TẠI SAO MÔN PHÁI VOVINAM 
KHÔNG CÓ CHƯỞNG MÔN?
Như tất cã môn đồ môn phái Vovinam đều biết: hiện nay môn phái Vovinam hoàn toàn không có người chưởng môn để tiếp tục truyền đi tâm huyết của các cố võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc, các chưởng môn đời hai Lê Sáng và đời ba Trần Huy Phong. 
Vì đây là một sự lựa chọn cẩn trọng, cần nghiên cứu và sàng lọc cẩn thận qua quá trình trung kiên cống hiến lý tưởng của người một người võ sư cao cấp với môn phái. Nói một cách khác là cần phải trung kiên với môn phái và phải phù hợp với lý tưởng phục vụ dân tộc và nhân loại của võ sư sáng tổ tức chưởng môn đời thứ nhất đó là " Vovinam không phục vụ và tiếp tay cho một chế độ bạo quyền" . Cũng vì tâm niệm nay mà thầy sáng tổ Nguyễn Lộc đã từ chối cộng tác với chế độ cộng sản vào năm 1954 và dẩn các đệ tử tâm huyết, theo chân đoàn người di tản, rời miền Bắc, nơi phát sinh ra cái nôi của Vovinam, để vào lập nghiệp tại miền nam VN, và cố chưởng môn đời nhất còn gọi là sáng tổ Nguyễn Lộc đã tạ thế tại Sài Gòn vào năm 1960.



Đến khi bạo quyền cộng sản phá bõ hiệp định Paris 1973, đưa quân phá hoại và thôn tính miền nam vào năm 1975, một lần nửa phu nhân sáng tổ Nguyễn Lộc tức bà Nguyễn Thị Minh đã đưa các con mình và người em của cố võ sư sáng tổ là Võ sư Nguyễn Dần rời miền nam VN đi tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ. Lập trường nhất quán của gia đình cố võ sư sáng tổ là "không" với bạo quyền cộng sản. Thế nên khi truyền chức chức chưởng môn phải theo di nguyện của cố võ sư sáng tổ :" người chưởng môn phải là một người không thuộc hàng ngũ bạo quyền cộng quyền cộng sản". Một lý do rất tế nhị mà chưởng môn Lê Sáng đã giải thích rất dài dòng để rồi khi nhắm mắt lìa trần ông đã mang theo chức chưởng môn để giao lại cho võ sư sáng tổ Nguyễn Lôc, thay vì trao cho người kế nhiệm.
Trong suốt 35 sống chung với bạo quyền cộng sản, Chưởng môn Lê Sáng, là người thấu hiểu hơn ai hết về bản chất gian manh của người cộng sản. Nên khi ra khỏi ngục tù cộng sản 1990, ông đã bõ ra nhiều năm để tìm kiếm một người kế vị Chưởng môn cho mình mà vẩn không sao tìm thấy được.
Hệ thống Vovinam quốc doanh trong nước, người đứng đầu của mặt nổi để điều hành chỉ với danh xưng là "Chánh Chưởng Quản", đó là võ sư Nguyễn Văn Chiếu, một đảng viên cộng sản nằm vùng trước 1975. Như người viết đã phân tích phía trên, nguời đãm đang chức vụ Chưởng môn phải là một người môn sinh không thuộc hàng ngũ của bạo quyền cộng sản VN. Và môt số tiêu chuẩn khác để thành lập vị trí chưởng môn cho môn phái Vovinam được võ sư Lê Sáng đề ra cho một người kế nhiệm chưởng môn đã được tìm thấy trong hồi ký chưởng môn như sau:
Trích hồi ký của võ sư chưởng môn Lê Sáng: " Về cơ bản cũng có nhiều thay đổi, người học võ trước đây phần đông trọng về tinh thần và võ thuật còn trình độ học vấn không cao. Bây giờ tiêu chuẩn học vấn phải cao, cũng như trước đây không cần ngoại ngữ, nay thì những người giữ cương vị phụ trách có lẽ cần phải có trình độ ngoại ngữ nhất định.
Ngoài ra cũng phải nghĩ đến việc chon một võ sư đầy đủ uy tín để giữ chức « Chủ tịch Vovinam Thế giới », vì hiện nay môn phái đã phát triển rộng rãi ở nhiều nước.
Tuy nhiên về nguyên tắc, võ sư kế vị Chưởng môn phải có nhiều ưu điểm hơn võ sư Chưởng môn và cứ thế tiếp tục mãi mới có thể đáp ứng được yêu cầu quảng bá của môn phái và ý chí vượt tiến của môn sinh trước tình hình môn phái Vovinam ngày càng lớn mạnh, đòi hỏi một hệ thống lãnh đạo đa năng hơn.
Ngoài các tiêu chuẩn về nghi diện, đức độ, ý chí, kiến thức, khả năng, nếp sống, lề lối làm việc…,quan điểm của tôi là cương vị Chưởng môn nhất thiết phải được giao cho một người Việt Nam, mang quốc tịch Việt Nam, thông thạo ít nhất hai ngoại ngữ và thường trú trong nước. Còn chức Chủ tịch Vovinam Thế giới có thể là người nước ngoài nhưng phải rành tiếng Việt.
Trong tương lai, phạm vi quyền hành của Chưởng môn cũng hạn hẹp chứ không còn trọn quyền trong tất cả mọi mặt như xưa nữa. Khi đó vai trò Chưởng môn sẽ chỉ như Nữ Hoàng của nước Anh hay Thiên hoàng của nước Nhật, chính Thủ tướng mới là người nắm quyền. Chủ tịch Vovinam Thế giới thì tuy nắm quyền lãnh đạo môn phái trên phạm vi toàn cầu, nhưng trên thực tế mỗi võ đường đều tự điều hành, không ai có quyền can thiệp vào nội bộ của họ.
Chưởng môn hay Chủ tịch đều do anh em bầu ra và có thể qui định thời gian, chẳng hạn một nhiệm kỳ kéo dài 5 năm.
Chỉ có chương trình học tập, thi cử là thống nhất, còn tổ chức lễ hội và cúng giỗ thì chia ra phù hợp theo từng vùng. Thi đấu, hội diễn có thể cùng nhau tổ chức chung, nhưng hoạt động võ đường tùy theo khả năng riêng. Hết trích!

Căn cứ theo các di nguyện của Chưởng Môn Lê Sáng trong cuốn hồi ký người ta thấy, vể việc kiếm một người chưởng môn để kế thừa cho võ sư Lê sáng, ông đã không tìm được ai thích hợp với vị trí này, trong các võ sư thân cận ông trong thời gian cuối đời. Với chúc vụ chưởng môn theo di nguyện của cố võ sư Lê Sáng, người chưởng môn cần có một trình độ học vấn cao và phải thông thạo ít nhất hai ngoại ngữ. Nguyễn văn Chiếu và đám vs tay sai của cộng sản trong hai cái quái thai HĐVSCQMP và HĐVSTTHN đều hoàn toàn không đạt được tiêu chuẩn nào trong việc truyền lại ngôi vị chưởng môn.
Như chúng ta đều biết, HĐVSCQMP tuy mặt nổi là điều hành môn phái quốc doanh trong nước, nhưng trên thực tế chỉ là công cụ tay sai của đảng cộng sản VN. Người trực tiếp điều hành chính là đảng csVN, với những nhân sự mang hồng đai danh dự, chứ không phải các võ sư tay sai như Nguyễn Văn Chiếu, một võ sư kém tài kém đức lẩn trình độ học vấn. Một người đang được cộng sản tâng bốc ngay khi bước vào việc bắt đầu nắm quyền điều hành môn phái. Đây cũng là chiến lược nằm trong việc quốc doanh hoá Vovinam trong giai đoạn đầu, dùng những tên võ sư tay sai để làm bình phong cho cái mặt nạ giả dối của đảng cộng sản.
Võ sư Nguyễn văn Chiếu người mang đái trắng đừng giửa 
đám võ sư tay sai của đảng csVN
Theo đúng tôn chỉ của võ sư sáng tổ thi người đứng đầu môn phái sẽ không là người của bạo quyền hoặc tay chân của bạo quyền. Thế nên việc lựa chọn chưởng môn kế nhiệm của cố võ sư Lê sáng là một việc làm rất sáng suốt, vì phải theo đúng di nguyện của sáng tổ và còn phải phù hợp với tiến trình đi lên của môn phái trong thời đại phát triển tột bực về tư tưởng nhân quyền và tin học.
Người môn sinh ngày nay phải là những con người vừa quán triệt về võ thuật lẫn võ đạo để bám đuôi được đà tiến về tư tưởng nhân quyền của con người mà còn phải phù hợp với bối cảnh phát triển toàn cầu của hệ thống thông tin Internet của thời @, nói khác đi người môn sinh vừa phải trao dồi để có thể thăng tiến làm một trí thức của Vovinam, hơn là một võ phu của thời đại @. Vovinam có đi vào "nhân võ đạo"hay không là còn phải nhờ vào lực lượng trí thức của Vovinam, những con người phát triển toàn diện về TÂM và THÂN để hoàn thành cho được cuộc "cách mạng tâm thân" do sáng tổ đề ra. Cách mạng được TÂM là đưa được 1/2 con người môn sinh vào vị trí "NHÂN VÕ ĐẠO", tức là đã đưa được sự hoà hợp TÂM vào TRÍ ở tầng cao của tư tưởng. Ngoài ra với 1/2 còn lại tức là "THÂN", phải trao dồi võ thuật đến cao độ để phối hợp nhịp nhàng với TÂM và hoàn thành toàn bộ cuộc "cách mạng tâm thân" để xứng đáng làm một người môn sinh đúng nghĩa trong giai đoạn phát triển và đi lên của đầu thế kỷ 21.
Nguyễn Thị Hồng, 26/9/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét