NGƯỜI MÔN SINH VOVINAM HÀO HÙNG -THIẾU TÁ PHẠM CHÂU TÀI VÀ CUỘC CHIẾN CUỐI CÙNG TẠI BỘ TTM/QL.VNCH
Lời người viết: Bài viết xin được kính tặng đến cựu môn sinh Vovinam, Thiếu tá Phạm Châu Tài, Liên Đoàn Trưởng LĐ3/BCND81. Bài được biên soạn dựa theo các tài liệu tổng hợp: từ bài viết của các nhân chứng, từng giữ các chức vụ trọng yếu trong Chính phủ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, của nhà văn Hoàng Khởi Phong, tài liệu của chính Thiếu Tá Phạm Chàu Tài viết. Hình ảnh do người con thứ hai của Thiếu tá Phạm Châu tài là sư huynh Phạm hoàng Thư cung cấp cho người viết.
Thiếu tá Phạm Châu Tài (giửa) trong bộ võ phục VVN, nhận bằng tốt nghiệp
khoá Đặc Huấn Vovinam Việt Võ Đạo (ảnh do anh Phạm Hoàng Thư cung cấp)
VINH DANH NGƯỜI LÍNH MŨ XANH
An Lộc địa chiến tích ghi dấu
Biệt cách dù lừng lẫy công lao
Những chiến sĩ mũ xanh vạn kiếp lưu danh
Trong lòng toàn dân miền Nam yêu dấu
Đất Quảng Trị gót giày người để lại
Chiếm cổ thành xác giặc cộng phanh thây
Móng vuốt mãnh hồ xé tan âm mưu xâm lược
Lộng cánh dù làm khiếp vía quân thù
Dẫu vận nước điêu linh đành buông súng
Nhưng chí hùng VNCH vẫn uy linh
Hậu duệ các anh sẽ trở về dưới bóng cờ chính nghĩa
Cứu dân tộc qua thời quốc nhục, phản quốc & đợ dân
TÔN NỮ MẬU THÂN (TNMT )
Biệt cách dù lừng lẫy công lao
Những chiến sĩ mũ xanh vạn kiếp lưu danh
Trong lòng toàn dân miền Nam yêu dấu
Đất Quảng Trị gót giày người để lại
Chiếm cổ thành xác giặc cộng phanh thây
Móng vuốt mãnh hồ xé tan âm mưu xâm lược
Lộng cánh dù làm khiếp vía quân thù
Dẫu vận nước điêu linh đành buông súng
Nhưng chí hùng VNCH vẫn uy linh
Hậu duệ các anh sẽ trở về dưới bóng cờ chính nghĩa
Cứu dân tộc qua thời quốc nhục, phản quốc & đợ dân
TÔN NỮ MẬU THÂN (TNMT )
HỔ XÁM PHẠM CHÂU TÀI
Cựu Thiếu tá Phạm Châu Tài, trước 1975 khi còn trong quân lực VNCH, ông đã được theo học khoá "Đặc Huấn Hoàng Đai" trong thời kỳ môn phái Vovinam phát động phong trào Việt Võ Đạo hoá học đường và quân đội vào những năm 1966-67-68, do Tổng Đoàn Thanh Niên phụ trách. Đơn vị Biệt Cách Dù 81 của Thiếu tá Tài, là đơn vị theo học khoá đặc huấn này rất đông và ông cũng nhập môn từ dạo đó. Trong đơn vị do ông chỉ huy còn có sự hiện diện của hai võ sư Vovinam Việt võ đạo là: Nguyễn Tiến Hoá và Trần Huy Quyền bào đệ của cố chưởng môn đời III Trần Huy Phong.
Thư của võ sư Trần Huy Quyền gởi cho Hổ Xám Phạm Châu tài
ngày 21/11/1995. (thư do anh Phạm Hoàng Thư gởi tới người viết)
Võ sư Vovinam Nguyễn Tiến Hóa
(từ 2giờ 30phút 11giây trở đi)
Thiếu tá Phạm Châu Tài tốt nghiệp khoá 17 trường sĩ quan Bộ Binh Thủ Đức. Trường BB/Thủ Đức là nơi đã cung cấp cho QL.VNCH 23 vị tướng và hàng chục ngàn sĩ-quan, trường này đã từng đào tạo cho đất nước những vị chỉ huy xứng-đáng với châm ngôn Cư An Tư Nguy, sống yên vui phải biết nghĩ tới lúc khó khăn, muốn hưởng hòa-bình phải chuẩn bị chiến-tranh. Trong suốt cuộc chiến bảo vệ tổ quốc chống lại họa xâm lăng của Cộng sản, trường Bộ Binh Thủ Đức đã đóng góp không nhỏ trong việc đào tạo các sĩ quan ưu tú cho quân lực VNCH. những vị trung đội trưởng các đơn vị tác chiến.
Các vị tướng ưu tú của VNCH như từng theo học tại trường BB/Thủ Đức:
-Trung-tướng Ngô Quang Trưởng (Tư-lệnh Quân-đoàn IV & I) *
-Thiếu-tướng Bùi Thế Lân (Tư-lệnh Thuỷ Quân Lục Chiến)
-Thiếu-tướng Lê Quang Lưỡng (Tư-lệnh Nhảy Dù)
-Chuẩn-tướng Hồ Trung Hậu (Tư lệnh Sư-đoàn 2 Bộ-binh) *
-Chuẩn-tướng Trần Quốc Lịch (Tư lệnh Sư-đoàn 5 Bộ-binh) *
-Chuẩn-tướng Lê Văn Hưng (Tư-lệnh phó Quân-đoàn IV, tuẫn-tiết ngày miền Nam bị cưởng chiếm bởi Cộng Sản Bắc Việt)
-Chuẩn tướng Trang sĩ Tấn (Chỉ-huy-trưởng BCH Cảnh Sát Đô-thành Sàigòn).
BIỆT KÍCH DÙ
Trước Mậu Thân 1968 LLĐB có 1 Tiểu Đoàn mang tên là 81 Biệt Cách để yểm trợ hành quân cho các toán Delta. TĐ này hoàn toàn là lính QĐVNCH chứ không có CIDG (Dân sự chiến đấu do Mỹ trả lương). Khi các toán Delta đi nhảy toán khám phá ra sự chuyển quân, nơi đóng quân hay kho tàng của VC thì thường gọi Không Quân đến thanh toán, nhưng cũng đôi khi cần đến lực lượng bộ chiến thì đã có đơn vị Biệt Cách Dù này. Họ chiến đấu dũng mãnh còn hơn Tổng Trừ Bị nữa. Đến Mậu Thân 1968, vị Tiểu Đoàn Trưởng Biệt Cách 81 là Thiếu tá Tú tử trận. Đến năm 1970, LLĐB giải tán, các căn cứ LLĐB dọc biên giới đổi thành Tiểu đoàn BĐQ Biên Phòng, còn các căn cứ sâu trong nội địa chuyển qua Địa Phương Quân trực thuộc Tiểu Khu của Tỉnh sở tại.
Nam lực sĩ đẹp Sài Gòn Phạm Châu Tài (giửa) ngày 7/7/1960
Ảnh do anh Phạm Hoàng Thư cung cấp
Các SQ và HSQ kỳ cựu danh tiếng hầu hết được rút về Phòng 7 TTM, hoặc BĐQ còn thì về BCD hết. Lúc này TĐ 81 BCD đã tăng quân số và trở thành Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, đổi huy hiệu của LLĐB từ con cọp nhảy qua dù thành con chim ưng lồng trong hình tam giác. Họ vẫn giữ bê rê nồi màu xanh, có dù màu đỏ. Những chiến sĩ này vì nhớ tới nguồn gốc đơn vị cũ nên vẫn còn mang trên vai áo huy hiệu LLĐB còn bên kia là BCD. Như vậy LLĐB chính là tiền thân của BCD.
NHỮNG MÔN SINH HOÀNG ĐAI CỦA ĐƠN VỊ BCND TẠI TRẬN AN LỘC
Thiếu tá Phạm Châu Tài ngoài từng giử chức vụ Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của Liên Đoàn còn là Trưởng Khối Đặc Huấn Thần Phong của 81 BCND. Thần Phong là tên do Thiếu Tá Tài đặt cho khối Đặc Huấn (Đặc Biệt Huấn Luyện) LD 81 hơn 3000 quân chỉ có 6 toán Thần Phong. Mỗi toán gồm 10 người, hầu hết là huấn luyện viên Vovinam. Liên Đội Thần Phong (6 toán) là cảm tử của Biệt Cách Nhảy Dù. Chuyên xử dụng vũ khí nặng để bảo vệ 3 Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật của Lữ Đoàn.
Cũng cần nhác lại, đơn vị Biệt Cách Dù là một đơn vị đã hy sinh rất nhiều môn sinh hoàng đai trong trận tử thủ An Lộc năm 1972. Nói đến trận An Lộc thì người miền nam trước 1975 không ai mà không biết đến hai câu thơ của cô giáo Pha được đi vào lịch sử của Trận Chiến Thắng An Lộc:
AN LỘC ĐỊA, SỬ GHI CHIẾN TÍCH
BIỆT CÁCH DÙ VỊ QUỐC VONG THÂN
Tưởng cũng nên nhắc lại : Lệnh của Trung Ương Cục Miền Nam, tức là lệnh của Hà Nội như sau “Phải dứt điểm An Lộc trước ngày 20 tháng 04 năm 1972”. Mục đích là để ra mắt Mặt Trận Giải Phóng MIền Nam và tối hậu, dùng An Lộc làm điểm tựa, đánh thẳng vào Sài Gòn, Thủ đô Việt Nam Cộng Hoà. Vì thế trận An
Lộc là trận thư hùng giửa các đại đơn vị thiện chiến của QL.VNCH với các lực lượng của Cộng quân đã tung vào chíến trường Lộc Ninh, Quận Lỵ của Tỉnh Bình Long, khoảng 30 cây số Bắc An Lộc, toàn bộ Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt, gồm có Trung Đoàn 275, Trung Đoàn 174, Trung Đoàn E.6, được tăng cường Trung Đoàn 95C của Công Trường 9, + Trung Đoàn địa phương + đại đội chiến xa trực thuộc trung đoàn 203 Chiến Xa hỗn hợp (T.54, PT.76), tổng cộng 10 chiếc tham chiến + Trung Đoàn phòng không cơ động 271, dưới sự yểm trợ hoả lực của Trung Đoàn Pháo nặng 42D 130 ly (tầm xa 30 cây số) + các giàn phóng hoả tiễn 122 ly và 107 ly. Tổng cộng quân số địch tham dự trận mở màn Lộc Ninh vào khoảng 15,000 cán binh cộng sản (Bộ Binh, Thiết Giáp, Pháo Binh). Quân số của phía VNCH chỉ bằng 1/5 so với quân Bắc Việt. Lực lượng phòng thủ Bình Long lúc đó tổng cộng quân số khoảng 3,000 chiến binh Việt Nam Cộng Hoà. (Bộ Binh, Thiết Giáp, Pháo Binh, Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, Cảnh Sát). Xem thêm " Chiến thắng An Lộc Phần 1 và 2:
Hổ xám Phạm xuân Tài đang ngước nhìn lá quốc kỳ
đang ợợợc các chiến sĩ BCND phất trên xác chiếc xe T-54 (An Lộc 1972)
CÂU CHUYỆN VỀ BIỆT DANH "HỔ XÁM"
Theo lời kể của Bác sĩ Ngô Thế Vinh khi nói với bạn, không bao giờ dùng tên hay cấp bậc. Với ông, Thiếu Tá Phạm Châu Tài là “Hổ Xám”. Danh hiệu này đã thành từ nhiều năm do một sự tình cờ, từ khi Thiếu Tá Phạm Châu Tài còn là các toán A trưởng, hoạt động song song với các toán Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ. Các người bạn Mỹ khi phát âm TÀI không chuẩn, nghe như TAI (TIGER), và danh hiệu HỔ XÁM ra đời từ đó. Hổ Xám không phải là một danh hiệu gọi cho kêu, cho oai. Để có được danh hiệu này, Thiếu Tá Phạm Châu Tài đã cống hiến cho quân đội toàn bộ tuổi trẻ của ông, đã lao mình vào không biết bao nhiêu trận đánh trong suốt mười năm chinh chiến. Và nếu như HỔ XÁM phải nằm xuống, sẽ có rất nhiều máu của địch quân phải đổ ra. Chính vì vậy mà trong những ngày sau cùng, đã có rất nhiều lần Thiếu Tá Phạm Châu Tài được các người quen có thế lực, có tiền của rủ ra ngoại quốc, song chưa bao giờ ông có ý nghĩ bỏ lại anh em, bỏ lại đồng đội. Chẳng những thế từ khi cơn bão lửa dấy lên từ bờ sông Thạch Hãn, thổi dọc theo dãy Trường Sơn, thổi xuôi theo Quốc Lộ 1 xuống phía Nam, Hổ Xám Phạm Châu Tài chưa bao giờ có ý nghĩ đầu hàng, ông toàn chỉ nghĩ đến cách nào để chiến đấu với quân địch ở ngay trước mắt. Ông cũng không có thời giờ để nghĩ đến vợ con, ngay cả lúc đã được đưa về trấn cửa Bộ Tổng Tham Mưu, chỉ cách nơi vợ con ông trú ngụ trên đường Trương Minh Giảng gần Đại Học Vạn Hạnh không đầy ba cây số.
CUỘC CHIẾN ĐẤU CUỐI CÙNG CỦA NGƯỜI CHIẾN SĨ HÀO HÙNG BIỆT CÁCH DÙ PHẠM CHÂU TÀI - CỰU MÔN SINH VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO
Đầu năm 1975 vì nhu cầu chiến trường, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù phải chia ra làm hai cánh quân hoạt động cách xa nhau. Đại Tá Phan Văn Huấn và hai Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 1 và Số 2 đang hành quân nhảy toán trong khu vực Bắc Tân Uyên, Biên Hòa. Riêng Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 do Thiếu Tá Phạm Châu Tài chỉ huy tăng phái cho Sư Đoàn 25 Bộ Binh hành quân tại Tây Ninh. Giữa Tháng Tư 1975, lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu gọi toàn bộ liên đoàn rút về trấn giữ Saigon, và được trải ra để hoạt động trong một vùng khá rộng chung quanh đô thành Saigon – Chợ Lớn – Gia Định.
Hổ xám Phạm Châu Tài 1972 - Quảng Trị
Ảnh do môn sinh Phạm Hoàng Thư
Ngày 26 Tháng Tư, Đại Tá Phan Văn Huấn – Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn BCD 81, sau khi nhận lệnh từ Bộ Tổng Tham Mưu, đã ra lệnh cho Thiếu Tá Phạm Châu Tài – Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của Liên Đoàn, đem toàn bộ cánh quân do Thiếu Tá Tài chỉ huy, gồm một ngàn quân thiện chiến về phòng thu Bộ Tổng Tham Mưu. Thiếu Tá Phạm Châu Tài chuyển quân xong thì trời đã về chiều. Tại Bộ Tổng Tham Mưu Thiếu Tá Tài được Đại Tá Tòng Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh Bộ Tổng Mưu đón tiếp niềm nở.
Kế đó Đại Tá Tòng giao việc phòng thủ Bộ Tổng Tham Mưu lại cho Trung Tá Đức, Chỉ Huy Phó Tổng Hành Dinh phối hợp với quân số tăng phái của Thiếu Tá Phạm Châu Tài. Đó lần duy nhất Thiếu Tá Phạm Châu Tài được tiếp xúc với Đại Tá Tòng, sau đó ông đại tá này biến mất cho tới tận bây giờ.
Trung Tá Đức đưa Thiếu Tá Tài đi quan sát chung quanh bức tường thành bao quanh Bộ Tổng Tham Mưu, và đề nghị toàn bộ đơn vị của Thiếu Tá Tài vào nằm trong vòng thành, để cố thủ bên trong vòng đai của Bộ Tổng Tham Mưu. Thiếu Tá Phạm Châu Tài khựng lại trước đề nghị cố thủ bên trong vòng đai. Dường như cả hai vị sĩ quan của Bộ Tổng Tham Mưu mà ông tiếp xúc không một ai nắm vững khả năng của lực lượng Biệt Cách Dù, bởi vì cố thủ hay tử thủ gì đó không phải là chiến thuật sở trường của Biệt Cách Dù.. Từ Mậu Thân cho đến Mùa Hè 72, Biệt Cách Dù nổi danh nhất là đánh đêm trong thành phố. Những trận đánh tại Ngã Ba Cây Thị, khi địch đã tràn vào trà trộn trong dân chúng, hay đã lẩn vào trú ẩn trong các căn nhà dân chạy loạn bỏ trống. Trong tình hình đó lối đánh sát phạt của Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Động Quân chắc chắn sẽ giải quyết được chiến trường nhưng cũng sẽ làm cho nhà cửa, sinh mạng của dân chúng bị vạ lây không ít. Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đã dương danh trong những trận đánh này, tiến chiếm từng ngôi nhà, từng con ngõ, từng khu phố… Nếu bỏ toàn đơn vị của Thiếu Tá Tài vào nằm bẹp trong Bộ Tổng Tham Mưu, thì chẳng khác gì nhốt một con chim vào trong một cái lồng hẹp, sẽ bị dụ vào thế phòng thủ hoàn toàn thụ động, không có chỗ xoay trở. Thiếu Tá Phạm Châu Tài thẳng thắn trình bày ý niệm phòng thủ của ông là tấn công địch trước, và được Trung Tá Đức đồng ý để Thiếu Tá Tài hoàn toàn tự do bố trí, trải quân của Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù.
Trong buổi sáng 28 Tháng Tư tại Bộ Tổng Tham Mưu, văn phòng của Đại Tướng Cao Văn Viên trống trơn. Các phòng, ban của Bộ Tổng Tham Mưu chỉ vài tháng trước nhộn nhịp kẻ ra người vào, quân nhân các cấp ra vào áo quần thẳng tắp, giờ đây sáng ngày 28, Thiếu Tá Phạm Châu Tài thấy cơ quan đầu não của Quân Lực VNCH vắng lặng như tờ. Ông chua chát nhận chân được thế nào là một đoàn quân không có tướng cầm đầu. Ông nghiệm lại từ lúc về trình diện tăng phái về trấn cửa cho Bộ Tổng Tham Mưu, được Đại Tá Tòng – Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh, tiếp vào lúc xế chiều của ngày 26 Tháng Tư, tới bây giờ là 10 giờ sáng của ngày 28 Tháng Tư, chưa một lần nào Thiếu Tá Tài nhìn thấy bóng dáng ông Đại Tướng Cao Văn Viên. Không hiểu trong những giờ phút thập tử nhất sinh như thế này, ông đại tướng ở đâu, làm gì. Ngay cả ông Đại Tá Tòng cũng biến mất không thấy tăm hơi. Trong sân Bộ Tổng Tham Mưu, quân nhân các cấp người chạy lên, kẻ chạy xuống như là những quân đèn cù. Xe Jeep, xe Dodge phun khói mờ trời đất. Nhiều chiếc xe còn kéo theo cả móc hậu, bên trong đầy đồ đạc, dụng cụ. Ai nấy đều như mê sảng.
Trong hoàn cảnh đó, Thiếu Tá Phạm Châu Tài cho dù muốn xin một cái lệnh của cấp trên, cũng sẽ không tìm ra một sĩ quan cao cấp nào để ban hành lệnh.
Khoảng 11 giờ trưa ngày 28 Tháng Tư, Thiếu Tá Phạm Châu Tài gọi điện thoại liên lạc với Đại Tá Phan Văn Huấn, lúc đó đang đóng quân ở Suối Máu – Biên Hòa, để trình bày tình hình ở Bộ Tổng Tham Mưu. Trong khoảng hai, ba tiếng đồng hồ liền Bộ Tổng Tham Mưu như là cảnh tan chợ chiều. Vào khoảng 3 giờ chiều, Đại Tá Phan Văn Huấn đích thân lái xe từ Suối Máu về gặp Thiếu Tá Phạm Châu Tài, thì tình hình ở Bộ Tổng Tham Mưu đã dịu xuống, những ai muốn TAN HÀNG khi chưa có lệnh TAN HÀNG đã không còn hiện diện tại đơn vị. Hai vị chỉ huy của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù trao đổi với nhau vài câu ngắn ngủi, rồi chia tay để mỗi người quay về với nhiệm vụ của mình.
Khoảng 4 giờ rưỡi chiều, một nhân viên của Tổng Hành Dinh Bộ Tổng Tham Mưu liên lạc với Thiếu Tá Tài, mời lên gặp Đại Tá Trần Văn Thăng, một sĩ quan thâm niên của Cục An Ninh Quân Đội, không hiểu do lệnh của ai, đã được đưa về thay thế cho Đại Tá Tòng trong chức vu. Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh Bộ Tổng Tham Mưu. Khi hội kiến xong trở ra, Thiếu Tá Tài nhận thấy Đại Tá Thăng có lẽ là người phúc hậu, một cấp chỉ huy đàng hoàng tử tế, chứ không phải một sĩ quan tác chiến dầy kinh nghiệm. Thật tình mà nói thì Đại Tá Thăng không phù hợp với tình thế dầu sôi lửa bỏng trong lúc này.
Khoảng 5 giờ chiều ngày 28 Tháng Tư, trong lúc Thiếu Tá Phạm Châu Tài đang đứng trên nóc một cao ốc gần Bộ Tổng Tham Mưu, nơi bố trí của một toán Biệt Cách Dù thì thấy một phi đội A37 bay vụt qua trên đầu, Thiếu Tá Tài nghĩ là phi cơ của Không Quân đi oanh tạc ở đâu về.. Bốn chiếc A37 bay thật thấp xẹt qua các nóc cao ốc, rồi hướng về phía phi trường Tân Sơn Nhất. Thế rồi Thiếu Tá Tài thấy những cụm lửa, khói bốc lên ở phi trường. Té ra không phải là máy bay của phe ta mà là phi cơ địch bỏ bom xuống phi trường. Phản ứng đầu tiên của Thiếu Tá Tài là ra lệnh cho binh sĩ của ông phòng thủ trên các cao ốc chĩa hết súng, kể cả súng cá nhân lên trời đề bắn hạ các phi cơ này, nếu chúng quay lại bỏ bom vào Bộ Tổng Tham Mưu là nơi mà ông chịu trách nhiệm phòng thủ. Tất cả chỉ xảy ra trong vòng vài phút, chỉ một pass bom, song phi đạo chính của phi trường Tân Sơn Nhất đã bị hư hại nặng. Mãi mấy tiếng đồng hồ sau, qua làn sóng của đài phát thanh VC, Thiếu Tá Phạm Châu Tài mới biết được mấy chiếc A37 đó là của Không Quân VNCH, bị bỏ lại ở ngoài miền Trung khi các đơn vị ở đó triệt thoái xuống phía Nam. Các phi cơ này do tên phản bội Nguyễn Thành Trung hướng dẫn, bay từ phi trường Phan Rang vào oanh tạc phi trường Tân Sơn Nhất.
Sau khi Đại Tá Thăng nhận nhiệm vụ, lệnh đầu tiên và có lẽ cũng là lệnh duy nhất của ông ban ra trong tư cách Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh là kể từ giờ không một ai được phép RA khỏi Bộ Tổng Tham Mưu, còn người VÀO, thì có lẽ trong giờ thứ 25 này, mấy ai còn nghĩ đến việc quay trở lại một địa điểm sắp làm mồi cho lửa đạn. Sau khi phi trường bị mấy chiếc A37 bỏ bom bất ngờ, vào khoảng 6 giờ chiều, Tướng Nguyễn Văn Chức từ Bộ Tổng Tham Mưu lái xe Jeep ra ngoài, bị lính Quân Cảnh chặn lại, nhưng ông Chức vẫn muốn lái xe ra ngoài, thấy vậy các binh sĩ Biệt Cách Dù can thiệp, và yêu cầu Tướng Chức quay trở lại. Suốt đêm 28, tiếng súng lớn nhỏ ở khắp nơi vọng về, song tại khu vực phòng thủ của Thiếu Tá Phạm Châu Tài tình hình lắng dịu.
Ngày 29 Tháng Tư, Bộ Tổng Tham Mưu đã có một Tổng Tham Mưu Trưởng khác: Trung Tướng Vĩnh Lộc. Vì Tướng Cao Văn Viên đã chuồn, cho nên không hề có lễ bàn giao giữa hai ông tân và cựu Tổng Tham Mưu Trưởng. Dầu sao thì sự hiện diện của một ông tướng cũng vãn hồi phần nào bộ mặt của Bộ Tổng Tham Mưu, khiến cho cơ quan đầu não này có một chút sinh khí. Thiếu Tá Phạm Châu Tài thấy một số tướng lãnh khác cũng tới cùng với khá nhiều sĩ quan cấp đại tá.
Buổi chiều ngày 29 Tháng Tư, Tướng Vĩnh Lộc và một số tướng lãnh hội họp với nhau ngay tại phòng khánh tiết của Tổng Tham Mưu Trưởng. Buổi họp giống như một buổi tiếp tân nhiều hơn là một cuộc họp trong tình thế cực kỳ khẩn trương. Hầu như không một vị sĩ quan nào ngồi trên ghế, có tới vài chục vị đứng quây quần với nhau thành nhiều nhóm. Thiếu Tá Phạm Châu Tài được gọi lên tương kiến trong buổi họp kỳ lạ này. Cùng đi với Thiếu Tá Tài là bốn người lính cận vệ, và cả Thiếu Tá Tài ai nấy đều trang bị vũ khí khắp người. Thiếu Tá Tài được giới thiệu như là một người hùng. Ông ghi nhận được trong buổi họp này ngoài Trung Tướng Vĩnh Lộc, tân Tổng Tham Mưu Trưởng còn có sự hiện diện của
Trung Tướng Nguyễn Hữu Có,
Trung Tướng Nguyễn Hữu Có,
Thiếu tá Phạm Châu Tài, người chiến sĩ hào hùng của
Liên Đoàn 3 Biệt Kích 81
Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, và một chuẩn tướng nữa có bảng tên là Hỷ (không có họ) và sau cùng có chừng mười mấy vị phần lớn là đại tá. Sau khi được các sĩ quan cao cấp bắt tay khích lệ, Thiếu Tá Tài được Trung Tướng Có hỏi thăm về tình trạng đơn vị, và nhắn nhủ:
– Em ráng giữ Bộ Tổng Tham Mưu cho tới sáng ngày mai. Ráng giữ nguyên vẹn cho tới ngày mai. Đã có giải pháp.
Thiếu Tá Phạm Châu Tài ngửng mặt lên nhìn thẳng vào mắt các tướng lãnh trong phòng họp rồi bằng một thái độ quả quyết, một giọng nói tự tin trả lời cho Trung Tướng Nguyễn Hữu Có:
– Tôi xin cam đoan với quý vị tướng lãnh và các vị sĩ quan trong phòng họp này, là trong đêm nay sẽ không có một con kiến, một con ruồi nào lọt được vào Bộ Tổng Tham Mưu chứ đừng nói tới một thằng VC. Kế đó Trung Tướng Có hỏi Thiếu Tá Tài có cần ông giúp đỡ gì không. Thiếu Tá Tài nhân đó xin rút một biệt đội của ông đang phải nằm án ngữ tại Lục Quân Công Xưởng về, để tăng cường cho quân số phòng thu? Bộ Tổng Tham Mưu, vì cả đơn vị có một ngàn người còn phải chia mất một phần tư lực lượng, bị xé quá mỏng không có được một đại đội làm tuyến phòng thủ cuối cùng trong Bộ Tổng Tham Mưu.
Nghe vậy Trung Tướng Có bốc điện thoại gọi và cho kết quả ngay. Buổi họp cấp kỳ tại Bộ Tổng Tham Mưu diễn ra không lâu, sau khi các sĩ quan cao cấp rời khỏi phòng khánh tiết, cái không khí đìu hiu của buổi sáng lại diễn ra. Tuy nhiên buổi chiều đó biệt đội phòng thủ tại Lục Quân Công Xưởng được trả về cho Thiếu Tá Tài. Đêm 29 Tháng Tư súng nổ ở nhiều nơi vọng về chỗ đóng quân của Thiếu Tá Tài. Binh sĩ dưới quyền ông chạm súng lẻ tẻ với địch ở nhiều nơi, nhưng các đứa con được bung ra không bị một thiệt hại nhỏ nhoi nào. Thiếu Tá Phạm Châu Tài cảm nhận được một điều là tinh thần chiến đấu cũng như hàng ngũ của đơn vị ông vô cùng vững chãi. Cho dù trên cái vòm chỉ huy của quân đội, các ngôi sao cứ tuần tự băng trong bóng tối của trận chiến sau cùng. Ông vững lòng với binh sĩ thuộc hạ, không hề có một ổ kháng cự nào bị bỏ ngỏ. Đêm 29 Tháng Tư năm 1975, có thể là một đêm dài vô tận với hầu hết mọi người quân như dân, ai nấy đều co mình lại chờ sáng, thậm chí mắt căng ra không ngủ được, nhưng với Thiếu Tá Phạm Châu Tài thì khác, ngoại trừ những lúc phải đi kiểm soát binh sĩ dưới quyền, ngoại trừ những lúc phải chỉ huy, ông đã ngủ rất ngon trong những giờ trống. Sở dĩ Thiếu Tá Phạm Châu Tài ngủ ngon, vì ông đã xác định hẳn cho cá nhân mình cũng như toàn đơn vị một ý chí duy nhất: Giữ cho được Bộ Tổng Tham Mưu không phải chỉ một đêm nay, mà là nhiều đêm sau nếu cần, cho tới khi nào có được giải pháp cuối cùng cho miền Nam.
Tờ mờ sáng ngày 30 Tháng Tư 1975, Cộng Quân tiến vào Saigon qua nhiều ngả. Thiếu Tá Phạm Châu Tài thầm nhủ với mình là giờ phút cuối cùng đã điểm. Ông liên lạc với các thuộc cấp, dặn dò họ những khẩu lệnh cuối. Qua các máy truyền tin, ông biết bộ binh của CS đã được các xe tăng dẫn đầu bứng các chốt kháng cự một cách nhanh chóng. Phía trước của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, những khóa sinh chưa kịp ra trường đã tiến ra mặt trận, mà mặt trận đâu có xa xôi gì. Bên ngoài vòng đai trung tâm huấn luyện chính là nơi trận chiến cuối cùng đang diễn ra. Thế những những người lính chưa kịp ra lò này đã có một bài thực tập tốt về chống chiến xa. Hai chiến xa của địch đã bị bắn hạ tại đây, thế nhưng những chiếc khác vẫn cứ thẳng đường tiến về Saigon. Núp theo sau những chiến xa này, là những chiếc xe vận tải chuyển quân, trên đó chất đầy những cán binh CS, với quần áo còn có lá cây ngụy trang trên nón.
Tới Ngã Tư Bảy Hiền, cánh quân này bắt đầu đụng độ với Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, do Thiếu Tá Phạm Châu Tài chỉ huy, và bị bắn hạ một chiếc dẫn đầu tại Ngã Tư Bảy Hiền. Những chiếc sau vẫn tuần tự tiến tới, thậm chí Cộng quân cũng không hề ngừng lại phản công tại những địa điểm có ổ kháng cự của những người LÍNH cuối cùng. Cánh quân này lướt qua để tiến về trung tâm thủ đô. Các binh sĩ Biệt Cách Dù vừa đánh vừa rút theo với đà tiến của địch. Hai chiếc tăng khác của Cộng Quân bị bắn hạ ở cổng Phi Long, một chiếc bị bắn hạ ở Lăng Cha Cả. Và bây giờ thì Cộng Quân đã có mặt tại vòng đai của Bộ Tổng Tham Mưu. Hai chiếc tăng nữa bị hạ ngay gần cổng Bộ Tổng Tham Mưu. Các binh sĩ Biệt Cách cũng đã rút về, tập họp khá đầy đủ chung quanh cấp chỉ huy của họ, và tuyến phòng thủ cuối cùng cũng đã thiết lập xong. Mấy trăm người LÍNH hờm súng về phía trước, mắt căng ra chờ địch quân tiến vào.
Vào khoảng hơn 9 giờ sáng của ngày 30 Tháng Tư 1975, qua tần số của máy truyền tin, Thiếu Tá Phạm Châu Tài nhận được lệnh của một sĩ quan Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu yêu cầu ngưng bắn. Ông đã khước từ tuân hành lệnh này, và trả lời cho vị sĩ quan này là ông chỉ nhận lệnh trực tiếp với ông Tổng Tham Mưu Trưởng mà thôi. Những người lính Biệt Cách Dù vẫn giữ nguyên vị trí phòng thủ trong vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu.
Vào khoảng mười giờ, Thiếu Tá Phạm Châu Tài nghe trên đài phát thanh truyền đi lệnh của Đại Tướng Dương Văn Minh, yêu cầu tất cả quân nhân các cấp của Quân Lực VNCH buông súng. Thiếu Tá Tài bỏ phòng tuyến trở vào một văn phòng của Bộ Tổng Tham Mưu, đích thân gọi điện thoại lên Dinh Độc Lập và được Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh tự nhận là Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH.. Thiếu Tá Phạm Châu Tài cho biết là bây giờ ông muốn được nói chuyện với Đại Tướng Dương Văn Minh, Tổng Tư Lệnh Tối Cao của Quân Đội. Khoảng chừng 15 phút chờ đợi dài như một thế kỷ, bên kia đâu dây điện thoại mới nghe giọng nói của Đại Tướng Dương Văn Minh cất lên:
– Đại Tướng Dương Văn Minh tôi nghe.
– Thưa đại tướng, tôi là Thiếu Tá Phạm Châu Tài đang chỉ huy Biệt Kích Dù phòng thu? Bộ Tổng Tham Mưu. Chúng tôi được ủy thác phòng thủ tại đây cho tới khi có giải pháp cuối cùng. Cách đây một giờ chúng tôi được lệnh ngưng bắn gọi qua máy siêu tần số, và vừa mới rồi được nghe lệnh của đại tướng trên đài phát thanh kêu gọi ngưng bắn. Chúng tôi xin hỏi lại cho rõ về ngưng bắn là thế nào.
Sau một khắc ngần ngừ, Đại Tướng Minh nói:
– Mình không còn một cái gì để đánh cả. Em chuẩn bị bàn giao cho phía bên kia.
– Thưa đại tướng, thế có nghĩa là đầu hàng vô điều kiện.
Đầu dây bên kia lại một phút im lặng nặng nề trôi qua, Thiếu Tá Tài nói tiếp vào điện thoại:
– Thưa đại tướng, chúng tôi được lệnh là cố thủ tại đây, và từ sáng tới giờ chúng tôi đã ngăn chặn được các mũi tấn công của địch. Chúng tôi đã bắn cháy 6 chiếc tăng của CS trong khu vực này, mà không hề hấn gì cả. Thưa đại tướng, chúng ta không thể đầu hàng được. Công lao của Quân Lực VNCH trong bao nhiêu năm sẽ…
– Tùy các em.
– Thưa đại tướng, nếu đầu hàng đại tướng có bảo đảm cho sinh mạng của hai ngàn người đang tử thủ tại Bộ Tổng Tham Mưu không.
Lại một phút nặng nề nữa trôi qua. Sau cùng Tướng Minh nói:
– Xe tăng của địch quân sắp tiến vào đây. Tùy các em.
Và rồi điện thoại bị cúp.
Thiếu Tá Phạm Châu Tài buông điện thoại xuống, quay trở lại với phòng tuyến của mình. Ông đã đi qua những hành lang rộng, những văn phòng khang trang của Bộ Tổng Tham Mưu, song ông không bắt gặp một tướng lãnh nào, một sĩ quan cao cấp nào. Khi nghe câu nói cuối cùng của Đại Tướng Dương Văn Minh cho biết là xe tăng của Cộng quân đang sắp tới Dinh Độc Lập, Thiếu Tá Tài đã định trình bày cho Đại Tướng Minh biết, là nếu cần ông sẽ mang quân về cứu đại tướng, vì không thể đầu hàng vô điều kiện được, mà phải có một giải pháp nào đó cho quân đội, cho những người lính.
Quay trở ra phòng tuyến của mình, Thiếu Tá Phạm Châu Tài thấy toàn thể đơn vị của ông vẫn còn súng lăm lăm trong tay, mắt hướng ra ngoài chờ địch quân tiến tới.
Đúng vào lúc đó thì tiếng Đại Tướng Dương Văn Minh lại vang lên trên làn sóng phát thanh. Bây giờ không phải là lệnh ngưng chiến tại chỗ, chờ bên kia tới bàn giao, mà lệnh đầu hàng vô điều kiện. Cuộc chiến kút thúc
Thiếu Tá Mai trở về với gia đình, rồi những sau đó cùng chung số phận của những chiến hữu khác trong QL.VNCH, ông phải trải qua nhiều trại cải tạo khắc nghiệt của kẻ thù. Đến khi được thả về ông và gia đình đã định cư tại California cho tớí ngày hôm nay.
Hổ xám Phạm Châu Tài (trái) cùng hai cựu SQ Võ bị Đà Lạt
Đại tá Phạm văn Huấn (K 10) LĐT/LD81 BCND,
và thi văn sĩ Quốc Nam (Khóa 22 VB)
VÕ SƯ TRẦN HUY QUYỀN VIẾT VỀ HỔ XÁM PHẠM CHÂU TÀI
Hổ Xám Phạm Châu Tài là người từng có ý định bắt sống Dương Văn Minh trước lễ bàn giao cho VC. Âm mưu bắt sống DVM, câu chuyện này có rất nhiều chiến sĩ thuộc Liên Đoàn 3 BKND biết, Ông Nguyễn văn Huyền biết, ông Vũ văn Mẩu biết, ông Dương văn Minh biết, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh biết và VC cũng có biết... Việc này 20 năm sau 30.4.1975 vc có viết trên tờ Tuổi Trẻ (hình dưới)
Đại sư huynh Phạm Châu Tài đã hy sinh trọn đời trai cho sự tự do của miền nam và tổ quốc VNCH, ông thật xứng đáng là một đại sư huynh của chúng tôi, những hậu duệ VNCH, những hậu bối trong hàng ngũ Vovinam. Thiếu tá Phạm Châu Tài đã từ chối hết các việc di tản để giử trọn tình huynh đệ chi binh tình, đồng môn cho đến khi tan hàng. Tôi kính phục và ngưỡng mộ nên viết tặng người đại sư huynh Phạm Châu Tài. Một cấp chỉ huy hào hùng của QL.VNCH!!
Hậu bối, môn sinh Lý Bích Thuỷ không quên dâng nén tâm nhang và nghiêm lễ tưởng nhớ đến các đại sư huynh khác của môn phái Vovinam, những người chiến sĩ thuộc Lực Lượng Biệt Cách Nhảy Dù 81 đã nằm xuống vì tự do cho dân tộc và tổ quốc VNCH. Cám ơn sư huynh Phạm hoàng Thư, người con trai thứ hai của Đại Sư huynh Phạm Châu Tài, đã cung cấp một số hình ảnh để làm tư liệu cho bài viết này.
Lý Bích Thuỷ
12/8/2016
Tài liệu tham khảo:
1.LĐ81/BCND Và Những Ngày Tháng Tư
2.Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH: Những Ngày Cuối CùngVƯƠNG HỒNG ANH/ Việt Báo:http://motgoctroi.com/StLich…/LSCandai/…/Ngaycuoi_BTTMuu.htm
3. Hổ xám Phạm Châu tài
4. An Lộc chiến trường đi không hẹn, tác gỉa Phạm Châu tài
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét