MÙA VỌNG (ADVENT)
Cây thông nổi lớn nhất thế giới tại Rio de Janeiro, Brazil,
bừng sáng với hơn ba triệu bóng đèn, mở màn cho mùa lễ hội.
Chúa Nhật III Mùa Vọng được biết đến như Chúa Nhật Mừng Vui bởi vì trong tiếng Latinh, những lời đầu tiên của phần mở đáp ca là “Gaudete in Domino Semper” (Luôn mừng vui trong Chúa). Vào Chúa Nhật này, lễ phục màu hồng được cho phép và cây nến hồng được thắp sáng như một điều nhắc nhở rằng chúng ta được gọi mời để hân hoan.
Mùa Vọng về ta chờ đón Chúa
Làm hang đá sạch sẽ thơm tho
Ấm áp không phải hơi bò
Nhưng là tình mến, hy sinh, nguyện cầu.
Mùa Vọng là khoảng thời gian 4 tuần trước lễ Giáng sinh. Chủ đề chính của mùa Vọng là chuẩn bị để kỷ niệm Sự giáng sinh của Chúa Giê-su, người sáng lập ra đạo Kitô giáo. Mùa Vọng bắt đầu từ ngày Chủ nhật thứ tư trước Giáng sinh và chấm dứt vào đêm trước lễ Giáng sinh (đêm 24 tháng 12, lễ vọng Giáng sinh), thường kéo dài từ 22 đến 28 ngày và có 4 ngày Chủ nhật. Chủ nhật đầu tiên của Mùa Vọng (chủ nhật thứ tư trước Giáng sinh) cũng là thời điểm bắt đầu của Lịch phụng vụ Công giáo thường niên, thường rơi vào các ngày sớm nhất là ngày 27 tháng 11 và trễ nhất là 03 tháng 12.
Mùa Vọng, ngày xưa thường gọi là “Mùa Áp” (theo tiếng Latinh là Adventus, từ động từ Advenire, tiếng Anh là Advent, có nghĩa là “đến gần”), với ý nghĩa là Mùa “trông đợi”, “mong chờ”.
Chữ Vọng theo từ điển Hán-Việt có 2 nghĩa:
Nghĩa thứ nhất 妄 (gồm chữa Nữ và chữ Vô) là Viễn vông, hư giả. Chữ Vọng này hiểu là vô vọng. Td: vọng ngữ, vọng chấp, vọng niệm.
Nghĩa thứ hai望 (gồm chữ Chủ, chữ Nguyệt và chữ vô) là trông mong, chờ đợi, ngưỡng mộ. Chữ Vọng này mới là hy vọng. Nó còn có nghĩa là ngưỡng vọng, ngửa trông lên Trời với lòng mong mỏi. Td: Vọng bái hay Vọng nhựt vào ngày rằm âm lịch.
Theo truyền thống Giáo Hội, Mùa Vọng có bốn ý nghĩa sau: Mùa kỷ niệm thời gian chuẩn bị đón Chúa Kitô "đã đến" lần thứ nhất; Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô "sẽ đến" lần thứ hai vào ngày tận thế; Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô "sẽ đến" viếng thăm vào cuối đời mỗi người chúng ta; Mùa chuẩn bị tâm hồn Kitô hữu xứng đáng để mừng Lễ Giáng Sinh sắp tới.
Theo Kitô giáo, mùa Vọng (tiếng Việt nghĩa là "sự trông chờ", "hy vọng"; tiếng Latinh: adventus nghĩa là "đến") là mùa đầu tiên của năm phụng vụ bao gồm khoảng thời gian phủ kín bốn Chủ nhật trước Lễ Giáng sinh (khoảng một tháng) và kết thúc vào Đêm Giáng Sinh. Chủ đề chính của Mùa Vọng là sự chuẩn bị mừng ngày Giáng sinh của Chúa Giêsu năm xưa, tuy nhiên, học thuyết thánh kinh hiện đại cho rằng đây là sự chuẩn bị tâm linh nhằm hướng đến cuộc trở lại để phán xét thế gian của Chúa Giêsu trong tương lai. Bầu không khí của mùa này tuy không buồn bã như Mùa Chay nhưng được liệu sao để không đi trước niềm vui tột độ của Lễ Giáng Sinh sau đó. Bằng nhiều hình thức, có thể là bốn vòng hoa hay bốn ngọn nến, nhiều nơi sử dụng nó để đánh dấu thời gian cho bốn tuần của Mùa Vọng với ý nghĩa tượng trưng: "Hy vọng", "Tin tưởng", "Niềm vui" và "Tình yêu". Màu lễ phục truyền thống trong mùa này là màu tím nhưng vào Chủ nhật thứ ba (Chúa nhật Vui mừng), có thể sử dụng màu hồng và được gọi là "Chủ nhật Hồng"
Ai đã thiết lập Mùa Vọng?
Thomas J. Talley, trong quyển ”Những Nguồn gốc của Năm Phụng vụ” (The Origins of the Liturgical Year – Pueblo Publishing Company), cho thấy sự bắt đầu của Mùa Vọng trong Điều luật Thứ tư của Công nghị Saragosa (The Fourth Canon of the council of Saragosa) vào năm 380. Vào năm 567, Công nghị Tours (the Synod of Tours) đã thiết lập một tháng Mười Hai ăn chay. Và năm 581, Hội nghị Macon đã ra lệnh một Mùa Vọng Chay cho dân chúng từ Lễ mừng Thánh Martin (11-11) tới Lễ Giáng Sinh. Điều này dẫn đến cái tên Mùa Chay Thánh Martin.
Vào thế kỷ 7 và 8, những tập kinh giảng đã quy định 6 Chúa Nhật trong Mùa Vọng.
Theo cuốn Harper Collins Encyclopedia of Catholicism, được biên soạn bởi Richard P. McBien, thì Đức Giáo hoàng Gregôriô Cả, qua đời năm 604, là người thiết lập thực sự của Mùa Vọng La Mã. Đức Grêgôriô Cả đã thiết lập mùa này vào 4 tuần và đã soạn kinh cầu mùa và những bài đáp ca. Gaul (Pháp) đã làm phong phú cho mùa này với những yếu tố thuộc thuyết thế mạt và sự liên hiệp những nghi thức của Giáo hội Pháp quốc và La Mã quay trở lại Giáo hội La Mã vào khoảng thế kỷ 12.
Vòng hoa 4 cây nến, tượng trưng cho điều gì?
Bốn cây nến tượng trưng cho tuần trước lễ Chúa Giáng sinh, mỗi tuần đốt thêm một cây. Ba cây màu tím tượng trưng cho sám hối và một cây màu hồng dùng cho Chúa nhật thứ 3, nói lên niềm vui như Thánh Phaolô kêu gọi: Hãy vui lên... vì Chúa đang đến! Vòng hoa mùa vọng với cành lá xanh tượng trưng cho sự sống muôn đời. Hạt giống, trái hồ đào dùng để trang trí trên vòng hoa tượng trưng cho sự sống lại và những hoa trái tiêu biểu cho lương thực dồi dào của đời sống Kitô hữu. Nến tượng trưng cho ánh sáng Chúa Kitô. Đầu tiên tại miền Bắc nước Đức, vòng hoa kiểu này được các gia đình đạo Tin lành trưng bày, sau đó vòng hoa mùa vọng được treo trong nhà thờ Công giáo vào năm 1925 tại tỉnh Köln. Từ năm 1935 các vòng hoa mùa vọng trong gia đình cũng được làm phép. Phong tục này ngày nay đã lan truyền đến nhiều nơi trên thế giới.
Ba thái độ sống cụ thể trong mùa Vọng
Theo tinh thần mùa Vọng, sống hướng về ngày Chúa đến có thể được diễn tả trong ba thái độ cụ thể.
Trước tiên là tương đối hoá hiện tại. Mọi giá trị ở đời này như của cải, danh vọng, tình yêu, gia đình, khoa học, kỹ thuật, văn hoá… là những điều tốt lành mà chúng ta phải ra sức thực hiện theo thánh ý của Chúa trong hoàn cảnh sống cụ thể của mình, nhưng đó chưa phải là những cái tuyệt đối đáng cho ta coi là mục đích phải gắn bó và đeo đuổi với bất cứ giá nào. Trái lại, chúng chỉ tìm được trọn vẹn giá trị khi đối chiếu với cùng đích tối hậu, đích thực của đời ta.
Thái độ sống này làm cho ta nên khôn ngoan, sáng suốt, chừng mực và tự do. Sống hướng về ngày Chúa đến còn đòi hỏi nơi ta một thái độ thứ hai là phải cương quyết chống lại tội lỗi và sự ác nơi mình và chung quanh mình, nơi gia đình và trong xã hội. Đó là dọn đường cho Chúa ngự đến, như chúng ta thường hát trong Mùa Vọng theo lời Kinh Thánh: “Quanh co uốn cho ngay, Gồ ghề san cho phẳng, Hố sâu lấp cho đầy, Nơi cao phải bạt xuống”.
Sau hết, sống hướng về ngày Chúa đến buộc ta phải tỉnh thức và luôn luôn sẵn sàng như người tôi trung: hết lòng với nhiệm vụ được trao phó, tận dụng mọi khả năng của mình để hoàn thành mọi việc theo ý chủ nhà hiện đang vắng mặt và mau mắn mở cửa đón chủ về bất cứ lúc nào.
Trước tiên là tương đối hoá hiện tại. Mọi giá trị ở đời này như của cải, danh vọng, tình yêu, gia đình, khoa học, kỹ thuật, văn hoá… là những điều tốt lành mà chúng ta phải ra sức thực hiện theo thánh ý của Chúa trong hoàn cảnh sống cụ thể của mình, nhưng đó chưa phải là những cái tuyệt đối đáng cho ta coi là mục đích phải gắn bó và đeo đuổi với bất cứ giá nào. Trái lại, chúng chỉ tìm được trọn vẹn giá trị khi đối chiếu với cùng đích tối hậu, đích thực của đời ta.
Thái độ sống này làm cho ta nên khôn ngoan, sáng suốt, chừng mực và tự do. Sống hướng về ngày Chúa đến còn đòi hỏi nơi ta một thái độ thứ hai là phải cương quyết chống lại tội lỗi và sự ác nơi mình và chung quanh mình, nơi gia đình và trong xã hội. Đó là dọn đường cho Chúa ngự đến, như chúng ta thường hát trong Mùa Vọng theo lời Kinh Thánh: “Quanh co uốn cho ngay, Gồ ghề san cho phẳng, Hố sâu lấp cho đầy, Nơi cao phải bạt xuống”.
Sau hết, sống hướng về ngày Chúa đến buộc ta phải tỉnh thức và luôn luôn sẵn sàng như người tôi trung: hết lòng với nhiệm vụ được trao phó, tận dụng mọi khả năng của mình để hoàn thành mọi việc theo ý chủ nhà hiện đang vắng mặt và mau mắn mở cửa đón chủ về bất cứ lúc nào.
Sưu tầm.
Nguyễn thị Hồng 14/12/2014
Nguyễn thị Hồng 14/12/2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét