KẾ HOẠCH "NHẬP TỐNG THỜI NAY"  CỦA ĐẢNG CSVN

Nói đến "nhập Tống" tức là muốn đề cập tới thái độ của một chủ tướng mà hèn, chưa đánh đã tìm cách yên thân vinh thân phi da, đó là hình ảnh của Thái Uý Trần Nhật Hiệu thời nhà Trần. Đây củng là thái độ của nhiều trí thức ngày nay trong nước và hải ngoại.

Trần Nhật Hiệu (tiếng Hán: 陳日皎, khoảng 1225-1268 ) là con trai thứ ba của Trần Thừa và Quốc Thánh hoàng thái hậu Lê thị. Năm 27 tuổi được gia phong Thái Uý và được cử làm tướng chỉ huy đội quân Tinh Cương. 

Năm Nguyên Phong thứ 7 (1257), ngày 12 tháng 12 âm lịch, quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến tới Bình Lệ Nguyên. Thế quân Mông Cổ rất mạnh, vua Thái Tông phải lui giữ sông Thiên Mạc. Vua ngự thuyền nhỏ đến thuyền Nhật Hiệu hỏi kế sách chống giặc. Nhật Hiệu đương dựa mạn thuyền, cứ ngồi chứ không đứng dậy nổi, chỉ lấy ngón tay chấm nước viết hai chỉ "nhập Tống" lên mạn thuyền. Vua hỏi quân Tinh Cương ở đâu? Nhật Hiệu trả lời: "Không gọi được chúng đến"

Làm tướng ra trận, chưa đánh nhau đã hoảng sợ bỏ chạy, không còn biết quân lính của mình ở đâu nữa, sử phải ghi để răn đời là phải lắm. 

Sử thần Ngô Sĩ Liên có nhận xét: Nhật Hiệu là đại thần cùng họ với vua. Giặc đến, khiếp sợ, hèn nhát, không có kế sách chống giữ, lại còn kiếm cách xui vua mình chạy đi ở nhờ nước khác, thì còn dùng hắn làm tướng làm gì?

Chức vụ Thái Úy gần tương đương với Bộ trưởng quốc phòng, nhưng còn có Thượng thư Bộ Binh nên có thể xếp Thái Úy vào dạng Tổng tham mưu trưởng như tướng quân Phùng Quan Thanh của Việt cộng ngày nay.

Năm 1257 Hốt Tất Liệt, sau khi xóa tan nước Ðại Lý, sai quân tấn công nước ta vì vua nhà Trần không chịu qua Vân Nam khấu đầu quy phục. Ðạo quân Mông Cổ phá đổ hàng phòng thủ đầu tiên do Trần Quốc Tuấn chỉ huy; rồi đánh bại đạo quân chính do Trần Thái Tông trực tiếp lãnh đạo; tiến tới chiếm thành Thăng Long, “cướp phá, giết tất cả nam phụ lão ấu ở trong thành,” như Trần Trọng Kim ghi trong Việt Nam Sử Lược. Triều đình chạy về Hưng Yên, Thái Tông hỏi ý kiến mọi người. Thái Úy Trần Nhật Hiệu cầm sào viết xuống nước hai chữ: Nhập Tống (xin vào nước Tống). Lúc đó Tống còn là tên gọi cả nước Trung Hoa; mặc dù vua quan nhà Tống chỉ còn làm chủ một mẩu đất ở vùng Quảng Ðông, hai năm sau mới bị quân Mông Cổ tiêu diệt. Nếu theo lời khuyên của Thái Úy Trần Nhật Hiệu thì vua nhà Trần đã xin hàng. Nhưng Thái sư Trần Thủ Ðộ có ý kiến khác: “Ðầu tôi chưa rơi xuống đất thì xin bệ hạ đừng lo.” Cuối cùng nước Việt Nam không bị nhục”.
Thái úy Trần Nhật Hiệu nói "nhập Tống", nghĩa là bảo giặc Mông Cổ mạnh quá, chi bằng xin nhờ nhà Tống che chở và trú thân, mặc dù Thái úy không khuyên vua Trần hàng giặc. Nhưng qua hành động của Trần Nhật Hiệu, không khác nào  "Thái Úy Trần Nhật Hiệu khuyên vua nhà Trần nên xin hàng". Một Tư lệnh quân đội Đại Việt như Trần Nhật Hiệu, chỉ vì khiếp sợ thế giặc nên vội khuyên vua Trần "nhập Tống". Chưa đánh đã lo chạy tìm cách tránh giặc, đó là hình ảnh các tướng quân ngày nay của QĐND của nước CHXHCNVN.
Nhưng may thay, số người mang cái tinh thần cầu an chủ bại đó không nhiều, và nhà Trần vẩn còn có Thái Sư Trần Thủ Độ, một tinh thần chống giặc phương bắc kiên cường bất khuất. Bằng vào thái độ cương quyết đó quân dân, vua tôi nhà Trần đã chấp nhận hy sinh, gian khổ để giữ nền độc lập.

Từ câu chuyện Thái Úy Trần Nhật Hiệu và hình ảnh kiên cường của Thái Sư Trần Thủ Độ đã làm chúng ta không sao quên được hình ảnh các  lãnh đạo VN như Trọng Lú luôn tiếp tục lên án người dân yêu nước xuống đường chống Trung cộng trong thời gian trước đây, ông tổng bí lên giọng vu cáo là: "việc lợi dụng kích động biểu tình đập phá". Cụ thể ngài tổng bí nói:Việc lợi dụng kích động biểu tình đập phá, hình ảnh VN còn tốt được không? May mà ta đã xử lý kiên quyết. Phải rất bình tĩnh, tỉnh táo, khôn khéo, có hiệu quả, nóng mắt lên là nguy hiểm. Các tướng quân của QĐND của nước CHXHCNVN cũng không kém gì Trọng Lú, họ là những Trần Nhật Hiệu ngày nay. Từ Võ Nguyên Giáp cho tới các thế hệ đàn em sau nầy như Phùng Quang Thanh, Nguyễn Chí Vịnh  ..những tên tướng quân hèn của thời đại Hồ chí Minh luôn có sẳn trong tư duy tinh thần thần phục Đại Hán ( Nhập Tống), để được che chở và bảo vệ.

Câu nói của Phùng Quang Thanh như sau:
 "Ta với Trung Quốc, hai nước láng giềng còn va chạm, còn mâu thuẫn trên biển, thể nào lúc này, lúc kia sẽ có va chạm, có mâu thuẫn, bất đồng nên lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương khi gặp tình hình như vậy thì hết sức bình tĩnh, tin tưởng tuyệt đối vào Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Nếu chúng ta không vững vàng thì rất dễ bị phân hóa. “láng giềng là bất biến, không thay đổi được nên phải chung sống hòa bình, lâu dài, hợp tác với nhau đôi bên cùng có lợi. Chúng ta tăng cường hợp tác để hạn chế mặt phải đấu tranh, nhưng đấu tranh cũng để hợp tác. Đấu tranh không thể để đỗ vỡ, xung độtTôi thấy lo lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực đến TQ là ngại. Tôi cho rằng cái đó là nguy hiểm cho dân tộc"

May mắn, là thời nhà Trần bên cnh hèn Thái Úy Trần Nhật Hiệu còn có Trần Thủ Độ nên tinh thần bạc nhược đã bị đánh bật ra khỏi tư duy của quân đội Đại Việt. Còn ngày nay, trong hàng ngủ lãnh đạo của đất nước lại thiếu hình bóng của một Trn Thủ Độ, nên những tên tướng hèn nầy đã luôn coi Thiên quốc là nơi tạm trú an toàn và vững chắc cho đảng csVN.

Nói tóm lại, không nên kỳ vọng vào chuyện “thoát Trung” của CSVN khi mà chính những sĩ quan bảo vệ bờ cõi như Nguyễn Chí Vịnh vẫn tiếp tục coi Trung Quốc là chỗ dựa an toàn.

Tối 28/7/2015, trong buổi tiếp tân của Tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội nhân kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Hồng Quân Trung Cộng, Tướng Nguyễn Chí Vịnh đã phát biểu:

“Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng thân thiện và điều đó không bao giờ thay đổi. Nhiều thế hệ đã qua, nhân dân hai nước đã thiết lập và duy trì mối quan hệ, cùng tồn tại, hình thành rất nhiều điểm tương đồng về văn hóa…. Trung Quốc là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam và luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của đảng và nhà nước Việt Nam”.

 CSVN vẫn coi Trung Quốc là đối tác chiến lược ưu tiên hàng đầu trong mọi quan hệ với các quốc gia mà Hà Nội muốn tiến tới, chứ không đặt quan hệ bình đẳng ít ra là với 5 quốc gia trong Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Khi coi Trung Quốc là đối tác ưu tiên hàng đầu, CSVN tiếp tục coi Trung Quốc là chỗ dựa hay nói đúng hơn là nơi bảo hộ cho chế độ hiện nay.

Từ những phát ngôn của Nguyễn Phú Trọng mới đây và các phát biểu của các tướng quân đầu não trong QĐND nước CHXHCNVN, một lần nữa cho thấy đảng cộng sản và tập đoàn bán nước Nguyễn Phú Trọng đã đặt quyền lợi của đảng cộng sản Việt Nam lên trên quyền lợi dân tộc. Hơn ai hết, ông tổng bí thư thừa hiểu rằng đảng cộng sản Việt Nam do ông đứng đầu chính là một tập đoàn phản quốc, bán nước cho Trung Cộng. Nguyễn Phú Trọng và tập đoàn đảng cộng sản Việt Nam đúng là “ăn hại đái nát” không thể khác được, một bọn người chuyên bám víu và nhờ vào sự che chở của  giặc Tàu.
thanhdo
Những khuôn mặt lãnh đạo VN và Tàu Cộng trong Hội Nghị Thành Đô. 
Cầm đầu VN là TBT Nguyễn văn Linh và Tàu Cộng là Giang Trạch dân 

KẾ HOẠCH NHẬP TỐNG CỦA ĐẢNG CSVN

Ngày xưa thời Trần, trong hàng ngủ lãnh đạo chỉ có một tinh thần chủ bại duy nhất là Trần Nhật Hiệu nên đất nưóc còn giử vững được tình trạng độc lập cho đất nước Đại Việt trước sức mạnh của quân Nguyên Mông. Ngày nay tinh thần chủ bại lại xuất hiện quá nhiều trong hàng ngũ lãnh đạo của đất nước, bên cạnh đó lại không có một tinh thần kiên cường như Thái Sư Trần Thủ Độ vthế đất nước VN chỉ còn chờ đợi ngày " nhập Tống" do bọn Mafia Vc đã  và đang chuẩn bị cho các nền tãng cơ bản để hoàn thành các điều khoản trong bản hiệp ước Thành Đô
 Hội nghị Thành Đô là cuộc hội nghị thượng đỉnh Việt-Trung trong hai ngày 3-4 Tháng 9, 1990, tại Thành Đôthủ phủ tỉnh Tứ Xuyên(Trung Cộng) giữa lãnh đạo cao cấp nhất hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Cộng. Cuộc họp mặt này nhằm mục đích bình thường hóa quan hệ giữa hai nước và hai Đảng. Cho đến nay, nội dung và các thỏa thuận trong cuộc họp của đôi bên vẫn chưa được đảng cs VN công bố. 

Thành phần tham dự:

*phía Việt Nam gồm có Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, và Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Phạm Văn Đồng,
* phía Trung cộng có Giang Trạch Dân, Tổng bí thư đảng cộng sản Trung cộng cùng với Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc.
Tại Thành Đô, Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh xin xỏ Đặng Tiểu Bình
Nhờ Trung Quốc mà đảng Cộng Sản Việt Nam mới nắm được chính quyền, mới thắng đế quốc Pháp, đế quốc Mỹ, diệt được bọn tư bản phản động. Công ơn Trung Quốc to lắm, bốn biển gộp lại cũng không bằng. Do thế, nhà nước Việt Nam đề nghị Trung Quốc xóa bỏ các hiểu lầm, các bất đồng đã qua. Phía Việt nam sẽ làm hết sức mình để vun bồi tình hữu nghị lâu đời vốn sẵn có giữa hai đảng do Mao Chủ Tịch và Hồ Chí Minh dày công xây dựng trong qua khứ. Việt Nam sẽ tuân thủ đề nghị của Trung Quốc là cho Việt Nam được hưởng "quy chế khu tự trị trực thuộc chính quyền trung ương Bắc Kinh" như Trung Quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương, Quảng Tây... Để kịp chuẩn bị tâm lý nhân dân và giải quyết các bước cần thiết cho việc gia nhập vào đại gia đình dân tộc Trung Quốc, xin cho thời hạn chuyển tiếp sát nhập là 60 năm: 1990-2020. 2020-2040. 2040-2060. 


Lịch sử cho thấy bất cứ sự thỏa hiệp mờ ám nào dù tinh vi tới đâu cũng bị lật tẩy. Không ai có thể buộc kẻ thù không được công bố những gì mà trong quá khứ đã trót bằng lòng với chúng. Câu chuyện công hàm Phạm Văn Đồng là một thí dụ lớn nhất mà nhà nước có thể lấy làm bài học vì thời gian dù có bao lâu vẫn không mài mất được chữ ký của một Thủ tướng.


Qua hình ảnh, những cái bắt tay đi kèm những nụ cười cho biết họ vừa bàn thảo những sự kiện quan trọng nhưng không ai được đọc hay nghe những gì mà hai bên thỏa thuận bên trong hội nghị. Từ đó đến nay, sự bí mật, hay nói đúng hơn là bưng bít vẫn bao trùm câu chuyện Thành Đô
Công hàm Phạm Văn Đồng do Hà Nội quá lâu không lên tiếng giải bày khiến Trung Quốc có lợi thế như một yếu tố phân hóa quần chúng không còn tin tưởng vào sự lãnh đạo của chính quyền khi xảy ra vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Tương tự như vậy, Trung Quốc đã dùng sự mập mờ của Hội Nghị Thành Đô để bịt miệng lãnh đạo Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử khiến tay họ trót nhúng chàm vì quá tin vào người bạn xã hội chủ nghĩa. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/time-to-declas-thanhdo-conf-08062014082423.html


Đám Thái thú người Việt cùng hàng loạt kế hoạch" Nhập Tống thời nay", là một phương án xâm lược Việt Nam trên các mặt trận kinh tế, chính trị, văn hóa và quân sự suốt từ năm 1991 cho đến nay của Tàu cộng và Vit cộng. Và có một điều rất chắc chắn là hội nghị Thành Đô đã rất thành công, bởi vì nếu như lúc đó, người Tàu sang làm thái thú Việt ở những vị trí trung tâm, đầu não thì sớm muộn gì họ cũng bị nhân dân lật tẩy và lật đổ họ. Chính vì thế, các thái thú người Việt sẽ giữ những chức danh trọng yếu và chịu sự quan sát của các gián điệp cũng như các đại diện Trung Cộng được ém trong bộ máy cầm quyền Việt Nam là một sách lược khả thể. Đứng ở những vị trí giám sát, gián điệp, họ vừa nắm được thông tin, đường hướng của đám quan lại người Việt lại vừa chỉ đạo sau sân khấu để đám thái thú trung ương này thực hiện mọi sách lược của họ, mau chóng biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Trung Cộng.
Im lặng trưc những hành động bán nước của Việt cộng là đồng loã với kế hoạch " nhập tống" cđảng csVN.  Toàn dân hãy mau vùng lên dựng lại Việt tính Việt Tình trên quê hương VN, hãy cùng nhau chung sức xóa đảng hèn, chớ nuối tiếc mà chi



Nguyễn Thị Hồng 12/9/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét