GIÁ TRỊ ĐỒNG TIỀN VNCH TRƯỚC NĂM 1975

Với việc ký kết và thực hiện Hiệp định Genève 1954, nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền, với hai chế độ chính trị khác nhau.

Chính quyền miền nam VN do Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo với sự giúp đỡ của Mỹ đã thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, sau đó cho phát hành bộ tiền giấy VNCH với những hình in về những sinh hoạt của nông thôn như: những người nông dân cày ruộng, lam lũ làm ăn, hình ảnh của cậu bé chăn trâu, cảnh thu hoạch lúa với những chiếc xe bò, những người công nhân đang bận rộn với công việc của mình trong những xưởng sản xuất, hình những con thú: Voi, Hổ, Nai, Ngựa,… nói lên sự sung túc, phồn thịnh, hạnh phúc của người nông dân và công nhân sống trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Tiền giấy Việt Nam Cộng Hòa từ (1955-1972) được chia làm 5 giai đoạn

- 1955-1956 tiền giấy VNCH được phát hành lần 1;
- 1955-1962 tiếp tục được phát hành lần 2;
- 1964-1966 phát hành lần thứ 3;
- 1970 giai đoạn phát hành lần thứ 4;
- Giai đoạn phát hành tiền VNCH 1972 lần cuối cùng

Mỗi giai đoạn có những loại tiền giấy VNCH khác biệt, với những hình ảnh cũng thay đỗi theo từng thời kỳ lịch sử.

- Giai đoạn (1955-1956) phát hành lần 1, tiền giấy VNCH lưu hành những mệnh giá như 1, 2, 5, 10, 20, 50, 100, 500 đồng,
- Sang giai đoạn (1955-1962) lại tiền giấy VNCH có nhiều mạnh giá hơn như 1, 2, 5, 10, 20, 100, 200, 500 đồng
.
- Tới năm 1970, 1972 giai đoạn này tiền VNCH 1972 còn được phát hành những loại tiền 20, 50, 100, 200, 500 đồng và loại tiền có mệnh giá 1000 đồng, đây là mệnh giá cao nhất trong khoảng thời gian tồn tại của chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở miền nam Việt Nam. Đồng tiền VNCH chấm dứt lưu hành từ sau khi cộng sản xâm chiếm toàn bộ miền nam VN và thực hiện việc đổi tiền vào ngày 22.9.1975.

Giá trị đồng tiền của VNCH bao giờ cũng có giá trị vượt hẳn đồng giáy vàng mã VNDCCH. Thế nhưng khi chúng thực hiện đổi tiền thì đồng tiền của phe thắng cuộc lại có giá 500 lần hơn đồng tiền VNCH. Thật là chua chát với bọn cướp ngày, giá trị đồng tiền trong chế độ cộng sản thay vì giá trị được tính trên nền Kinh Tế Quốc Dân và lượng vàng hay đô la Mỹ ký thác ở ngân hàng trung ương, thì đám vượn Ba Đình dùng AK để tính tỉ giá hối đoái.
Lúc 2 giờ ngày 22.09.1975, đài loan tin về quy định đổi tiền và kéo dài thời gian giới nghiêm đến 11 giờ sáng. Thời gian đổi tiền sẽ bắt đầu vào lúc 11 cho đến 23 giờ cùng ngày, tức chỉ có 12 giờ đồng hồ để hoàn thành việc thu và đổi tiền. Thể thức :
- Hối suất : 500 đồng Việt Nam Cộng hòa = 1 đồng Cộng hòa Miền Nam Việt Nam;
- Mỗi gia đình chỉ được đổi 100.000 đồng cũ ra thành 200 đồng mới để tiêu dùng thường nhật. Phần còn lại, Nhà nước giữ lại…
Đồng tiền VNCH có giá trị cao hơn đồng tiền của VNDCCH, nhưng lại phải chịu giá cả do bọn cướp ấn định là 500 đồng VNCH=1 đồng của cộng sản. Bao nhiều tiền còn lại được ngân hàng nhà nước giử lại. Cho tới nay, 42 năm qua chưa bao giờ được thằng cướp ngày mang danh là nhà nước csVN trã lại những đồng tiền mồ hôi nước của người miền nam. Đây là một chính sách ăn cướp trắng trợn tài sản của nhân miền nam VN, một chủ trương thâm độc của cộng sản, một tội ác trời không dung đất không .tha.http://www.rfa.org/…/change-money-haminhthao-04242015124546…

VỀ TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI
-Sau hiệp định Geneve 1954 tỉ giá hối suất giữa hai miền là 1 đồng Nam việt = 30 đồng Bắc Việt .

– Đến năm 1959 thì tỉ giá thay đổi 1 đồng Nam Việt = 70 đồng Bắc Việt. Chỉ trong vòng 5 năm mà đồng tiền Bắc Việt rớt giá thê thảm chứng tỏ kinh tế VNDCCH bị lạm phát cao.
Đồng tiền VNCH cho đến thời điểm 30.4.1975 về tỉ giá vẩn có giá trị rất cao so với đồng tiềng vàng mã của VNDCCH.

VỀ HÌNH THỨC
-Trên mặt giấy đồng tiền VNDCCH in chữ Việt xen lẫn chữ Tàu và duy nhất chỉ có hình ông HCM trên tất cả các mệnh giá. Nhất định không có hình các vị anh hùng dân tộc, vậy mà họ vẫn nói “độc lập, tự do ….”
-Trong khi đó trên đồng tiền giấy của VNCH chỉ in duy nhất một chữ Việt mà không hề kèm theo chữ Pháp hay Mỹ, đồng thời in hình các vị anh hùng dân tộc,các vị tiền nhân khai hoang lập quốc như: Hưng Đạo Vương, vua Quang Trung,Tả quân Lê Văn Duyệt, ông bà Chiểu, vậy mà CS Bắc Việt luôn tuyên truyền “chính quyền VNCH bù nhìn, phụ thuộc đế quốc Mỹ”
Trước đây, các nguồn tiền của VNCH được in tại các công ty Mỹ như ABC (American Banknote Company), SBC (Security Banknote Company). Về sau, chúng được in tại công ty Anh Thomas Delarue.
Những tờ tiền Sài Gòn này được đánh giá rất đẹp, có kỹ thuật chống giả cao với cách in hình lộng, băng huỳnh quang, chấm huỳnh quang, in chồng hai mặt... Năm 1974, giai đoạn 1 của dự án xây dựng nhà máy in bạc tại Sài Gòn đã tạm hoàn tất.
Các máy móc, thiết bị in nhập từ Công ty Thomas Delarue đang được lắp đặt thì diễn ra bước ngoặt lịch sử tháng 4-1975. Dự án quốc gia chủ động in tiền riêng của Việt Nam cộng hòa bị ngưng hoàn toàn.
Sau khi VNCH bị chiếm đóng thì cs Bắc Việt đã vơ vét được trong Ngân Hàng Quốc Gia VN của VNCH vào ngày 30.4.1975 một số vàng là 22 tấn với 93 triệu USD và sau đó vc còn thu về số tiền 396 triệu USD tổng dự trữ ngoại hối của chính quyền VNCH do Ngân hàng Quốc gia và 26 ngân hàng thương mại gửi ở nước ngoài chủ yếu là Mỹ và Thụy Sĩ. ( theo Wikipedia)
Nhìn vào mệnh giá tờ giấy bạc lớn nhất của một quốc gia được lưu hành để biết giá trị đồng tiền của quốc gia đó nằm ở đâu trong hệ thống tiền tệ toàn cầu. Hoa Kỳ đồng DoLa lớn nhất là 100US$, Khối EU (Âu Châu) lớn nhất là tờ 500 Euro, nhưng ở Đúc tờ 200 và 500 Euro không thông dụng bằng tờ 50 và 100 Euro, VNCH trước 1975 tờ mệnh giá lớn nhất chỉ là tờ 1000 đồng (1972). Riêng CHXHCNVN có tầm cở là 500.000 đồng. Thế mới biết sự cách biệt về tỉ giá của VNĐ trong hệ thống tiền tệ thế giới. Trước khi cs cướp miền nam vào năm 1975 thì 1 đồng US Đô La đỏ (không có lưu hành đô la xanh ) = 118 Đồng VNCH (1973). Hôm nay 30/9/2017 thì 1 US Đô La= 22.760 VNĐ. Những đỉnh cao trí tuệ Ba Đình có tài đem đồng VN xuống thấp nhấp sau 42 năm xây dựng đất nước. Đắng lòng!! (Đô la đỏ nguồn: http://chinhhoiuc.blogspot.de/…/12/sai-gon-xua-ong-o-la-o.h…)

Nếu như VNCH không bị bọn xâm lược miền Bắc chiếm vào ngày 30.4.1975, thì chắc chắc 42 năm sau tính từ thời điểm 1975 đến nay, miền nam VN bõ rất xa miền Bắc VN. Mặc dù thua kém miền nam VN nhưng hệ thống tuyên truyền của đảng vẩn luôn tìm cách che đậy để tiếp tục lường gạt người miền Bắc và các thế hệ sinh sau 1975. Nhân dân ngày nay chỉ mong sao cho dân chủ sớm nở hoa trên đất mẹ VN để tống táng bọn Mafia Ba Đình về với cát bụi.

Mong Cho Trời Sụp
Sau ba mươi tháng tư

Bầy thú trong rừng rú
Chui ra từ ổ chồn
Rúc ra từ hang báo
Vượt núi lại băng ngàn
Kéo nhau về thành phố

Bọn chúng réo gọi nhau

Đã đến ngày giải phóng
Lũ người đang xuống tàu
Bỏ Sài Gòn chạy trốn
Chúng ta hãy nhanh chân
Vào tiếp thu chiếm đóng

Bầy thú vào thành phố

Trút bộ lông dã thú
Biến thành loài quỉ đỏ
Tay múa cây liềm búa
Tay vung cờ sao máu
Bạo hành và cướp bóc

Người dân đang yên lành

Trong cuộc sống an bình
Giữa Miền Nam nhân bản
Bỗng lâm vào đại nạn
“Thời đại Hồ Chí Minh”
Và “thiên đường Cộng sản”

Rồi bao nhiêu tai họa

Giáng xuống cả Miền Nam
Nào tập trung cải tạo
Nào cướp đất đuổi nhà
Nào cao nguyên Bô xít
Nào biển chết Formosa…

Người dân Nam khờ dại

Trót lỡ đã một thời
Tin vào lời bác đảng
Chỉ còn biết kêu trời
Ông trời không có mắt
Trời sụp xuống cho rồi
( Thơ Phan Huy)

Nguyễn Thị Hồng 30.9.2017

NHỮNG NGƯỜI LÍNH VN TRONG QUÂN ĐỘI PHÁP

Năm 1915, quân đội Pháp đã chịu thiệt hại nặng nề trên các chiến trường tại Âu châu thời Đệ nhất thế chiến cho nên Chính phủ Bảo hộ Pháp tại Việt Nam có kế hoạch bổ sung quân số bằng người Việt cho các mặt trận tại Âu châu.

Theo tài liệu của cựu Đại tá Maurice Rives trong “Les militaires indochinois en Europe (1914-1918)”, Chính phủ Bảo hộ đã chiêu mộ 93.411 người Việt trực tiếp tham gia chiến tranh, trong đó có 43.430 lính chiến đấu, 9.019 y tá, 5.339 người phục dịch và hành chánh, 48.981 lính thợ chuyên nghiệp như thợ máy, thợ sơn, thợ da, thợ làm thuốc súng, vũ khí, lái xe, bác sĩ, kỹ sư, tải thương.

Nguồn gốc của những người tại Đông Dương đến Pháp gồm: 24% người thuộc Bắc kỳ (Tonkin), 32% người Trung kỳ (Annam), 22% người Nam kỳ (Cochinchine) và 22% người Cam Bốt. Ngân quỹ Đông Dương cũng đóng góp 541 triệu quan cho chi phí chiến tranh của “mẫu quốc”.

Thêm vào đó có 175 khẩu đại bác được chuyển từ Đông Dương sang cảng Marseille cộng thêm hàng chục tấn hàng hóa các loại cũng được chuyển đi để cung ứng cho các chiến trường tại Châu Âu. Đặc biệt trong số này còn có cả xe cyclo (pousse-pousse) cũng được chuyển về Pháp để tải thương.

Con người và vật dụng được vận chuyển theo đường biển qua Phi Châu, cập các cảng Cameroune, Djibouti, Madagascar, Ai Cập…trước khi đến cảng Marseille, Pháp. Đoạn đường di chuyển quá dài đã làm cho một số người chết vì bệnh tật trước khi đặt chân lên đất Pháp.

Tuy nhiên, chính phủ Bảo hộ rất quan tâm đến thành phần lính từ Đông Dương. Họ cấp phát quần áo mùa đông, thậm chí phân phát trầu, cau, ớt và thành lập một xưởng làm nước mắm trên đất Pháp.

Lính Đông Dương cũng được công nhận là dũng cảm, gan dạ, bình tĩnh và có kỷ luật. Nhiều người được thưởng huy chương “Thập giá Chiến tranh” và được xem là “anh hùng” của nước Pháp trong Đại chiến thứ nhất. Đa số đã hy sinh, hài cốt của họ còn để lại tại Đài kỷ niệm Douaumont (L’ossuaire de Douaumont) cũng như tại Nghĩa trang Géré và d’Udonista ở Albanie.

Nước Pháp đã dựng tượng chiến sỹ và người lao động Đông Dương để ghi nhớ công lao. Tượng về Đông Dương nhưng còn gọi là "Tượng người lính An-nam chiến thắng"(Monument du Souvenir Indochinois: statue du "soldat annamite victorieux").

Dưới đây là những ảnh sưu tầm về lính Việt trên đất Pháp trong thời Đệ nhất thế chiến:
Năm 1915, những người lính An Nam cập cảng Marseille cùng binh lính Pháp tham gia Chiến tranh Thế giới thứ I


Năm 1916, lính An Nam nghỉ chân trong lúc đóng quân cạnh Ypres, Bỉ


Tại mặt trận sông Marne, binh lính An Nam trong các chiến hào


Năm 1916, lính An Nam tại chiến trường Hy Lạp.


Văn hóa Việt vẫn được những người lính mang theo tới tận trời Âu


Một hình ảnh rất thuần Việt: hút thuốc Lào


Những người lính Việt xuống ga đầu mối Saint Raphael, Pháp trên đường đến Trung tâm Huấn luyện.


Quân trang, quân phục tươm tất- ghệt da, áo buông ngoài quần, thắt lưng, ba lô vuông với chiếc nồi cá nhân. Thứ lạ lẫm nhất đối với mấy nhân viên hỏa xa có lẽ là chiếc nón chóp.


Vóc dáng những người lính khá to cao và đồng đều, chứng tỏ họ được tuyển lựa kĩ càng.


Những chiếc chiếu cói bên những chiếc ghế giường mây trên sân ga.


Những người lính mới đến đang bốc dỡ hàng từ các toa tầu xuống xe tải. Trời nóng một anh lính bỏ ghệt cho thoáng.


Cận cảnh những chiếc xe tải thời thế chiến thứ nhất đến đón đơn vị về Trung tâm Huấn luyện.  


Người dân tò mò nhìn theo đoàn xe.


Một số người lính theo xe tải đến một kho hàng trong khu vực nhà ga.


Những người lính hành quân ra khỏi ga, về trung tâm huấn luyên. Cùng lúc một tiểu đoàn khác (phía bên trái), kết thúc khóa huấn luyên, hành quân ngược lại, ra ga để đến các đơn vị chiến đấu.


Những người phía bên trái hàng quân đội mũ "quả dưa" là các sĩ quan người Pháp. Đơn vị này trên đường ra chiến trường.


Đơn vị lính Việt chờ ở sân ga để chuẩn bị lên tầu ra mặt trận


Cuối cùng, họ đã lên tầu


Cùng lúc đó, đơn vị lính mới đến trực chỉ quân trường. Dân địa phương ra xem.

Những ngày đầu ở quân trường họ nghe cấp chỉ huy phổ biến kỷ luật đơn vị.


Đội ngũ sẵn sàng bước vào huấn luyện trên bãi tập.


Luyện tập trên thao trường.


Những bài tập về diễn hành.


Bài tập về chiến thuật bộ binh.


Bài tập đội hình chiến thuật "Ô vuông" nổi tiếng một thời. Nhưng vào năm 1916 trên chiến trường đã có đạn pháo nên rất dễ bị tiêu điệt khi bị giữ đội hình này.


Bài tập "bò hỏa lực" dưới lắn đạn súng máy.


Bài tập xung phong.


Những người lính làm tạp dịch trong doanh trại.


Một trong nhiều bức ảnh Văn phòng Chiến tranh Pháp quốc cung cấp cho tạp chí "The Illustrated War News" của Anh. Chúng tôi nghĩ đây là một loại bếp dã chiến của quân đội thời thế chiến.


Cũng có cảnh nấu nướng tự túc.


Bữa cơm của người lính tập.


Lính Việt trồng rau trong vườn gần Điện Versailles.


"Nhớ nhà châm điếu thuốc..."


Lính An Nam tại Saint-Raphael, đây là những người lính thiện chiến nhất trong chế độ bảo hộ Pháp đang trên đường ra mặt trận.


Họ cũng dành thì giờ cho việc lau chùi súng.


Lính Annam cũng được gắn huy chương tại Pháp.


Nghĩa trang dành cho binh lính Đông Dương tại Gironde, nơi những người con đất Việt yên nghỉ.


R.I.P: Rất nhiều người lính Việt đã bỏ mình trên đất Pháp trong thời Thế chiến thứ nhất.

Nguồnhttp://chinhhoiuc.blogspot.de/2017/06/linh-thu-thoi-xua-3-linh-viet-tham-gia.html