Không phải cứ mang tên võ cổ truyền là được xem là võ dân tộc như một số người đã lầm tưởng, có một số môn phái có tên trong danh sách của Liên đoàn VCT-VN nhưng có nguồn gốc, không phải là sản phẩm của Việt tộc. Được gọi là võ dân tộc khi võ phái đó có quá trình gắn liền với dòng sinh mệnh của Việt tộc và từng đóng góp trong việc chống giặc ngoại xâm hàng ngàn năm qua. Võ dân tộc phải do người Việt sáng tạo, và mang những đặc tính sau: Thường là võ trận để sử dụng trong trận mạc, là một loại binh thư dùng để chiến đấu chống ngoại xâm, chinh phục thiên nhiên hoang dã, tự vệ, săn thú rừng, bảo vệ làng xóm chống trộm cướp. Thích hợp với mọi hành cảnh chung quanh. Mang tính thực dụng với nguyên lý cơ bản để áp dụng là Cương nhu phối triển. Thông thường các bài quyền đều có lời thiệu bằng thơ, phú.
Nói thêm một vài nét về binh thư trong quá khứ: đó là võ kinh dùng để huấn luyện võ nghệ cho tướng sĩ, trong lịch sử từng có ghi nhận bộ Binh-thư Yếu-Lược đầu tiên ở nước ta Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc tuấn biên soạn, gọi là "Binh-thư Yếu-Lược" do Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn biên soan được coi là bộ võ-kinh đầu tiên của Việt Nam được sử dụng trong các triều đại Trần, Lê, Nguyễn. Xem: http://binhthuyeuluoc.blogspot.de/
Về sau, Lộc-Khê Hầu Đào-Duy-Từ ( 1572-1634) đã tự soạn ra cho triều Nguyễn một bộ Binh thư "Hổ-Trướng Xu-Cơ" với xu-hướng tự-lập, tự-cường của nền binh-học Việt Nam. Đọc binh thư của Đào Duy Từ người ta nhận thấy rõ ràng trong cuốn Hổ-Trướng Xu-Cơ khác hẳn các binh-thư xưa, sách này được chia ra 3 phần theo thuyết tam-tài : Thiên-tập, Địa-tập và Nhân-tập. Bộ binh thư này vẩn còn được bảo tồn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Xem: http://daoduytu.com.vn/ho-truong-khu-co-(binh-phap)
Như thế đã từ lâu, tổ-tiên của chúng ta muốn sáng-tạo một nền võ học để dùng vào việc huấn luyện binh sĩ, mang tính độc lập về quốc phòng của Việt tộc. Từ đó mới thấy xuất hiện các chiến công hiển hách được ghi nhận như: đời Ngô phá Hán, đời Lý đánh Tống bình Chiêm, đời Trần bình Nguyên-Mông, đời Lê đuổi giặc nhà Minh, đến đời Tây-Sơn Nguyễn Huệ phá tan 29 vạn quân nhà Thanh.
VƯƠNG ĐẠO LÀ HƯỚNG ĐI CỦA VÕ DÂN TỘC
Muốn trở thành võ dân tộc thì môn phái đó phải thể hiện được nét vương đạo trong việc phát triển môn phái. Đào tạo những tinh anh để góp phần đóng góp trong việc xây dựng đất nước và giử nước trước mọi kẻ thù đe dọa lằn ranh biên giới, và sẳn sàng góp sức cho một chế độ trong sạch vì dân vì nước. Võ DT của Đại Việt, rất đáng được tự hào vì đã từng giúp quân dân Đại Việt đánh thắng 13 lần giặc Bắc Phương, khi họ đem quân xâm lăng VN trong quá khứ.
Ngày nay, vấn đề phát triển vũ khí đã đi vào giai đoạn cao của HI-TECH Computer, nên việc các võ phái không còn được trọng dụng như trước thế kỷ 19. Hoạt động của các võ phái thu nhỏ lại trong phạm trù huấn luyện cho thanh thiếu niên có nhu cầu ham muốn võ thuật hoặc tham dự các cuộc tranh tài ở cấp quốc gia, cao hơn là khu vực rồi tiến tới đỉnh Olympic. Trong phạm trù này phải nói đến sự thành công của một bộ môn VVN từng được coi là võ dân tộc. Vì sáng tổ Nguyễn Lộc là người VN, đã có những đóng góp trong việc chống Pháp và chống Cộng bằng cuộc " Cách Mạng tâm thân", một chủ thuyết căn bản trong việc thay đổi tư duy con người để đưa con người tích cực tham gia đóng góp vào việc thúc đẩy thay đổi bộ mặt xã hội. Xem: http://lybichthuy.blogspot.de/…/chu-thuyet-cach-mang-tam-th…
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NỀN VÕ HỌC DÂN TỘC
Trong lịch sử Việt tộc kể từ thời Hùng Vương cho tới thời trung cổ (thế kỷ V-XV) việc tuyễn dụng các tướng để cầm quân đánh trận thường dựa vào tài võ nghệ mà thâu nhận. Nhờ có những võ tướng nên quân đội Đại Việt tạo được nhiều chiến công lẫy lừng qua các triều đại như Lý, Trần.. từng đánh thắng Tống, bình Chiêm, đuổi được giặc xâm lược phương Bắc Nguyên-Mông bảo vệ được giang sơn. Nhưng ở phương diện tạo một “con đường” danh chính cho mọi người đam mê nghiệp binh tiến thân thì các triều đại Lý, Trần chưa được rỏ nét. Thời ấy người theo nghiệp võ thường là đi từ chỗ môn hạ của nhà quý tộc hoặc xuất thân từ lính mà ra, không xuất thân từ các cuộc thi cử võ trạng nguyên. Xem nguồn: http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=947&Catid=49
Kể từ thời Lý, việc đào tạo quân đội một cách có hệ thống đã được sử sách ghi nhận, qua thời Trần đến thời Lê sơ và thời Mạc, việc đào tạo quân lính vẫn được thực hiện, nhưng chỉ dừng lại ở luyện tập và thực hành như đánh võ, bắn cung, đánh khiên,… sang đầu thời Lê trung Hưng thêm môn bắn súng. Việc học tập nâng cao trình độ lý thuyết quân sự và tổ chức thi cử chưa được áp dụng.
Nền võ học dân tộc chính thức tổ chức khóa thi đầu tiên để tìm Võ Trang Nguyên xảy ra vào thời Lê Uy Mục, ông Mạc Đăng Dung (1483- 1541) là người đậu võ trạng nguyên đầu tiên của nước ta, và được bổ làm quan rồi lập ra nhà Mạc. Hồi trẻ ông nổi tiếng là người có sức khỏe. Nhà nghèo, ông làm nghề đánh cá. Khi Lê Uy Mục tổ chức thi tuyển dũng sĩ, Mạc Đăng Dung đã tham dự và trúng Đô lực sĩ (còn được gọi là võ trạng nguyên).
Võ học Việt Nam dù đã hình thành và việc đào tạo đã có từ nhiều đời trước, nhưng việc đưa võ học phát triển khá hoàn bị thành những kỳ thi và danh hiệu chính thức thì chỉ bắt đầu từ thời chúa Trịnh Cương (1686 – 1729). Ông được xem là người hoàn thiện nền võ học thời quân chủ tại Việt Nam. Năm Bảo Thái thứ 2 (1721), chúa Trịnh Cương quyết định mở Võ học sử (trường Võ học) tại Thăng Long và đặt chức quan giáo thụ dạy võ học, chính thức khởi đầu cho sự nghiệp đào tạo võ học, và từ đây bắt đầu có các nhà khoa bảng võ nghiệp Đại Việt. Đến triều Nguyễn khóa thi đầu tiên được tổ chức vào năm 1846, theo Đại nam thực lục, khoa thi võ trạng nguyên được tổ chức hàng năm để chọn nhân tài ra giúp nước. Trong khoa thi võ đầu tiên này có 572 người dự thi. Sau vòng 1 có 188 người hơi hiểu thông về đại nghĩa trong binh pháp Tôn Tử được lấy đỗ, số còn lại bị hỏng. Về thi võ nghệ, trong 172 người lấy 12 người vào hạng tam thắng, 16 người vào hạng nhị thắng, 17 người vào hạng nhất thắng, 21 người vào hạng bình phân. Ngoài ra có 6 người vào hạng thiếu 1 phân nhưng vì thân thể, diện mạo, can đảm, sức lực có phần hơi khá nên được lựa chọn trúng cử. Lại có 14 người vào hạng nhất thắng, nhưng vì thân thể, diện mạo can đảm sức lực bình thường nên không được chọn trúng cử.
Sang năm 1724 là năm Giáp Thìn, triều đình tổ chức khoa thi Bác cử ở Thăng Long. Nội dung vẫn thi qua 3 vòng như ở kỳ thi Sở cử nhưng các yêu cầu cao hơn. Ở vòng thi thứ 2, triều đình cũng tổ chức chấm điểm rất linh động. Giám khảo xem xét thể chất các sĩ tử rồi chia làm 3 hạng để phân phối thi từng hiệp. Trước hết thi cưỡi ngựa múa đâu mâu cùng phối hợp thi múa siêu đao, lăn khiên và đấu gươm giáo. Cộng kết quả các môn thi lại, đem các trận được trừ đi các trận thua để định người hơn kẻ kém. Nhưng trong số đó lại chia ra người có khí phách can đảm thì thăng một bậc, người kém lùi một bậc.
Cách kiểm tra xem ai can đảm, theo như Khâm định Việt sử thông giám cương mục là người ta lấy một cái dùi đồng bên ngoài có bọc rạ rồi đánh vào đầu sĩ tử 3 lần. Nếu người nào không chớp mắt và thân thể không chấn động thì đạt. Những người đỗ qua 3 vòng thi trong kỳ thi Bác cử được gọi là Tạo sĩ (tương đương với Tiến sĩ Nho học, hay còn gọi là võ trạng nguyên) và được ban mũ áo và hưởng các nghi lễ như sĩ tử Nho học đỗ đạt.
Võ Bình Định (Tây Sơn) từng được coi là một môn võ dân tộc vì đã hành trình với quân dân Đại Việt đánh tan 290.000 quân xâm lược nhà Mản Thanh vào mùa xuân Kỷ dậu 1789. Nghĩa quân Tây Sơn trước khi ra Thăng Long đều được ba anh em Quang Trung huấn luyện một môn võ mà sau này gọi võ Tây Sơn, còn được gọi là võ Bình Định, đây là một trong những yếu tố chính quyết định sự thành công của quân đội Đại Việt. Võ Bình Định có một hệ thống đòn thế, quyền cước rất phức tạp. Theo thời gian những đòn thế này được tổng hợp thành các bài quyền điển hình của võ thuật cổ truyền Việt Nam như Ngọc trản quyền, Lão mai quyền, Hùng kê quyền, Siêu bát quái, Roi tấn nhứt, Roi ngũ môn…
Quân nhà Thanh đại bại trươc sức mạnh của quân dân Đại Việt là điều không lạ vì VN vào thời này may mắn xuất hiện nhiều dũng tướng với tài nghệ võ học cao thâm, lại thông thạo binh thư đồ trận, biết phát huy nhiều sáng kiến trong việc hành quân và công thành. Quân sĩ của Đại Việt được truyền thụ võ nghệ từ các võ tướng giỏi. Đó là Tây Sơn thất hổ tướng (西山七虎將) là danh hiệu của 7 tướng lĩnh giởi dưới trướng của vua Quang Trung, thủ lĩnh quân sự của nhà Tây Sơn ở thời kỳ đầu, gồm có Võ Văn Dũng, Võ Ðình Tú, Trần Quang Diệu, Nguyễn Văn Tuyết, Lê Văn Hưng, Lý Văn Bưu và Nguyễn Văn Lộc.
Danh tướng đứng đầu "Tây Sơn Thất hổ" của Quang Trung là Võ Văn Dũng. Ông là người thông thạo thập bát ban võ nghệ, gồm mười tám môn loại: siêu đao, thương, giáo (một loại binh khí dài hơn thương), mác, kiếm, xà mâu, khiên, phủ hay phủ việt (búa), kích, roi, giản, chùy, đinh ba, cào, côn, dây vải hay dải lụa có buộc vật nặng ở đầu, tô, thủ cước (tay, chân, quyền). Hệ thống thập bát ban võ nghệ Việt Nam đã có từ thời Lê, thời Nguyễn và được đưa vào nội dung khảo hạch, thi cử để tuyển chọn các cử nhân, tiến sĩ võ. Nội dung thi tuyển này chủ yếu bao gồm bắn cung, phóng lao, lăn khiên, cưỡi ngựa, múa giáo, múa siêu đao, múa kiếm, đấu kích, múa côn, đánh quyền v.v.
Được coi là võ dân tộc khi môn phái đó phải biết đồng hành cùng Việt tộc trong từng hơi thở. Xin phép được nhấn mạnh một chút nơi đây, đừng bao giờ nhầm lẫn việc đồng hành với dân tộc và đồng hành với chế độ. Chế độ chỉ là tạm thời trong một giai đoạn lịch sử và đôi khi dân tộc VN sẽ phải đối diện với một chế độ bán nước hại dân như chế độ cộng sản hiện nay. Thế nên, khi theo chân chế độ môn phái đó sẽ tiến vào con đường bế tắc. Ngày nay bất cứ một môn phái nào chạy theo chế độ buôn dân bán nước, tức là đi ngược với quyền lợi dân tộc, tức là đang đâm đầu chạy theo con đường tà đạo, đánh mất đi chính nghĩa của võ dân tộc. Xem: ttp://lybichthuy.blogspot.de/2016/05/mon-sinh-vovinam-lam-gi-e-phuc-vu-dan.html
Là VÕ DÂN TỘC góp công diệt thù!
Việt Nam ta vững thiên thu
Cũng nhờ dũng tướng binh thư lưu truyền!
Học võ không chỉ đường quyền
Tấm lòng yêu giữ nước yên nhà bình!
Binh Thư Yếu Lược sách binh
Đại Vương Hưng Đạo võ kinh hàng đầu!
Đào Duy Từ Lộc Khê Hầu
Xu Cơ Hổ Trướng thêm mầu huyền vi!
Góp Thiên Địa Nhân binh thư
Bảo tồn nguyên vẹn mặc dù thời gian!
Ngô phá Hán, Lý bình Chiêm
Tây Sơn chiến thắng quân Thanh lẫy lừng!
Võ học đã góp sức cùng
Quyện cùng dòng chảy kiêu hùng Việt Nam!
VÔ VI NAM võ Việt Nam
Không còn vương đạo theo tàn cộng nô!
Buồn cho võ học xô bồ
Tinh thần thượng võ đã xơ xác rồi!
Buồn cho Võ Dân Tộc tôi!
Bảy mươi năm đã buông trôi tinh thần!!!
( Nữ thi sĩ Trần tố Ngọc)
Để trở thành võ dân tộc thì đừng bao giờ xa rời cái gốc dân tộc và càng không nên bám vào cái ngọn là tà quyền. Vovinam trong nước đã dâng trái tim từ ái cho tà quyền qua một số võ sư vô liêm sĩ, không biết bám lấy dân tộc để sinh tồn mà lại đi ngược hướng, bám lấy thế (tà )quyền để mua danh tìm điểm tựa cho danh lợi, mặc cho môn phái chìm nổi và hoang phế tinh thần võ đạo chân chính do các vị sáng tổ và các chưởng môn đã dày công vun đấp, từ sau cuộc di cư tránh nạn cộng sản năm 1954 cho đến khi miền nam VN bị bọn người phi nhân dưới chiêu bài " Giải phóng miền nam" thôn tính vào tháng tư 1975.
Con đường vương đạo Vovinam đã chọn và đi trong quá khứ trước 1975, đã đưa Vovinam vào lòng dân tộc và được coi như một bộ phận luôn gắn liền với cuộc đấu tranh chống Pháp và chống Cộng kể từ ngày ra mắt VVN năm 1938 cho tới tháng tư 1975, sau đó đã bị những vs phản đồ trong môn phái đem vất vào xọt rác, để rước những bàn tay nhuốm máu đồng bào vào lãnh đạo môn phái. Từ Vương Đạo VVN quốc doanh đã đi vào con đường bá đạo. Võ Sư tay sai Nguyễn văn Chiếu và các võ sư trong cái gọi là HĐVSCQMP ngày càng thô bỉ hơn trong kiếp làm tay sai cho đảng csVN.
Người môn sinh Vovinam phải làm sao sống xứng đáng như lời bài hát ghi trong " Vovinam Tâm Ca: " Vovinam đây nguồn sống anh dũng bấi khuất của cháu con Lạc Hồng (?!).....Vovinam là nơi rèn đúc thanh niên thành con người hữu ích hiên ngang (?)....Quyết vì đất nước nêu cao gương hy sinh...Với bàn tay thép, với trái tim từ ái người môn sinh Vovinam đấu tranh cho công bình bác ái...Đây là những lời trích trong bài "Vovinam Tâm Ca", một bài hát thường được các môn sinh hát trong các sinh hoạt môn phái. Ai đó, nghe các môn sinh VVN hát không ai mà không khỏi sót thương cho thân phận người môn sinh VVN ngày hôm nay, họ hát nhưng không hiểu đựoc nội dung của cái mà họ hát. Đúng ra lúc hát bài "VVN Tâm Ca", người môn sinh sẽ thấy mình tự hào, giờ đây thì không phải, họ hát nhưng cúi đầu xấu hổ vì hành động của họ đang làm không có chút nào khớp với cái nghĩa TÂM CA .
Người Võ sĩ đạo của Nhật khác với Việt Võ Sĩ về tinh thần dân tộc, người võ sĩ đạo của Nhật sẳn sàng sống, chết vì dân tộc và đất nước của họ, chính tinh thần võ sĩ đạo này đã đưa nước Nhật nhanh chóng lên hàng cường quốc sau khi thua trận năm 1945. Sống trong chế độ cộng sản, tinh thần cuả người Việt Võ Sĩ bị teo tóp với thời gian để rồi tự biến mình thành những Ông phổng đá trơ gan với tuế nguyệt, họ vô cảm với dân tộc và đất nước VN trước hiểm họa mất nước vào tay Tàu Cộng vào năm 2020,phó mặc cho đời phỉ nhổ và cười chê.
Ông đứng làm chi đó hỡi ông?
Trơ trơ như đá, vững như đồng.
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?
Non nước đầy vơi có biết không.
(Nguyễn Khuyến)
Phổng đá ngày nay đã tràn lan khắp đất nước, người Việt Võ Đạo Sĩ bị cuốn theo phong trào phổng đá, buồn thay cho thời võ nạn! Môn phái VVN trong nước ngày nay đã bước vào con đường bá đạo sinh hoạt dưới cây dù của ĐCS, nhận sự chỉ đạo và bao che của tà quyền. Trong tuơng lai dân tộc VN chắc chắn sẽ khước từ sự hiện diện của môn phái VVN vì họ nhận ra được bản chất tay sai của những con người vô liêm sĩ trong hàng ngũ lãnh đạo môn phái. Những con người yêu nước rồi đây sẽ xa dần MP Vovinam.... vì Vovinam đã không còn chất keo dân tộc.
Nguyen Thi Hong 23.2.2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét