NHỮNG HẠT NHÂN ĐẦU TIÊN CHO
NỀN MÓNG DÂN CHỦ Ở VN
NỀN MÓNG DÂN CHỦ Ở VN
Dân chủ là hình thức cai trị trong đó chính quyền nhà nước xuất phát từ nhân dân. Thuật ngữ “dânchủ” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ demos – có nghĩa là nhân dân - và kratos - có nghĩa là quyền lực. Các nguyên tắc dân chủ sau này dần được phát triển từ các phong trào tôn giáo của người theo thuyết Can-vin (calvinism) trong suốt thế kỷ XVII, đặc biệt là ở Scotland, nước Anh và Hoà Lan những nơi mà cộng đồng bắt đầu hỗ trợ và chia sẽ không chỉ các ý tưởng tôn giáo mà còn các ý tưởng chính trị. Triết lý về tự do và công bằng cho tất cả mọi người đã xuất hiện và được tăng cường hơn nữa trong suốt thời kỳ Khai sáng để về sau trở thành những giá trị cốt lõi của dân chủ. Nhà nước dân chủ đầu tiên trên thế giới được thành lập ở Mỹ năm 1776, còn nước Pháp là nước châu Âu đầu tiên được thành lập dựa trên các nguyên tắc dân chủ sau Cách mạng Pháp1789.
Gần như những nhà nghiên cứu chính trị đều đồng ý rằng cuộc Cách Mạng Pháp 1789 chịu ảnh hưởng phần lớn từ trường phái lãng mạn Rousseau-người được coi là cha dẽ. Cuộc cách mạng sản phẩm tư tưởng của hai người rất khác nhau, John Locke và Jean-Jacques Rousseau. John Locke (1632-1704) một triết gia người Anh, trước Rousseau gần một thế kỷ, là một học giả thông thái, cha đẻ của tư tưởng dân chủ và nhân quyền, bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Mỹ ngày 4 tháng 7 năm 1776 cũng như bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Pháp năm 1789 có nhiều câu gần như nguyên văn của ông.
Người viết bản tuyên ngôn độc lập cho Hoa Kỳ là ông Thomas Jefferson – một tác giả danh tiếng, và cũng là thủ lĩnh chính trị xuất chúng của Hoa Kỳ. Jefferson là cha đẻ của nhiều văn bản quan trọng của Cách mạng Hoa Kỳ, trong đó có Tuyên ngôn Nhân quyền của Virginia và Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ
Cũng cần nhắc lại về "Bản tuyên ngôn độc lập" của hồ chí minh đọc ở vườn hoa Ba Đình ngày 2/9/1945 là cóp (copy) văn từ bản tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ và lấy từ Tam Dân Chủ Nghĩa của Quốc Dân Đảng Trung Hoa (cha đẻ của học thuyết nầy là Tôn Trung Sơn), chứ không phải xuất phát từ tư tưởng của hồ chí minh, lý do: họ "hồ" không phải là nhà tư tưởng hay văn hoá như đảng cs đã tuyên truyền.
AI LÀ NHỮNG NGƯỜI GIEO HẠT GIỐNG DÂN CHỦ CHO VN ĐẦU TIÊN?
1. Cụ Phan Châu Trinh
Khái niệm tự do dân chủ đã truyền vào Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX, với đoàn quân viễn chinh Pháp, và được mở rộng, dưới thời Pháp thuộc, qua ngả học đường, phát sinh một lớp trí thức tân học, đấu tranh cho dân chủ bằng ngòi bút, và một lớp văn nghệ sĩ mới, sáng tác tự do, xây dựng nền văn học quốc ngữ.
Với phương châm "tự lực khai hóa" và tư tưởng dân quyền, Cụ Phan Châu Trinh và các người bạn của ông đi khắp các miền đất nước, từ miền trung ông đã mở đầu cho việc vận động duy tân đất nước. Khẩu hiệu của phong trào lúc bấy giờ là: "Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh".
Phong trào công khai hoạt động nhằm khai hóa dân tộc, giáo dục ý thức công dân - tinh thần tự do, xây dựng cá nhân độc lập - tự chủ - có trách nhiệm với bản thân và xã hội, thay đổi tận gốc rễ nền văn hóa - tâm lý - tập quán lỗi thời của người Việt, phổ biến các giá trị của nền văn minh phương Tây như pháp quyền - dân quyền - nhân quyền - dân chủ - tự do - bình đẳng - bác ái, cải cách trên mọi lãnh vực.
Cụ Phan Châu Trinh đưa ra một khái niệm về dân chủ ngắn gọn: dân trị là cứ bảy năm người dân bàu lại ông Giám Quốc (Tổng Thống) một lần, còn quân chủ, vua là cha truyền con nối. Dân trị thì có nghị viện do dân bầu lên, giữ quyền lập pháp. Quyền hành pháp giao cho quan tòa, thuộc ngành tư pháp, ở trong chính quyền nhưng có vị trí độc lập.
Và ông kết luận: "Nói tóm lại, dân trị tức là pháp trị. Quyền hạn và bổn phận của mỗi người trong nước, bất kỳ người làm việc nhà nước hay là người thường, đều có pháp luật chỉ định rõ ràng, không khác gì là đã có đường gạch sẵn, cứ trong đường ấy mà đi, tự do muốn bước tới bao nhiêu cũng được, không ai ngăn trở cả. Chỉ trừ khi nào xâm lấn đến quyền hạn của người khác thì không được mà thôi".
Đó là những viên gạch dân chủ đầu tiên được cụ Phan Châu Trinh đặt nền móng cho dân Việt và từ đó dân chủ sơ khai đã xuất hiện tại VN.
Cụ Phan Châu Trinh mất ngày 24 tháng 3 năm 1926. Hơn 6 vạn người dân đã đến Sài Gòn, không phân biệt chính trị, đảng phái, tôn giáo tham dự, đã đưa linh cữu Phan Châu Trinh đến nghĩa trang của hội Gò Công tương tế lúc 6 giờ sáng ngày 4 tháng 4 năm 1926.http://vnthuquan.org/(S(dm323155tfeodti3t2wxfv55))/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n4nnntn1n31n343tq83a3q3m3237n2n0n&AspxAutoDetectCookieSupport=1
Đám tang cụ Phan Châu Trinh ngày 1926 tại Sài Gòn
2. Cụ Phan Bội Châu
Cụ Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. .Cha ông là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện.
Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi, ông viết bài "Hịch Bình Tây Thu Bắc" đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885), ông cùng bạn là Trần Văn Lương lập đội "Sĩ tử Cần Vương" (hơn 60 người) chống Pháp, nhưng bị đối phương kéo tới khủng bố nên phải giải tán.
Trong vòng 5 năm sau khi đỗ Giải nguyên, Phan Bội Châu bôn ba khắp nước Việt Nam kết giao với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hàm (tức Tiểu La Nguyễn Thành), Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Đặng Thái Thân, Hồ Sĩ Kiện, Lê Huân, Nguyễn Quyền, Võ Hoành, Lê Đại,...
Năm 1904, ông cùng Nguyễn Hàm và khoảng 20 đồng chí khác thành lập Duy Tân hội ở Quảng Nam để đánh đuổi Pháp, chọn Kỳ Ngoại hầu Cường Để - một người thuộc dòng dõi nhà Nguyễn - làm hội chủ.
Cụ Phan Bội Châu trong "Hải Ngoại Huyết Thư", ông đã đặt vai trò trách nhiệm cứu nguy đất nước phải đặt lên vai dân. Vì dân mới là chủ. Phan Bội Châu nói tha thiết:https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%89nh_qu%E1%BB%91c_h%E1%BB%93n_ca
Dân là dân nước, nước là nước dân.
…Sông phía Bắc, bể phương Đông
Nếu không dân cũng là không có gì
(Hải ngoại huyết thư)
Hai cụ ,Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu đồng thuận với nhau trong việc Khai Dân Trí, Chấn Dấn Khí qua ngõ thơ văn do các cụ sáng tác và các cụ đã vạch ra phương hướng cứu nước tuy phương pháp hành động có khác nhau nhưng cùng một hướng đi chung về việc xây dựng Dân Chủ cho đất nưóc. Hai cụ là những nhà đấu tranh dân chủ tiên khởi của VN.
Những bài thơ của cụ Phan Bội Châu thể hiện được lời kêu gọi thiết tha, nóng bỏng nhiệt tình yêu nước và cách mạng , dân khí lên cao-có sức lôi cuốn rất mạnh, thay đổi hẳn bộ mặt tinh thần của đất nước.
Quyết vùng dậy, dơ tay tả đản,
Đứng đầu tiên là bạn làng Nho
… Xin những bậc sĩ phu trong nước,
Có chữ rằng: “Đạo giác tư dân”
Đem lòng nghĩ đến quốc dân,
Lựa dần khuyên nhủ nhau dần từ đây.
Miệng diễn thuyết, dao này chém quỷ
Lưỡi hùng đàm gương ấy soi yêu.
Tinh thần yêu nước cao độ trong thơ văn Phan Bội Châu được thể hiện một cách cụ thể, gần gũi :
Tình yêu quê hương đất nước ở ông được thể hiện bằng những tình cảm bình thường, gần gũi nhưng rất sâu sắc. Ðó là :Tình cảm của con người trước cái đẹp của quê hương đất nước :
"Nay ta hát một thiên ái quốc
Yêu gì hơn yêu nước nhà ta
Trang nghiêm bốn mặt sơn hà
Ông cha để lại cho ta lọ vàng
Trải mấy lớp tiền vương dựng mở
Bốn ngàn năm dãi gió dầm mưa
Biết bao công của người xưa
Gang sông tấc núi dạ dưa ruột tằm"
Ngay cả thời kỳ bị giam lỏng ở Huế, sống trong hoàn cảnh nguy hiểm, luôn bị uy hiếp, đe dọa, thơ văn ông vẫn còn khí thế hừng hực:
"Ðúc gan sắt để dời non lấp bể
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ"
(Bài chúc tết thanh niên)
Văn thơ cụ PBC đề cao vai trò quốc dân (về quyền công dân. bổn phận và trách nhiệm )
Dù khi còn bảo vệ thuyết “quân chủ lập hiến” (khoảng 1906 về trước) hay khi đã chuyển hẳn sang “dân chủ cộng hoà” (từ 1912 về sau), tư tưởng của Phan Bội Châu vẫn luôn đề cao quốc dân, đề cao dân quyền. Bởi vì, “dân quyền mà được đề cao thì nhân dân được tôn trọng mà nước cũng mạnh. Dân quyền bị xem nhẹ thì dân bị coi khinh mà nước yếu. Dân quyền hoàn toàn mất thì dân mất, mà nước cũng mất”.
“Chữ dân thời lại gốc trong chữ quyền!
Dân sống lâu, bởi quyền tôn trọng,
Dân không quyền dân sống được đâu!
Không quyền là ngựa là trâu,
Dân đã đến thế nước đâu được còn!”.
Tư tưởng dân quyền Phan Bội Châu được ghi tập trung trong Tân Việt Nam và nhất là Việt Nam quốc sử khảo (Chương V bàn về “sự thịnh suy của dân quyền và dân trí ở nước ta”). Theo cụ Phan Bội Châu, “mọi thứ dân quyền đều được bình đẳng”. Trước hết là quyền bầu cử để lựa chọn đại biểu vào Nghị viện. “Phàm nhân dân trong nước, không cứ sang hèn, giàu nghèo, lớn bé đều có quyền bỏ phiếu bầu cử”.
Phạm vi các quyền của công dân, trong tư tưởng lập hiến Phan Bội Châu, rất rộng rãi: quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do kinh doanh...
“Miệng có quyền nói, óc có quyền suy.
Chân có quyền đi, tay có quyền đẩy.
Mắt có quyền thấy, tai có quyền nghe.
Đất nọ xứ kia, có quyền dời ở.
Viết sách làm vở, quyền bút mặc lòng.
Hội hè việc chung, có quyền nhóm họp.
Thợ thuyền giúp đáp, quyền được chung nhau.
Buôn bộ bán tàu, thông thương tuỳ tiện.
Trải xem Hiến pháp, các nước văn minh.
Quyền lợi rành rành, của dân dân được”.
Quyền lợi công dân phải đi đối với bổn phận và trách nhiệm: “bổn phận bao nhiêu, thì bấy nhiêu quyền lợi”.
“Tằm siêng kéo tơ, ong chăm gây mật.
Mèo lo bắt chuột, gà cần gáy đêm.
Chức phận phải làm, vật gì cũng có.
Huống người ta đó, nghĩa vụ rất to.
Trời đã phó cho, mình nên gánh vác (...)”
Làm người phải lo “tu thân” để cho có “tâm chính ý thành”. Bên cạnh đó, còn phải học tập để mở mang trí tuệ, để có khả năng giúp nhà, giúp nước:
“Muốn cho vẹn vẻ, trước sửa lấy mình.
Tâm chính ý thành, vun trồng cội gốc.
Lại thêm tài học, đua đuổi Đông Tây.
Nghe nhiều sướng tai, thấy nhiều sướng mắt.
Biết nhiều sướng óc, đầy óc chất khôn.
Lấp biển dời non, chí bền lòng mạnh.
Làm hiền làm thánh, cho xứng thân ta.
Bởi thân suy ra, đến nhà đến nước (...).
Trong gia đình, con người phải “hiếu với người già”, “ơn với người trẻ”, không lạm quyền của người trên, không kiêu với kẻ dưới, nói chung là phải dựa “theo đạo lý” mà cư xử trong gia đình, tương thân tương trợ, hoà khí với xóm giềng...
Thời đại Phan Bội Châu, dân ta bị mất nước, nên bổn phận của công dân đối với nước là cao cả hơn hết, nghĩa vụ cứu nước mọi người đều phải ghi nhớ:
“Ta là quốc dân, nghĩa chung thờ nước.
Mất còn sống thác, cùng nước thuỷ chung.
Đất lở trời long, gặp cơn biến cố.
Nước không quyền nước, nhà còn được đâu!
Kiếp ngựa thân trâu, nghĩ càng đau đớn.
Đồng u cộng hoạn, ta phải tính sau?
Dìu dắt đồng bào, giữ gìn nòi giống.
Nào người trí dũng, nào kẻ anh tài.
Ráng sức chống trời, bền gan lấp bể.
Sao cho vẹn vẻ, nghĩa vụ quốc dân.
Ai nấy một phần, chung nhau gánh vác (...).
Đến khi giành được độc lập cho nước rồi, thì lập ra nhà nước của dân. Nghĩa vụ nộp thuế của dân thực hiện một cách tự nguyện, vui vẻ, sốt sắng, “không có một tý gì là cách dã man cưỡng bức”. Khi đã duy tân rồi, ai cũng có nghĩa vụ “phụng sự việc công, hết lòng thương yêu nhau, phục tùng chính lệnh, theo đuổi văn minh (...)”. Và để bảo đảm chế độ dân chủ cộng hoà thì “người dân có bổn phận quan sát thường xuyên Chính phủ. Người dân làm tròn bổn phận của mình thì Chính phủ không thể chệch hướng”
NHÀ NƯỚC CỦA DÂN
Một quan điểm lớn trong tư tưởng lập hiến của cụ Phan Bội Châu là việc xây dựng và củng cố thể chế chính trị " cộng hoà dân chủ", độc lập, thể hiện chủ quyền của một quốc gia. Chính quyền có trách nhiệm “ở trong nước thì che chở được cho đồng bào, ở ngoài nước thì tranh hùng được với dị tộc (...)”.
Nhà nước ấy chính là chính quyền của toàn dân, chứ không phải của riêng bứt cứ một giai cấp nào. Nhà nước chăm lo hạnh phúc chung của quốc dân, đặc biệt là chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của những tầng lớp nghèo khổ nhất, thiệt thòi nhất.
Chính quyền phải do dân bầu lên và có quyền bãi miễn. Trong Tân Việt Nam, Phan Bội Châu đã viết: “Trên là vua nên để hay nên truất; dưới là quan nên thăng hay nên giáng, dân ta đều có quyền đoán cả”.
VIỆC THIẾT LẬP CHÍNH QUYỀN
Trong một nước dân chủ, Nghị viện là cơ quan đại diện cho nhân dân có quyền rộng rãi: “Giữa đô thành nước ta đặt một toà Nghị viện lớn. Bao nhiêu việc chính trị đều do công chúng quyết định (...). Những vua tệ quan hư không hợp công đạo, thì khi hội nghị trong Nghị viện, dân ta hộ nhau công nghị, được có quyền khiển trách, trừng phạt. Đến khi ấy, trên quan dưới lại, ai mà hại dân, thì không được sống ở trong trời đất nữa”.
Trong Việt Nam quốc sử khảo, Cụ cũng khẳng định vai trò của Nghị viện nhân dân: “Hình pháp, chính lệnh, thuế khoá, tiêu dùng đều do Nghị viện quyết định mà Nghị viện đều do nhân dân tổ chức nên”.
Để đảm bảo dân chủ, Nghị viện của quốc dân, theo tư tưởng Phan Bội Châu, có nhiều viện: “Thượng nghị viện phải đợi Trung nghị viện đồng ý. Trung nghị viện phải đợi Hạ nghị viện đồng ý mới được thi hành. Hạ nghị viện là nơi đa số công chúng có quyền tài phán việc của Trung nghị viện và Thượng nghị viện”.
Trong tư tưởng Phan Bội Châu, có sự phân công rõ ràng giữa Nghị viện là cơ quan đại biểu nhân dân và Chính phủ là cơ quan hành pháp, hành chính. Chính phủ là cơ quan chấp hành lệ thuộc Nghị viện, phải báo cáo và chịu trách nhiệm trước Nghị viện: “Hình pháp, chính lệnh, thuế khoá, tiêu dùng đều do Nghị viện quyết định (...), Chính phủ không được can thiệp vào. Hàng năm đến kỳ Nghị viện họp, các nghị viên tụ tập đông đủ. Chính phủ phải trình bày dự án trước hội nghị. Nghị hội tức là nhân dân.
Những điều nhân dân cho là phải, Chính phủ không thể không làm; những điều nhân dân cho là trái, Chính phủ không được làm. Tuy rằng sắc chiếu của Hoàng đế rất là đáng tôn trọng, nhưng nếu Nghị viện không đồng ý thì cũng phải thu hồi mệnh lệnh đó”.
Nhà nước luôn luôn hoạt động dưới sự giám sát của nhân dân thông qua Nghị viện, nhưng căn bản vẫn là nhân dân. “Chính phủ tức là chỉ đại biểu cho cả nước mà thôi. Còn cái căn bản, cái then chốt thì toàn là ở dân. Vua phải lấy dân làm trời, dân chính là trời của kẻ đứng đầu cai trị nước”.
Một quan điểm lớn trong tư tưởng lập hiến của cụ Phan Bội Châu là việc xây dựng và củng cố thể chế chính trị " cộng hoà dân chủ", độc lập, thể hiện chủ quyền của một quốc gia. Chính quyền có trách nhiệm “ở trong nước thì che chở được cho đồng bào, ở ngoài nước thì tranh hùng được với dị tộc (...)”.
Nhà nước ấy chính là chính quyền của toàn dân, chứ không phải của riêng giai cấp nào. Nhà nước chăm lo hạnh phúc chung của nhân dân, đặc biệt là chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của những tầng lớp lao khổ nhất, thiệt thòi nhất.
Chính quyền phải do dân bầu lên và có quyền bãi miễn. Trong Tân Việt Nam, Phan Bội Châu đã viết: “Trên là vua nên để hay nên truất; dưới là quan nên thăng hay nên giáng, dân ta đều có quyền đoán cả”.
QUYỀN BÃI MIỄN
Trong một nước dân chủ, Nghị viện là cơ quan đại diện cho nhân dân có quyền rộng rãi: “Giữa đô thành nước ta đặt một toà Nghị viện lớn. Bao nhiêu việc chính trị đều do công chúng quyết định (...). Những vua tệ quan hư không hợp công đạo, thì khi hội nghị trong Nghị viện, dân ta hộ nhau công nghị, được có quyền khiển trách, trừng phạt. Đến khi ấy, trên quan dưới lại, ai mà hại dân, thì không được sống ở trong trời đất nữa”.
Trong Việt Nam quốc sử khảo, Cụ cũng khẳng định vai trò của Nghị viện nhân dân: “Hình pháp, chính lệnh, thuế khoá, tiêu dùng đều do Nghị viện quyết định mà Nghị viện đều do nhân dân tổ chức nên”.
Để đảm bảo dân chủ, Nghị viện của quốc dân, theo tư tưởng Phan Bội Châu, có nhiều viện: “Thượng nghị viện phải đợi Trung nghị viện đồng ý. Trung nghị viện phải đợi Hạ nghị viện đồng ý mới được thi hành. Hạ nghị viện là nơi đa số công chúng có quyền tài phán việc của Trung nghị viện và Thượng nghị viện”.
Trong tư tưởng Phan Bội Châu, có sự phân công rõ ràng giữa Nghị viện là cơ quan đại biểu nhân dân và Chính phủ là cơ quan hành pháp, hành chính. Chính phủ là cơ quan chấp hành lệ thuộc Nghị viện, phải báo cáo và chịu trách nhiệm trước Nghị viện: “Hình pháp, chính lệnh, thuế khoá, tiêu dùng đều do Nghị viện quyết định (...), Chính phủ không được can thiệp vào. Hàng năm đến kỳ Nghị viện họp, các nghị viên tụ tập đông đủ. Chính phủ phải trình bày dự án trước hội nghị. Nghị hội tức là nhân dân.
Những điều nhân dân cho là phải, Chính phủ không thể không làm; những điều nhân dân cho là trái, Chính phủ không được làm. Tuy rằng sắc chiếu của Hoàng đế rất là đáng tôn trọng, nhưng nếu Nghị viện không đồng ý thì cũng phải thu hồi mệnh lệnh đó”.
Nhà nước luôn luôn hoạt động dưới sự giám sát của nhân dân thông qua Nghị viện, nhưng căn bản vẫn là nhân dân. “Chính phủ tức là chỉ đại biểu cho cả nước mà thôi. Còn cái căn bản, cái then chốt thì toàn là ở dân. Vua phải lấy dân làm trời, dân chính là trời của kẻ đứng đầu cai trị nước”.
Năm 1911 đáp lời mời của Tôn Tung Sơn (sau khi cuộc cách mạng tân Hợi thành công), cụ rời Xiêm trỡ lại Quảng Đông và ở nới đó một năm, tìm hiểu kỹ về tư tưởng và phương thức hoạt động của Tôn Trung Sơn và Quốc Dân Đảng Trung Hoa.
Sau khi tiếp xúc với Tôn Trung Sơn cha đẽ của Chủ Nghĩa Tam dân, ông đã không có ý duy trì Duy Tân hội để thành lập Việt Nam Quang phục hội và dự định lập Đảng Quốc dân Việt Nam, cụ Phan Bội Châu ý thức dân chủ của cụ đã chuyễn hoá được quân chủ tiến sang quân chủ lập hiến, rồi cộng hoà dân chủ.
Từ Tân Việt Nam đến Việt Nam quốc sử khảo (viết năm 1908), nhận thức về dân chủ của Cụ Phan đã có những bước tiến đáng kể về dân chủ. Ở Tân Việt Nam, Cụ Phan viết: “Phàm nhân dân nước ta không cứ sang hèn, giàu nghèo, đều có quyền bỏ phiếu bần cử. Trên là vua nên để hay nên truất, dưới là quan nên thăng hay nên giáng, dân ta đều có quyền quyết đoán cả...”. Trong Việt Nam quốc sử khảo, cụ Phan Bội Châu đã nhấn mạnh: “Những điều nhân dân cho là phải, Chính phủ không thể không làm; những điều nhân dân cho là trái, Chính phủ không được phép làm” và “nhân dân có nghĩa vụ giám đốc Chính phủ. Quốc dân mà làm tròn nghĩa vụ mình thì Chính phủ không dám làm sai; Chính phủ có nghĩa vụ bảo vệ quốc dân (...) Chính phủ tức là chỉ đại biểu cho cả nước mà thôi
Cụ Phan Bội Châu cùng các bạn đổi đường lối hoạt động của Duy Tân hội thành một tổ chức hoạt động vũ trang, gọi là Việt Nam Quang Phục hội, phạm vi hoạt động tại Lưỡng Quảng, hỗ trợ cho phong trào trong nước tiền bạc, vũ khí và tuyên truyền. Hội mới này từ bỏ con đường quân chủ, hướng đến mục tiêu dân chủ, lập nhà nước cộng hoà, gọi là Cộng hoà Dân quốc Kiến lập Việt Nam, có cả chính phủ lâm thời do hoàng thân Cường Để đứng đầu.
Tháng 5/1921, Việt Nam Quang phục hội được thành lập ở Quảng Đông và vẫn do Cường Để làm Hội trưởng, Phan Bội Châu làm Tổng lý kiêm Phó Hội trưởng. Ở cuộc họp thành lập hội, Phan Bội Châu tuyên bố: “... Từ lâu, chủ nghĩa quân chủ đã đặt ra ở sau ót. Sở dĩ chưa dám xướng to lên, là vì lúc đầu tôi mới xuất dương, vẫn đã tiêu ngọn cờ quân chủ mà thủ tín với người (...). Bây giờ thì cuộc diện đã thay đổi rồi, tôi mới đề xuất nghị án ra trước công chúng là đổi quân chủ chủ nghĩa là dân chủ (...). Kết quả thì đa số khuynh hướng về dân chủ chủ nghĩa” Tôn chỉ của hội là “Khi trục Pháp tặc, khôi phục Việt Nam, kiến lập Việt Nam cộng hoà quốc” (đánh đuổi giặc Pháp, lấy lại nước Việt Nam, thành lập Cộng hoà Việt Nam)
Với cụ Phan Bội Châu lòng yêu nước phải gắn liền với vấn đề dân chủ . Cụ đã đưa ra quan niệm tiến bộ về người dân trong xã hội. Cụ đã đi đến khẳng định đất nước là của dân, đấu tranh chống giặc cứu nước là để bảo vệ nòi giống, đồng bào Việt Nam. Cụ đã lấy tư tưởng dân chủ làm động lực đấu tranh giành độc lập.
Hơn nữa, cụ Phan Bội Châu đã khẳn định vai trò tượng quan giửa trong cấu trúc hình thành xã hội và người dân. Ông đã nói về quyền làm chủ của người dân, cho nên trong trách nhiệm để mất nước tội của người dân cũng không nhỏ.
Ngày 30 tháng 6 năm 1925, ông bị hồ chí minh bán cho thực dân Pháp http://www.geocities.ws/xoathantuong/dch/dch_nhungsuthat8.htm. Vì thế cụ đã bị bọn mật vụ tổ chức bắt cóc cụ tại Thượng Hải giải về nước xử án tù chung thân, mặc dù trước đó (1912) cụ đã bị Pháp kết án vắng mặt . Trước phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước đòi thả Phan Bội Châu, và nhờ sự can thiệp của Toàn quyền Varenne, ông được về an trí tại Bến Ngự (Huế).
Trong cuốn sách của tổng thống Richard Nixon có tiêu đề: “No more Vietnams” trang 33 có đoạn viết được tạm dịch như sau:
“Ông Hồ liên minh hầu hết với tất cả phần từ Quốc Gia nhưng ông ta không bao giờ đặt mục tiêu chung lên trên mục tiêu của ông ta. Ông ta liên minh với các nhóm nầy là để phục vụ cho mục đích củng cố tham vọng của ông ta. Khi có mâu thuẫn, ông ta sẵn sàng tiêu diệt họ.
Năm 1925, ông Hồ phản bội nhà cách mạng lão thành nhất của Việt Nam là Phan Bội Châu cho mật vụ Pháp. Lịch sử của CS đã nói rằng ông Phan Bội Châu đã sa ngay vào một cái bẩy, nhưng không nói ra cái bẫy đó là của ông Hồ để nhận được 100 ngàn quan Pháp. Vào thời đó, ông Hồ biện hộ cho sự phản bội của ông ta với các đồng chí của ông ta rằng Phan Bội Châu là một người quốc gia và do đó sẽ trở thành đối thủ trong tương lai.”
Đây là hình ảnh được chụp từ trang đó (phần khoanh đỏ in nội dung tạm dịch)
Trong cuốn sách này tổng thống R.Nixon đã chỉ đích danh ông Hồ bán đứng cụ Phan. Chúng ta nên nhớ rằng các tổng thống Mỹ dù có đối lập quan điểm chính trị với họ thì họ không bao giờ làm một việc bẩn thỉu bôi nhọ đối thủ. Cương vị một vị tổng thống như ông Nixon viết sách bằng chính tên mình (không dùng nhiều bút danh tự ca ngợi mình như Hồ Chí Minh) không cho phép ông ta viết bừa bãi. Hơn thế nữa, thông tin mà tổng thống R. Nixon có được là thông tin có sự chuẩn hóa từ phía Pháp (đồng minh) và của tình báo Mỹ.
Ngoài ra còn có cuốn Thành ngữ - Điển tích - Danh nhân Từ điển của tác giả Trịnh Vân Thanh (Trịnh Chuyết). Sách được Nhà Xuất bản Văn học xuất bản năm 2008. Các bạn có thể xem chi tiết giới thiệu về cuốn sách ở trang Sachhay.com.Nơi trang 742, trong mục nói về Phan Bội Châu, các nhà soạn sách đã viết việc Phan Bội Châu bị bắt như sau:
Năm 1925, nghe theo lời của Lý Thụy và Lâm Đức Thụ, Phan Bội Châu gia nhập vào tổ chức "Toàn thế giới bị áp bức nhược tiểu dân tộc", nhưng sau đó Lý Thụy và các đồng chí lập mưu bắt Phan Bội Châu nộp cho thực dân Pháp để:
1 - Tổ chức lấy được một số tiền thưởng (vào khoảng 15 vạn bạc) hầu có đủ phương tiện hoạt động.
2 - Gây một ảnh hưởng sâu rộng trong việc tuyên truyền tinh thần ái quốc trong quốc dân.
Ở đây phải nhìn nhận đây là cuốn sách được nhà xuất bản Văn học, nó thuộc nhà nước cộng sản Việt Nam. Nói cách khác, nó phải qua kiểm duyệt của đảng cộng sản và các cơ quan tuyên giáo, không lẽ họ bị “mù”? Không phải thế, họ nghĩ rằng việc đăng tải như vậy với lý do “lấy tiền hoạt động, tuyên truyền cho phong trào” để nhằm tô hồng hình ảnh ông Hồ. Nhưng họ lại quên một điều rằng cụ Phan là nhà yêu nước chân chính, đâm sau lưng cụ chính là hành động hèn hạ và bỉ ổi. Hơn nữa việc đâm sau lưng này lại là giúp cho kẻ thù. Càng đáng lên án hơn về việc dùng kẻ thù để loại bỏ các nhà yêu nước khác của ông Hồ.
Trong 15 năm cuối đời, ông (lúc bấy giờ được gọi là Ông già Bến Ngự) vẫn giữ trọn phẩm cách cao khiết, không ngừng tuyên truyền tinh thần yêu nước bằng văn thơ, nên rất được nhân dân yếu mến.
Ở Mỹ từ những thập kỷ cuối thế kỷ XX, đã có nhà “Việt Nam học” David G. Marr nghiên cứu về “Phon,g trào chống thực dân ở Việt Nam từ 1885-1925”. Đó cũng chính là luận án Tiến sĩ quốc gia được bảo vệ tại Đại học Berkeley - California. Trong đó, tác giả đã dành 2 chương (IV và V) nghiên cứu về Phan Bội Châu và Phong trào Đông du. David Marr đánh giá cao Phan Bội Châu: “là một nhà yêu nước làm trụ cột cho tất cả công cuộc vận động độc lập của người Việt Nam từ sau khi đảng Cần Vương tan rã cho đến hết thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Những sự tận tụy, hy sinh, nghĩa khí của Phan Bội Châu và các đồng chí của ông còn in đậm trong trí nhớ của mọi người Việt Nam và làm phấn chấn được một đôi phần những trang sử rất tiêu điều của Việt Nam trong thời kỳ ấy. Phan Bội Châu và các đồng chí của ông đã thí xả thân mệnh trong sự nghiệp cứu nước thời Cần Vương trước đó, là kết tinh của 2000 năm nho học để đối phó với một tình cảnh quốc tán gia vong của giống nòi vậy”.
Năm 2005, tại một số thành phố và một số bang có nhiều Việt kiều cư trú như Little Saigon, San Diego, Houston, Florida, Washington DC đã tổ chức các cuộc Hội họp, Hội thảo khoa học tại một số trường Đại học có cả người các nước tham dự, nhằm kỷ niệm 100 năm Phong trào Đông du 1905-2005, có nhiều học giả, nhà nghiên cứu trình bày các đề tài khá sôi nổi, như:
- Đỗ Thông Minh: Kỷ niệm 100 năm Phong trào Đông du: Phan Bội Châu Cường Để.
- Trần Đức Thanh Phong: Những kinh nghiệm rút ra từ Phong trào Đông du.
- Trần Đức Giang: Từ Vương Dương Minh học đến Minh Trị duy tân, v.v...
Dịp “kỷ niệm” này, các bài báo, đài phát thanh, truyền hình của các nước phương Tây đưa tin khá rầm rộ và đậm đặc về việc nghiên cứu, giới thiệu Phan Bội Châu. Cùng với những bài phỏng vấn của các ký giả, còn có không ít trang báo đăng quảng cáo về “sự kiện lịch sử” này, đại loại như:
“Kỷ niệm 100 năm (1905-2005) Phong trào Đông du - Phan Bội Châu đánh dấu sự khởi đầu cuộc vận động cứu nước nối cuộc đời hơn 30 năm tranh đấu lẫy lừng của Cụ Phan Bội Châu với những trước tác của Cụ gồm hàng ngàn trang thơ văn. Qua cuộc kỷ niệm này, ta sẽ biết được công cuộc đấu tranh thoát ách thực dân của nhân dân Việt Nam 100 năm trước của một chí sĩ tìm hướng đi cho quê hương và dân tộc”.
Điều đặc biệt là tại một số diễn đàn Hội thảo khoa học ở Mỹ và tại trường Đại học George Mason ở Washington “đã có một số đông người Việt và thân hữu ngoại quốc đang ráo riết vận động để cơ quan UNESCO vinh danh Cụ Phan Bội Châu là danh nhân văn hóa thế giới”.
Tại đây, có một thính giả người Việt xa nước lâu ngày đã phát biểu một câu cảm động: “Cụ Phan Bội Châu là một nhà Nho tiết tháo, một nhà cách mạng yêu nước chân chính. Cụ Phan Bội Châu chính là người Việt Nam đầu tiên nghĩ đến việc xuất dương để tìm con đường cứu nước. Cụ Phan Bội Châu luôn mang viên ngọc sáng (Bội Châu có nghĩa là mang ngọc) để soi đường cho hậu thế noi theo. Dù bôn ba nơi xứ người nhưng Cụ Sào Nam luôn luôn đau đáu hướng về quê hương nguồn cội, luôn khắc ghi tư tưởng “Việt điểu Sào Nam chi” (Chim Việt làm tổ ở cành Nam). Tên hiệu của Cụ đã nói lên tất cả về nhân cách, về tư tưởng, về lòng yêu nước của Cụ. Là một hậu bối rất khâm phục Cụ Phan, tôi luôn tìm tòi sưu tập và trân trọng tất cả những tài liệu liên quan đến Cụ. Vì thế rất mong các nhà sử học Việt Nam có thêm nhiều công trình nghiên cứu giới thiệu về cuộc đời hoạt động của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu”.
Phan Bội Châu mất ngày 29 tháng 12 năm 1940 tại Huế. Hiện tên ông đã được đặt cho nhiều trường học và nhiều con đường trên cả nước, trong đó có trường chuyên của tỉnh Nghệ An và một con phố lớn tại Hà Nội, Hạ Long.
Hai cụ Phan đã xây dựng được một phong trào đấu tranh cách mạng trong quần chúng rộng rãi từ Bắc chí Nam. Chất xúc tác để kích thích phong trào chính là tư tưởng dân là chủ. Tư tưởng dân chủ của các cụ là chấn dân khí để khai thông cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, nhưng nội dung lúc sơ khai không chứa đựng những tiến bộ thực sự về quyền dân chủ cho người dân.như bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền được Liên Hiệp Quốc ban hành ban hàng ngày 10 tháng 12 năm 1948.
Hai nhà đấu tranh dân chủ đầu tiên của đất nước VN
Có thể nói, Phan Bội Châu là một trong hai nhà nhà cách mạng tiên phong trong việc đấu tranh dân chủ và xuất sắc nhất ở nước ta vào đầu thế kỷ XX. Đường lối, chủ trương (sách lược) của Cụ rất toàn diện và tư tưởng lập hiến của Cụ đã thể hiện tính chất toàn diện về dân chủ một cách sâu sắc.
TÓM LẠI: Theo cụ Phan Bội Châu, thi Cụ Phan Châu Trinh là người đi đầu trong việc đề xướng dân chủ. Cả hai cụ Phan, khi tiếp nhận tư tưởng dân chủ đều có hoài bão mong muốn đưa nó ra cứu nước, nhưng đều gặp một hoàn cảnh khó khăn: dân trí lúc đó còn quá thấp-lạc hậu. Hai cụ mặc dù có hai con đường đi khác nhau nhưng lại đồng tâm trong vấn đề: là phải khai dân trí, chấn dân khí, tức là truyền bá văn thơ cổ động để nâng cao tinh thần yêu nước và duy tân, để mở mang vấn đề hiểu biết về dân chủ cho dân. Cụ Phan Châu Trinh thành lập Phong Trào Duy Tân, cụ Phan Bội Châu thành lập Phong Trào Đông Du.
3. VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG VÀ KẾ HOẠCH DÂN CHỦ HOÁ ĐÔNG DƯƠNG
Việt Nam Quốc Dân Đảng ( VNQDĐ) là một chính đảng đầu tiên có một chương trình dựng nước theo thể chế dân chủ kiễu Âu-Mỹ. Kế hoạch dân chủ hoá không chỉ cho VN mà cho cã Lào và Miên ( 3 nước Đông Dương) vì có sự tương quan về địa lý chính trị. Đây là chính đảng đầu tiên của VN đấu tranh dân chủ cho cã 3 nước Đông dương.
Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) được thành lập vào ngày 25.12.1930. Chủ tịch Đảng ( Đảng Truởng) là một sinh viên trẻ Nguyễn Thái Học(1902–1930). Ông là người tiếp nhận hai luồng tư tưởng về dân chủ từ văn hoá Đông-Tây, ảnh hưởng mạnh nhất là chủ thuyết " Tam Dân " của nhà cách mạng Trung Hoa Tôn Dật Tiên. Ông là người là người tiếp nhận hai trường phái dân chủ: thứ nhất từ trường phái lãng mạng của Rousseau, người được coi cha đẽ của công bằng và cuộc cách mạng Pháp 1789. Thứ hai là tư tưởng của cụ Tôn Dật Tiên về cách mạng dân chủ.
NGUYỄN THÁI HỌC VÀ VẤN ĐỀ DÂN CHỦ
Nguyễn Thái Học, một sinh viên trường Cao Đẳng Thương Mại Hà Nội, là một trong những nhà cách mạng và lãnh tụ có tầm vóc và trẻ tuổi nhất trong lịch sử đấu tranh cho dân chủ và tự do của nhân loại trong đầu thế kỷ 20. Ông sáng lập, chỉ huy, và lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng trong cuộc khởi nghĩa giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của người Pháp, giành lại chủ quyền cho Việt Nam.
Cuộc nổi dậy và tổng tấn công được phát động vào ngày 10 tháng 2 năm 1930 diễn ra trên toàn cõi Bắc Kỳ, sau này được lịch sử mệnh danh là cuộc Tổng Khởi Nghĩa Yên Bái. Cuộc tổng khởi nghĩa này là một kế hoạch nằm trong sách lược Dân Chủ Hoá Đông Dương của Nguyễn Thái Học.
Cuộc cách mạng của VNQDĐ nhằm nhằm đánh đuổi thực dân Pháp và thay chế độ quân chủ phong kiến bằng chế độ dân chủ sau khi mục tiêu thứ nhất là cứu nước được hoàn thành
Trong đêm 25 tháng 12 năm 1927, sau khi đưa ra mục tiêu đấu tranh đánh đuổi người Pháp ra khỏi Việt Nam, Lào và Cambodia, Nguyễn Thái Học cùng với 36 đại biểu đại diện cho 14 tỉnh Bắc Kỳ và Trung Kỳ, đa số cùng trạc tuổi với ông, vạch ra một lộ trình cho Việt Nam Quốc Dân Đảng, nhằm thực hiện mục tiêu của sách lược Dân Chủ Hoá Đông Dương.
Trong đêm lịch sử ấy, họ đã chia lộ trình của cuộc đấu tranh làm nhiều giai đoạn. Giai đoạn cuối của lộ trình là công cuộc kiết thiết đất nước được chia làm ba thời kỳ và ghi lại trong văn kiện sau:
1) Thời kỳ Quân chính: Quân cách mạng chiếm được đến đâu là lập ngay chính quyền cách mạng quân sự đến đó.
2) Thời kỳ Huấn chính: Tổ chức các cơ cấu dân cử, trực tiếp hoặc gián tiếp giáo hoá dân quen với nếp sống dân chủ về các thể chế mới, v.v… Trong hai thời kỳ này áp dụng nguyên tắc “Dĩ Đảng Trị Quốc.”
3) Thời kỳ Hiến chính: Tổ chức phổ thông đầu phiếu bầu cử Quốc Dân Đại hội, xây dựng Hiến pháp và trao trả chính quyền lại cho toàn dân
Lãnh tụ Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Đảng đã nhận định thế chiến lược quan trọng về phương diện chính trị và quân sự của ba nước Đông Dương đối với cuộc đấu tranh cách mạng của họ. Ông và các đồng chí đã nhận định rằng độc lập, tự do, và nền dân chủ ở Lào và Cambodia liên quan mật thiết đến độc lập, tự do, và thể chế dân chủ của Việt Nam.
Trong ba thời kỳ của giai đoạn kiết thiết, thì hai thời kỳ sau là đáng chú ý; vì nó đề cập đến việc thành lập một thể chế dân chủ cho Việt Nam.
Nội dung của thời kỳ Huấn chính chứng tỏ là họ đã nghiên cứu những khó khăn trong quá trình thay đổi chế độ từ phong kiến sang dân chủ. Cái khó khăn nhất mà họ đương đầu là nâng cao trình độ văn hoá và kiến thức của người dân.
Thể chế dân chủ được diễn tả trong văn kiện khá rõ ràng qua kế hoạch tổ chức các cơ cấu dân cử, cũng như kế hoạch giáo hóa người dân về bổn phận, trách nhiệm, và quyền hạn của họ trong một chế độ dân chủ. Đó cũng là lý do tại sao họ đưa ra chính sách "Dĩ Đảng Trị Quốc" trong giai đoạn này. Thời kỳ này là giai đoạn đất nước chuyển tiếp từ chế độ quân chủ phong kiến sang chế độ dân chủ.
Ở giai đoạn nầy, đòi hỏi một sự chuẩn bị công phu và chu đáo để trang bị những kiến thức căn bản về dân chủ cho người dân. Giai đoạn chuyển tiếp là một giai đoạn tranh tối tranh sáng. Quyền dân chủ có thể bị vi phạm một cách nghiêm trọng vì vô tình hoặc cố ý. Không cẩn thận thì đất nước sẽ rơi vào hoàn cảnh rối loạn, xã hội mất an ninh trật tự, cuộc sống người dân sẽ bất ổn.
Do đó, chủ trương nắm quyền điều khiển đất nước của VNQDĐ trong giai đoạn ấy là hợp lý. Đây có lẽ là thời kỳ quan trọng nhất trong giai đoạn kiến thiết. Qua sự phân tích trên, người ta nhận thấy Nguyễn Thái Học và các đồng chí của ông đã thấy được những ưu điểm của thể chế dân chủ, nên họ đã nghiên cứu kỹ lưỡng về thể chế tiến bộ đó và những đòi hỏi căn bản cần thiết của nó trước khi vạch ra lộ trình cho sách lược Dân Chủ Hoá Đông Dương.
Thời kỳ Hiến chính là giai đoạn cuối của giai đoạn kiến thiết. Chế độ Dân chủ được hình thành, được mô tả một cách rõ nét và dễ hiểu qua cách bầu cử với hình thức phổ thông đầu phiếu Quốc Dân Đại Hội, mà bây giờ được gọi là Quốc Hội. Cơ quan này sẽ do dân bầu ra, và sẽ giữ nhiệm vụ soạn thảo hiến pháp.
Đó là hình ảnh của một thể chế Dân chủ. Một sự kiện quan trọng khác cũng được đề cập đến trong giai đoạn này là việc họ khẳng định Việt Nam Quốc Đảng sẽ rút lui, trao trả chính quyền lại cho toàn dân sau khi nhiệm vụ cách mạng của họ đã hoàn tất. Đây là hình ảnh của một cuộc cách mạng chân chính.
Bối cảnh xã hội Việt Nam vào những năm 1923-1945 trải qua một thời kỳ biến động mạnh mẽ về chính trị, kinh tế và văn hoá. Trong thời này con cái nhà giàu, ngay cả con em ở nông thôn cũng tìm về thành thị học tập. Báo chí nở rộ khắp ba kỳ, vào thời điểm đó tồn tại tới 130 tờ báo và tạp chí.
Lễ tưởng niệm hai liệt sĩ Nguyễn Thái Học (Việt Nam Quốc Dân Đảng ) và Phạm Hồng Thái ( VN Cách mạng đồng minh hội.) được tổ chức tại Nhà Đấu Xảo Hà Nội (nay là Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội), ngày 18 tháng 6 năm 1946. Bức ảnh hiếm hoi thể hiện tình đoàn kết vì lợi ích quốc gia của hai tổ chức chính trị lớn nhất Việt Nam buổi đầu độc lập. Ghi chú của người viết: Phạm Hồng Thái chưa bao giờ là thành viên của Việt Minh, đó là sự cầm nhầm của cộng sản.
4. HOÀNG ĐẠO VÀ TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
Trong bối cảnh ấy, đầu tháng 3 năm 1933, nhóm Tự lực văn đoàn ra đời do Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng sáng lập và làm trụ cột.
Hoàng Đạo là ngòi bút duy nhất trong thập niên 1930-1940, đảng viên Đại Việt Dân Chính ( do nhóm Tự Lực Văn Đoàn thành lập năm 1938), sau đó ông và người anh là Nguyễn Tường Tam gia nhập VN Quốc Dân Đảng (1945), không những ông vừa đấu tranh cho dân chủ, đòi độc lập với Pháp mà còn giáo dục dân tộc Việt Nam về dân chủ một cách sâu sắc và toàn diện. Ông còn là đại biểu Quốc Hội khoá I trong chính phủ Liên Hiệp Quốc-Cộng 1946, và là Bộ Trưởng Bộ Kinh Tế trong một thời gian ngắn, sau Chu Bá Phượng (VNQDĐ) lên thay.
Ông Chu Bá Phượng sinh năm 1908 tại Bắc Giang là một kỹ sư đã từng tham gia vào công trình thiết lập đường xe lửa Đông Dương vào hồi thập niên 1930. Ông còn là một người trong thành phần lãnh đạo nòng cốt của VN Quốc Dân Đảng. Năm 1946, ông Chu Bá Phượng giữ chức bộ trưởng Kinh Tế trong Chính Phủ Liên Hiệp, trong đó có ông Hồ Chí Minh làm chủ tịch, ông Nguyễn Hải Thần làm phó chủ tịch, ông Nguyễn Tường Tam làm bộ trưởng Ngoại Giao. Cuối năm 1946, vì các nhân vật quốc gia như Bảo Đại, Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam đều đào thoát ra nước ngoài, nên chỉ còn có một mình ông Chu Bá Phượng bị kẹt lại và phải đi theo văn phòng chính phủ di tản lên chiến khu ở Việt Bắc.
Không bao lâu sau, ông Phượng bị cộng sản đem đi quản chế ngặt nghèo tại vùng Hà Giang, Sơn La. Và từ cuối năm 1960, thì gia đình ông ở Hà Nội không hề nhận được bất kỳ tin tức nào của ông nữa. Mấy chục năm sau vào đầu thập niên 1990, con cháu mới nhờ người sử dụng ngoại cảm mà tìm được hài cốt của ông tại nơi rừng núi hoang vắng vùng Việt Bắc giáp giới với Trung Quốc và cải táng đem về quê nhà ở miền xuôi.
Giám đốc công an ở miền Bắc thời đó chính là ông Lê Giản, ông này phải chịu trách nhiệm nghiêm trọng về các cuộc đàn áp và giết chóc này.
Hoàng Đạo đỗ vào trường Luật Đông Dương Hà Nội, năm 1924 và tốt nghiệp năm 1927. Từ 1933, trên Phong Hoá, dưới bút hiệu Tứ Ly, ông đã viết những bài châm biếm đả kích toàn bộ hệ thống quan lại của chính quyền thuộc địa và bài trừ hủ tục trong xã hội Việt Nam. Trên báo Ngày Nay, từ 1937 đến 1939, ông hoàn tất những hồ sơ lớn về Vấn đề thuộc địa, Vấn đề cần lao, Công dân giáo dục, nội dung phê phán chính quyền thực dân, chỉ trích sự vi phạm nhân quyền trong chính sách đánh chiếm thuộc địa của người da trắng, chỉ trích sự vi phạm luật lao động trong chính sách mộ phu và cổ động việc giáo dục công dân về dân quyền và nhân quyền. Loạt bài này căn bản dựa trên tự do dân chủ, quyền làm người, luật lao động, quyền công dân, thoát thai từ tinh thần cách mạng 1789 của Pháp.
Hoàng Đạo là những người khỏi xướng giáo dục về Dân Chủ cho nhân VN qua các loạt bài Công dân giáo dục nhắm vào sự giáo dục dân chủ, giải thích cho người Việt hiểu quyền lợi và trách nhiệm của người công dân trong một nước dân chủ, khác với bổn phận một thần dân dưới thời phong kiến: Muốn được tự do, dân chủ, người dân trước hết phải tự ý thức được cái giá phải trả cho tự do, dân chủ, tức là phải ý thức được sự trưởng thành, độc lập của mình, phải hiểu quyền công dân và trách nhiệm của người công dân
Hoàng Đạo là ngòi bút duy nhất trong thập niên 1930-1940, không những đã đấu tranh cho dân chủ, đòi độc lập với Pháp mà còn giáo dục dân tộc Việt Nam về dân chủ một cách sâu sắc và toàn diện.
Theo lệnh của Nhất Linh từ Trung Hoa gửi về, Hoàng Đạo cùng Khái Hưng, Nguyễn Gia Trí và Nguyễn Tường Bách lo tục bản tờ Ngày nay (khổ nhỏ, số đầu tiên ra ngày 5 tháng 3 năm 1945) để làm cơ quan ngôn luận cho Việt Nam Quốc Dân Đảng. Ngoài mục tiêu làm văn chương, trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ, Tự lục văn đoàn có ý tưởng cải cách xã hội, lập Hội ánh sáng, làm nhà lá sáng sủa cho dân nghèo thuê giá rẻ, và tổ chức chợ phiên, diễn kịch lấy tiền cứu tế dân bị lũ lụt (http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/lam_bao_phong_hoa_den_tu_luc_van_doan.html)
5.TỰ LỰC VĂN ĐOÀN VÀ CƠ SỞ TRUYỀN THÔNG
Tự Lực văn đoàn là một nhóm nhà văn được thành lập năm 1933 ở Hà Nội. Nhóm gồm 7 thành viên chính thức:
1- Nhất Linh (sinh 1905, mất 1963)
2- Khái Hưng (sinh 1896, mất 1947)
3- Hoàng Đạo (sinh 1906, mất 1948)
4- Thạch Lam (sinh 1910, mất 1942)
5- Tú Mỡ (sinh 1900, mất 1976)
6- Thế Lữ (sinh 1907, mất 1989)
7- Xuân Diệu (sinh 1917, mất 1985, được kết nạp sau vào TLVĐ)
Cơ sở cho hoạt động của nhóm là các tờ tuần báo: Phong hóa (từ 1932-1936), Ngày nay (1936-1946); và nhà xuất bản Đời nay (1933-1945).
Trong Tự Lực văn đoàn, có đến 3 thành viên chính thức của nhóm là anh em ruột. Đó là Nhất Linh (bút danh của Nguyễn Tường Tam); Hoàng Đạo (bút danh của Nguyễn Tường Long) và Thạch Lam (bút danh của Nguyễn Tường Lân).
Nhất Linh từng là chủ bút những tờ báo lớn như Phong Hóa, Ngày Nay... Ông là người thành lập Tự Lực Văn Đoàn và là cây bút chính của nhóm, để lại nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như Đoạn tuyệt, Bướm trắng, Đời mưa gió. Nguyễn Tường Tam là người sáng lập Đại Việt Dân chính đảng và từng làm Bí thư trưởng của Việt Nam Quốc dân Đảng ( khi Đại Việt Dân Chính đảng hợp nhất với Việt Nam Quốc dân đảng và Đại Việt Quốc dân đảng ) và giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến
Nhất Linh tên thật là Nguyễn Tường Tam. Ông sinh ngày 25 tháng 7 năm 1905 tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, nguyên quán làng Cẩm Phô, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Thuở nhỏ, Nhất Linh theo học tiểu học ở Cẩm Giàng, học trung học tại trường Bưởi ở Hà Nội. Năm 16 tuổi Nhất Linh làm thơ đăng báo Trung Bắc Tân Văn, và năm 18 tuổi ông có bài Bình Luận Văn Chương về Truyện Kiều trên Nam Phong Tạp Chí.
Cuối năm 1923 ông đậu bằng Cao tiểu. Nhưng vì chưa đến tuổi vào trường cao đẳng, nên ông làm thư ký ở sở tài chính Hà Nội. Ông làm quen với Tú Mỡ và viết cho tờ Nho Phong. Thời gian đó, ông lập gia đình với bà Phạm Thị Nguyên.
Năm 1924, ông tiếp tục học ngành Y và Mỹ Thuật, nhưng chỉ một năm rồi bỏ. Năm 1926, Nhất Linh vào Nam, gặp Trần Huy Liệu và Vũ Đình Di định cùng làm báo. Nhưng vì tham dự đám tang Phan Chu Trinh nên hai người này bị bắt, Nhất Linh phải trốn sang Cao Miên, sống bằng nghề vẽ và tìm đường đi du học.
Năm 1927 Nhất Linh sang Pháp du học. Ở Pháp ông nghiên cứu về nghề báo và nghề xuất bản. Năm 1930, ông đậu bằng Cử nhân Khoa học Giáo khoa (Lý, Hóa) và trở về nước trong năm đó.
Năm 1938, Nguyễn Tường Tam thành lập đảng Hưng Việt, rồi đổi tên là đảng Đại Việt Dân Chính năm 1939 mà ông làm Tổng Thư ký. Hoạt động chống Pháp của nhóm Tự Lực trở thành công khai.
Tháng 5 năm 1945, tại Trùng Khánh, ông sáp nhập Đại Việt Dân chính đảng với Việt Nam Quốc dân đảng là tên chung vào thơì đó là Quốc dân đảng, (tên của Đại Việt Quốc dân Đảng và Việt ban Quốc Dân Đảng), . Nguyễn Tường Tam làm Bí Thư Trưởng của tổ chức mới này. Cuối năm 1945 tổ chức này ra công khai với danh xưng Mặt trận Quốc dân đảng, gọi là Việt Nam Quốc dân đảng, hay Việt Quốc.
Đầu năm 1946, Nguyễn Tường Tam trở về Hà Nội, tổ chức hoạt động đối lập chính quyền Việt Minh, xuất bản báo Việt Nam. Tháng 3 năm 1946, ông giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến http://www.saimonthidan.com/?c=author&a=116
CÁC TỜ BÁO CỦA ĐẠI VIỆT DÂN CHÍNH VÀ VNQDĐ
Báo chí là những phương tiện hướng dẩn quần chúng ý thức về dân chủ đầu tiên ở VN, do các chính đảng chủ trương. Những tờ báo đi đầu trong việc khai dân trí trong phạm trù dân chủ là các tờ dưới đây:
Trang bìa của Phong Hóa số 125
Số báo Phong Hoá đầu tiên (do Nhất Linh làm chủ bút) ra ngày 22-9-1932, đã hăng hái ủng hộ cho phong trào Thơ mới qua bài viết của Nhất Linh: “Thơ ta phải mới, mới văn thể, mới ý tưởng ". Toà soạn và trị sự của báo ban đầu ở góc đường Quán Thánh và Hàng Bún (số 80 phố Quán Thánh - Hà Nội).
Báo Phong Hoá giá bán 7 xu (số ra ngày thứ Sáu, ngày 19-1-193 4). Báo bán chạy và hấp dẫn bạn đọc từ thường dân đến trí thức. Sau khi Phong Hoá ra được 28 tháng, Nhất Linh cho ra tiếp tờ Ngày Nay để đáp ứng nhu cầu bạn đọc và ngầm ý là để sơ cua khi có biến cố xảy ra.
Từ khi ra đời, báo Ngày Nay đã gây được tiếng vang và thu hút sự chú ý của bạn đọc. Các nhà văn rất xông xáo trong hoạt động nghề nghiệp, tả xung hữu đột không chừa bất cứ một lãnh địa nào trong đời sống. Họ cử phóng viên lên tận làng Trũng, nơi sinh ra vị anh hùng Hoàng Hoa Thám lãnh tụ của cuộc khi nghĩa Yên Thế kháng chiến chống Pháp, đã bị giết hại hơn hai mươi năm về trước. Họ gặp người con trai của ông là Hoàng Văn Vi, lấy tài liệu cho phóng sự hai kỳ trên báo Ngày Nay. Tác giả Việt Sinh (một bút danh khác của Thạch Lam) đã kể về cuộc đời của người con còn lại của Đề Thám bằng phóng sự ảnh rất sinh động. Có thê cũng từ đó mà bạn đọc ca nước mới hiểu thêm về con người Đề Thám.
Báo mang nội dung mới mẻ là duy tân cấp tiến, đả phá hủ tục, khuyến khích vươn tới cái văn minh. Phong Hoá in tranh khôi hài, nhạo báng không chừa một ai, cốt là vui cười. Từ ông Lý Toét, Xã Xệ đến nhà thơ Tản Đà, luật sư Lê Thăng, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Tố… đều bị phơi lên mặt báo với ý ngầm muốn phá cũ, lập cái mới
Sau 3 năm ra đời, báo Phong Hoá đã có ảnh hưởng to lớn trong xã hội. Người nông dân không còn sợ hủ lậu cũ, tập tục cũ như trước. Dân trí được nâng lên. Trong đời sống tinh thần dường như có luồng gió mới thổi vào cái xã hội trì trệ từ trước 1932, và đặc biệt tiếng cười của Phong Hoá đã góp phần làm đảo lộn một phần trật tự đời sống: Cụ Nguyễn Văn Tố phải cắt bỏ búi tóc; Tản Đà hết ngông hết mộng, đóng cửa An Nam tạp chí, Nguyễn Văn Vĩnh đình Niên lịch thông thư. Tờ Nam Phong, thành trì của văn hoá cũ, không chịu nổi những nhát dao cạo của Phong Hoá đành để sụp đổ. Những hý hoạ phát hành khắp Bắc Trung Nam chỉ cho người ta thế nào là nhà quê, là hủ lậu, thế nào là văn minh là tân tiến và thúc đấy họ trút bỏ những tập tục cũ.
Báo Phong Hoá bị đình bản, nhưng Nhất Linh đã có đề phòng, nên chẳng hề nao núng. ông lại cho xuất bản tờ Ngày Nay thay thế. Người đứng đầu Tự lực văn đoàn cho anh em chuyển dần nội dung của Phong Hoá sang Ngày Nay.
Báo Ngày Nay
Báo Ngày Nay là người bạn của mọi tầng lớp bình dân trong nước. Họ tìm thấy nhiều điều cần thiết cho cuộc sống mới, nhằm mở mang dân trí điều mà thực dân Pháp và bọn cường quyền không muốn.
Tờ Ngày Nay số 1 (ra ngày 30-l-1935) bán giá 10 xu, bìa chụp hình thiếu nữ mặc áo mùa xuân. Ngay trang đầu đã phi lộ: Ngày Nay là tờ báo thứ hai của Tự lực văn đoàn... Chúng tôi đưa các bạn từ rừng ra bể, từ thành thị đến thôn quê xem các trạng thái hiện có trong xã hội. Chúng tôi sẽ đi nhận xét thấy sự thật, nói lại để các bạn hay và sẽ chụp nhiều ảnh in xen vào bài để các bài này được rõ hơn... Quả thật, số đầu tiên trên trang bìa đã xuất hiện chức danh Giám đốc Nguyễn Tường Cẩm (là anh thứ hai nhà văn Nhất Linh), báo Ngày Nay đã thay đổi khác. Những phóng sự, những bức ảnh thật đẹp mang hơi thở muôn mặt của đời sống dân quê.
Nhưng vì phải chăm lo cho hai tờ báo cùng một lúc, khó khăn nhiều bề, nên ít lâu sau tờ Ngày Nay không ra hàng tuần, mà mỗi tháng một kỳ, thành từng tập dày. Cuối cùng, báo Ngày Nay ra được 13 số rồi tự rút lại chỉ còn tờ Phong Hoá. Đến năm 1936 vì những loạt bài giáng quá mạnh vào nhà cầm quyền, Phong Hoá mới bị đóng cửa vĩnh viễn.
Các tác phẫm của Hoàng Đạo:
Tiểu Luận: Bùn Lầy Nước Đọng (1936), Mười Điều Tâm Niệm (1939).
Phóng Sự: Trước Vành Móng Ngựa (1938).
Truyện Dài: Con Đường Sáng (1940)
Truyện Ngắn: Tiếng Đàn (1941).
Loại Sách Hồng: Con Cá Thần, Lan và Huệ, Con Chim Di Sừng, Sơn Tinh, Lên Cung Trăng.
Từ thời thượng cổ nước ta đã có văn tự riêng trước khi bị người Tàu xâm chiếm. Chữ Lạc Việt xuất hiện vào đầu thời đại “đồ đá mới” và hình thành vào thời kỳ đỉnh cao của “văn hóa xẻng đá lớn” (TK40 TTL - TK20 TTL). Thứ chữ tối cổ đó còn đang phát triển trong thời kỳ “Tự” thì phải bỏ dở vì ách thống trị của Tàu hơn 1000 năm. Người Tàu đã dùng thứ chữ khắc trên Giáp Cốt Văn và Chung Đỉnh Văn của ta làm cơ sở phát triển và kiện toàn để trở thành chữ Hán của họ sau này .
Từ khi bị Tàu đô hộ, dù bị bắt buộc phải dùng chữ Hán, ông cha chúng ta luôn luôn tìm kiếm một thứ chữ riêng cho dân tộc Việt. Chữ Nôm, được biến cải từ chữ Hán, dù chưa được hoàn chỉnh và nhiều khiếm khuyết [25], là một cố gắng trong mục đích này. Vua Quang Trung khi lên ngôi hoàng đế, người anh hùng áo vải đất Tây Sơn muốn người Việt phải dùng chữ Việt nên bãi bỏ Hán tự, bắt dùng chữ Nôm trong việc cai trị và thi cử
6.VIỆT NAM XẾP THỨ 144/167 VỀ MỨC ĐỘ DÂN CHỦ
Theo một nghiên cứu xếp hạng các quốc gia trên toàn thế giới dựa theo chỉ số dân chủ được công bố thường niên của tạp chí The Economist của Anh thì 10 quốc gia sau đây (theo thứ tự) là những nước dân chủ đứng đầu thế giới: Norway, Sweden, Iceland, Denmark, New Zealand, Australia, Switzerland, Canada, Finland, Netherland.
Chỉ số dân chủ được đo lường dựa trên các tiêu chí như:
Việc tiến hành bầu cử công bằng và tự do
Các quyền tự do của công dân
Sự hoạt động của chính quyền
Việc tham gia chính trị
Văn hóa chính trị.
Các quốc gia được phân loại thành 4 nhóm: nền dân chủ đầy đủ (full democracies); nền dân chủ khiếm khuyết (flawed democracies); thể chế hỗn hợp (hybrid regimes) và chế độ chuyên chế, độc tài (authoritarian regimes).
Chỉ có 15% các quốc gia trên tổng số 167 nước được nghiên cứu được xếp vào nhóm các nước có nền dân chủ đầy đủ; 30,5% số này là các nước có chế độ độc tài.
Hoa Kỳ xếp thứ 21 trên tổng số 167 quốc gia được nghiên cứu và được xếp vào nhóm các nước có nền dân chủ đầy đủ. Trong khi Đại Hàn xếp hạng 20.
Việt nam xếp thứ 144 trên tổng số 167 quốc gia được nghiên cứu và bị xếp vào danh sách các nước có nền chính trị độc tài, đồng nghĩa với phi dân chủ
Dân chủ là phương thức tổ chức xã hội bảo đảm cao nhất các quyền con người và khả năng tự bảo vệ các quyền con người của mỗi một cá nhân
Với khái niệm này, chúng ta đã xác định được cốt lõi của dân chủ, nội hàm quan trọng nhất của thể chế dân chủ. Chỉ có từ nội hàm cốt lõi này, mới xác định được đường hướng xây dựng thể chế dân chủ. Đó là việc xây dựng cơ chế nào để bảo đảm khả năng tự bảo vệ các quyền con người của mỗi cá nhân, và ai là chủ thể, là người bảo vệ các quyền con người đó hiệu quả nhất.
Cơ chế để bảo đảm khả năng tự bảo vệ các quyền con người của mỗi một cá nhân chính là tòa án nhân quyền. Đây là một cơ chế hoàn toàn mới được xây dựng để thỏa mãn yêu cầu cho các cá nhân tự bảo vệ các quyền con người của mình. Chủ thể bảo vệ các quyền con người chính là những người bị vi phạm nhân quyền, quyền con người. Chỉ có bản thân các cá nhân mới là người bảo vệ các quyền con người của mình một cách hữu hiệu nhất.
Nhưng để người dân tự bảo vệ các quyền con người của mình, ngoài cơ chế (tòa án nhân quyền) thì nhận thức của người dân về tự do, dân chủ là yếu tố vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, việc phổ biến các kiến thức về quyền con người, về tự do, về dân chủ và việc cập nhật các luật lệ liên quan tới quyền con người là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi một nền dân chủ./.
TẬP TRUNG DÂN CHỦ LÀ GÌ?
Người cộng sản nói:
Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng ta. Nguyên tắc này, một mặt, bảo đảm phát huy tính tích cực và sáng tạo của mọi tổ chức đảng và đảng viên; mặt khác, bảo đảm sự thống nhất ý chí và hành động của Đảng. Trong nguyên tắc tập trung dân chủ, tập trung và dân chủ thống nhất với nhau, tập trung phải trên cơ sở dân chủ, dân chủ đi đôi với tập trung.
Dân chủ là điều kiện, tiền đề của tập trung, đồng thời tập trung là cơ sở bảo đảm cho dân chủ được thực hiện và phát huy. Dân chủ càng phát triển thì tập trung càng vững chắc, sức mạnh của Đảng càng được khẳng định. Nếu thực hành dân chủ tốt, sẽ phát huy được trí tuệ, tiềm năng, khơi dậy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mọi đảng viên, tổ chức đảng, tạo nên sự thống nhất ý chí và hành động của Đảng. Bởi vậy, trong tổ chức, sinh hoạt và lãnh đạo của Đảng, phải thực hiện sự thống nhất chặt chẽ dân chủ với tập trung, không được tuyệt đối hóa hay coi nhẹ mặt nào. Nếu tuyệt đối hóa tập trung sẽ dẫn đến quan liêu, chuyên quyền, độc đoán; ngược lại, tuyệt đối hóa dân chủ thì sẽ dẫn đến tình trạng vô chính phủ, vô tổ chức, vô kỷ luật. Cả hai biểu hiện trên đều không đúng và làm giảm sức mạnh của Đảng. Theo V.I. Lê-nin: “...chế độ tập trung dân chủ, một mặt, thật khác xa chế độ tập trung quan liêu chủ nghĩa, và, mặt khác, thật khác xa chủ nghĩa vô chính phủ’’. Việc thực hành mở rộng dân chủ trong Đảng phải luôn đi đôi với tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật.
Nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ quy định, mọi đảng viên đều có quyền được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; được biểu quyết công việc của Đảng; được ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương; được phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời; được trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình; được bảo lưu ý kiến khi ý kiến của mình thuộc về thiểu số và báo cáo lên cấp ủy cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc. Nhưng, khi Đảng đã có nghị quyết thì mọi tổ chức đảng và đảng viên phải nói và làm theo nghị quyết của Đảng; thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng.http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2015/35492/Thuc-hien-nguyen-tac-tap-trung-dan-chu-trong-lua-chon-nhan.aspx
PHÁT HUY DÂN CHỦ ĐỊNH HƯỚNG XHCN
Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là mục tiêu và động lực của sự phát triển đất nước. Vì vậy, trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng phát huy dân chủ trong mọi tổ chức, hoạt động; đặc biệt là quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân
Theo quan điểm của Đảng, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng là nền dân chủ khác hẳn về bản chất và đối lập về nguyên tắc với dân chủ tư sản, được thể hiện trên những vấn đề sau:
Thứ nhất, dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ xuất hiện khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giành được chính quyền và ngày càng phát huy trong quá trình xây dựng xã hội mới.
Thứ hai, là nền dân chủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Thứ ba, là dân chủ của đa số, của người lao động, vì đa số và người lao động.
Thứ tư, là chế độ dân chủ, mà ở đó, nhân dân lao động làm chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, được pháp luật bảo đảm.
Thứ năm, dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện bằng hệ thống tổ chức thể hiện quyền lực chính trị - xã hội thuộc về nhân dân, tập trung và thông qua nhà nước.
Thứ sáu, không ngừng mở rộng, phát huy dân chủ gắn với tăng cường kỷ cương, pháp luật là quy luật của sự phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa
Nhận thức của Đảng về dân chủ ngày càng sâu sắc và đầy đủ; là sự tiếp thu có chọn lọc và phát triển những tinh hoa giá trị tư tưởng của nhân loại, của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thành tựu của 70 năm cách mạng Việt Nam, 30 năm đổi mới xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa, vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tiễn của đất nước. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ trong đó tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân, mà họ là những người chủ.
Nhờ có quan điểm, đường lối đúng, việc xây dựng, phát huy dân chủ ở Việt Nam những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, có ý nghĩa to lớn trong phát triển đất nước, hội nhập, hợp tác quốc tế. Theo đó, trên lĩnh vực chính trị,
Hiến pháp năm 2013 chế định đầy đủ các quyền con người, quyền công dân, các hình thức nhân dân thực thi quyền lực nhà nước và đổi mới tổ chức chính quyền cơ sở, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, là thành tựu, bước tiến mới về dân chủ ở Việt Nam.
Trên lĩnh vực kinh tế, ở nước ta đã xác lập và từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Tất cã lý luận của cộng sản về dân chủ định hướng XHCN hay dân chủ do đảng phát huy đều chỉ là những lý luận ở cuối đường hầm, chỉ cần nhìn bảng xếp hạng của "The Economist "đũ để trã lời các lý luận của Tuyên Giáo TW/ĐCSVN mà không cần phải dài dòng nghiên cứu hay lý luân về Dân Chủ củá các đỉnh cao trí tuê Ba Đình.
Lý Bích Thuỷ 26/11/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét