CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC

Nước và dân tuy hai mà một, nước không thể không có dân, ngưc lại dân cũng không thể nào không có nước-nưc và dân như bóng và hình.  Cụ Phan bội Châu đã từng định nghĩa như sau " Dân là dân nước, nước là nước dân". Người ta tìm thấy nơi cụ một tình yêu quê hương đất nước rất nồng nàn, thể hiện qua văn thơ của còn để lại cho hậu thế:

"Nay ta hát một thiên ái quốc
Yêu gì hơn yêu nước nhà ta
Trang nghiêm bốn mặt sơn hà
Ông cha để lại cho ta lọ vàng

Trần Bình Trọng " Ta thà làm quỷ nước nam,
 còn hơn làm vương đất bắc"
Trước cụ Phan Bội Châu một tấm lòng tận trung với đất nước  đó là hình ảnh của danh tướng Trần Bình Trọng (1259 - 1285) Giặc Tàu, sau khi bắt được ông, tướng Nguyên tìm mọi cách để khai thác thông tin, dọa nạt, dụ dỗ ông. Tuy nhiên, Trần Bình Trọng kiên quyết không khuất phục. Khi được hỏi có muốn làm vương đất bắc không, Trần Bình Trọng khẳng khái trả lời:

“Ta thà làm quỷ nướcNam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi.

Đó là một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm cũng như lịch sử ViệtNamnói chung, trở thành một trong những biểu tượng của tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt. Không thể khuất phục được Trần Bình Trọng, quân Nguyên buộc phải giết ông vào ngày 21 tháng Giêng năm Ất Dậu (26-2-1285)


Trần Bình Trọng được các sử gia đời sau đánh giá rất cao vì lòng yêu nước và tinh thần chống ngoại xâm, trở thành một ví dụ điển hình cho các cuộc kháng chiến chống phương Bắc.


Yêu nước là một tình cảm rất thiêng liêng và tự nhiên của một con người đối với quê hương xứ sở, với ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử và các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.  Yêu nước là từ một tình cảm, một yếu tố tâm lý xã hội đã tiến dần lên thành một ý thức xã hội, t  ý thức đó đã phát triển thành một hệ thống-thì tình cảm yêu nước có khả năng  trở thành chủ nghĩa yêu nước- có giá trị như một hệ tư tưởng.

Đối với người Việt Nam: chủ nghĩa yêu nước là một giá trị tinh thần cao quý, kết tinh những tư tưởng, tình cảm thiêng liêng nhất, là hệ tư tưởng có vị trí cao nhất với một giá trị tuyệt đối về tinh thần có trong truyền thống dân tộc, để rồi trở thành một vũ khí chống ngoại xâm giử nước giử làng từ ngày Hùng Vương dựng nước tới nay. Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam đã hình thành nên một hệ thống, qua một nền tảng chủ yếu sau đây:

 Ý thức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, chúng ta đã ghi nhận hai bản Tuyên ngôn độc lập của Đại Việt. Bản Tuyên ngôn lần thứ nhất vào mùa xuân 1077 sau khi chiến thắng quân Tống xâm lược, Lý Thường Kiệt viết bài thơ bất hủ:

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư 
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư 
 Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư" 



 Năm 1428 sau khi cuộc chiến tranh giải phóng khỏi ách đô hộ của nhà Minh. Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc đã viết:"Bình ngô đại cáo", được xem như bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ II. http://www.thivien.net/Nguy%E1%BB%85n-Tr%C3%A3i/B%C3%ACnh-Ng%C3%B4-%C4%91%E1%BA%A1i-c%C3%A1o/poem-mLEGY5d9nFI0RH280X-vIQ

Trích đoạn:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, 
Quân điếu phạt chỉ vì khử bạo. 
Như nước Việt ta từ trước, 
Vốn xưng văn hiến đã lâu, 
Sơn hà cương vực đã chia, 
Phong tục bắc nam cũng khác. 
Từ Triệu, Ðinh, Lý, Trần, gây nền độc lập, 1 
Cùng Hán,Ðường, Tống, Nguyên, hùng cứ một phương. 
Dẫu cường nhược có lúc khác nhau, 
Song hào kiệt đời nào cũng có.....




Giang sơn từ đây mở mặt, 
Xã tắc từ nay vững nền. 
Nhật nguyệt hối mà lại minh, 
Càn khôn bĩ mà lại thái. 
Nền vạn thế xây nên chăn chắn, 
Thẹn nghìn thu rửa sạch lầu lầu. 
Thế là nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng che chở, giúp đỡ cho nước ta vậy. 

Than ôi! 
Vẫy vùng một mảng nhung y, 
Nên công đại định, 
Phẳng lặng bốn bề thái vũ, 
Mở hội vĩnh thanh. 

Bá cáo xa gần, 
Ngỏ cùng nghe biết.


 Cả hai bản Tuyên ngôn đều khẳng định quyền dân tộc tự quyết của Việt Nam; ý chí quyết tâm giữ vững độc lập dân tộc, giữ vững bản sắc văn hoá Việt Nam; nghị lực, quyết tâm của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng một nước độc lập. Từ tình yêu quê hương, xứ sở nâng lên thành ý thức bảo vệ non sông đất nước, giang sơn, tổ quốc, sơn hà xã tắc (một ý niệm sâu sắc về lãnh thổ quốc gia) là những bước thăng hoa của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống.

Thế kỷ XV vua Lê Thánh Tông đã khẳng định:

"Một thước núi, một tấc sông của ta không thể vất bỏ... Ai dám đem một thước núi, một tấc sông của Vua Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc thì tội phải tru di". Câu nói  của vua Lê Thánh Tông đã nói lên được  một ý thức sâu sắc về độc lập dân tộc và lòng tự tôn dân tộc.

Biểu hiện cao nhất của tư tưởng yêu nước là ý thức coi độc lập dân tộc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm bằng. Mổi lần Tổ quốc bị xâm lăng thì mọi tầng lớp nhân dân phải biết đặt lợi ích đất nước lên trên hết và sẵn sàng gạt bỏ mọi lợi ích riêng, chấp nhận mọi gian nan, thử thách, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.

CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRONG CHẾ ĐỘ QUÂN CHỦ VÀ VNCH.

Quá trình hình thành và phát triển của đất nước gắn liền với tinh thần tự quyết và yêu nước của Việt tộc. Điều đó đã tác động sâu sắc đến sự phát triển của ý thức dân tộc. Tinh thần yêu nước được thể hiện qua ý thức cộng đồng và phát triển trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Nó là sản phẩm đạc thù của dân tộc Việt Nam. Hiếm có dân tộc nào trên thế giới trải qua chiến tranh nhiều như dân tộc ta. Kể từ những cuộc kháng chiến chống giặc Bắc Phương  cho đến kháng chiến chống Pháp, tính ra thời gian chống giặc giữ nước và đấu tranh vì độc lập và vẹn toàn chủ quyền đất nước của Việt tộc đã lên đến trên 12 thế kỷ. Điều đó đã tác động sâu sắc đến sự phát triển của tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc, ý chí quật cường bất khuất và niềm tự tôn dân tộc, Với 13 lần đại thắng giặc Bắc Phương đã làm sáng tỏ chủ nghĩa yêu nước của quốc gia Đại Việt và Việt nam.

Lần thứ 1 : Năm 1218 TTL, ĐẠI THẮNG Giặc ÂN, Đức PHÙ ĐỔNG
Lần thứ 2 : Năm 214 TTL, ĐẠI THẮNG Giặc HOA TẦN
Lần thứ 3 : Năm 181 TTL, ĐẠI THẮNG Giặc HOA TÂY HÁN 
Lần thứ 4 : Năm 40 DL, ĐẠI THẮNG Giặc HOA ĐÔNG HÁN và TÁI CHIẾM TOÀN THỂ VÙNG ĐẤT                          VIỆT LẠC, Đức TRƯNG NỮ VƯƠNG - ĐẠI ĐẾ ĐỒNG ĐÌNH LĨNH NAM
Lần thứ 5 : Năm 541 DL, ĐẠI THẮNG Giặc HOA LƯƠNG, Đức NAM VIỆT ĐẾ
Lần thứ 6 : Năm 938 DL, ĐẠI THẮNG Giặc HOA NAM HÁN, Đức NGÔ NAM ĐẾ
Lần thứ 7 : Năm 981, ĐẠI THẮNG Giặc HOA TỐNG Lần 1, Đức LÊ ĐẠI HÀNH
Lần thứ 8 : Năm 1076, ĐẠI THẮNG Giặc HOA TỐNG Lần 2, Đức LÝ NHÂN TÔN, Danh Tướng LÝ                          THƯỜNG KIỆT
Lần thứ 9 : Năm 1258, ĐẠI THẮNG Giặc MÔNG CỔ Lần 1, Đức TRẦN THÁI TÔN
Lần thứ 10 : Năm 1284, ĐẠI THẮNG Giặc HOA MÔNG NGUYÊN Lần 2, Đức TRẦN NHÂN TÔN,                             Danh Tướng HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG
Lần thứ 11 : Năm 1287, ĐẠI THẮNG Giặc HOA MÔNG NGUYÊN Lần 3, Đức TRẦN NHÂN TÔN,                             Danh Tướng HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG
Lần thứ 12 : Năm 1428, ĐẠI THẮNG Giặc HOA MINH, Đức LÊ THÁI TỔ
Lần thứ 13 : Năm 1789, ĐẠI THẮNG Giặc HOA MÃN THANH, Đức QUANG TRUNG

Sự tổn thất của Bắc Phương rất lớn, chỉ kể những lần Trung Hoa xua đại quân xâm lấn Nước Nam, dầu sách vở Trung Hoa đã giấu bớt quân số vì bị thất trận, tổng số các đoàn quân xâm lăng Trung Hoa đã có hơn 40 danh tướng, hằng ngàn đại tướng, và hơn 450 vạn quân sĩ. (tức 4.500.000 quân giặc). Đang khi đó, kể cả dân số, tài nguyên, quân sĩ, phương tiện chiến đấu... dân ta không bao giờ tương xứng với quân Trung Hoa xâm lược. Nhưng bất cứ lần nào, Đại Việt cũng đại thắng ! http://danhgiactau.com/index.php/vi/trang-chinh-moi/102-1202-da-13-lan-dan-viet-dai-thang-giac-phuong-bac-xam-lang

VNCH ĐỐI PHÓ VỚI SỰ XÂM LƯỢC CỦA TRUNG CỘNG

Chủ nghĩa yêu nước của tổ tiên để lại, chính là những bài học cho mọi thế hệ về ý thức trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước. QL.VNCH là một quân đội kế thừa truyền thống yêu nước của tổ tiên trong việc chống giặc xâm lược bắc phương. Năm 1974, biết được sự bất lợi của QL.VNCH về nguồn quân viện bị cắt giãm tối đa, nên trong tình trạng thiếu thốn các phương tiện về phòng thủ, nên giặc Bắc Phương đã đưa một lực lượng Hải Quân hùng hậu vào vùng quần đảo Hoàng Sa của VNCH. Mặc dù với một lực lượng yếu lém hơn quân Tàu xâm lược gấp 3-4 bốn lần nhưng cũng vẩn hiên ngang chống cự và đã làm cho hải quân Tàu Cộng bị thiệt hại nặng nề. Nêu cao được truyền thống yêu nước và tinh thần bất khuất của quân lực VNCH. Mặc dù lúc đó QL.VNCH gặp nhiều khó khăn trong việc cắt xén quân viện Mỹ - sau hiệp định Paris vào năm 1973. 

Việt Nam Cộng Hòa, đã vì dân nên quyết tâm gìn giữ
Lính cộng hòa đã vì chữ trung kiên
Tổ Quốc ngàn sau, hơn cả bạc tiền
Nay cộng đảng lấy làm của riêng đổi chác!.

Tháng Giêng Hoàng Sa
Biển Đông sóng bạc
Biển ngàn sau, mãi ghi tạc chí hùng
Ngụy Văn Thà cùng 74 chiến sĩ hy sinh vì Tổ Quốc, các anh là niềm kiêu hãnh chung
Thay trống giục, lời Quang Trung réo gọi
Toàn dân Việt hãy giữ gìn bờ cõi.
( thơ Nguyên Thạch)

Bối cảnh lúc đó như sau:  Trung Cộng tuyên bố, ngày 11/1/1974 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Cộng, Bộ Ngoại giao VNCH đã phản ứng rất quyết liệt. Trong những cuộc họp báo tại Sài Gòn, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cũng như ông Tổng trưởng Ngoại giao VNCH đã tố cáo trước dư luận thế giới về tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Cộng.
Trong một cuộc họp báo "đặc biệt" được tổ chức tại phòng họp của Bộ Ngoại giao VNCH, quy tụ đông đảo Đại diện báo chí trong nước và ngoài nước vào chiều 15-1-1974, Tổng trưởng Ngoại giao Vương Văn Bắc đã lên tiếng tố cáo trước quốc dân và quốc tế về việc Trung Cộng vi phạm chủ quyền VNCH trên quần đảo Hoàng Sa.  
Ngày 17/01/1974, tờ Tia Sáng đăng bài phản đối những hành động gây hấn của Trung Cộng đã đe dọa đến hòa bình trong khu vực, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Bài báo dẫn lời tuyên bố: "Đây là hành động trắng trợn chà đạp lên chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của VNCH...Trước những hành vi thô bạo đó, Chính phủ và nhân dân Việt Nam cộng hòa rất căm phẫn và quyết không dung thứ... sẽ cương quyết bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của mình và dành quyền thi hành mọi biện pháp thích nghi cho mục đích ấy.
Một tuyên bố như vậy ra đời là quan trọng và cơ bản trong thái độ khẳng định chủ quyền, tuy nhiên trước tình hình Trung Cộng tăng cường lực lượng Hải quân, phía VNCH đã có những hành động tương ứng để đối phó với chủ trương trước hết là giải quyết mâu thuẩn bằng biện pháp hòa bìnhTia Sáng ngày 19/01/1974 có bài với nội dung sau khi đưa tin tình hình tranh chấp ở Hoàng Sa, nêu chứng cứ lịch sử về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, nhận định nguyên nhân vì sao Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa, đã đề cập việc Bộ Ngoại giao VNCH khẩn báo lên Liên hiệp quốc đề nghị can thiệp giải quyết vụ Hoàng Sa.
"Hoàng Sa là một quần đảo chứa đựng sẵn một tài nguyên vô tận, chất phosphate và tương lai dầu hỏa dưới thềm lục địa của đảo này. Hai nguồn lợi này đã được coi như nguyên nhân thúc đẩy Trung Cộng tranh quyền, lấn đất với Việt Nam Cộng hòa kể từ đầu tháng 1-1974 cho đến nay. Nhân dịp này, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa cũng yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc sử dụng những biện pháp khả thi và cần thiết nhằm điều chỉnh lại tình trạng vừa xảy ra kể trên.
Sau khi chiến sự đã xảy ra, Tia Sáng dẫn lời Ngoại trưởng Vương Văn Bắc trong cuộc họp báo đặc biệt tại Bộ Ngoại giao ngày 27/01/1974 đã tố cáo những hành động vũ lực, xâm phạm chủ quyền của Trung Cộng, khẳng định ý chí chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình. "Ngoại trưởng Vương Văn Bắc lại một lần nữa xác nhận các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là những lãnh thổ bất khả phân của Việt Nam Cộng hòa, căn cứ vào những dữ kiện hợp lý về địa lý, pháp lý và thực tế. Việt Nam Cộng hòa sẽ không chịu khuất phục bất cứ một áp lực nào để phải từ bỏ phần lãnh thổ này của quốc gia."
Trong phương án giải quyết sau khi Trung Cộng xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa, chính quyền VNCH đã nêu quan điểm là cần huy động sức mạnh nội lực và ngoại lực. "Muốn bảo vệ chủ quyền, chính phủ phải đạt được nhân tâm trong quốc nội và thế độc lập ngoại giao ở quốc ngoại. Đối với yếu tố nội lực là cần thống nhất nhân tâm, huy động tất cả các cơ quan chính quyền, hội đoàn thể, các đảng phái và các tầng lớp nhân dân thành một khối chung để đấu tranh bảo vệ chủ quyền.
Căn cứ vào bối cảnh tình hình VNCH lúc bấy giờ rõ ràng cho thấy, những phản ứng và biện pháp trên của chính quyền VNCH là những nỗ lực tới cùng. Hơn nữa, chính quyền đã có một kế hoạch liên hoàn để bảo vệ các quần đảo khác của mình. Tia Sáng ngày 31/01/1974 đưa ra kế hoạch phòng vệ của Quân lực VNCH. "Một nguồn tin hữu quyền nói với phái viên viết bài này rằng, những nỗ lực phòng thủ lúc nào cũng được chuẩn bị và chắc chắn đã được tăng cường bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải, là các quần đảo ngoài khơi VNCH. Hai khu vực quần đảo Trường Sa và Phú Quốc đã được đặt trọng tâm trong kế hoạch bảo vệ của quân lực VNCH kể từ khi Hoàng Sa bị Trung Cộng chiếm đoạt".
Ngày hôm sau, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc đã tuyên bố trong buổi điều trần trước Ủy ban Ngoại giao Thông tin Thượng viện rằng"Việt Nam Cộng hòa bằng mọi phương pháp sẽ lấy lại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vì một nước bị xâm chiếm đất đai có quyền dùng mọi phương tiện chính trị, quân sự để lấy lại phần đất đã bị chiếm mất", đồng thời chính quyền VNCH xem "hành vi quân sự yểm trợ cho hành vi chính trị, bởi vậy những thất bại quân sự chỉ có tính cách chiến thuật, trong khi chúng ta lại đạt được những thành công trên mặt chiến lược chính trị lâu dài".
Với những nổ lực và quyết tâm của quân dân VNCH rất mạnh mẽ trước hàng động ngang ngược của Trung Cộng, nhưng Hoàng Sa đã an bài trước tinh hinh rất bất lợi trong thời điễm đó về mặt quân sự...tất cã phương tiện trong phạm vi quốc phòng đều bị hạn chế vì Hoa Kỳ đã bắt đầu cắt giãm các nguồn viện trợ quân sự, sau khi đã ép VNCH  ký vào Hiệp Định Paris. Hoàng Sa đã bị mất trong sự nghẹn ngào của toàn thể quân miền nam VN. 
Đúng vào những lúc VNCH đối phó với bọn xâm lược Tàu Cộng thì VNDCCH lại tỏ thái độ khiếp nhược trước sự hùng hổ của giặc Tàu trên biển đông.
Báo cộng sản VN loan báo công nhận củ quyền của Tàu Cộng về Hoàng Sa và Trường Sa
Công hàm bán nước của Phạm văn Đồng và Hồ chí minh 1954
Bản chất của nguỵ quyền HN trong vụ Hoàng Sa 1974

Trong thời đim anh hùng Nguy văn Thà hiên ngang chống giặc ngoài biển đông thì Hải quân miền bắc và nguy quyền Hà Nội đã có thái độ đồng loã với giặc trong việc tranh chấp chủ quyền  biển đảo với bọn xâm lược Tàu Cộng,  ngụy quyền cộng sản Hà Nội đã hoàn toàn giữ im lặng và bất động khi Trung Cộng tung ra huyền thoại về chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa cũng như khi Trung Cộng ngang nhiên dùng vũ lực cướp đoạt quần đảo. Hà Nội đã không nói một lời ủng hộ nào, hay phác họa một cử chỉ nào để yểm trợ Việt Nam Cộng Hòa trong những nỗ lực về ngoại giao, cùng nhau chống trả bọn xâm lăng nước ngoài và yêu sách chúng phải hoàn trả Hoàng Sa cho một Việt Nam chung. Thái độ bàng quan tiêu cực ấy dĩ nhiên đã làm cho bọn xâm lược vững lòng hơn để tiếp tục hành động trái phép, cũng như đã gián tiếp tiếp tay với Tàu Cộng trong việc giấc mộng tiến hành "chủ nghĩa bành trướng", trên phđất của Việt tộc.
Qua sự kiện Hoàng Sa, đâ thấy được bản cht bán nước của đám đầu lĩnh Ba Đình, không những đã có từ 42 năm về trước - nay cũng không kém gì xưa. Khi giàn khoan HD 981 tiến vào vùng biển VN, chắc hẳn nhân dân VN không quên câu nói lịch sử của Hán ngụy Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng BQP nước CHXHCNVN, một người trong đám đầu lĩnh Ba Đình, đã phát biểu vào ngày 31.5.2014 tại "Đối Thoại Shangri-La" ở Singapore:
"..... đặt lợi ích của quốc gia trong lợi ích của khu vực và quốc tế; lựa chọn giải pháp hòa bình thông qua đàm phán ngoại giao để giữ gìn quan hệ hữu nghị giữa các nước........ không sử dụng máy bay, tàu tên lửa, tàu pháo... mà chỉ dùng tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển và tàu cá của ngư dân, phối hợp với lực lượng chấp pháp để bảo vệ chủ quyền, không chủ động đâm va, không phun vòi rồng vào các tàu của Trung Quốc...."

Biên độ hèn đã lên tới đỉnh khi  Cảnh Sát Biển VN  không dám dùng súng nước  để chống lại các đợt tấn công của  Hải giám Tàu Cộng.  Đã vậy Việt gian cộng sản còn sợ người yêu nước tổ chức biểu tình tuần hành chống lại hành động ngang ngược của Tàu khựa, nên chúng lên tiếng khuyên những ngưòi yêu nước đừng có manh động với Tàu khựa. Tên thái thú Phùng Quang Thanh nói : "Xu thế ghét Trung Quốc nguy hiểm cho dân tộc" ?! Tủi hổ biết chừng nào cho một đất nước mà hàng ngủ lãnh đạo toàn là một đám  hèn cao cấp. Chủ nghĩa yêu nước đã đi vắng nơi đám đầu lĩnh Ba Đình và quân đội ND.
Tiếng súng Hoàng Sa của Hạm Trưởng Nguỵ văn Thà tuy đã im từ 42 năm qua,  Hoàng Sa giờ đây đang tạm thời nằm trong tay Trung cộng, nhưng người dân Việt Nam dù ở trong hay ngoài nước, đều cảm nhận một nỗi đau mất mát to lớn khi một phần lãnh thổ bị rơi vào tay ngoại bang. Người chiến sĩ VNCH, đã hết mình trong trọng trách bảo vệ tổ quốc trước dã tâm của người láng giềng nước lớn nhưng xấu tính. 

Thiếu tá Hạm trưởng tàu HQ 10 của Hải quân VNCH đã ý thức được lời dặn của tiền nhân, tiếng gào của tổ quốc trước hiễm hoạ xâm lăng của bắc phương....anh đã hiên ngang chỉ huy con tàu của anh đi vào lịch sử. Tiếng súng từ tàu HQ 10 do anh chỉ huy cùng đồng đội đã anh dũng nã súng vào đầu giặc, để nói lên tiếng nói bất khuất của nhân dân miền nam về quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước của mình. 
Trong khi Việt tộc tiếp nhận "chủ nghĩa yêu nước" thì đám đầu lĩnh Ba Đình và 4 triệu đảng viên đã ôm ấp " chủ nghĩa Mác-Lê-Mao" nên đã nhận giặc làm cha, dâng hiến đđai, biển đảo cho giặc Tàu Bắc Kinh. Không một thời đại nào mà nước Việt lại bị tủi nhục như thời đại hồ chí minh, khi mà chủ nghĩa yêu nước đã vắng bóng, điểm tựa cho chính lực của Việt tộc trong việc đối phó với chủ nghĩa bành trướng của giặc Tàu. Cũng chưa bao giờ trong sử Việt lại ghi nhận nhiều con người có bản chất của Lê Chiêu Thống thời đại.
Non sông hoa gấm đẹp tươi
Bây giờ rách nát tơi bời lá hoa
Đại đồng vẫn tít mù xa
Quê hương thành cái nhà ma hãi hùng.
Vượn người vẫn cứ cuồng ngông
Khư khư bám chặt non sông điêu tàn
Miệng gào phục vụ nhân dân
Đôi tay trấn lột bạc vàng tài nguyên.
Ăn hoài cứt Mác Lê nin
Uống hoài nước đái Hồ Minh lạc loài
Hóa thân chuột bọ sâu giòi
Ký sinh cơ thể giống nòi rồng tiên.
Mưu đồ độc trị muôn niên
Làm tên thái thú giữ miền Giao Châu
Cha truyền con nối dài lâu
Sá gì dân tộc, còn đâu quê nhà
(Quê hương và đảng phỉ-Phan Huy)
Võ thị Linh 10/1/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét