TR LẠI DANH DỰ CHO QL.VNCH

Jane Fonda, một trong những cựu phản chiến của Mỹ vào thập niên 1970 đã phải viết sách xin lổi các cựu chiến binh Mỹ tham gia cuộc chiến VN. Sao giờ đây chúng ta lại còn đề cập tới việc phải chấp nhận sự sai trái về những hình ảnh của phong trào về cuộc chiến vừa qua tại VN? Xin mời những ai có lòng với sự hy sinh đời trai và sự khổ cực của các chiến sĩ VNCH trong việc bảo quốc an dân cho người miền nam VN trước năm 1975 hãy cùng với chúng tôi, những người trẻ hậu duệ VNCH tìm hiểu mặt thực của các góc khuất của chiến tranh VN để trả lại danh dự đích thực cho người chiến sĩ VNCH.

Sau đây là một số nét và hình ảnh về các góc khuất của những ngày cuối cuộc chiến 20 năm, từ năm 1955 cho đến ngày 30.4.1975. Xin tất cã những cựu QNQLVNCH đang còn lưu tâm với đoạn phim cuối của VNCH trong tháng tư đen 1975 hãy tìm hiểu và tham khảo thêm để biết rõ về tình hình biến động bất lợi của miền nam VN, từ đó đừng tiếp tay với bọn phản chiến Mỹ Việt ngày nay, phổ biến những bài viết và hình ảnh bất lợi cho những người đã hy sinh thời trai trẻ trong lý tưởng Tổ Quốc Danh Dự Trách Nhiệm. 

Tr lại danh dự cho QL.VNCH là một trong những việc làm của hậu duệ VNCH để viết lại lịch sử cho các anh hùng trong QL.VNCH. Đừng nên bắt tuổi trẽ VN phải biết thêm về các việc làm của bọn gọi là phản chiến Mỹ-Việt đã làm trong quá khứ như cựu phản chiến Mỹ Jane Fonda trong thập niên 1970.


Cựu phản chiến Mỹ -Jane Fonda

Trang mạng báo Independent của Anh,  tường thuật rằng, nữ diễn viên từng đoạt Giải Oscar Jane Fonda nói nỗi đau đối với các cựu chiến binh Mỹ mà bà cảm nhận được do quyết định chụp tấm ảnh đó của bà gây ra, sẽ ám ảnh bà cho tới cuối đời.

Nguồn tin này trích lời bà Fonda phát biểu tại một trung tâm nghệ thuật ở bang Maryland mới đây rằng “bất cứ lúc nào có dịp ngồi xuống trò chuyện với các cụu chiến binh, bà cảm thấy buồn vì thấu hiểu được nỗi đau của các cựu chiến binh. Tôi đã phạm một lỗi lầm lớn khiến cho nhiều người nghĩ tôi chống đối binh sĩ Mỹ.”

Tờ Telegraph của Anh nói rằng phản ứng trước phát biểu này, một số cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam dương biểu ngữ: “Tha thứ à, có thể. Nhưng quên thì chúng tôi sẽ không bao giờ quên”


Hình ảnh Jane Fonda ngồi trên nòng súng phòng không của quân đội Bắc Việt trong chuyến đi thăm Hà Nội năm 1972, khẩu súng có thể đã được dùng để bắn hạ các phi cơ Mỹ, và những hoạt động phản chiến của bà, đã khiến nữ diễn viên này trở thành mục tiêu của những lời đả kích nặng nề trong giới các cựu chiến binh Việt Nam, mà mãi cho tới bây giờ vẫn chưa nguôi phẫn nộ. 

Jane Fonda và cuộc Chiến tranh Việt Nam

Jane Fonda, ngày nay đã bước vào tuổi 76 nhưng vẫn còn đủ sức khuấy động giới truyền thông quốc tế với tin bà sẽ được vinh danh là một trong “100 người Đàn bà của Thế kỷ”. Chỉ riêng trong đầu tháng 5/2013 đã 3 lần Jane Fonda nói về cuốn cuốn sách của bà, Jane Fonda: My Life So Far.

Năm 2005 Jane Fonda đã viết một cuốn hồi ký dài hơn 600 trang trong đó bày tỏ sự “hối hận” đã đến Hà Nội trong 2 tuần lễ vào tháng 7/1972 khi cuộc chiến leo thang với các cuộc oanh kích của không lực Mỹ ngay tại miền Bắc. Đó là lần đầu tiên Jane Fonda chính thức xin lỗi người Mỹ và nước Mỹ về những bức ảnh chụp bên các khẩu cao xạ của Bắc Việt.http://www.voatiengviet.com/content/jane-fonda-thua-nhan-sai-lam-xin-loi-cac-cuu-chien-binh-my/2608958.html

Báo chí lại còn lùm xùm về vụ Jane Fonda đóng vai Nancy Reagan, vợ Tổng thống Ronald Reagan, trong phim The Butler (Người quản gia) năm 2012. Một chiến dịch tẩy chay phim này đã khuấy động dân cư mạng, nhất là những cựu chiến binh trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Họ không tán thành việc “kẻ phản bội tổ quốc” lại thủ vai đệ nhất phu nhân của Tổng thống Hoa Kỳ.


Gần đây nhất, một lần nữa Jane Fonda lại lên tiếng xin lỗi về những hoạt động phản chiến trong chuyến đi Hà Nội năm 1972. Bức ảnh bà chụp chung với bộ đội phòng không Bắc Việt trên mâm pháo đã được nhiều cựu binh Mỹ đặt một cái tên mỉa mai là “Hanoi Jane”.


Jane Fonda đang trên đỉnh cao của sự nổi tiếng khi bà tới thăm Việt Nam vào năm 1972.

JANE FONDA LÀ AI??

Jane Fonda: (tên khai sinh Lady Jayne Seymour Fonda hay còn được biết đến với cái tên sau này là “Jane Hà Nội”) sinh ngày 21/12/1937 là một nữ diễn viên điện ảnh, kiêm nhà văn, nhà hoạt động xã hội, người mẫu thời trang và vận động viên thể dục thẩm mỹ.

Jane Fonda khi còn trẻ

Jane Fonda là một trong những diễn viên Mỹ tiên phong trong phong trào phản đối Chiến tranh Việt Nam. Khi Hoa Kỳ phát động chiến dịch ném bom miền Bắc, Jane Fonda đã một mình đến Việt Nam và lưu trú tại khách sạn Thống Nhất (nay là khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội). Hai tuần ở Việt Nam, Jane Fonde đã đi thăm Bệnh viện Bạch Mai, khu Trương Định, nhà trẻ 20/10, một số trận địa pháo của Bắc Việt.

Bà từng hai lần giành giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất năm 1979 với phim ComingHOME và 1972 với phim Klute trên tổng số 7 lần được đề cử. Các tạp chí Empire, Premiere và Entertainment Weekly đều đưa Jane Fonda vào danh sách 100 ngôi sao điện ảnh vĩ đại nhất mọi thời đại.

Phim “ComingHOME” mang lại cho Jane Fonda 1 giải Oscar


Jane Fonda có một cuộc sống riêng tư khá biến động với 3 đời chồng. Lần đầu với đạo diễn người Pháp Roger Vadim, lần thứ hai với chính trị gia người Mỹ Tom Hayden và lần ba với ông trùm truyền thông Ted Turner.

CUỘC CHIẾN VN VỚI NHIỀU NƯỚC MẮT

Về phía phản chiến Mỹ đã hối hận vì đã lầm lẩn về cuộc chiến VN, thì chúng ta, những người trong hàng ngũ các chiến sĩ và hậu duệ VNCH không thể lần lẩn về những tin tức bất lợi cho phía VNCH mà bọn phản chiến VN đã tung ra từ mấy thập niên qua. Nếu chưa nhận định rõ ràng về mặt trái và phải của cuộc chiến, xin các bạn trẻ đừng nên tiếp tay phổ biến các hình ảnh bất lợi cho " Chính Nghĩa của người quốc gia và Ql.VNCH". Muốn biết thêm về cuộc chiến nầy, xin mời các bạn tham khảo thêm nơi đây hai Clip Video nói về những cuối của tháng tư đen 1975, để biết thêm về vấn nạn tan hàng của QL.VNCH.


Bốn mươi năm trước, vào ngày 30/4/1975, cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài 2 thập niên đã kết thúc. Cuộc chiến quốc-cộng đã làm 2 triệu người Việt Nam ở cả hai miền Nam-Bắc bỏ mạng cùng sự hy sinh của hơn 58 ngàn người thuộc lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh. Nam Việt Nam lúc đó đã kết thúc sứ mệnh “tiền đồn của thế giới tự do” một cách nhanh chóng và cay đắng. Những ngày cuối cùng của VNCH đã diễn ra như thế nào?

Tháng 3/1975 trước thực tế tiềm lực quân sự suy yếu, đạn dược chỉ còn đủ dùng trong 30 ngày, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu quyết định tái phối trí lực lượng. Tuy vậy quyết định triệt thoái khỏi cao nguyên Trung phần tức Quân khu II và cách thức mà các tư lệnh chiến trường thực hiện nó là một sai lầm lịch sử. Sự hỗn loạn dẫn tới việc mất luôn cả khu vực Quân khu I ở phía Bắc Việt Nam Cộng Hòa, Huế rồi Đà Nẵng thất thủ và sự sụp đổ dây chuyền kéo dài tới quê hương của Tổng thống Thiệu là Phan Rang.

Trước áp lực từ nhiều phía, ngày 21/4/1975 Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu quyết định từ chức và rời khỏi Việt Nam hai ngày sau đó.

“Thưa đồng bào, anh chị em chiến sĩ cán bộ các cấp, tôi tuyên bố từ chức tổng thống và theo Hiến pháp, Phó Tổng thống Trần Văn Hương sẽ đảm nhận chức vụ Tổng thống…”

Khi nhà giáo Trần Văn Hương trở thành vị Tổng thống thứ ba của chế độ VNCH, thì cũng là lúc mặt trận Xuân Lộc, tuyến phòng thủ cuối cùng của Saigon đã vỡ, các lực lượng của VNCH can trường chịu thiệt hại nặng và giữ vững được 12 ngày đêm.



Lời kết
Bốn thập niên sau ngày sụp đổ của Miền Nam Tự do dưới danh xưng Việt Nam Cộng Hòa, nhiều tài liệu lịch sử đã được bạch hóa cho thấy Hoa Kỳ chỉ mong muốn việc rút quân của họ được an toàn trong một khoảng thời gian nhất định và thích hợp; tương lai của VNCH hầu như đã được quyết định trong Hiệp định Paris 27/1/1973.

 Nam Việt Nam rơi vào số phận nghiệt ngã vì bị đồng minh bỏ rơi, những mật ước của Tổng thống Nixon với TT Thiệu đã đi vào quên lãng. Hoa Kỳ đã không can thiệp quân sự khi phía Cộng sản vi phạm Hiệp định Paris lấn chiếm lãnh thổ với những cuộc tấn công qui mô. Đây là một sự thật phũ phàng của lịch sữ khi kẻ ác lên ngôi!!

Đảng Cướp Chính Quyền
(Thơ Phan Huy)

Cái đảng vẹm quả trần gian có một
Giành chính quyền bằng cách cướp ngang xương
Không tranh cử cũng chẳng dân bầu bán
Cướp được rồi bám chặt chẳng hề buông.

Mùa thu ấy một ngày trong tháng tám
Lũ vượn người hang Bắc Pó chui ra
Theo bước của con đầu đàn quỉ ám
Vừa trở về từ xứ Mạc tư Khoa.

Tuân mệnh lệnh Lê nin, trùm quốc tế
Chúng âm thầm huậy phá đoạt thời cơ
Của đất nước trong thời kỳ chuyển tiếp
Chính phủ bơ vơ, dân chúng dại khờ.

Còn bọn chúng là những tay chuyên nghiệp
Từ trong lò huấn luyện tại Nga Hoa
Nhất là tên chúa đảng cướp họ Hồ
Nguyên Sứ giả Đông phương phường vô sản.

Thật nham nhở cho cái ngày “cách mạng”
Loài bọ sâu nhầy nhụa cướp vườn hoa
Giống sài lang rừng rú chiếm sơn hà
Cả đất nước rơi vào trong hổn loạn…

Chúng sau đó hiện nguyên hình Cộng sản
Cắm búa liềm vào giữa đất quê hương
Thờ Mác Lê trên bàn thờ tổ quốc
Ru ngủ dân bằng chủ nghĩa hoang đường.

Bảy mươi năm trôi qua từ ngày đó
Tổ quốc chìm trong đảng trị thê lương
Dân tộc Việt vừa choàng cơn ngái ngủ
Gót giặc Tàu đã giẫm khắp quê hương.

Lý Bích Thuỷ, 17/10/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét