PHONG TỤC NGÀY TẾT - BÀN THỜ GIA TIÊN
(và những nghịch lý của đạo thờ hồ)
Việt Nam thờ cúng Ông Bà
Nét đẹp văn hóa từ xa xưa rồi!
Đó là đạo lý làm người
Con chim có tổ, ta thời có tông!

Ngày giỗ, ngày Tết ta dâng
Đèn hương hoa quả tỏ lòng biết ơn!
Nghèo thì chỉ một nén nhang
Tâm thành van vái cữu huyền chứng tri!
( Thi sĩ Trần Tố Ngọc)
Thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn hóa của người Việt xưa và nay. Trang trí bàn thờ gia tiên là một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình trong những ngày tết, không kể giàu nghèo hay địa vị xã hội, trừ những người theo "đạo Hồ"
Thờ cúng tổ tiên là nền tảng căn bản trong đời sống tâm linh, nó là cái gốc của Việt đạo xuất phát từ Văn Hóa Văn Lang., nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu - những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qúa cố…Thờ cúng tổ tiên của người Việt xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp trong xã hội xưa, đến khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, chữ hiếu được đề cao, đã làm cho tục thờ cúng tổ tiên có một nền tảng triết lý sâu sắc. Chim có tổ, người có tông. Có ông bà mới có cha mẹ. Có cha mẹ mới có mình. Người Việt chúng ta quan niệm, tâm niệm thế. Suốt 3 ngày tết, bàn thờ không được để hương khói lạnh tàn. Hương trầm, hương đen, hương vòng, hương sào... cứ nghi ngút, ngào ngạt hòa cùng hương hoa gồm hoa hồng, hoa huệ... hòa với hương của mâm ngũ quả nào hương bưởi, hương cam, hương phật thủ... làm căn nhà thiếu thốn nhiều thứ cũng vẫn đầy phong vị tết, tràn ngập màu sắc mùa xuân chứa chan niềm hy vọng mới..
Đến thế kỷ XV, Nho giáo chiếm địa vị ưu thế trong xã hội, nhà Lê đã thể chế hóa việc thờ cúng tổ tiên. Bộ luật Hồng Đức quy định rõ, việc con cháu phải thờ cúng tổ tiên 5 đời (tự mình là con, tính ngược lên 4 đời là: Cha, mẹ, ông bà, cụ, kỵ); ruộng hương hỏa, ruộng đèn nhang, cơ sở kinh tế để duy trì thờ cúng tổ tiên dù con cháu nghèo cũng không được cầm bán…Đến thời Nguyễn, nghi lễ thờ cúng tổ tiên được ghi rõ trong sách “Thọ mai gia lễ.”… Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần một nén hương (nhang) lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ, Tết, hay ngày giỗ, con cháu trong gia đình cũng thể hiện được tấm lòng thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất…Thông thường bàn thờ gia tiên để thờ: Cửu huyền thất tổ. Đó là những thế hệ đi trước cách rất xa mình hàng mấy trăm năm. "Cửu huyền: Chín đời ( thế hệ): Cao, tằng, tổ, cha, mình, con, cháu, chắt, chít. Thất tổ: Bảy đời: Cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ"
Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người; đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Dân Việt trọng lễ nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ và có hiếu với ông bà tổ tiên, với nguồn gốc của mình…
Trong ngày tết, để bài trí bàn thờ gia tiên, việc đầu tiên phải nghĩ đến là xếp mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả thì không bắt buộc loại quả gì vì tùy theo vùng miền có các sản vật khác nhau, miễn sao gồm đủ 5 loại quả có màu sắc khác nhau biểu tượng cho ngũ hành. Ở miền Bắc thì phổ biến là dùng chuối xanh, hồng hoặc quýt đỏ, lê trắng, bưởi vàng, hồng xiêm xám. Một mặt ngũ quả biểu tượng cho ngũ hành, mặt khác nó là đại diện cho 5 điều người ta mong ước nhất là: Phú (giàu) – quý (sang trọng) – thọ (sống lâu) – khang (khỏe mạnh) – ninh (bình yên).
Ngày xuân BÀN THỜ GIA TIÊN
Cầu Vừa Đủ Lộc Xài * riêng ước cầu
Đó là tập quán đã lâu
Đi vào phong tục đẹp mầu sắc Xuân!

*Cầu ( mãng cầu ta hoặc mãng cầu tây gọi là na)
Vừa : trái dừa
Đủ :đu đủ
Lộc : trái quýt ( bởi vậy mâm ngũ quả nhất là quýt không cho người ngoài ăn vì sợ mất lộc)
Xài: trái xoài
( Thi sĩ Trần Tố Ngọc)
Bàn thờ tổ tiên là vẻ đẹp của văn hóa truyền thống. Nơi đây rực rỡ với mỗi độ xuân sang. Người Việt hiểu sâu sắc rằng có quá khứ mới có hiện tại và tương lai…Còn thời điểm nào thiêng liêng hơn khi cả nhà thành kính đứng trước bàn thờ tổ tiên thắp những nén hương trầm ngào ngạt. Tình người nồng ấm, tình đời rộng mở. Và, một năm mới tràn đầy hy vọng bắt đầu...
BÁC VÀ ĐẢNG TÀN PHÁ DI SẢN VĂN HÓA VIỆT TỘC
Bàn thờ gia tiên là cách biểu hiện lòng tôn trọng, nhớ ơn và biết ơn ông bà cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp qua việc thờ cúng của người Việt Nam là thứ di sản văn hóa tâm linh, là một tín ngưỡng dân gian được lưu truyền qua nhiều triều đại trong dòng sinh mệnh của dân tộc. . Các vua chúa ngày xưa rất thường đi tế Giao (cúng trời đất) ở một nơi được xem là linh thiêng, hoặc cúng tổ tiên trong Thái Miếu nơi thờ phượng tổ tiên của các vị vua đương thời. Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, khó khăn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi làm những điều tội lỗi...
Văn hoá thờ cúng tổ tiên nầy đã được duy trì, phát huy và thấm sâu vào lòng dân tộc Việt Nam dù trải bao biến thiên lịch sử. Không phải đất nước nào cũng duy trì được nền văn hoá quý báu này. Trung Hoa, một trong 3 cái nôi văn minh nhân loại thời cổ, đến khi cộng sản Trung Hoa làm chủ lục địa thì nền văn hoá tinh thần bị hạ bệ, nhất là giai đoạn “Cách Mạng Văn Hoá” thì tinh thần “ăn trái nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ người đào giếng” hoàn toàn bị xoá sổ, mà thay vào đó là nền văn hoá của “Mao Chủ tịch”. Việt nam sau khi hồ chí minh cai trị đất cũng rập khuôn theo đàn anh " môi hở răng lạnh".
Ngày nay trên khắp đại lục Trung Hoa sau cuộc cách mạng văn hóa do người cộng sản chủ xướng, đã không có được một nhà có bàn thờ ông bà cha mẹ của mình. Vào nhà chỉ thấy hình của bác Mao Trạch Đông thôi! Các chùa chiền thì không thấy có nhà thờ “Cửu Huyền Thất Tổ” hoặc “Vãng Sinh Ðường”, thậm chí một số chùa chiền đưa hình Mao vào thờ.
Nhìn về quá khứ "Giặc Tầu đô hộ nước ta một ngàn năm không ai vong thân, mất gốc. Giặc Pháp đô hộ Việt Nam một trăm năm, dân Việt Nam vẫn là Việt Nam. Giặc Hồ mang học thuyết cộng sản vào cai trị nước ta mới 60 năm mà nếp sinh hoạt hàng ngày ngoài xã hội và tình tự dân tộc bị đảo lộn. Xã hội Việt Nam từ khi lập quốc cho tới nay chưa có thời nào suy đồi như thời Hồ." Thanh niên thanh nử có thể cởi bõ quần áo chạy long ngong ngoài đường để ăn mừng sau một trận đá banh thành công của U23, trong học đường thầy cô đánh nhau với học trò, trò đánh nhau với trò con trai đánh con gái và ngược lại.... Hồ chí Minh thường dạy các đảng viên muốn xây dựng XHCN trước hết phải có con người biết quán triệt đạo đức và tư tưởng của một tên trùm Mafia, là người lãnh đạo của đất nước XHCN. Chiến lược “trồng người” của chế độ cộng sản xuất phát từ nền tảng đó. Giáo dục CHXHCNVN phá sản toàn diện, sách không ra sách, thầy không ra thầy, trò không ra trò, thi cử thì giả dối gian lận. Học đường ngày nay còn là nơi để hiệu trưởng cung cấp mua bán tình dục giửa các nữ học sinh và tham quan trong chế độ.
Người Cộng sản chủ trương xây dựng nền văn hóa Marxism Duy Vật để thay nền văn hóa duy tâm một truyền thống của dân tộc được xây dựng gần 5,000 năm trên nền tảng: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín và đó cũng là nền tảng của mọi tôn giáo. Học thuyết duy vật, mà Hồ chí Minh mang vào Việt Nam, nhằm thay con người Việt Nam thành con người xhcn vô gia đình, vô luân, vô đạo, vong bản, vô trách nhiệm, chỉ biết hận thù giai cấp. Con tố cha, vợ tố chồng..., mọi giá trị, biểu tượng thiêng liêng của đạo đức, và trí tuệ tột đỉnh của dân tộc Việt Nam bị coi là đối tượng nguy hiểm, là kẻ thù số một cần được bác và đảng đào tận gốc trốc tận rễ.
Ở nước ta, thờ cúng tổ tiên không chỉ là tín ngưỡng phổ biến ở người Việt - tộc người đa số - mà còn lưu giữ ở một vài tộc người khác như người Mường, người Thái... Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, tín ngưỡng thờ tổ tiên đã và vẫn chiếm được vị trí thiêng liêng trong đời sống tinh thần của người Việt. Ý thức “con người có tổ, có tông” được bảo tồn trong cõi tâm linh và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, dù họ sống trên tổ quốc mình hay lưu vong nơi xứ người. Người cộng sản lợi dụng tín ngưởng dân gian trong việc thờ cúng ông bà, nên đã đem hình hồ ác tặc vào chùa chiền và những nơi thiếu áng sáng văn hóa khai phóng, những quan chức cộng sản đã bắt dân nơi đó phải thờ phượng HCM như thờ cữu huyền thất tổ trên bàn thơ gia tiên. Đây là một hành động làm đảo ngược tình tụ dân tộc, bắt người dân phải thờ phượng cái ác ngay trong đời sống tâm linh, phá vở ranh giới THIỆN ÁC, xóa bõ tội ác của HCM, biến ÁC thành THIỆN tạo một nghịch lý về nguồn cội của đạo đức. Thế nên, ngày nay trên đất nước VN mới xuất hiện một đám giặc trọc đội lốt Phật Giáo đi thuyết pháp khắp nơi để đảo lộn thị phi, chửi cả bậc anh hùng giử nước của Việt tộc Lý Thường Kiệt là hổn, khi ông đem quân Đại Việt vượt biên giới tràn sang đánh nhà Tống để phá tan mộng xâm lược của Trung Hoa.
Đảng vô thần chẳng biết gì?
Tổ tiên bỏ hết thờ già hồ thôi!
Tam bảo chỉ dành Phật ngồi
Lão cũng chen chúc bằng người mới cam!

Vua Hùng dựng nước Văn Lang
Đảng không tưởng niệm Hùng Vương giỗ Ngài!
Đập chùa san bằng nhà thờ
Gây bao bất mãn... đảng hồ ngang nhiên!
( Thi sĩ Trần Tố Ngọc)
Không ai trong thời đại HCM có thể tìm thấy được một bức ảnh nào của HCM và các lãnh tụ của đạo thờ hồ trong nhà có bàn thờ gia tiên như một người VN bình thướng. Từ năm 2000 trở đi vì để tránh tai tiếng cho người cs là vô đạo, đồng thời che dấu những hành động vô lương của người cs, nên BCT của đảng đã công nhận việc thờ phượng quốc tổ Hùng Vương, một việc làm mà trước đó (1945-2000) không hề xảy ra.
Nguyen Thi Hong 31.1.2018