GAO. Ngày 1 tháng 7 năm 1957, các 1er GAO và 2me GAO trở thành Phi Ðoàn 1 và Phi Ðoàn 2 Quan Sát.Từ đó ngày 1 tháng 7 hàng năm trở thành Ngày Không Lực VNCH.
Từ năm 1960 đến 1972. Do ảnh hưởng của Mỹ ngày càng gia tăng, các Không Ðoàn Chiến Thuật, Yểm Cứ, Bảo Trì Tiếp Vận rồi Sư Ðoàn Không Quân được hình thành tại mỗi Quân Khu.
Các phi cơ tân tiến được viện trợ, trong đó có phi cơ L.19 Bird Dogs thay thế máy bay Bà già MS.500 (hay còn gọi là Criquets Châu chấu), các phi cơ Cessna 185 U.17A Skywagon sáu chỗ ngồi, thay thế phi cơ L.20 U 6 A Beaver, phi cơ huấn luyện T.41D Mescalero bốn chỗ ngồi và sau cùng là phi cơ quan sát loại mới O.2 Skymaster hai động cơ .
                       

PHÁT TRIN PHI ĐOÀN QUAN SÁT
          
Từ khởi thủy 1952, chỉ có hai Phi Ðoàn Quan Sát, đã tăng lên tám Phi Ðoàn vào năm 1972.
Tám Phi Ðoàn từ kỳ cựu đến tân lập đó là:

1-Phi Ðoàn 110 Quan Sát (PÐ 110 QS), thuộc Sư Ðoàn I Không Quân (SÐ 1 KQ), đồn trú Ðà Nẵng, trách nhiệm Quân Khu I (QK I)
(1er GAO thành lập ngày 01 tháng 10 năm 1952 tại Nha Trang, về TSN năm 1953, di chuyển ra Huế năm 1954, về lại TSN năm 1955, di chuyển ra Ðà Nẵng tháng 11 năm 1956, trở thành Phi Ðoàn 110 Quan Sát vào tháng 01 năm 1963.
Các Phi Ðoàn Trưởng:
Nguyễn Ngọc Oánh, Trần Phước, Nguyễn Trọng Ðệ, Ngô Tấn Diêu, Phan Văn Mạnh, Võ Trung Nhơn, Lê Sĩ Thắng, Nguyễn Tài Hiệp (Xử Lý Thường Vụ).

2-PÐ 112 QS. thuộc SÐ 3 KQ, tránh nhiệm QK III
(2nd GAO thành lập tháng 01 năm 1952 tại Nha Trang, chuyển về TSN tháng 10 năm 1959, trở thành PÐ112 QS vào tháng 01 năm 1963, di chuyển về Biên Hòa tháng 06 năm 1964.)
Các Phi Ðoàn Trưởng:
Võ Dinh, Nguyễn Văn Lượng, Nguyễn Hữu Tần, Nguyễn Ngọc Loan, Võ Công Thống, Huỳnh Bá Tính, Ðặng Hữu Hiệp, Võ Văn Ân, Hà Ngọc Hạnh, Lý Thành Ba.

3-PÐ 114 QS, thuộc SÐ 2 KQ, tránh nhiệm một phần QK II
(Phi Ðoàn 3 Quan Sát thành lập tháng 12 năm 1961 tại Ðà Nẵng, đổi thành Phi Ðoàn 114 tháng 01 năm 1963, di chuyển lên Pleiku cuối năm 1963, rồi trở về Nha Trang tháng 01 năm 1965.)
Các Phi Ðoàn Trưởng:
Phan Quang Phúc (Phúc Phan), Ðặng Văn Hậu (Ðằng Vân), Lưu Ðức Thanh (Thanh Mắt Trừu), Lê Ngọc Ấn (Ấn Cọp), Võ Văn Ân (Ân Què), Nguyền Xuân Tám (Tám Ðĩ), Võ Văn Oanh (XLTV)

4-PÐ 116 QS. thuộc SÐ 4 KQ, trách nhiệm QK IV.
(Thành lập tháng 06 năm 1964 tại Nha Trang. Di chuyển về Bình Thủy, Cần Thơ tháng 07 năm 1965.)
Các Phi Ðoàn Trưởng:
Nguyễn Phúc Tửng, Bùi Quang Kinh, Nguyễn Ðức Gia, Bùi Thanh Sử (XLTV)

5-PÐ 118 QS, thuộc SÐ 6 KQ, trách nhiệm một phần QK II.
(Thành lập tháng 04 năm 1971 tại Pleiku.)
Các Phi Ðoàn Trưởng:
Võ Công Minh (Michel), Võ Ý, Nguyễn Văn Ðược (XLTV)

6-PÐ 120 QS, thuộc SÐ 1 KQ, tránh nhiệm QÐ I
(Thành lập tháng 05 năm 1971 tại Ðà Nẵng.)
Phi Ðoàn Trưởng: Lê Công Thình

7-PÐ 122 QS, thuộc SÐ 4 KQ, trách nhiệm QK IV.
(Thành lập ngày 01 tháng 08 năm 1972 tại Bình Thủy, Cần Thơ.)
Phi Ðoàn Trưởng: Trần Trọng Khương.

8-PÐ 124 QS*, thuộc SÐ 3 KQ, tránh nhiệm QK III.
(Thành lập cuối năm 1971 tại Biên Hòa.)
Phi Ðoàn Trưởng: Võ Trung Nhơn.

Nhiệm vụ của Biệt Ðoàn cũng là nhiệm vụ của Ngành Quan Sát, đặc biệt là thường xuyên vũ trang canh phòng biên giới, tiêu diệt những toán, hoặc đoàn xe xâm nhập, các trại của địch bằng hỏa lực cơ hữu hoặc gọi phi pháo yểm trợ.
                                         
                                                 
CÁC THIẾT BI TRÊN PHI CƠ

Hai Phi Ðoàn khởi thủy và Trung Tâm Huấn Luyện KQ do Pháp chuyển giao cho KQViệt Nam, đươc trang bị phi cơ Morane Saulnier 500 Criquets. Từ 1956 đến 1972, Mỹ bắt đầu viện trợ các phi cơ đời mới cho KQVN.

·    1.  MS.500: Có khả năng cất cánh và đáp sân ngắn (STOL, short take-off and landing). Hảng sản xuất : Morane-Saulnier.
Ðộng cơ Argus As 10c, 8 xilanh, 240 mã lực (horse power). Sải cánh 46 ft 9 in, chiều dài 32 ft 6 in, chiều cao 9 ft 10 in (2.99 m). Tốc độ 95 knots (175 km/h; 109 mph). Bay cao 15,090 ft (4600 m). Tầm hoạt động 236 mi (380 km). Trọng tải 3 người. Trọng lượng tối đa lúc cất cánh 2910 lb (1320 kg).
Ðặc biệt hai cánh nằm phía trên thân phi cơ và lợp bằng vải, hai chân đáp thật dài, có thể mở máy (start) bằng điện và bằng tay. Theo Ð DZ (Lý Tưởng số tháng 01/2003), thì MS.500 là loại Bà Già Gân và từ từ biến mất vào các năm 1955-1956…
Giai đoạn Không Quân bành trướng, thì các Phi Ðoàn Quan Sát đều được trang bị phi cơ O.1 (còn gọi L.19), phi cơ U.6A (còn gọi là L20), phi cơ U.17 (còn gọi là Cessna).
Riêng phi cơ O.2 thì chỉ trang bị cho hai Phi Ðoàn 118 ở Pleiku và 110 ở Ðà Nẵng.
Phi cơ U.6A (L20) có mặt trên chiến trường Việt Nam từ năm 1958. Vào khoảng đầu năm 1965, phi cơ U.6A (L20) hình như được thu hồi để trang bị cho hai Phi Ðoàn Trinh Sát 716 và 718 (Reconnaissance Squadron) và hai Phi Ðoàn Liên Lạc 312 và 314 ở TSN, (Các Phi Ðoàn 312, 314 được Mỹ gọi là Special Missions Squadron, hay còn gọi là Phi Ðoàn VIP).
·     2. U.6A (L20): Vừa liên lạc vừa có thể cải biến để phóng thanh và raiõ truyền đơn chiêu hồi, gọi chung là nhiệm vụ Tâm lý chiến, (Psychological Warfair, Psywar).
Ðặc biệt, L20 hay U.6A (và U.17) còn đảm trách nhiệm vụ trắc giác. Ðây là nhiệm vụ khó khăn và rất mật (secret), do chính Phòng 7 Bộ Tổng Tham Mưu chỉ huy. Trắc giác là làm sao tìm vị trí của các đài phát sóng của địch để tiêu diệt chúng. Ðây là một nhiệm vụ “tình báo điện tử”. Phi cơ EC-47 thuộc SÐ 5 KQ trước kia, được dùng để điều chỉnh các beacon (vô tuyến đăng) như radio compass chẳng hạn, nhiệm vụ đó tuy cũng khó khăn nhưng không mật như trắc giác. (Tarin, thư bổ túc)
Hảng sản xuất : de Havilland Aircraf of Canada Ltd. Ðộng cơ Pratt & Whitney R-985-AN, 450 hp. Sải cánh 48 ft (14.63m), chiều dài 30 ft 4 in (9.24m), chiều cao 10 ft 5in (3.17 m). Tốc độ 156 knots (288 km/h; 180 mph). Bay cao 20,000 ft (6096 m). Tầm hoạt động 600 mi (965 km). Trọng tải 7 người hay 1000 lb (453 kg). Trọng lượng tối đa lúc catá cánh 4820 lb (2186 kg)
·     3. O.1 (L19): Xuất hiện 1954. Một động cơ, fixed wing. Hảng sản xuất Cessna Aircraft Co. Ðộng cơ Continental IO-470 6 cylinder, 213 hp. Sải cánh 36 ft (10.97 m), chiều dài 25 ft 10 in (7.87 m), chiều cao 7 ft 4in (2.23 m). Tốc độ 92 knots (168 km/h). Bay cao 18,500 ft (5638 m). Tầm hoạt động 530 mi (853 km). Trang bị 4 rockets khói hai bên cánh, (O1 của US Army còn trang bị đại liên .50 ly). Trọng lượng tối đa lúc cất cánh 2400 lb (1088 kg).
·     4. O.2 (Skymaster): Xuất hiện trên chiến trường QKI từ năm 1967, do KQ Mỹ xử dụng. 35 chiếc được chuyển giao cho KQVN (PÐ 110 & PÐ 118) trong kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh, vào đầu năm 1973.
Trang bi hai động cơ, một trước một sau, fixed wing và nằm trên, hai thân, hai bình ỗn đứng, bánh mủi và hai bánh đáp có thể co duổi.
Hảng sản xuất: Cessna Aircraft Co, động cơ 2 Continental IO-360-D 6 cylinder, 210 hp mỗi máy. Sải cánh 38 ft (11.58m), chiều dài 29 ft 9 in (9.06 m), chiều cao 9 ft 4 in (2.84 m). Tốc độ 156 knots (288km/h). Bay cao 20,500 ft (6248m). Tầm hoạt động 1000 mi (1610km). Trang bị: mỗi cánh hai pod, mỗi pod mang 7 rocket khói. Trọng tải 3 người. Trọng lượng tối đa lúc cất cánh 4300 lb (1,950kg).
    5. U.17A và B (Skywagon): Một động cơ, cánh nằm trên, bánh đuôi. Xuất hiện ở Việt Nam vào cuối năm 1962. Là loại phi cơ nhẹ, đa dụng, có thể liên lạc, trinh sát, hành quân, trắc giác, spywar và huấn luyện …
Hảng sản xuất: Cessna Aircraft Co. Ðộng cơ U.17A Continental IO-470-F 6 cylindre, 260 hp. Ðộng cơ U17B IO-520-D, 300hp. Sải cánh 36 ft 2 in (11.02m), chiều dài 25 ft 9in (7.84m), chiều cao 7 ft 9 in (2.36m). Tốc độ 147 knots (170mph, 272 km/h). Bay cao 17,500 ft (5334m). Tầm hoạt động 850 mi (1367km). Trọng tải 5 người. Trọng lượng tối đa lúc cất cánh 3200lb (1451 kg)
     6.T.41D (Mescalero): Một động cơ, fixed wing, bánh mũi và hai bánh đáp cố định, Trung Tâm Huấn Luyện KQ, Trường Phi Hành đã nhận 22 chiếc T.41D vào năm ? (có thể 1966?) dùng để huấn luyện.
Loại phi cơ nầy không trang bị cho các Phi Ðoàn Quan Sát, nhưng các hoa tiêu quan sát đã tốt nghiệp trên loại phi cơ nầy và được bổ nhiệm đến các Phi Ðoàn. Vì lẽ đó, nên chúng tôi xem T.41D như là một loại phi cơ quan sát vậy.

Hảng sản xuất: Cessna Aircraft Co. Ðộng cơ Continental IO-360-D 6 cylinder, 210 hp. Sải cánh 36 ft 2 in (11.02m), dài 26 ft 6 in (8.07 m), cao 8 ft 11 in (2.72m). Tốc độ 114 knots (210 km/h; 135 mph). Bay cao 13,000 ft (3962 m). Tầm hoạt động 720 mi (1158km). Trọng tải 3 người. Trọng lượng tối đa lúc cất cánh 2300 lb (1043kg)
                                     
Đầm gìa L20 đang rải truyền đơn chiêu hồi

10 TRIỆU MỸ KIM ĐỂ CỨU SINH MẠNG 7 NGƯỜI VIỆT - CÚ ĐÁP NGOẠN MỤC CỦA THIẾU TÁ LÝ BỬNG TRÊN HÀNG KHÔNG MẪU HẠM MIDWAY BẰNG MÁY BAY L 19

                  

                      Hàng Không Mẫu Hạm USS Midway ngày 30-4-1975 và Thiếu Tá Phi Công Lý Bửng


Một phi công chưa từng đáp máy bay xuống hàng không mẫu hạm bao giờ, lại chở quá tải trên chiếc máy bay không đủ điều kiện để đáp trên tàu sân bay, không có radio liên lạc với đài không lưu của tàu, nhưng đã đáp thành công trên tàu sân bay vào ngày 30-4-1975.https://www.youtube.com/watch?v=k_eyyR37PSM

Đó chính là Thiếu tá phi công Lý Bửng, đã lái chiếc máy bay Cessna OE-1 “Bird Dog” (L-19), còn gọi là máy bay bà già hay là máy bay thám thính. Máy bay này chỉ có 2 chỗ ngồi, một cho phi công và một dành cho người quan sát, nhưng ông Lý Bửng đã chở tới 7 người, gồm vợ chồng ông và 5 người con.
Ngày 29-4, ông Lý Bửng đã cùng vợ con bay từ phi trường Tân Sơn Nhất ra Côn Sơn để sang ngày 30-4-1975 sẽ bay từ Côn Sơn ra hàng không mẫu hạm của Mỹ đậu ngoài khơi. Ông Bửng biết có chiếc tàu sân bay đậu ngoài biển, nhưng không biết chính xác vị trí nào. Rồi ông thấy tất cả các máy bay khác đều bay về một hướng, nên ông bay theo họ và tìm thấy tàu sân bay USS Midway đang đậu ngoài biển khơi.
Gặp tàu sân bay, nhưng trên máy bay không có radio để liên lạc xin đáp. Ông Bửng bay vòng quanh tàu và chớp đèn ra hiệu đáp, nhưng ông không nhận được tín hiệu đèn xanh để đáp xuống.
Đài kiểm soát không lưu trên tàu Midway thì tưởng rằng chỉ có một mình ông trên máy bay, nên đã cố gắng liên lạc với ông, bảo ông không đáp trên tàu, mà phải đáp xuống biển, tàu Midway sẽ cho người ra cứu. Thế nhưng, mọi liên lạc đều không thành, do trên máy bay của ông Bửng không có radio.
Máy bay của ông lại sắp hết nhiên liệu, không đủ xăng để bay vào đất liền. Nếu thuyền trưởng tàu Midway không cho ông đáp xuống, 7 mạng người trên tàu không thể sống sót.

Ông kể, ông đã viết vào mảnh giấy xin lệnh đáp, cột vào cái dao và quăng xuống tàu. Ông làm như vậy 3 lần, nhưng nó đều rơi ra biển. Lần thứ 4 ông cột miếng giấy vào khẩu súng, bay thật thấp rồi quăng. May quá, lần này nó rơi xuống tàu sân bay. Mảnh giấy ghi: “Các ông làm ơn dời chiếc trực thăng sang bên kia cho tôi đáp xuống đường băng. Tôi có thể bay thêm một tiếng nữa, chúng ta có đủ thời gian để dời. Làm ơn cứu tôi. Thiếu tá Bửng, vợ và 5 đứa con”.
                                 
Mảnh giấy xin lệnh đáp của Thiếu tá Bửng ném xuống Hàng Không Mẩu Hạm 
                                                       
Ông Larry Chambers, thuyền trưởng của tàu Midway đã cho ông hạ cánh. Biết không đủ chỗ đáp, nên ông Chambers ra lệnh cho các thủy thủ quăng mấy chiếc trực thăng VNAF UH-1 Huey xuống biển. Trị giá của số máy bay quăng xuống biển lúc đó khoảng 10 triệu Mỹ kim, để có chỗ trống cho ông Bửng đáp xuống.
Trên tàu sân bay lúc đó chỉ có lưới và móc để giữ các loại máy bay phản lực khác khi đáp, không đủ dụng cụ để chiếc L-19 của ông Bửng hạ cánh. Thế nhưng ông Bửng đã đáp thành công, trước những cặp mắt kinh ngạc của tất cả những người Mỹ có mặt trên tàu.

Và đó là cú đáp lịch sử, trong ngày lịch sử 39 năm trước.
Hàng không mẫu hạm USS Midway trên đường đến Việt Nam tham gia chiến dịch di tản. Lưu ý tất cả chiến đấu cơ trên mẫu hạm được thay thế bằng những chiếc trực trăng.
                                                                  


Phần nghi thức bao gồm lễ thượng kỳ, quốc ca Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, lễ mặc niệm. Ðây là lần đầu tiên cờ Việt Nam Cộng Hòa được kéo lên trên một chiến hạm Hoa Kỳ. Trong phần khai mạc khu triển lãm vĩnh viễn có lời phát biểu của các ông Larry Chambers, hạm trưởng USS Midway thời gian 1975, và Vern Jumper chỉ huy trưởng không lực trên mẫu hạm. Một số trong những người tị nạn năm xưa sẽ có mặt và kể lại câu chuyện họ được tàu USS Midway cứu vớt như thế nào. Tiếp sau nghi lễ là một chương trình văn nghệ đặc biệt với các nghệ sĩ Việt Nam.
Hiện vật đáng chú ý nhất trong khu triển lãm là một chiếc máy bay quan sát O-1 Bird Dog, cùng loại chiếc máy bay mà Thiếu Tá Không Quân Việt Nam Cộng Hòa Lý Bửng, chở vợ và 5 con, đáp xuống USS Midway hồi năm 1975. Ðây là lần đầu tiên một máy bay không trang bị phương tiện đáp trên mẫu hạm, không có móc ở đuôi để mắc vào dây cáp giữ lại, và do một phi công chưa từng được huấn luyện về kỹ thuật đáp trên tàu, đã thành công trong việc khó khăn này với một máy bay chở quá tải.
 
Chiếc máy bay L-19 của Thiếu Tá Lý Bửng
trưng bày trên USS Midway. 

Thiếu Tá Lý Bửng đang trả lời phỏng vấn trên hàng không mẫu hạm USS Midway.

Người bên phải trong hình trên là Trung tá Vern Jumper (Air Boss) đã cho phép Thiếu Tá Lý Bửng đáp xuống Midway 39 năm về trước. Hình cung cấp bởi 7/68KQ Nguyễn Đình Nguyên (người bên trái).

Ông Lý Bửng (phải) cùng ông Larry Chambers (thứ 2 từ trái sang), người đã giữ chức thuyền trưởng tàu USS Midway lúc ông Bửng đáp xuống 39 năm trước.
(Ảnh chụp ngày 5-4-2014)

Những người thân trong gia đình ông Bửng và gia đình ông Chambers.
(Ảnh chụp ngày 5-4-2014)

USS Midway Briefing - the Command Bridge 
Retired aviator Nguyễn Đình Nguyên (7/68KQ Nguyễn Đình Nguyên) gave briefing in the Command Bridge of the USS Midway Museum.


Trả lời phỏng vấn của cựu phi công Lý Bửng trên một tờ báo Việt ngữ ở Mỹ gần đây:
* Anh bay từ đâu ra hàng không mẫu hạm và vào ngày nào?
- Tôi bay từ Côn Sơn. Đầu tiên tôi bay từ Tân Sơn Nhất ra Côn Sơn ngày 29-4, rồi từ Côn Sơn bay ra hàng không mẫu hạm ngày 30-4.
* Anh bay bao lâu thì thấy hàng không mẫu hạm?
- Khoảng nửa tiếng hay 45 phút thì gặp chiếc USS Midway.
* Nếu không gặp, máy bay của anh có đủ nhiên liệu bay qua Thái Lan không?
- Nếu ở sát biên giới Thái Lan thì được, còn ở Sài Gòn, Biên Hòa, Nha Trang hay Côn Sơn thì không đủ nhiên liệu bay qua Bangkok.
* Vậy khi gặp hàng không mẫu hạm, anh làm gì?
- Tôi xin nó cho mình đáp xuống, nhưng khổ nỗi trên máy bay của tôi không có vô tuyến để liên lạc với dưới hàng không mẫu hạm, nên tôi cứ bay vòng vòng xung quanh nó và dùng các phương pháp mình đã học để áp dụng cho nó hiểu mình xin đáp nhưng chẳng thấy dấu hiệu trả lời! Sau đó tôi nghĩ ra cách viết ghi chú cho họ hiểu là tôi xin đáp.
Đầu tiên tôi cột vào con dao và bay sát con tàu, tôi mở cửa liệng dao xuống. Nó đụng sàn tàu, tưng lên rơi xuống biển. Sau đó tôi làm cái thứ hai, thứ ba, cột vào dây súng thảy xuống, cũng rơi luôn xuống biển. Lần thứ tư, tôi cột vào khẩu P38, bay thật thấp và liệng xuống. Lần này nó không rơi xuống biển. Tôi nhìn thấy một người chạy lại lượm lên coi và chạy biến đi, không biết đi đâu. Sau khi xuống tàu, được biết khi lượm và đọc ghi chú của tôi, họ chạy ngay lên báo cho hạm trưởng.
Tôi bay mấy vòng nữa quan sát thì thấy họ đang dọn dẹp mấy chiếc trực thăng đậu trên phi đạo cho gọn lại, lúc đó tôi biết họ đồng ý cho mình xuống.
* Trên máy bay L-19 anh chở những ai?
- Máy bay L-19 chỉ có một chỗ cho hoa tiêu, một chỗ cho người quan sát, nhưng tôi “chơi” luôn bảy người là tôi, vợ và năm đứa con. Chính điều này làm người Mỹ rất sợ vì chở quá trọng tải .
 Clip ông Lý Bửng phát biểu hôm 30-4-2010 trên tàu sân bay Midway về cú đáp lịch sử:  https://www.youtube.com/watch?v=Zq_mg8CtSzk
                                   

TÀI LIỆU LIÊN KẾT:

1.Các Phi Đoàn Quan Sát của KQ/VNCH
http://phidoan114.blogspot.de/2014/07/cac-phi-oan-quan-sat-cua-kqvnch.html

2.Thiếu Tá Lý Bửng Đáp L-19 Xuống USS Midway
http://768kq.blogspot.de/2014/05/thieu-ta-ly-bung-ap-l-19-xuong-uss.htm

Trịnh Khánh Tuấn
24.7.2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét