CỘNG SẢN CHUẨN BỊ DƯ LUẬN
 CHO VIỆC DỜI ĐÔ


Hà Nội qua thơ văn rất phong phú khi đề cập đến một cố đô của thuở xưa có từ đời nhà Lý. Về lịch sử thì Hà Nội là một cố đô lâu đời nhất trong lịch sử VN đơợc thiết lập từ thời nhà Lý.   Trước đây vào năm 1010, với nhãn quan của một đấng hiền nhân quân tử anh minh, ngay sau khi lên ngôi Lý Thái Tổ đã nhìn ra thế bất lợi của Kinh đô Hoa Lư. Hoa Lư nằm trên đất Trường Yên, là nơi núi non hiểm trở, một bên tựa sông Hoàng Long, xung quanh được các dãy núi đá vôi bao bọc như một cái thành thiên nhiên. Hoa Lư được Đinh Tiên Hoàng chọn làm Kinh Đô của nước Đại Cồ Việt vào năm 968. Nhưng đất ấy phong thuỷ không thuận lại tụ nhiều âm khí nên chỉ trong vòng 42 năm đã kết thúc 2 triều đại nhà Đinh và nhà  Tiền Lê với 4 đời vua. Trong 42 năm ấy có tới 2 vua và 2 thái tử bị giết cộng với 1 vua chết yểu. Năm 979 Đinh Liễn con trưởng của Đinh Tiên Hoàng đã giết con thứ là thái tử Hạng Lang. Cũng trong năm ấy cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám sát chết trong nghi án lớn nhất của lịch sử Việt Nam. 



Năm 1005 Lê Long Đĩnh giết anh trai là vua Lê Long Việt để cướp ngôi. Đến năm 1009 chính Lê Long Đĩnh ông vua tàn ác nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam lại chết vì bạo bệnh khi mới 24 tuổi. Nhà Tiền Lê kết thúc, mở ra kỷ nguyên triều đại nhà Lý kéo dài tới 216 năm. 

Những biến cố thảm khốc xảy ra dồn dập trong kinh đô Hoa Lư khiến cho vị vua Thái Tổ nhà Lý không yên lòng. Trong một lần kinh lý đến đất Hà Nội ngày nay, khi đang ngất ngây về thế đất tuyệt đẹp của chốn này Lý Thái Tổ bỗng thấy một con rồng cuộn mình bay lên nên đặt  luôn tên cho đất ấy là Thăng Long. Nhà vua nhận thấy Thăng Long là nơi có thể dựng nghiệp đế vương muôn đời bền vững, là nơi có thế đất vừa lợi cho quốc kế, dân sinh, vừa đáp ứng được mục đích ích nước, lợi nhà. Lý Thái Tổ đã quyết  định dời kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long tức Hà Nội ngày nay. Thăng Long chính là đất hội tụ đầy đủ các yếu tố tâm linh, văn vật, công thủ toàn diện, thuận về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh cho kinh đô của một quốc gia. Trong chiếu dời đô ông vua khai lập triều Lý đã khẳng định: „đất Thăng Long tựa núi, nhìn sông, có thế rồng cuộn hổ ngồi, là trung tâm hội tụ long mạch, là nơi kết tinh hồn thiêng sông núi”. Đúng như nhận định của Lý Thái Tổ, trong 1000 năm qua Thăng Long-Hà Nội luôn là kinh đô bền vững và đắc địa của nhà nước Đại Việt trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, (chỉ khuyết 143 năm nhà Nguyễn đóng đô tại Huế) 

Chiếu dời đô của Vua Lý Thái Tổ

CHIẾU DỜI ĐÔ
(Lý công Uẩn )
Xưa nhà thương đến Vua Bàn Canh năm lần dời đô; Nhà Chu đến Vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các Vua thời tam đại theo ý muốn riêng mình mà tự tiện chuyển dời?
            Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tinh kế cho muôn đời con cháu, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước đã được lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ Thương Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất lấy làm đau sót về việc đó, không thể không thay đổi.
            Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lạo tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh thống khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp cảnh Việt ta, chỉ nơi đây là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi đô thành bậc nhất đáng đặt làm kinh sư cho muôn đời.
            Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?
Xét theo ghi chép của sách sử thì 36 phố phường được đặt ra từ thời vua Lê Hiển Tông với mục đích duy nhất là thuận tiện hơn trong việc giữ gìn an ninh, trật tự. Theo sách Đại Việt sử ký tục biên, vào tháng 12 năm Mậu Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 9(1748) triều đình “hạ lệnh chia bên trong kinh thành làm 36 khu, mỗi khu đặt một quan coi giữ việc tuần phòng, khám xét. Lại định phép ty tộc đoàn (liên kết các gia tộc ở gần nhau cùng giữ an ninh). Tiếp đó lại chia làm 9 điện, mỗi điện có 4 khu, mỗi khu đặt một viên chánh khu.
Trải qua thời gian và biến thiên của lịch sử, phố phường Hà Nội xưa đã thay đổi nhiều về tên gọi, số lượng cũng như diện tích nhưng một số vẫn giữ nguyên tên cũ như gợi nhắc cho những tâm hồn hoài niệm về một Hà Nội trong quá khứ.
 Lý Thái Tổ

Chúng ta cũng có một Hà Nội, một thành phố có nhiều vẻ đẹp vì Hà Nội đẹp thật, vì nếu chúng ta là người yêu mến, s yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội cũng như người Paris chính hiệu yêu mến người Paris vậy. 

Nhà văn nổi tiếng Thạch Lam sẽ khiến bạn đọc không khỏi tự hào về văn hóa Thăng Long xưa, tức Hà Nội nay với 36 phố phường. Nhưng rồi chúng ta sẽ có giây phút phải lắng lại để nhìn nhận và suy nghĩ đôi chút; chỉ là đọc truyện thôi mà ta như chạm tay vào Hà Nội xưa, từ cảnh vật đến con người, đến những gánh hàng rong, những hàng quà vặt trên phố, vẫn còn đó trong trí tưởng tượng là hình ảnh cô hàng cơm nắm, hay chỉ đơn giản là cô bán hàng mà cũng duyên dáng, món quà này sạch sẽ và tinh khiết, cô hàng tóc vấn gọn, áo nâu mới, cô hàng trông cũng ngon mắt như hàng quà của cô vậy. Hà Nội 36 phố phường là những hình ảnh của thế kỷ 19. Trong "Việt Nam thi văn hợp tuyển" của Dương Quảng Hàm người ta có tìm thấy Hà Nội với một  nôi dung như sau:

Thơ 36 phố phường Hà Nội
Rủ nhau chơi khắp Long thành,
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,
Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay,
Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giày,
Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn,
Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Than,
Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Ngang, hàng Đồng,
Hàng Muối, hàng Nón, Cầu Đông,
Hàng Hòm,hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,
Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre,
Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà,
Quanh đi đến phố hàng Da,
Trải xem phường phố, thật là cũng xinh.
Phồn hoa thứ nhất Long Thành,
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ,
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền

Nhưng một biến cố cách đây vài ngày, trên hệ thống truyền hình cộng sản có phát hình “nhiều tập” có tên là: “Điệp vụ tuyệt mật” Đây là chương trình truyền hình do VTV và Công ty Cát Tiên Sa liên kết sản xuất. Và, ngay số đầu tiên phát sóng, chương trình đã làm dậy sóng dư luận về những sai phạm về địa lý rất nghiêm trọng, làm sửng sốt cã nước, nhất là những người yêu nước. Xem hình được chụp qua màn hình về vấn đề sai lầm nghiêm trọng nầy. 

Hình ảnh một thủ đô Hà Nội  nằm trên lãnh thổ Tàu cộng, 
trong phim "Điệp vụ tuyệt mật" 

Trong thông báo của mình, VTV nêu rõ trong trailer của chương trình (do Cát Tiên Sa sản xuất) có “hình ảnh đồ họa về đường bay từ Thái Lan đến Hà Nội để minh họa cho giải thưởng dành cho top 4 chung cuộc của chương trình. Tuy nhiên, trong bản đồ này đã có sai sót khi không có hình ảnh toàn bộ các đảo, không có đường biên giới dẫn đến đặt nhầm địa điểm Hà Nội nằm trên địa phận Trung Quốc.” Để gọi là khắc phục vấn đề này, Tổng Giám đốc VTV đã quyết định tạm dừng phát sóng chương trình để chấn chỉnh (?)

Bên cạnh đó, “VTV thông báo sẽ
 thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét và có hình thức xử lý nghiêm khắc đối với một Phó Trưởng ban sản xuất các chương trình Giải trí và các cá nhân được giao nhiệm vụ nhưng để xảy ra sai sót,” thông báo có đoạn.


Trước đó, vào tháng Ba, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản chấn chỉnh, tạm dừng cấp giấy chứng nhận đăng ký liên kết cho VTV với Công ty Cát Tiên Sa và Công ty Bình Hạnh Đan (BHD) vì có sai phạm nhiều lần trong các chương trình gameshow phát sóng trên VTV3. (nguồn http://www.baoquangbinh.vn/van-hoa-van-nghe/201505/diep-vu-tuyet-mat-vtv-xu-pho-ban-san-xuat-chuong-trinh-giai-tri-2124724/

Đây không phải là lần đầu mà truyền hình csVN sai sót(?),  sự sai sót nghiê
m trọng đã nhiều lần xãy ra từ sau Hiệp ước Thành Đô được ký kết 1990 giửa hai đảng cộng sản Việt -Trung. Vào những năm trước đây, trong dịp phát hình của VTV vào lúc 19h ngày 14/10/2011, đã phát hình lá cờ Trung Cộng 6 sao, xem Video Clip dưới đây:

Sau vụ truyền hình sai sót (?) tiếp theo đó thì ngày 21/12/2011 đảng csVN đã cho các em đi đón Tập Cận Bình đến VN cầm lá cờ 6 sao đi chào đón tên chóp bu của bắc phương. Xin xem tiếp đoạn Video Clip dưới đây:

Khi đảng đổi hướng, cờ Tàu thêm một ngôi sao nhỏ - ngôi sao nô lệ

Suốt thời gian sau khi có hiệp ước Thành Đô truyền thông VN thường có những hình ảnh làm hài lòng Thiên Triều trong các việc làm chuẩn bị để đi đến việc sát nhập VN vào Tàu Cộng trong năm 2030. Thường có những bài báo đưa lên rồi hạ xuống trong sự bí mật, những câu trả lời giấu đầu hở đuôi bất chấp sự thật đằng sau đó được thể hiện là sự dối trá, bịp bợm để che dấu tội tổi bán nước cho ngoại bang của tập đoàn Ba Đình.
Với những hành động đó, thiết nghĩ rằng thuở xưa, cha con Mạc Đăng Dung tự trói để nộp mình đầu hàng nhà Minh năm 1540 cũng chẳng khác gì nhau về hình thức và nội dung.
Thậm chí, khốn nạn hơn thế nhiều, khi 800 t báo gia nô hiện nay ở  Việt Nam không hề dám nhắc đến những chiến công, những anh hùng liệt sĩ đã bỏ mình nơi biên giới của Tổ Quốc từ năm 1979 cho đế 1988, ngược lại bọn gia nô nầy đã ngang nhiên ca ngợi tên tướng Tàu đã mang hàng vạn quân xâm lược gây bao tội ác với dân tộc ta, nợ máu lớn lao với đất nước ta. Họ đang tâm ca ngợi chính kẻ đã cầm súng bắn các anh ngã xuống, họ đã phục vụ chính bọn bành trướng xâm lược thì hẳn nhiên, họ sẽ phải loại trừ các anh, những anh hùng đã bỏ mình cho đất nước, vì lãnh thổ non sông.
NHẮC LẠI HIỆP ƯỚC BÍ MẬT THÀNH ĐÔ

Như mọi người đêu biết bọn bán nước Ba Đình đã ký một hiệp ước bí mật vào năm 1990, 
Lần đầu tiên là tên Phạm văn Đồng đã ký một công hàm công nhận 12 hải lý trong vùng biển đông, qua đó Trung Cộng đã có cớ để chiếm Hoàng Sa và Trường sa như ngày hôm nay. 

Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Quốc hội Trung Quốc ra tuyên bố hai điểm, điểm thứ nhất có liên hệ trực tiếp đến lãnh thổ Việt Nam gồm Tây Sa tức Hoàng Sa và Nam Sa tức Trường Sa. Đáp lại lời tuyên bố này, ngày 14 tháng 9 năm 1958, Phạm Văn Đồng, Thủ tướng CSVN đã gởi cho Thủ tướng Chu Ân Lai một công hàm "ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-Cộng".

Ngày 22 tháng Chín năm 1958, công hàm đã được đăng trên báo Nhân dân để toàn Đảng, toàn dân và toàn thế giới biết hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Cộng. Những ai trước nay nghĩ rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam vì đọc Phủ Biên Tạp Lục của học giả Lê Quý Đôn hay Đại Nam Thực Lục của triều Nguyễn v.v… không những là một sai lầm lịch sử mà còn đi ngược lại quyết định của Đảng. Ngày 19 tháng Giêng năm 1974, hải quân Trung Quốc tấn công quần đảo Hoàng Sa. Sau những trận hải chiến không cân sức, hải quân Việt Nam Cộng Hòa triệt thoái khỏi Hoàng Sa. Từ đó, quần đảo thân yêu này nằm trong tay giặc.

Sau cuộc chiến tranh biên giới 1979, Đặng Tiểu Bình đã thay đổi cấp lãnh đạo, phương hướng phát triển kinh tế và mở rộng ảnh hưởng đến các nước tư bản tự do; trong lúc đó giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam tự cô lập trong chuyên chính vô sản, lạc hậu trong thời bao cấp, tem phiếu, thu mua để rồi đưa đất nước đến thảm trạng nghèo đói tận cùng suốt thập niên năm 1980.

Đến khi chế độ cộng sản Liên Xô sụp đổ, không còn ai che chỡ, giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam lại lần nữa tìm về nương náu dưới chiếc bóng của đàn anh Trung Cộng. 

Hội nghị bí mật tại khách sạn Kim Ngưu, Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 giữa phía Việt Nam gồm Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh và phía Trung Quốc gồm Giang Trạch Dân và Lý Bằng thực chất là lễ cam kết một loại "công hàm Phạm Văn Đồng" khác. 32 năm sau ngày Phạm văn Đồng để bán nước. Thi Đổ Mười Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng đến Bắc Kinh, và tại Thành Đốbọn bán nước nầy đã van xin sát nhập VN thành một tỉnh tự trị của Tàu Cộng, sự việc nầy đã bị Wikileaks tiết lộ.

Trong lễ ký kết thỏa hiệp chiều ngày 7 tháng 11 năm 1991 tại Nhà khách Chính phủ Điếu Ngư, Đài Bắc Kinh, Giang Trạch Dân không quên nhắc nhở đến các cam kết cũ và xác định phương pháp mới trong quan hệ Việt Trung như còn ghi lại trong Diễn Đàn Kinh Tế Việt Trung: "Hoan nghênh các đồng chí Việt Nam sang Trung Quốc hội đàm với chúng tôi. Các đồng chí là những người thuộc thế hệ lãnh đạo lão thành của Việt Nam, cũng là những người bạn lão thành quen biết của những người thuộc thế hệ lãnh đạo lão thành của Trung Quốc; điều đáng tiếc là đã mười mấy năm chưa được gặp nhau. Tôi và đồng chí Lý Bằng một hai năm gần đây tiếp nhận công tác của bậc tiền bối lão thành. Thật đúng là 'trên sông Trường Giang, ngọn sóng sau đẩy ngọn sóng trước, trên đời lớp người mới thay lớp người cũ'. Nhưng chúng tôi hy vọng giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể khôi phục mối quan hệ mật thiết giữa hai Đảng và hai nước do những người lãnh đạo thuộc thế hệ lão thành xây dựng nên."

Sau "công hàm Thành Đô" và tái lập quan hệ giữa hai đảng vào ngày 7 tháng 11 năm 1991, các lãnh đạo CSVN thay phiên nhau triều cống Trung Quốc. Lê Đức Anh sang Trung Quốc 28 tháng Giêng năm 1991, Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt sang Trung Quốc 5 tháng 11 năm 1991 và gần như hàng năm các lãnh đạo CSVN luân phiên nhau sang Trung Quốc để lập lại lời hứa thần phục.
hoinghithanhdo
Ông Nguyễn Văn Linh (giữa) từng dẫn đầu 
đoàn Việt Nam tại Hội nghị Thành Đô
Tổ chức Wikileaks ( http://vi.wikipedia.org/wiki/WikiLeaks )
 Tiết lộ kế hoạch cho Việt Nam được hưởng quy chế Khu Tự Trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc kinh
Hình ảnh chiếc đồng hồ cát màu xanh và xám; một bản đồ hình cầu khu vực phía tây của thế giới đang nhỏ giọt xuống phần dưới chiếc đồng hồ cát.
Một thông tin rò rỉ từ các tài liệu của hệ thống trang tin điện tử Wikileaks cho biết các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam từng lạy lục Trung Cộng để được là một tỉnh tự trị của Trung Cộng, đã làm khắp nơi bùng nổ ý niệm coi Ðảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức bán nước. Những thông tin này được tiết lộ từ một Hội Nghị nhằm Sát Nhập Việt Nam vào Trung cộng. Toàn bộ tài liệu được chép lại từ băng ghi âm cuộc họp mật giữa đại diện Tổng Cục Tình Báo Hoa Nam vàTổng Cục 2 Việt Nam để lưu trữ, được bảo quản theo chế độ tuyệt mật.

Cả bộ máy Cộng sản Việt Nam đều chết lặng khi tổ chức Wikileaks công bố một tài liệu tuyệt mật động trời liên quan đến Việt Nam. Ðó là biên bản họp kín giữa ông Nguyễn Văn Linh Tổng Bí thư Ðảng Cộng sản Việt Nam, ông Ðỗ Mười Chủ tịch, lúc bấy giờ là Hội đồng bộ trưởng đại diện cho phía Việt nam và ông Giang Trạch Dân, lúc đó là Tổng bí thư, cùng ông Lý Bằng Thủ tướng Chính phủ đại diện cho phía Trung Cộng trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 tại Thành Ðô.https://www.youtube.com/watch?v=kRuszZxOfDk

Trong tài liệu tuyệt mật liên quan tới Việt nam này của mình, Wikileaks khẳng định thông tin dưới đây nằm trong số 3.100  các bức điện đánh đi từ Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh của cơ quan ngoại giao Hoa kỳ tại Việt nam gửi chính phủ Hoa kỳ, tài liệu này có đoạn ghi rõ :
“… Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công CNCS, Đảng CSVN và nhà nước Việt nam đề nghị phía Trung quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ và Việt nam bảy tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung quốc để Việt nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc kinh như Trung quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng tây…. Phía Trung quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho thời hạn phía Việt nam trong thời hạn 30 năm (1990-2020) để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung quốc”.

Trong tài liệu tuyệt mật liên quan tới Việt Nam này của mình, Wikileaks khẳng định thông tin dưới đây nằm trong số 3100 các bức điện đánh đi từ Hà nội và Saigon của cơ quan ngoại giao Hoa kỳ tại Việt nam gửi chính phủ Hoa kỳ, tài liệu này có đoạn ghi rõ vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa Cộng sản, Ðảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt nam đề nghị phía Trung quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước.


Phía Việt nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao trạch Ðông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ, và Việt nam bảy tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung Cộng để Việt Nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc kinh như Trung Cộng đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây.


Phía Trung Cộng đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho thời hạn phía Việt Nam trong thời hạn 30 năm từ năm 1990 đến năm 2020 để Ðảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Cộng. Những ngày này, những tin tin thời sự quốc tế thuộc hàng đầu trên các đài truyền hình ngoại quốc nổi tiếng như BBC, CNN.. chắc chắn sẽ là tin về sự căng thẳng của hai miề n Nam và Bắc Hàn đang đứng trên bờ vực của một cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều tiên chắc chắn là vấn đề số một, và vấn đề thứ hai là những thông tin mà tổ chức Wikileaks dọa sẽ công bố công khai những tin tức tuyệt mật của ngành ngoại giao Hoa kỳ.

Ðược biết những thông tin mà Wikileaks dọa công khai bao gồm 251,287 tài liệu mà Wikileaks có được là tin trao đổi giữa 250 toà đại sứ và tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại hơn 90 nước trên thế giới với Washington. Cũng theo thông báo của tổ chức Wikileaks cho biết hiện nay họ có trong tay những thông tin liên quan đến Việt Nam, đó là những tài liệu từ các cuộc trao đổi giữa các nhà ngoại giao Hoa Kỳ ở Việt Nam và chính phủ Mỹ, với hơn 2300 bức điện tín gửi đi từ Toà Ðại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội và gần 800 từ Tổng Lãnh sự ở Saigon. Theo họ, trong số hơn 3100 điện tín này có cả những loại thuộc diện tuyệt mật.

Dương Khiết Trì đến VN ngày 27/10/2014
Đám đầu lĩnh Ba Đình, những chuyên viên bán nước

Trong chuyến đi của Ủy viên Quốc Vụ Viện Dương Khiết-Trì sang Hà Nội ngày 27/10/2014 để "thúc giục 'đứa con hoang (csVN) đàng hãy trở về nhà ( Trung Cộng)'."  và mang ý nghĩa chỉ để giảng bài hơn là viếng thăm hữu nghị.http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/chinese-media--vietnam-the-prodigal-son-to-return-home-06202014175314.html

Qua tất cã sự việc được tổng kết phía trên, cho thấy chiến lược dời thủ đô Hà Nội không phải là vô lý với những mật ước mà đảng bán nước csVN đã thoả thuận với Bắc Kinh từ năm 1990. Nhiều lần bọn đầu lĩnh Ba Đình đã thông báo trước sự việc sát nhập VN vào Trung Cộng trong vài năm tới và sẽ hoàn tất mọi thủ tục vào năm 2030. Giờ đây chúng cứ tiếp tục giả vờ  "sư cố" của những người có trách nhiệm, để ngầm thông báo cho cho việc thực hiện lời ước hẹn với Bắc Kinh  cách đây 25 năm. 

KINH ĐÔ HÀ NỘI TRONG LỊCH SỬ

Thăng Long-Hà Nội là kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam. Trước khi trở thành kinh đô của nước Đại Việt dưới triều Lý (1010), mảnh đất địa linh nhân kiệt này đã từng là trọng trấn của phong kiến phương Bắc (nhà Tùy 581-618, nhà Đường 618-907). Từ khi hình thành cho đến nay, Thăng Long-Hà Nội có nhiều tên gọi khác nhau được chép trong sử.
1 - Long Đỗ: Truyền thuyết kể rằng, lúc Cao Biền nhà Đường, năm 866, đang đắp thành Đại La, phát hiện thần nhân hiện lên tự xưng là thần Long Đỗ. Do vậy, sử sách thường gọi Thăng Long là đất Long Đỗ.
 2 - Tống Bình: Tống Bình là tên đất trị sở của thế lực đô hộ phương Bắc thời Tùy (581-618), Đường (618-907). Trước đó, trị sở đô hộ phương Bắc đóng ở vùng Long Biên (tức Bắc Ninh ngày nay), đến đời Tùy, mới chuyển đến Tống Bình. 
3 - Đại La: Theo kiến trúc xưa, kinh đô bao giờ cũng có "tam trùng thành quách": trong cùng là Tử cấm thành (bức thành màu đỏ tía) nơi vua và hoàng tộc ở, giữa là Kinh thành và ngoài cùng là Đại La thành. Năm 866, Cao Biền bồi đắp cho Đại La thành rộng và vững chãi hơn trước. Từ đó, có tên gọi thành Đại La. Bởi thế, trong Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ (1010) có viết: "... Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương (tức Cao Biền) ở giữa trời đất...". 
4 - Thăng Long: Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép: "Mùa thu, tháng 7 năm Canh Tuất (1010), vua từ thành Hoa Lư dời đô ra Kinh phủ thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long". Đây là tên gọi có tính văn chương nhất, gợi cảm nhất trong các tên về Hà Nội. 
5 - Đông Đô: Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép: "Mùa hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương) coi phủ đô hộ là Đông Đô". Trong "Khâm định Việt sử thông giám cương mực" có giải rõ: "Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô". 
6 - Đông Quan: Quan quân nhà Minh gọi Thăng Long là Đông Quan với hàm nghĩa kỳ thị Kinh đô của nước ta chỉ được ví là "cửa quan phía Đông" của Nhà nước phong kiến Trung Hoa. Theo sử sách, năm 1408, quân Minh sau khi đánh bại cha con Hồ Quý Ly đã đóng đô ở thành Đông Đô, đổi tên thành Đông Quan. 
7 - Đông Kinh: Thời Lê, vì Thanh Hóa có Tây Đô, cho nên gọi thành Thăng Long là Đông Kinh. 
8 - Bắc Thành: Đời Tây Sơn (1787-1802) vì kinh đô đóng ở Phú Xuân (Huế), nên gọi Thăng Long là Bắc Thành. 
9 - Thăng Long: Năm 1802, vua Gia Long quyết định đóng đô ở Phú Xuân (Huế), không ra Thăng Long. Tên Thăng Long đã có từ lâu đời, nên Gia Long thấy không tiện bỏ đi, vẫn giữ tên Thăng Long, nhưng đổi chữ Long là Rồng thành chữ Long là thịnh vượng, lấy cớ rằng rồng là tượng trưng cho nhà vua, nay vua không ở đây thì không được dùng chữ Long là rồng. Việc thay đổi nói trên xảy ra năm 1805. 
10 - Hà Nội: "Năm 1831, vua Minh Mạng đem kinh thành Thăng Long cũ hợp với mấy phủ huyện xung quanh như huyện Từ Liêm, phủ Ứng Hòa, phủ Lý Nhân và phủ Thường Tín lập thành tỉnh Hà Nội, lấy khu vực kinh thành Thăng Long cũ làm tỉnh lỵ của Hà Nội". Ngoài những tên chính quy được chép trong sử sách do các triều đại phong kiến Nhà nước Việt Nam đặt ra, 

Hà Nội còn có những tên gọi không chính thức, nhưng được dùng trong văn thơ, ca dao... như: 
1 - Trường An (Tràng An): Trường An là tên kinh đô của hai triều đại phong kiến thịnh trị vào bậc nhất của Trung Quốc. Tiền Hán (206 trước Công nguyên-8 sau Công nguyên) và Đường (618-907), được các nhà Nho nước ta sử dụng như một danh từ chung chỉ kinh đô, thí dụ: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Trường An. Chữ Trường An ở đây chỉ kinh đô Thăng Long. 
2 - Phượng Thành (Phụng Thành): Đầu thế kỷ 16, Trạng nguyên Nguyễn Giản Thanh, người Bắc Ninh, viết bài phú Nôm nổi tiếng "Phượng Thành xuân sắc phú" tả cảnh sắc mùa xuân ở thành Phượng tức thành Thăng Long đời Lê. Phượng Thành hay Phụng Thành được dùng trong văn học nước ta để chỉ thành Thăng Long. 
3 - Long Biên: Long Biên vốn là vùng đất phát triển của nước ta, là nơi quan lại nhà Hán đóng nhiệm sở ở Giao Châu (tên nước ta lúc bấy giờ). 
4 - Long Thành: Long Thành là tên viết tắt chỉ kinh thành Thăng Long. Nhà thơ Ngô Ngọc Du, sau chiến thắng Xuân Kỷ Dậu (1789) có viết bài Long Thành quang phục kỷ thực ghi chép việc khôi phục Long Thành tức thành Thăng Long thời Tây Sơn. 
5 - Hà Thành: Tên Hà Thành được dùng nhiều trong thơ ca để chỉ Hà Nội như bài Hà Thành chính khí ca của Nguyễn Văn Giai, Hà Thành hiểu vọng của Ba Giai, v.v... 
6 - Hoàng Diệu: Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhiều bài báo đã sử dụng tên Hoàng Diệu để chỉ Hà Nội, tưởng nhớ đến tấm gương lẫm liệt của vị tổng trấn Hoàng Diệu.

Trong quá trình gần 5000 năm dựng nước Việt tộc đã có tổng cộng là 9 lần dời đô. Có thể từ sự gọi là sai sót cửa truyền hình VTV của cộng sản đã báo trước cho lần di đô thứ 10 trong sử Việt.(?), mà đảng csVN đã thông báo trước với nhân dân VN.

img0312-444653-1368799843_500x0.jpg
Ảnh xưa Hà Nội
img0315-166335-1368799843_500x0.jpg
Ảnh xưa Hà Nội
img0339-560307-1368799843_500x0.jpg
Ảnh xưa Hà Nội
img0369-812529-1368799843_500x0.jpg

Lý Bích Thuỷ 5/5/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét