TÌM HIỂU SỰ KHÁC BIỆT GIỬA LỰC LƯỢNG 47 VÀ 10.000 QUÂN NHÂN TÁC CHIẾN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG.
Trong cuộc phỏng vấn BBC tiếng Việt do ông Ben Ngô thực hiện ngày hôm nay 11/1/2017, ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sài Gòn (SCIS), nói: "Viettel là tổ hợp công nghiệp quốc phòng được coi là lớn nhất hiện nay và họ tập trung vào công nghệ thông tin và mạng, phù hợp với định hướng hiện đại hóa toàn diện của lực lượng tác chiến mạng." ông nói: "Viettel có nhân lực, chuyên gia, kinh nghiệm và sụ hỗ trợ đủ để phát triển lực lượng tác chiến mạng mới."
Ông Thế Phương còn nhấn mạnh: "Cần phân biệt lực lượng 47 với Bộ tư lệnh mới được thành lập. Hai lực lượng này khác nhau. Lực lượng 47 không có cơ chế điều hành và quản lý rõ ràng rành mạch như các đơn vị quân đội khác, vì đặc thù nhiệm vụ của lực lượng này.
LỰC LỰONG 47
Theo sự giải thích của ông Phương: "Nói về đặc thù nhiệm vụ của Lực lượng 47, họ là người của quân đội tham gia chống diễn biến hòa bình trên không gian mạng."
"Thành viên của Lực lượng 47 là những cán bộ, chiến sĩ, phần lớn là cán bộ chính trị trong toàn quân, mà theo quân đội là có 'bản lĩnh chính trị, có kiến thức, trình độ lý luận, khả năng xử lý thông tin'".
"Mô tả Lực lượng 47 'vừa hồng vừa chuyên' có lẽ là mô tả tóm tắt nhất: quân nhân mà đặc biệt là cán bộ chính trị rất thấm nhuần tư tưởng của Đảng. Quan trọng nhất, không cần kinh phí để nuôi Lực lượng 47 (?!) vì về căn bản là nhân lực có sẵn."
TẠI SAO CÓ BỘ TƯ LỆNH TÁC CHIẾN TRÊN MẠNG??
CHXHCNVN đang hô hào tham gia vào cuộc cách mạng 4.0. Bản chất 4.0 dựa vào không gian mạng, và để bảo vệ lợi ích quốc gia và an ninh quốc phòng trên Không gian mạng nên csVN cố gắng thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng, để đáp ứng tình hình về an ninh quốc phòng, mà trong nhiều năm qua đã bị tin tặc TQ tấn công nhiều lần. Truyền thông cs Việt Nam nói việc thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng xuất phát từ quyết định ngày 15/8/2017 của Thủ tướng Việt Nam.
Có rất ít thông tin về lực lượng mới này, nhưng chính phủ và quân đội Việt Nam từ lâu không giấu giếm sự quan tâm đến vấn đề tác chiến mạng. Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng là quan trọng, có nhiệm vụ thực hiện cuộc cách mạng 4.0, để bảo vệ lợi ích quốc gia trên Không gian mạng.

Chúng ta không quên, vụ tin tặc của Trung Quốc (Hacker TQ 1937CN) đã tấn công các sân bay tại Việt Nam 2016 là vụ tấn công của các tin tặc vào chiều 29 tháng 7 năm 2016 vào một số màn hình thông tin chuyến bay tại khu vực làm thủ tục chuyến bay của các Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Sân bay quốc tế Nội Bài, Sân bay quốc tế Đà Nẵng, Sân bay Phú Quốc. Các màn hình của sân bay đã bị chèn những hình ảnh và nội dung câu chữ xúc phạm Việt Nam, xuyên tạc các nội dung về biển Đông. Hệ thống phát thanh của sân bay cũng phát đi những thông điệp tương tự. Đồng thời website của Vietnam Airlines cũng bị hack với 411.000 dữ liệu của hành khách đi máy bay đã bị hacker thu thập và phát tán. Cuộc tấn công website và hệ thống thông tin sân bay này được đánh giá là lớn nhất từ trước đến nay vào hệ thống thông tin hàng không của Việt Nam. Sau vụ tin tặc tấn công vào các phi trường VN, trang web của VFF cũng bị tấn công vào cùng này 29 tháng 7/ 2016 và ngày 30 tháng 7 website của trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng bị tấn công. Ngày 4 tháng 8/2016, website của Trung tâm an ninh mạng Athena và ngày 5 tháng 8/2016, website báo Sinh viên Việt Nam cũng bị tấn công.
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 LÀ GÌ?
Nhân loại đang bước vào thời kỳ của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (The Fourth Industrial Revolution) gọi tắt là FIR , được xây dựng trên cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 ( CM Kỷ Thuật Số), đó là cuộc cách mạng kỹ thuật số được xuất hiện từ giữa thế kỷ trước, là sự hợp nhất các công nghệ làm mờ đi ranh giới trong:
- Lĩnh vực Kỹ thuật số: Bao gồm dữ liệu lớn (Big Data), vạn vật kết nối Internet (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI),
- Lĩnh vực Công nghệ khoa học tự nhiên: Ứng dụng trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.
- Lĩnh vực Vật lý: Robot thế hệ mới, in 3D, xe, máy bay không người lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…), công nghệ nano.
Theo GS. Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Industry 4.0 (tiếng Đức là Industrie 4.0) hay CMCN 4.0 ( Cách Mạng Công Nghệ), là một thuật ngữ gồm một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo. CMCN 4.0 được định nghĩa là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị”đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, internet kết nối vạn vật (IoT) và internet của các dịch vụ (IoS).
Không giống như các cuộc cách mạng trước - thường diễn ra theo xu hướng phát minh mới làm mờ đi phát minh cũ, IoT được tin là sẽ tạo cơ hội cho tất cả các ngành nghề đều được hưởng lợi. IoT gia tăng cũng có nghĩa là việc truyền tải dữ liệu và giao tiếp qua internet tăng lên. Chính vì thế mà tất cả các công ty, ngành nghề đều có thể sử dụng các dữ liệu đó để phân tích và quyết định chiến lược cạnh tranh giành lấy thành công cho mình trong tương lai.
Theo Công ty nghiên cứu Rand Europe (Anh), đến năm 2020, IoT sẽ đem lại doanh thu tiềm năng khổng lồ cho các ngành trên thế giới vào khoảng từ 1,4 nghìn tỷ - 14,4 nghìn tỷ USD - tương đương với mức GDP của cả Liên minh châu Âu. Không những thế, một báo cáo mới nhất của hãng phân tích kinh tế Business Insider Intelligence còn dự báo, đến năm 2020 nhiều ngành kinh tế cơ bản sẽ tăng cường đầu tư cho hệ sinh thái IoT với tổng số tiền đầu tư cho các giải pháp IoT ước chừng 6 nghìn tỷ USD. Trong đó, các nhà sản xuất công nghiệp chế tạo sẽ tăng 35% đầu tư cho việc sử dụng các cảm biến thông minh.
Trong tương lai, cuộc CMCN sẽ tạo ra một phép màu cho các lãnh vực xuyên quốc gia về thương mại cung ứng, cải thiện năng suất và hiệu suất về lâu dài. Chi phí vận chuyển và thông tin liên lạc sẽ giảm, các dịch vụ hậu cần (logistic) và chuỗi cung ứng trên toàn thế giới sẽ trở nên hiệu quả hơn, chi phí thương mại sẽ giảm. Một thị trường mới sẽ được mở ra và thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.

Tóm lại, trước những diển biến quá nhanh về mặt phát triển tin học và qua nhiều lần bị tin tặc Trung Quốc xâm nhập vào các hệ thống Computer của một số cơ sở quan trọng của VN, đe dọa đến an ninh quốc phòng nền Phúc niểng, mới ra quyết định cho thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng là đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, giúp Bộ Quốc phòng thực hiện trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng và công nghệ thông tin. Nó được thành lập theo Quyết định số 1198/QĐ-TTg ngày 15-8-2017 của Thủ tướng Chính phủ. CHXHCNVN quá chậm trể trong phạm trù này nên thời gian qua đã bị đánh cắp nhiều dử liệu quan trọng về quốc phòng và hàng không dân sự.
Võ Thị Linh 11.1.2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét