BÁNH MỨT NGÀY TẾT
Nếu nói: " miếng trầu là đầu câu chuyện" thì bánh mứt cũng là vật không thể thiếu được trong mỗi gia đình Việt Nam và ngày đầu xuân.
Với ngày Tết cổ truyền, mứt Tết cũng là món ăn không thể thiếu, góp phần làm nên hương vị ngày xuân. Đây không chỉ là món ăn thơm ngon, hấp dẫn, mà việc thưởng ngoạn đồ ăn này đã trở thành một thú ẩm thực trong phong tục Tết của người Viet Nam.
Các loại mứt mà chúng ta thường thấy trong ngày Tết đó là: mứt gừng, mứt bí, mứt hạt sen, mứt dừa, mứt chanh hay tắc, mứt me, mứt mảng cầu, mứt chuối, mứt dâu......
Mai vàng tươi hương sắc
Chào mùa Xuân thiêng liêng
Người người vui mở hội
Cùng đón xuân mọi miền
Trên bàn thờ ngày Tết
Đủ bánh, mứt, rượu, trà
Thịt kho tàu dưa giá
Hoa trái cúng ông bà
Chợt giật mình tỉnh mộng
Giữa đêm trường quạnh hiu
Tết về trên Bắc Mỹ
Trời lạnh giá tịch liêu!
(Trích thơ Hoàng Trùng Dương)
.
HẠT DƯA
Hạt dưa là một món ăn nhâm nhi trong ngày Tết của người Việt Nam, đây là món chủ nhà đãi khách trong dịp Tết. Nguyên liệu chính của món hạt dưa đơn giản là chỉ từ những hạt của các loại dưa nhưng chủ yếu là dưa hấu. Hạt dưa hấu được tách ra và nướng lên làm phần bên trong hạt chín. Khi thưởng thức, người ra sẽ dùng răng (thường là răng cửa) cắn mạnh vào đầu hạt dưa và tách làm đôi hạt dưa để ăn phần lõi màu vàng bên trong gọi là chíp hạt dưa hay cúp hạt dưa. Thực khách vừa nhâm nhi hạt dưa vừa uống trà, trò chuyện giúp không khí Tết thêm sinh động.
Hạt dưa là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất hữu ích với người bị viêm gan, rối loạn lipid máu... Ăn hạt dưa thường xuyên giúp tăng cường trí nhớ và chức năng não-thần kinh, phục hồi nhanh sức hoạt động của tế bào não. Hạt dưa chứa nhiều chất dinh dưỡng như protid, glucid, lipid, vitamin B1, B2, E, PP, canxi, sắt, kẽm, phốt pho, selen... Trong đó, protid của hạt dưa là chất đạm không thể thiếu cho thần kinh, cơ bắp, huyết dịch, nội tạng, xương khớp. Chất glucid trong hạt dưa là thành phần chính cấu tạo tế bào và thần kinh.
Theo Đông y, hạt dưa có vị ngọt, tính mát khi chưa rang chín, sau khi rang có tính bình, tác dụng hạ nhiệt, lợi tiểu, hạ huyết áp, tăng cường sinh lực. Nếu dùng chữa bệnh thì dùng hạt dưa luộc tốt hơn hạt dưa rang. Y học cổ truyền cho rằng hạt dưa làm mát phổi, tan đàm, điều hòa hệ tiêu hóa. Người bị ho do phổi nóng, đàm nhiều, ăn uống kém nên dùng. Có nghiên cứu ghi nhận hạt dưa có tác dụng giúp ổn định men gan và lượng lipid huyết thanh rất có ích cho người bị viêm gan và những người bị rối loạn lipid máu (mỡ trong máu cao), giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch. Cũng có các nghiên cứu cho thấy, hạt dưa giúp tăng cường trí nhớ, nâng cao chức năng não-thần kinh, nhanh chóng phục hồi sức hoạt động của tế bào não. Chất béo trong hạt dưa, phần nhiều là acid béo không bão hòa, sẽ giúp ích trong việc phòng ngừa xơ cứng động mạch, bệnh mạch vành, chứng cao mỡ máu..
CẨN THẬN VỚI MÀU HOÁ CHẤT CÓ TRONG HẠT DƯA
Tuy hạt dưa là món ăn ngon và vui trong ngày Tết tuy nhiên cũng có nhiều cảnh báo về những nguy cơ khi ăn hạt dưa như một số nơi phát hiện hạ dưa có chất gây ung thư, hạt dưa dương tính với - chất gây ung thư có trong phẩm màu công nghiệp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có trong màu công nghiệp là chất độc có thể ngộ độc hoặc gây ung thư nếu dùng lâu dài nên bị cấm sử dụng trong thực phẩm.
Giá thành thấp, giúp màu sắc tươi tắn, sặc sỡ, bền màu là nguyên nhân khiến các cơ sở sản xuất hạt dưa chọn phẩm màu độc hại này. Vì lợi nhuận, các cơ sở sản xuất đã ướp thực phẩm với hoá chất rhodamine B để giảm tối đa chi phí. Hoá chất này khi pha loãng trộn có thể ngấm qua vỏ hạt dưa vào bên trong. Người sử dụng chỉ cần cắn hạt dưa, tiếp xúc vỏ dưa dính hoá chất này cũng đã rất nguy hiểm. Sự tích tụ lâu ngày trong cơ thể chất này trước hết gây tổn thương gan, thận, lâu dần gây ung thư. Còn với những người gan kém, sự đào thải qua gan kém có thể gây dị ứng tức thì, biểu hiện là nổi mẩn trên da, sung huyết. Nếu ngại chất hoá học có trong hạt dưa, chúng ta có thể dung hạt khác như:
Hạt hướng dương:
Trong hạt hướng dương chứa nhiều chất béo, chất khoáng, vitamin E, giúp hạ cholesterol, làm đẹp da, tóc, ngăn ngừa lão hóa. Ngoài ra hạt hướng dương còn chứa nhiều phytosterols và lognans, có hoạt tính ức chế sự phát triển các tế bào ung thư trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Những chất như serotonin, phytosterols trong hạt hướng dương còn giúp giảm cholesterol xấu trong cơ thể, giúp giảm căn thẳng, ngăn ngừa chứng trầm cảm.
Hạt sen:
Đây là loại hạt quen thuộc và có rất nhiều tác dụng kỳ diệu. Trong 100g hạt sen có chứa 350 calo, 63-68 gam carbohydrate, 17-18gam protein, nhưng chỉ có 1,9-2,5 gam mỡ, còn lại là các thành phần khác như: nước (13%), khoáng chất (chủ yếu là natri, kali, canxi, phốt pho). Hạt sen có nhiều tác dụng như chữa chứng mấ ngủ, kém ăn, thiếu máu. Giúp làn da luôn trẻ trung, ngăn ngừa viêm nhiễm, khắc phục chứng di tinh, tiêu chảy kéo dài.
Hạt bí ngô:
Thử nghiệm tại trạm thực nghiệm Massachusetts cho thấy, các dưỡng chất trong hạt bí ngô được tăng lên theo thời gian, cụ thể là hàm lượng protein. Hạt bí ngô là loại hạt có hàm lượng calo cao (100 gam hạt bí ngô có 559 calo). Ngoài ra, còn có nhiều photpho, magie, sắt, đồng, các vitamin… tốt cho sức khỏe tim mạch, giảm nồng độ cholesterol xấu, giúp bạn ngủ ngon, chống loãng xương, kháng viêm và đẩy lùi lão hóa.
Hạt lựu:
Các chất polyphenol và flavonoid trong hạt lựu có thể giúp da chống lại sự xâm hại của các gốc tự do, ngăn ngừa sự hình thành sớm của nếp nhăn và làm mờ dần các các đốm đồi mồi. Ăn nhiều hạt lựu còn có thể bảo vệ khớp, các chất dinh dưỡng trong đó có tác dụng thúc đẩy bài tiết dịch khớp giúp bôi trơn các khớp. Dầu hạt quả lựu có khả năng ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư da nhờ khả năng "mau liền"
CÁC LOẠI MỨT NGÀY TẾT
Mứt có lợi cho sức khỏe
Các loại chế biến thành mứt phần lớn là các vị thuốc.
1. Mứt gừng: tác dụng làm ấm tì vị, chống nôn, giải độc, chữa ho.
2. Mứt tắc: giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, long đờm, chống nôn, giải độc rượu.
3. Mứt sen: an thần, giảm stress, chống suy nhược.
4. Mứt hồng: chống suy nhược, chữa ho, tiểu đêm.
5. Mứt khoai lang: nhuận trường, chống táo bón.
6. Mứt dừa: nhuận trường.
7. Mứt me: giải khát, kích thích tiêu hóa, nhuận trường.
8. Mứt cà chua, cà rốt: giúp sáng mắt, ngừa ung thư tuyến tiền liệt.
MỨT GỪNG
Mứt gừng có vị cay, ấm, mùi thơm lại tốt cho sức khỏe. Trong không khí se se của tiết xuân, một dĩa mứt gừng cay bên ly trà ấm thực sự là một hương vị thanh tao dễ tìm. Mứt gừng có nhiều loại, phổ biến nhất là mứt gừng khô và mứt gừng dẻo. Người có tuổi thích món mứt gừng khô với vị cay nồng kích thích. Trẻ em lại thích mứt gừng dẻo, không quá ngọt, lại cay vừa phải chỉ đủ âm ấm người. Mứt gừng ngon phải đảm bảo tiêu chuẩn cay mà không đắng, người làm mứt gừng phải chăm chút từ khâu chọn gừng để sao cho gừng không bị già, có nhiều sợi xơ, rồi đến khâu sên đường đều tay sao cho lớp đường trên bề mặt thật mỏng mà vị ngọt còn thấm nồng vào bên trong.
Mứt gừng giúp làm ấm, lại dễ tiêu hóa. Ngày tết với thực đơn thức ăn phong phú thì món mứt gừng thực sự là sự lựa chọn không thể bỏ qua của mọi gia đình.
MỨT TẮC
Để có hũ mứt quất vừa ngon vừa đẹp mắt, phải cẩn thận ngay từ khâu chọn quả. Quất làm mứt phải là loại được trồng ngoài vườn, không phải quất cảnh. Chọn những quả tròn đều, không quá chín.
Cây tắc (quất)
Khi chế biến thì có một bí quyết giúp quả quất cứng, không nát là phải ngâm với nước vôi (vôi ăn trầu) khoảng vài tiếng đồng hồ, nhưng không nên ngâm lâu quá, mứt sẽ nồng mùi vôi. Sau đó vớt quất ra rửa sạch nước vôi rồi luộc chín trong khoảng 8 - 10 phút. Tiếp đến là dùng kim châm nhiều lỗ vào tất cả các múi quất, ép cho nước và hạt ra hết. Như thế khi làm xong món mứt rất ngon và giòn.
MỨC SEN
Hương sen thanh tao, vị sen ngọt mà thanh đạm là một món ăn rất thích hợp cho ngày tết cổ truyền. Mứt hạt sen đối với người dân Việt Nam là một món mứt quen thuộc thì đối với người miền Nam lại càng quá đỗi thân thiết bởi những cánh đồng sen bát ngát của miệt sông nước dường như đã ăn sâu bám rễ vào tâm hồn người người Nam từ thuở khai hoang. Mứt hạt sen là một món ăn bình dị và rất dễ làm. Tuy nhiên, vì là món ngon đãi khách quý thăm nhà, người chế biến nó phải dụng tâm và bỏ nhiều công sức chăm chút cho món ăn. Hạt sen phải là hạt sen thật to, căng tràn đem sấy khô rồi ngâm nước vài giờ cho nở ra. Sau đó trần hạt sen qua nước sôi để hạt sen có độ mềm vừa phải.
Quá trình này phải diễn ra hai lần để hạt sen chín kỹ rồi lại ngâm vào nước lạnh để hạt sen có độ dai nhất định. Quá trình làm mứt sau đó mới bắt đầu. Đường để làm mứt hạt sen phải là đường cát trắng phau, sên chậm mà kỹ. Lửa nhỏ vừa phải cho đường thấm dần đều vào hạt sen, lại phải đảo đều tay và cẩn trọng để hạt sen không bị bung nát. Để có món mứt hạt sen ngon, thông thường người làm mứt còn rắc thêm vào nước hoa bưởi để hạt sen thơm và thanh hơn. Mứt hạt sen ngon phải là món mứt có độ ngọt vừa phải, ăn trong miệng vừa ngọt lại thanh. Hạt sen bùi bùi, ngọt mà không ngấy.
MỨC HỒNG
Để làm mứt của sen bạn mua củ sen về rồi rửa sạch, nạo bỏ vỏ, thái miếng vát dày khoảng 1cm.
Nguyên liệu để làm mứt là những trái hồng chín đỏ, thơm lừng được chọn lựa kỹ càng.
Mứt được làm từ trái hồng trứng (trái nhỏ, nhìn tựa như quả trứng gà) vì có vị ngọt thơm, khác hẳn các loại hồng khác.
Sau khi gọt sạch lớp vỏ ngoài mà vẫn giữ nguyên cuống, trái hồng được đưa vào lò sấy với nhiệt độ cao trong một thời gian nhất định.Đến khi đạt yêu cầu sẽ ép quả hồng thành mứt hồng.
Hồng được rắc thêm bột đường phấn cho đẹp mắt
Nếu bạn bị suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng, ho mạn tính và hay đi tiểu đêm, mỗi ngày hãy ăn khoảng 40g mứt hồng, bệnh sẽ thuyên giảm.
Hồng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:
- Hồng được sử dụng như phương thuốc cổ truyền chữa nhiễm trùng phổi, trĩ và chữa bệnh suyễn. Thường dùng dạng hồng khô, ăn mỗi ngày khoảng một trái là tốt. Tính chất se chát của hồng còn giúp ngừng tiêu chảy, cầm mồ hôi và cầm máu.
Hồng còn giúp ngừa ung thư vì có hàm lượng beta caroten cao, các hợp chất như sibutol và axit betulinic được nghiên cứu có tác dụng kháng ung thư. Một nghiên cứu mới tại Nhật Bản đã chứng minh tác dụng chống lão hóa của hồng nhờ nhóm hợp chất proanthocyanidin có nhiều trong lớp vỏ, giúp bảo vệ tế bào không bị oxy hóa.
Hồng khô tính bình, dẻo, ngọt, được dùng chữa ngộ độc do ăn uống gây tiêu chảy, kiết lỵ lâu ngày không hết.
MỨC KHOAI LANG
Mứt khoai lang có lẽ là món mứt với giá thành rẻ nhất, nguyên liệu dễ kiếm nhất với hầu hết tất cả mọi người. Khi ăn mứt có vị dẻo dẻo, ngọt vừa nên ít ngán; với cách làm dễ dàng bạn có thể làm dư ra để mang tặng bạn bè, người thân bởi mứt tự làm ở nhà chắc chắn là an toàn và vệ sinh hơn mứt đi mua rồi!
MỨT BÍ ĐAO
Mứt bí dễ dùng vì có tính thanh nhiệt, tuy nhiên thời gian thực hiện kéo dài, loại bí để làm mứt cũng khó tìm và đòi hỏi sự khéo tay để mứt có độ trắng trong, đẹp mắt.
Lựa chọn bí: phải là loại bí (đao) của Đà Lạt, trọng lượng từ 5kg trở lên mới có độ dày cơm, giòn. Các loại bí khác vừa nhỏ, lại bở nên không thể làm mứt được.
thực hiện: gọt vỏ, bỏ hột. Cắt hình dạng dài, tròn, mỏng, dày theo sở thích.
Lấy nước vôi trong màu trắng (có thể mua nước vôi trong tại các quầy bán trầu cau ở chợ) ngâm trong sáu giờ. Sau đó xả sạch, chần qua nước sôi, đổ ra rổ, để ráo, mang phơi nắng (nắng tốt phơi khoảng ba giờ). Tiếp đó, rửa lại bằng nước thường. Chần qua nước sôi, đổ ra rổ để ráo. Đây chính là công đoạn làm trắng mứt bí mà không cần sử dụng hóa chất.
Công thức làm mứt là cứ 3kg bí sử dụng 3kg đường. Chia làm năm lần sên. Nghĩa là mỗi lần nấu 600g đường, đổ nước ngang mặt bí, nấu cho sôi, sau đó bắc xuống để qua một đêm. Ngày hôm sau, vớt bí ra, tiếp tục lấy 600g đường nấu với nước đường đã ngâm bí trước đó, nấu cho sôi, đổ vào bí ngâm qua một đêm. Cứ thế thực hiện trong năm ngày liên tục. Ngày thứ sáu vớt mứt ra rổ, lấy nước đường ngâm bí thắng cho kéo tơ, sau đó lấy bí nhúng vào, trút ra nia để hong khô.
Có thể pha màu bằng các loại trái cây thiên nhiên như dứa, cam, dâu… Dùng nước nguyên chất của trái cây theo sắc màu bạn muốn, pha vào nước đường trong quá trình nấu và ngâm bí.
Chỉ cần bảo quản trong lọ thủy tinh là có thể sử dụng khoảng ba tháng.
MỨT DỪA
Đối với người miền Nam mà nói, mứt dừa dường như là món mứt quen thuộc nhất bởi xứ dừa phương Nam tự nhiên mà trù phú. Mứt dừa phải làm từ dừa chuyển từ Bến Tre lên. Không chỉ ở Bến Tre mới có dừa, nhưng với mứt dừa làm từ trái dừa trồng trên đất cù lao màu mỡ của Bến Tre thì chất lượng mứt không đâu sánh bằng. Trong sản xuất mứt dừa truyền thống, công đoạn sên mứt là khâu cực nhất và tinh tế nhất. Do đó, người đứng sên mứt phải có tay nghề, sức lực dẻo dai. Đứng bên lò sên mứt nóng hầm hập từ lửa hồng than miểng gáo, người thợ sên mứt với hai chiếc đũa lớn, phải khuấy mứt cho đều trong thau, thao tác liên tục nhiều giờ để cho ra thành phẩm là miếng mứt dừa trắng phau đẹp mắt, không bị vàng cho quá lửa
Ngoài mứt dừa truyền thống, người dân Sài Gòn còn biến hóa món mứt dừa thành nhiều món ngon khác như mứt dừa tắt ngọt ngọt chua chua, mứt dừa dứa vừa thơm lại xanh, mứt dừa dẻo dai dai hay món mứt dừa bún thơm thơm mùi lá dứa, mùi cà phê, ca cao, càng ăn càng ghiền.
MỨT ME
Ngày tết các loại mứt luôn là món quà có mặt ở tất cả các gia đình. Trong các loại mứt như mứt bí, sen, táo, nho… thì mứt me có vị chua chua ngọt ngọt và thơm rất hấp dẫn. Me được chọn làm mứt là loại me ván già nhưng còn xanh (chưa chín), trái to ngang hoặc me đũa, trái dài, mắt thẳng, cơm dày. Loại me ươn, me mật không làm được vì mứt nhão, thâm đen, ít ngon
Làm mứt me thật công phu. Me hái trên cây xuống hay mua về cắt bớt cuống, chỉ chừa lại cỡ đốt tay. Me bỏ vỏ, ngâm kỹ cho bớt chua, sau đó lại tách hạt thật khéo cho me không bị nát. Khi nào nếm bớt chua, vớt me vảy ráo nước, tiến hành rim. Thông thường, cứ 3 kg me tươi bóc vỏ phải dùng đến 1,5 kg đường cát. Ðường càng trắng, me rim càng đẹp, càng ngon. Công đoạn này đòi hỏi phải khéo tay và tính kiên nhẫn, nếu nóng ruột là hỏng ngay. Mứt me đạt yêu cầu hải có màu vàng trong, bóng mướt, bọc giấy kính trông rất tươi mắt. Như vậy, thời gian tính từ khi làm đến khi có mứt ăn mất hết cả tuần. Mứt me cũng được người sành điệu xếp vào hàng của quý. Ngày Tết, món mứt me bày ra thết đãi bà con, bạn bè, hấp dẫn vô cùng.
Làm mứt me thật công phu. Me hái trên cây xuống hay mua về cắt bớt cuống, chỉ chừa lại cỡ đốt tay. Me bỏ vỏ, ngâm kỹ cho bớt chua, sau đó lại tách hạt thật khéo cho me không bị nát. Khi nào nếm bớt chua, vớt me vảy ráo nước, tiến hành rim. Thông thường, cứ 3 kg me tươi bóc vỏ phải dùng đến 1,5 kg đường cát. Ðường càng trắng, me rim càng đẹp, càng ngon. Công đoạn này đòi hỏi phải khéo tay và tính kiên nhẫn, nếu nóng ruột là hỏng ngay. Mứt me đạt yêu cầu hải có màu vàng trong, bóng mướt, bọc giấy kính trông rất tươi mắt. Như vậy, thời gian tính từ khi làm đến khi có mứt ăn mất hết cả tuần. Mứt me cũng được người sành điệu xếp vào hàng của quý. Ngày Tết, món mứt me bày ra thết đãi bà con, bạn bè, hấp dẫn vô cùng.
MỨT CÀ CHUA, CÀ RỐT
Cà chua bi là loại quả có nhiều vitamin; làm mứt từ cà chua bi không những ngon, bổ mà màu sắc lại rất đẹp nữa. Sắc đỏ của mứt cà chua bi sẽ làm không khí tết nhà bạn thêm ấm áp đấy! Mứt cà chua bi với cách chế biến này không quá ngọt và lại dẻo dẻo, chua nhẹ rất dễ ăn; bạn hãy thử làm để bổ sung vào khay mứt nhà mình trong dịp Tết này nhé!
MỨT MÃNG CẦU
Nguyên liệu:
- Mãng Cầu Dai: 1 trái (1 kg); Đường cát trắng: 1/2kg; Vani: 1 viên; Giấy bóng kiếngCách làm:
Mãng Cầu Dai lựa trái chín, tách bỏ vỏ. Xả nước một lần cho bớt chất chuạ Gắp ra chứ đừng vắt. Đổ đường vào, ngâm chừng hai tiếng. Sau đó đặt lên bếp lửa, cho lửa lớn, đảo đều taỵ Sau khi nước đường và mứt xên lại sền sệt thì rắc vani vào, trộn đều, rồi bắc khỏi bếp.
Phơi mứt chừng 3 nắng (3 ngày), trong khi phơi thì trở qua trở lại mứt mới khô và trong.
Giấy bóng kiếng cắt dào 10 phân, rộng 5 phân, cuốn từng mẩu mứt lại, rồi xoáy 2 đầụ
Mãng cầu ta ( trái na)
Mãng cầu xiêm
MỨT THÈO LÈO CỨT CUỘT
Kẹo thèo lèo là loại kẹo ai ai cũng biết đến! Mỗi độ tết đến xuân về vào ngày 23 tháng chạp nhà nhà chuẩn bị đưa ông táo lên trời. 1 con cá chép và 1 dĩa kẹo thèo lèo làm lễ vật cầu chúc cho năm mới an lành và nhiều hạnh phúc. Còn cứt chuột là thứ kẹo mè đen thui (hình bên dưới)
NGUYÊN LIỆU CHO MÓN KẸO THÈO LÈO ĐẬU PHỘNG
- Đậu phộng 500g
- Gừng 1 củ
- Đường 250g
- Corn syrup 125g ( xem bài cách làm corn syrup mục làm bánh)
- 125ml nước
- Muối 2,5g
- Bánh tráng cuốn
Bước 1: Sơ chế
- Đậu phộng rang chín bỏ vỏ lụa
- Gừng gọt vỏ, bằm thật nhuyễn
- Lót bánh tráng cuốn ra mâm
Bước 2: Nấu kẹo
- Cho nước, gừng, đường, corn syrup, muối vào nồi nấu lửa nhỏ
- Sau 12 phút thì đường sẽ sánh lại.
- Thử đường bằng cách cho 1 giọt đường vào chén nước lạnh, nếu đường đông lại, ăn thấy dòn tan là được, nếu đường còn dẻo thì nấu thêm chút nữa.
- Nhanh tay cho đậu vào nồi đường, trộn đều, trút đậu ra mâm, dùng cây cán cán đậu cho mỏng ra, dày khoảng 1cm.
- Trong khi đậu vẫn còn ấm, dùng dao bén cắt đậu thành miếng vừa ăn. Chờ đậu thật nguội mới cho vào keo, đậy nắp kín.
- Xếp kẹo ra dĩa sao cho đẹp mắt
- Pha thêm bình trà nóng
- Ăn miếng kẹo rồi húp miếng trà tận hưởng hương vị
TRÌNH BÀY VÀ THƯỞNG THỨC
Ý nghĩa của một số loại mứt Tết
theo quan niệm truyền thống:.
Mứt dừa quây quần, sum vầy hạnh phúc :
Mứt dừa là một loại món ngon cổ truyền và được nhiều người lựa chọn trong khay mứt Tết mỗi độ xuân về. Mứt dừa đặc trưng ở vị thơm ngọt và màu sắc của nó. Loại mứt này rất đa dạng và thú vị nhờ các cách làm khác nhau tùy theo sở thích của từng người. Vào những ngày đầu xuân họp mặt, nhâm nhi mứt dừa thơm ngon, ngọt bùi, cùng thưởng thức tách trà nồng nàn, tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên không khí ấm áp trong gia đình, thắt chặt tình bằng hữu.
Hạt dưa màu đỏ mang lại may mắn và niềm vui:
Đây là một trong những món ăn chứa đựng sắc đỏ của sự may mắn nên loại hạt này lúc nào cũng được nằm trong khay mứt Tết . Hat dưa không chỉ là món ăn vui miệng mà nó còn phòng chữa nhiều bệnh, chứa nhiều dinh dưỡng quý. Ăn hạt dưa thường xuyên giúp tăng cường trí nhớ và chức năng não – thần kinh, phục hồi nhanh sức hoạt động của tế bào não. Màu đỏ của hạt dưa tượng trưng cho sự may mắn, là màu của tài lộc. Ngày xuân, màu đỏ xuất hiện ở khắp nơi, từ bàn thờ tổ tiên, đến góc bếp, cửa sổ,…tất cả đều thể hiện sự mong muốn được thần may mắn sẽ gõ cửa.
Kẹo mang đến một năm ngọt ngào :
Vào những ngày đầu năm, khi ngậm một viên kẹo bạn sẽ cảm nhận được sự ngọt ngào của nó. Chính vì thế, mọi người thường bày những viên kẹo trên khay mứt Tết với mong muốn một năm mới thật ngọt ngào, tràn đầy tình yêu thương.
Lạc: biểu tượng của sự trường thọ :
Lạc hay còn gọi là đậu phộng được mệnh danh là “hạt trường thọ” Thường xuyên ăn đậu phộng có thể giúp bạn bồi bổ sức khỏe tốt.
Lạc cũng như các loại hạt nổi lên như món ăn vặt lành mạnh và cân bằng dinh dưỡng tương đương với trái cây trong dịp lễ hội mừng năm mới truyền thống của người Việt. Các loại hạt này lâu nay được xem là những món ăn chơi vui miệng. Nhưng thực ra chúng đã góp phần dinh dưỡng quan trọng đối với sức khoẻ để phòng chữa nhiều bệnh do chúng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quý.
Mứt bí: đem lại sức khỏe và sự phát triển
Đây là loại mứt duy nhất được dùng nhiều khi làm các loại bánh như bánh trung thu, bánh pía. Nó được xem là món ăn vặt giòn, ngon, thơm phức mùi bí đao không chỉ đẹp mắt mà còn hấp dẫn bạn bởi công dụng thanh nhiệt của nó. Mứt bí còn là vị thuốc chữa bệnh có tác dụng lợi tiểu, giải khát, tiêu độc.
Mứt quất: màu vàng thịnh vượng
Cây quất thường đơm hoa kết trái vào độ tháng 6 âm lịch. Lúc này, trái bắt đầu lớn dần, chín đúng vào dịp Tết và thường được dùng để làm mứt. Khi ngậm một miếng mứt quất vào miệng để thưởng thức, cái vị ngòn ngọt, the the, tê tê ngay từ khi chạm vào đầu lưỡi như tạo một cảm giác ấm nồng giữa tiết trời xuân se lạnh. Mứt quất có tác dụng kích thích tiêu hoá, làm ngon miệng, chữa ho.
Quả quất thường có bảy cánh đều nhau, không nát, không mất cánh nào, màu vàng óng ánh của quả quất còn mang lại vận may, sự an lành, thịnh vượng cho năm mới.
Quả quất thường có bảy cánh đều nhau, không nát, không mất cánh nào, màu vàng óng ánh của quả quất còn mang lại vận may, sự an lành, thịnh vượng cho năm mới.
Mứt Tết là một nét văn hóa ẩm thực ngày Tết của dân tộc. Các món mứt ở Nam Bộ có hương vị ngọt ngào. Một khay mứt Tết được bày đầy đủ tất cả các món để nhâm nhi, đầy đủ các loại mứt với nhiều màu sắc khác nhau, phong phú và đa dạng. Mứt tết có ý nghĩa dinh dưỡng, y học nếu biết cách ăn hợp lý và vừa phải.
Võ Thị Linh sưu tầm 7/2/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét