CÂY CẦU VÀ ĐẠI LỘ MANG TÊN VĨNH SAN
TRÊN ĐẢO RÉUNION-PHÁP

Đảo Réunion (tiếng Pháp: Réunion hay chính thức là La Réunion; trước đây là Île Bourbon) là một hòn đảo nhỏ nằm trong Ấn Độ Dương, cách Madagascar 700 km về phía đông và cách Mauritius 200 km về phía tây nam. La Réunion có chiều dài là 63 km, rộng 45 km và diện tích khoảng 2.517 km². Với dân số  hiện nay là 720.934 người. La Réunion được coi như một tỉnh "hải ngoại" của nước Pháp, với bốn quận, 24 tổng và 24 xã. Đảo Réunion dài 63 km, rộng 45 km với diện tích 2512 km², diện tích tương đương với đảo Hawaii  Đảo nầy là nơi mà hai cha con vua cận đại của Việt Nam là Thành Thái (Cha) và Duy Tân bị thực dân Pháp đày sang đây .
Trên đảo này có một Cây cầu mang tên Vĩnh San "Pont Vinh-San" và một con đường Boulevard du Prince Vinh San (đại lộ Vinh San) thuộc thành phố lớn Saint-Denis, được mang tên vị Hoàng thái tử Vĩnh San sau là vua Duy Tân. 
Cây cầu được hoàn tất năm 1992 dài 256 mét, cao 40,57 mét, rộng  18,78 mét, nằm trên "Boulevard du Prince Vinh San" nối với liên tỉnh lộ N6.  "Vinh San" là tên của một vị vua yêu nước triều Nguyễn, ông có câu nói nổi danh được ghi vào lịch sử: "TAY DƠ LẤY NƯỚC RỬA NƯÓC DƠ LẤY GÌ RỬA?"



Chuyện được kể từ một Hoàng Thái Tử triều Nguyễn, Vĩnh San:
Một ngày đẹp trời Hoàng thái tử Nguyễn Phúc Vĩnh San ( 1900 – 1945), đi dạo cùng với các cận thần. Từ khi rời cung diện, trên đường đi đến cửa Tùng lúc nào thái tử cũng miên man suy nghĩ , vẽ mặt trầm tư....
Thấy Thái tử không vui
- một cận thần buộc miệng hỏi sao lòng thái tử lại u uất?
Vĩnh San, tức vua Duy Tân bèn hỏi vị cận thần rằng:
Tay dơ lấy gì để rửa?
..Dạ thưa nuớc ạ
Thế, nuớc dơ lấy gì để rửa?
Vi cận thần còn đang ấp úng...
Thì thái tử quắc mắt và nhanh nhẹn nói luôn:
LẤY MÁU ĐỂ RỬA!!!!!!
Vị hoàng thái tử này, sau đó trở thành Vua Duy Tân là vị vua thứ 11 triều Nguyễn, trị vì từ năm 1907 đến 1916. Ông là con thứ năm của vua Thành Thái và Hoàng phi Nguyễn Thị Định. Vua Duy Tân là người yêu nước chống Pháp, đã dự định khởi nghĩa cùng Việt Nam Quang phục Hội vào ngày 3-5-1916. Sự việc bại lộ, vua Duy Tân bị đày đi đảo La Réunion ở Ấn Độ Dương cùng với cha là vua Thành Thái trong năm 1916.

Tuy bị đi đầy ở đảo La Réunion, gần Phi-Châu, Ông vẫn giữ tước vị hoàng tử. Ở đảo La Réunion, Duy-Tân học vô tuyến điện, mở tiệm bán và sửa radio. Ông cũng học văn hóa và thi tú tài ở đây. Ông đã viết nhiều bài cho tờ Le Peuple (Nhân Dân) và tờ Le Progrés (Tiến Bộ). Trong bài “Varíations Sure Une Lyre Briées” (Những Biến Tấu Của Một Cây Thất-Huyền-Cầm Gẫy Vỡ) đã được giải nhất văn chương của Hàn-Lâm-Viện khoa học và văn chương La Réunion năm 1924.

Ngày 18 tháng 6 năm 1940, Charles de Gaulle kêu gọi chống Đức quốc xã. Sự việc nước Pháp bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đầu hàng phát xít Đức và sau đó lực lượng kháng chiến Pháp ở hải ngoại do De Gaulle đứng đầu được thành lập ở Anh trở về tái chiếm đất Pháp đã có tác động rất lớn đến tư tưởng, tình cảm của hoàng tử Vĩnh San. Do đó ông quyết định theo giúp De Gault. Bước đầu là ông tham gia quân đội Pháp, là phục vụ ba tháng với cấp bậc hạ sĩ vô tuyến trong phe kháng chiến của tướng Legentilhomme và đại tá Alain de Boissieu. Bị giải ngũ vì lý do sức khoẻ, Duy Tân nhờ thống đốc La Réunion là A. Capagory (1942 - 1947) can thiệp cho ông đăng vào bộ binh Pháp dưới quyền của tướng Catroux với cấp bậc binh nhì. Một thời gian sau ông được thăng lên chuẩn úy rồi sang châu Âu.
Tài liệu của Pháp nói về Vua Duy Tân

Ngày 5 tháng 5 năm 1945, có lệnh đưa chuẩn úy Duy Tân về phòng Quân sự của tướng Charles de Gaulle ở Paris. Duy Tân đến Pháp vào tháng 6 năm 1945 thì Đức đã đầu hàng ngày 8 tháng 5. Ngày 20 tháng 7 năm 1945, ông được đưa qua phục vụ tại Bộ tham mưu của Sư đoàn 9 Bộ binh Thuộc địa (9ème DIC) đóng ở Forêt Noire, Đức.

Ngày 29 tháng 10 năm 1945, Charles de Gaulle ký một sắc lệnh hợp thức hoá những sự thăng cấp liên tiếp của Duy Tân trong Quân đội Pháp: thiếu uý từ 5 tháng 12 năm 1942, trung uý từ 5 tháng 12 năm 1943, đại uý tháng 12 năm 1944 và thiếu tá ngày 25 tháng 9 năm 1945. Tướng Charles De Gaulle từng gặp Duy-Tân và có ý định sẽ đích thân đưa Duy-Tân hồi loan vào đầu tháng 3, 1946. 

Con đường mang tên Duy Tân 
của miền nam VN trước 1975


Ngày 24 tháng 12 năm 1945, Duy Tân lấy phi cơ Lockheed C-60 của Pháp cất cánh từ Bourget, Paris để trở về La Réunion thăm gia đình trước khi thi hành sứ mạng mới. Lúc 13 giờ 50, phi cơ rời Fort Lami để bay đến Bangui, trạm kế tiếp. Ngày 26 tháng 12 năm 1945, khoảng 18 giờ 30 GMT, máy bay rớt gần làng Bassako, thuộc phân khu M'Baiki, Cộng hoà Trung Phi. Tất cả phi hành đoàn đều thiệt mạng, gồm có một thiếu tá hoa tiêu, hai trung uý phụ tá, hai quân nhân trong đó có cựu hoàng Vĩnh San và bốn thường dân. Hài cốt của vua Duy Tân sau khi được cải táng được đưa về an táng tại lăng Dục Đức Huế năm 1887, lăng nội của vua Duy Tân.
Ở Sài Gòn thời Việt Nam Cộng hòa, đường Garcerie cũ thời Pháp thuộc được đổi tên là đường Duy Tân. Đây là con đường với hai hàng cây lớn, chạy ngang Trường Đại học Kiến trúc và Đại học Luật khoa có tiếng là thơ mộng nên được nhắc trong bản nhạc "Trả lại em yêu" của Phạm Duy. 

Ngày 5 tháng 12 năm 1992, thành phố Saint-Denis đảo La Réunion khánh thành một đại lộ mang tên ông: Đại lộ Vĩnh San và trên đảo này cũng có một cây cầu mang tên "Pont Vinh San"

Hình ảnh sưu tầm trên mạng!

Nguyễn thị Hồng, 17/9/2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét